Tư vấn lĩnh vực Sở hữu trí tuệ

Công ty luật Hưng Nguyên cung cấp dịch vụ tư vấn:

I- Dịch vụ tư vấn và đăng ký

Sở hữu công nghiệp, Bảo hộ sáng chế
Bản quyền tác giả, bảo hộ bản quyền tác giả

II – Dịch vụ tư vấn và đăng ký Bảo hộ kiểu dáng công nghiệp

III – Dịch vụ tư vấn và đăng ký Nhãn hiệu hàng hóa

IV – Xử lý vi phạm, tranh chấp SHTT

I- Dịch vụ tư vấn đăng ký bảo hộ sáng chế
Tư vấn và làm thủ tục đăng ký bảo hộ sáng chế
Sửa đổi, bổ sung, tách, chuyển đổi, chuyển giao đơn
Duy trì hiệu lực văn bằng bảo hộ
Duy trì hiệu lực văn bằng bảo hộ sở hữu công nghiệp
Gia hạn hiệu lực văn bằng bảo hộ sở hữu công nghiệp
Chấm dứt hiệu lực văn bằng bảo hộ sở hữu công nghiệp
Huỷ bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ sở hữu công nghiệp
Cấp lại/cấp phó bản văn bằng bảo hộ sở hữu công nghiệp
II – Dịch vụ tư vấn và đăng ký Bảo hộ kiểu dáng công nghiệp
Tư vấn và làm thủ tục đăng ký Bảo hộ kiểu dáng công nghiệp
Sửa đổi, bổ sung, tách, chuyển đổi, chuyển giao đơn
Duy trì hiệu lực văn bằng bảo hộ
Duy trì hiệu lực văn bằng bảo hộ sở hữu công nghiệp
Gia hạn hiệu lực văn bằng bảo hộ sở hữu công nghiệp
Chấm dứt hiệu lực văn bằng bảo hộ sở hữu công nghiệp
Huỷ bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ sở hữu công nghiệp
Cấp lại/cấp phó bản văn bằng bảo hộ sở hữu công nghiệp
III – Dịch vụ tư vấn và đăng ký Nhãn hiệu hàng hóa
Tư vấn và làm thủ tục đăng ký Nhãn hiệu hàng hóa
Sửa đổi, bổ sung, tách, chuyển đổi, chuyển giao đơn
Duy trì hiệu lực văn bằng bảo hộ
Duy trì hiệu lực văn bằng bảo hộ sở hữu công nghiệp
Gia hạn hiệu lực văn bằng bảo hộ sở hữu công nghiệp
Chấm dứt hiệu lực văn bằng bảo hộ sở hữu công nghiệp
Huỷ bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ sở hữu công nghiệp
Cấp lại/cấp phó bản văn bằng bảo hộ sở hữu công nghiệp

IV – Xử lý vi phạm, tranh chấp SHTT

Quy trình và thời hạn xem xét đơn đăng ký sáng chế
Đơn đăng ký sáng chế được xử lý tại Cục SHTT theo trình tự tổng quát sau
a) Thẩm định hình thức:
Là việc kiểm tra sự tuân thủ các quy định về hình thức đối với đơn, từ đó đưa ra kết luận đơn hợp lệ hay không hợp lệ. Thời gian thẩm định hình thức là 1 tháng kể từ ngày nộp đơn
b) Công bố đơn hợp lệ:
Đơn đăng ký CDĐL được chấp nhận là hợp lệ được công bố trên Công báo SHCN trong tháng thứ 19 kể từ ngày ưu tiên hoặc ngày nộp đơn nếu đơn không có ngày ưu tiên, hoặc trong thời hạn 02 tháng kể từ ngày được chấp nhận là đơn hợp lệ, tùy theo ngày nào muộn hơn.
Đơn đăng ký sáng chế có yêu cầu công bố sơm được công bố trong thời hạn 02 tháng kể từ ngày Cục SHTT nhận được yêu cầu công bố sớm hoặc kể từ ngày chấp nhận đơn hợp lệ, tùy theo ngày nào muộn hơn.
Nội dung công bố đơn đăng ký sáng chế là các thông tin liên quan đến đơn hợp lệ ghi trong thông báo chấp nhận đơn hợp lệ, bản tóm tắt sáng chế kèm theo hình vẽ (nếu có).
c) Yêu cầu thẩm định nội dung:
Cục SHTT chỉ tiến hành thẩm định nội dung dơn đăng ký sáng chế khi có yêu cầu thẩm định nội dung của người nộp đơn hoặc của bất kỳ người thứ ba nào và người yêu cầu thẩm định phải nộp phí tra cứu và phí thẩm định nội dung theo quy định.
Yêu cầu thẩm định nội dung đơn đăng ký sáng chế phải thể hiện bằng văn bản làm theo mẫu 03-YCTĐ quy định tại Phụ lục B của Thông tư 01/2007/TT-BKHCN hoặc được thể hiện trong tờ khai đơn đăng ký sáng chế.
Thời hạn nộp yêu cầu thẩm định nội dung đăng ký sáng chế là 42 tháng kể từ ngày nộp đơn. Đối với đơn đăng ký sáng chế có yêu cầu cấp Bằng độc quyền giải pháp hữu ích thì thời hạn yêu cầu thẩm định nội dung đơn là 36 tháng kể từ ngày nộp đơn. Thời hạn nộp yêu cầu thẩm định nội dung có thể kéo dài, nhưng không quá 6 tháng nếu có lý do chính đáng.
Nếu trong thời hạn quy định nêu trên,không có yêu cầu thẩm định nội dung đơn thì đơn đăng ký sáng chế được coi như đã rút tại thời điểm kết thúc thời hạn đó.
d) Thẩm định nội dung:
Thẩm định nội dung đơn là dánh giá khả năng được bảo hộ của giải pháp kỹ thuật nêu trong đơn theo cá điều kiện bảo hộ sáng chế (tính mới, trình độ sáng tạo, khả năng áp dụng công nghiệp) và đánh giá lần lượt từng điểm nêu trong phạm vi (yêu cầu bảo hộ).
Thời gian thẩm định nội dung đơn đăng ký sáng chế là 18 tháng kể từ ngày nhận được yêu cầu thẩm định nội dung (nếu yêu cầu đó được nộp sau ngày công bố đơn) hoặc kể từ ngày công bố đơn (nếu yêu cầu đó được nộp trước ngày công bố đơn)
Quy trình và thời hạn xem xét đơn kiểu dáng công nghiệp
Đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp được xử lý tại Cục SHTT theo trình tự tổng quát sau
a) Thẩm định hình thức:
Là việc đánh giá tính hợp lệ của đơn theo các yêu cầu về hình thức, về đối tượng loại trừ, về quyền nộp đơn… để từ đó đưa ra kết luận đơn hợp lệ hay không hợp lệ. Thời gian thẩm định hình thức là 1 tháng kể từ ngày nộp đơn
b) Công bố đơn hợp lệ:
Đơn đăng ký KDCN được chấp nhận là hợp lệ được công bố trên Công báo SHCN trong thời hạn 2 tháng kể từ ngày được chấp nhận là đơn hợp lệ. Nội dung công bố đơn đăng ký CDĐL là các thông tin liên quan đến đơn hợp lệ ghi trong thông báo chấp nhận đơn hợp lệ, bộ ảnh chụp hoặc bản vẽ KDCN.
c) Thẩm định nội dung:
Đơn đăng ký KDCN đã được công nhận là hợp lệ được thẩm định nội dung để đánh giá khả năng cấp Bằng độc quyền KDCN cho đối tượng nêu trong đơn theo các điều kiện bảo hộ và xác định phạm vi bảo hộ tương ứng. Thời hạn thẩm định nội dung đơn KDCN là 7 tháng kể từ ngày công bố đơn
Quy trình và thời hạn xem xét đơn đăng ký nhãn hiệu
Đơn đăng ký nhãn hiệu được xử lý tại Cục SHTT theo trình tự tổng quát sau
a) Thẩm định hình thức:
Là việc đánh giá tính hợp lệ của đơn theo các yêu cầu về hình thức,về đối tượng loại trừ, về quyền nộp đơn… để từ đó đưa ra kết luận đơn hợp lệ hay không hợp lệ. Thời gian thẩm định hình thức là 1 tháng kể từ ngày nộp đơn
b) Công bố đơn hợp lệ:
Đơn đăng ký nhãn hiệu được chấp nhận là hợp lệ được công bố trên Công báo SHCN trong thời hạn 2 tháng kể từ ngày được chấp nhận là đơn hợp lệ. Nội dung công bố đơn đăng ký nhãn hiệu là các thông tin liên quan đến đơn hợp lệ ghi trong thông báo chấp nhận đơn hợp lệ, mẫu nhãn hiệu và danh mục hàng hóa, dịch vụ kèm theo.
c) Thẩm định nội dung:
Đơn đăng ký nhãn hiệu đã được công nhận là hợp lệ được thẩm định nội dung để đánh giá khả năng cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu cho đối tượng nêu trong đơn theo các điều kiện bảo hộ. Thời hạn thẩm định nội dung đơn nhãn hiệu là 9 tháng kể từ ngày công bố đơn.

Văn phòng luật sư Hưng Nguyên

Nỗi ám ảnh của người đàn bà hơn 2000 ngày bị chồng bạo hành để… trả thù cha mẹ vợ

Đến với nhau theo tiếng gọi con tim, cả những người đàn ông và phụ nữ ấy đều mong mỏi cuộc sống hôn nhân của mình sẽ hạnh phúc đến khi “đầu bạc răng long”. Nhưng thời gian trôi qua, điểm kết cho hành trình chung sống của rất nhiều cặp đôi lại là… cánh cửa tòa án.

Họ chia tay, khi người phụ nữ phải chịu sự bạo hành, ngược đãi khủng khiếp của chồng, vì sự can thiệp thô bạo của gia đình chồng vào các mối quan hệ. Cũng có khi, chính người chồng lại là nạn nhân bị người phụ nữ “đầu gối tay ấp” của mình hành hạ cả về thể xác lẫn tinh thần… Với luật sư Nguyễn Văn Nguyên (Giám đốc Công ty Luật Hưng Nguyên – Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội), người từng bào chữa nhiều vụ án về hôn nhân gia đình, thì mỗi bi kịch tan vỡ sau cánh cửa tòa án đều để lại thật nhiều nỗi ám ảnh và những bài học suy ngẫm cho cả xã hội.

“Nghiệt ngã thay, lúc chưa lấy được vợ thì dù có phải “trèo đèo lội suối”, dù bị gia đình người yêu ngăn cản, anh ta cũng cố gắng để lấy cho được người con gái mình yêu. Nhưng rồi sau khi cưới, chị Hiền mới phũ phàng nhận ra tất cả chỉ là một màn kịch. Lộ nguyên hình là một kẻ vũ phu, bạc ác, gã suốt ngày lấy cớ trả thù bố mẹ vợ để hành hạ người phụ nữ cùng mình đầu gối tay ấp”. Vừa tâm sự, luật sư Nguyễn Văn Nguyên vừa bảo câu chuyện hôn nhân đầy bi kịch ấy đến giờ vẫn còn khiến anh thấy xót xa mỗi lần nhớ lại.

 Những năm tháng tủi nhục

Luật sư Nguyên kể: “Một lần về thăm quê Nghệ An, tôi tình cờ được hàng xóm nhờ giúp đỡ người phụ nữ muốn ly hôn với chồng mãi tận Đăk Nông. Ngay lần đầu gặp, tôi đã bị ám ảnh bởi cái ngoại hình gầy gò, nước da đen sạm và khuôn mặt khắc khổ của một người đàn bà trải qua quá nhiều bất hạnh. Suốt cuộc trò chuyện nhờ tôi giúp làm thủ tục ly hôn, chị nói r?t ít, chốc chốc lại lấy tay lau nước mắt. Ngồi bên cạnh, bố mẹ chị phải đỡ lời: “Thời con gái, nó cũng xinh xắn, được bao người nhòm ngó. Vậy mà sau 8 năm đằng đẵng sống trong “địa ngục”, hình hài nó giờ thế này đây”.

Trở lại ngôi nhà sau một ngày với hy vọng người đàn bà đã bình tĩnh lại, tôi được chị kể về câu chuyện hôn nhân đầy bi kịch của mình. Chị tâm sự: “Cùng sinh năm 1975, lại lớn lên bên cạnh nhau với bao kỉ niệm gắn bó ngày thơ ấu, tôi và Thắng (chồng chị – PV) đến với nhau dường như có sự sắp đặt bởi “bàn tay số phận”. Còn nhớ ngày cha mẹ ly hôn, mỗi người mỗi phương, anh Thắng cũng phải theo mẹ dạt vào miền Nam. Nhưng chỉ được một thời gian, không hiểu sao anh ấy đột ngột quay về, sống nhờ ông bà nội ngoại. Khoảng thời gian này, hai đứa trẻ mới 14 tuổi, song trái tim đã biết rung cảm khi gặp lại nhau. Nhưng xen giữa khoảng thời gian yêu đương ấy, Thắng năm lần bảy lượt vào Nam, cuộc sống bất ổn khiến tình yêu của hai đứa cũng vì thế mà vấp phải sự phản đối dữ dội của cha mẹ tôi”.

Nhớ lại đoạn ký ức ngọt ngào nhưng đầy trắc trở, chị tâm sự: “Ngày tôi về xin phép cha mẹ tác thành cho hai đứa, không chỉ các cụ thân sinh mà cả họ hàng biết chuyện cũng phản đối kịch liệt. Một phần vì ác cảm với quá khứ tan vỡ của cha mẹ Thắng, phần khác mọi người lại lo sợ cho cuộc sống của tôi sau này. Bởi trong suốt thời gian yêu nhau, Thắng hết chuyển từ lơ xe đến làm rẫy, bán hàng thuê mà chưa bao giờ kiếm được công việc gì ổn định. Nhưng lúc ấy, theo tiếng gọi trái tim, bao nhiêu lời khuyên nhủ, phân tích thiệt hơn của cha mẹ đều bị tôi bỏ ngoài tai. Nhiều lần, tôi bỏ cơm, khóc lóc đe dọa nếu không lấy được anh sẽ tự tử. Năm lần bảy lượt thuyết phục không được, vì thương con, cha mẹ tôi cũng đành nhắm mắt ưng thuận”.

Khoảng thời gian một năm sau khi cưới cũng là chuỗi ngày hạnh phúc hiếm hoi của chị Hiền. Cùng chồng dọn về ở nhà ông bà nội, dù kinh tế nghèo nàn, nhưng Thắng cũng chịu khó chắt chiu làm lụng. Rồi hạnh phúc nhân lên, khi chị sinh đứa con trai đầu lòng. Đúng lúc này, tâm sự với vợ, Thắng đề xuất đưa cả gia đình vào vùng kinh tế mới Đăk Nông, nơi mẹ anh ta đang sinh sống, để làm ăn. “Thuyền theo lái, gái theo chồng”, ngỡ Thắng thật lòng lo cho vợ con, gia đình, chị Hiền cũng thuận theo mà không ngờ, cuộc đời mình từ đây sẽ rẽ sang một bước ngoặt mới nhuốm màu bi kịch.

Giai đoạn đầu vào vùng kinh tế mới, Thắng cũng nhận được ít rẫy trồng ngô, cà phê. Công việc nặng nhọc, nên chị Hiền cũng không giúp được gì nhiều mà chủ yếu ở nhà lo chuyện chăm sóc con cái, phụ bán sản phẩm vào mùa thu hoạch. Cuộc sống nhọc nhằn là thế, nhưng người vợ trẻ luôn tin sẽ đến một ngày, kinh tế gia đình khấm khá lên. Thắng thì ngược lại, sau mỗi lần đi rẫy, đi nương là tụ tập nhậu nhẹt bê tha cùng bạn bè. Những hôm về nhà trong trạng thái say khướt, gã lộ nguyên hình là kẻ vũ phu, khi nhẫn tâm cậy tủ lấy hết tiền bạc rồi đay nghiến, đánh đập vợ. Lần nào giải thích cho hành động ấy, Thắng cũng chỉ một câu: “Tao phải đánh mày để trả thù gia đình mày đã coi tao không ra gì, khiến tao khổ sở mới lấy được vợ”.

Những màn bạo hành từ đấy diễn ra với mật độ dày đặc. Luật sư Chất kể: “Chị Hiền nói với tôi có lần đang ăn cơm, Thắng đi nhậu say về rồi không nói không rằng, lấy tay ụp cả nồi cơm nóng vào đầu vợ. Lần ấy, chị Hiền bị bỏng nặng, phải điều trị một thời gian dài mới khỏi. Có bận khác, cũng trong bộ dạng say xỉn, gã chồng vũ phu vô cớ lột hết quần áo, bắt trói vợ vào cột nhà sau đó dùng dây thừng đánh đập đến ngất xỉu. Đau lòng hơn, cả khi chị Hiền mang thai đứa con thứ hai, Thắng vẫn tàn nhẫn đấm đá, đến khi vợ đau đến mức sảy thai mới chịu dừng lại”.

Cuộc chạy trốn kẻ vũ phu giải thoát bản thân

Câu chuyện đến đây, dường như bị xúc động mạnh, luật sư Nguyên không nén nổi tiếng thở dài não nuột. Anh chia sẻ: “Lúc nghe đến đoạn chị Hiền nước mắt lưng tròng kể lại mình bị đánh đến sảy thai, tôi bức xúc hỏi: “Vì sao không ly dị ngay mà phải đợi đến tận bây giờ (?)”. Đáp lời tôi, chị ấy nghẹn ngào: “Tôi sợ (!). Sự thật là tôi bị ám ảnh bởi suy nghĩ nếu đòi ly hôn thì anh ta sẽ đánh đập mình cho đến chết”. Cũng bởi nỗi ám ảnh kinh hoàng ấy, người phụ nữ bất hạnh lại phải “ngậm bồ hòn làm ngọt”, vừa nuôi con, vừa cam chịu những trận đòn thừa sống thiếu chết. Thời gian trôi qua làm nguôi ngoai dần nỗi đau, chị lại sinh cho Thắng một đứa con gái nữa. Thế nhưng, sợi dây tình cảm mong manh ấy cũng không khiến gã chồng vũ phu có thêm một chút mủi lòng. Không thể chịu nổi cuộc sống “địa ngục trần gian”, chị Hiền âm thầm lập mưu chạy trốn từ Đăk Nông về quê ngoại tại Nghệ An. Chờ đến ngày mang cà phê và ngô ra chợ bán theo định kỳ để mua thức ăn cho cả gia đình, chị âm thầm lấy tiền mua vé xe khách ra đi. Hôm ấy là tròn 8 năm ngày chị Hiền theo chồng vào Đăk Nông làm kinh tế mới”. 

Về đến nhà ngoại, cha mẹ chị ai cũng kinh ngạc khi thấy con gái đi làm kinh tế mới sau mấy năm trở về thì trở nên quá tiều tụy. Nỗi uất hận dâng trào, chị không ngăn nổi hai dòng nước mắt, chạy ùa đến nép mình vào vai cha mong sự chở che. Lúc ấy, nhìn thấy khuôn mặt gầy gò hốc hác, cánh tay trần chằng chịt những vết sẹo của con gái, người cha từng trải việc đời đã lờ mờ hiểu chuyện khủng khiếp gì đã xảy ra với con gái mình. Ông không hỏi một lời mà chờ đến bữa cơm tối hôm đó, khi chị Hiền đã phần nào nguôi ngoai nỗi sợ, mới động viên để con gái kể lại toàn bộ khoảng thời gian sống chung đầy bi kịch với chồng. Quyết định tìm đến luật sư Nguyên để nhờ tư vấn, làm thủ tục ly hôn diễn ra sau đó như một hệ lụy tất yếu.

Chia sẻ cùng người viết, luật sư Nguyên kể: “Khi vụ ly hôn này khép lại, chị Hiền được phân chia một nửa tài sản và giành quyền nuôi đứa con gái nhỏ. Hiện giờ, người phụ nữ bất hạnh này cũng đã về hẳn Nghệ An, sống yên bình bên cạnh gia đình. Nhưng từ sâu thẳm trong lòng, tôi hiểu nỗi cay đắng mà chị đã phải chịu, vết thương lòng từ những ngày tháng phải sống trong sự bạo hành thì chắc còn lâu lắm, chị mới có thể xóa nhòa được”.

Gã chồng vũ phu đuổi đánh cả luật sư lẫn chính quyền
Trò chuyện cùng người viết, luật sư Nguyên bảo: “Nắm được toàn bộ câu chuyện của chị Hiền, tôi phải cùng thân chủ vào tận Đăk Nông giải quyết. Giáp mặt Thắng, tôi mới tưởng tượng được hết sự bạo ngược của gã đàn ông này. Không chỉ dọa giết vợ, anh ta còn cầm hung khí đuổi đánh cả luật sư lẫn chính quyền sở tại. Khi ra tòa, Thắng cũng nhất quyết không chịu ly hôn. Nhưng trước những bằng chứng bạo hành không th
ể chối cãi còn hằn trên thân thể chị Hiền, Tòa án đã quyết định trả tự do cho người phụ nữ”.

 Kỳ 2: Người đàn ông buộc phải ly hôn vì bị vợ… bạo hành tinh thần

Thanh Hiên ( theo giadinh.net.vn)

Thủ tục đăng ký sở hữu độc quyền logo và thương hiệu

Công ty luật Hà Nội – Hiện nay Luật Sở hữu trí tuệ chỉ quy định về nhãn hiệu và thủ tục xác lập quyền đối với nhãn hiệu.
“Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau.”
“Điều 72. Điều kiện chung đối với nhãn hiệu được bảo hộ
Nhãn hiệu được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:
1. Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều mầu sắc;
2. Có khả năng phân biệt hàng hoá, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hoá, dịch vụ của chủ thể khác.

Điều 73. Dấu hiệu không được bảo hộ với danh nghĩa nhãn hiệu
Các dấu hiệu sau đây không được bảo hộ với danh nghĩa nhãn hiệu:
1. Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với hình quốc kỳ, quốc huy của các nước;
2. Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với biểu tượng, cờ, huy hiệu, tên viết tắt, tên đầy đủ của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp của Việt Nam và tổ chức quốc tế, nếu không được cơ quan, tổ chức đó cho phép;
3. Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với tên thật, biệt hiệu, bút danh, hình ảnh của lãnh tụ, anh hùng dân tộc, danh nhân của Việt Nam, của nước ngoài;
4. Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với dấu chứng nhận, dấu kiểm tra, dấu bảo hành của tổ chức quốc tế mà tổ chức đó có yêu cầu không được sử dụng, trừ trường hợp chính tổ chức này đăng ký các dấu đó làm nhãn hiệu chứng nhận;
5. Dấu hiệu làm hiểu sai lệch, gây nhầm lẫn hoặc có tính chất lừa dối người tiêu dùng về nguồn gốc xuất xứ, tính năng, công dụng, chất lượng, giá trị hoặc các đặc tính khác của hàng hoá, dịch vụ.

Điều 74. Khả năng phân biệt của nhãn hiệu
1. Nhãn hiệu được coi là có khả năng phân biệt nếu được tạo thành từ một hoặc một số yếu tố dễ nhận biết, dễ ghi nhớ hoặc từ nhiều yếu tố kết hợp thành một tổng thể dễ nhận biết, dễ ghi nhớ và không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Nhãn hiệu bị coi là không có khả năng phân biệt nếu nhãn hiệu đó là dấu hiệu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Hình và hình hình học đơn giản, chữ số, chữ cái, chữ thuộc các ngôn ngữ không thông dụng, trừ trường hợp các dấu hiệu này đã được sử dụng và thừa nhận rộng rãi với danh nghĩa một nhãn hiệu;
b) Dấu hiệu, biểu tượng quy ước, hình vẽ hoặc tên gọi thông thường của hàng hoá, dịch vụ bằng bất kỳ ngôn ngữ nào đã được sử dụng rộng rãi, thường xuyên, nhiều người biết đến;
c) Dấu hiệu chỉ thời gian, địa điểm, phương pháp sản xuất, chủng loại, số lượng, chất lượng, tính chất, thành phần, công dụng, giá trị hoặc các đặc tính khác mang tính mô tả hàng hoá, dịch vụ, trừ trường hợp dấu hiệu đó đã đạt được khả năng phân biệt thông qua quá trình sử dụng trước thời điểm nộp đơn đăng ký nhãn hiệu;
d) Dấu hiệu mô tả hình thức pháp lý, lĩnh vực kinh doanh của chủ thể kinh doanh;
đ) Dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý của hàng hoá, dịch vụ, trừ trường hợp dấu hiệu đó đã được sử dụng và thừa nhận rộng rãi với danh nghĩa một nhãn hiệu hoặc được đăng ký dưới dạng nhãn hiệu tập thể hoặc nhãn hiệu chứng nhận quy định tại Luật này;
e) Dấu hiệu không phải là nhãn hiệu liên kết trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu đã được đăng ký cho hàng hoá, dịch vụ trùng hoặc tương tự trên cơ sở đơn đăng ký có ngày nộp đơn hoặc ngày ưu tiên sớm hơn trong trường hợp đơn đăng ký được hưởng quyền ưu tiên, kể cả đơn đăng ký nhãn hiệu được nộp theo điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;
g) Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của người khác đã được sử dụng và thừa nhận rộng rãi cho hàng hoá, dịch vụ trùng hoặc tương tự từ trước ngày nộp đơn hoặc ngày ưu tiên trong trường hợp đơn được hưởng quyền ưu tiên;
h) Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của người khác đã đăng ký cho hàng hoá, dịch vụ trùng hoặc tương tự mà đăng ký nhãn hiệu đó đã chấm dứt hiệu lực chưa quá năm năm, trừ trường hợp hiệu lực bị chấm dứt vì lý do nhãn hiệu không được sử dụng theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 95 của Luật này;
i) Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu được coi là nổi tiếng của người khác đăng ký cho hàng hoá, dịch vụ trùng hoặc tương tự với hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu nổi tiếng hoặc đăng ký cho hàng hoá, dịch vụ không tương tự, nếu việc sử dụng dấu hiệu đó có thể làm ảnh hưởng đến khả năng phân biệt của nhãn hiệu nổi tiếng hoặc việc đăng ký nhãn hiệu nhằm lợi dụng uy tín của nhãn hiệu nổi tiếng;
k) Dấu hiệu trùng hoặc tương tự với tên thương mại đang được sử dụng của người khác, nếu việc sử dụng dấu hiệu đó có thể gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về nguồn gốc hàng hoá, dịch vụ;
l) Dấu hiệu trùng hoặc tương tự với chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ nếu việc sử dụng dấu hiệu đó có thể làm cho người tiêu dùng hiểu sai lệch về nguồn gốc địa lý của hàng hoá;
m) Dấu hiệu trùng với chỉ dẫn địa lý hoặc có chứa chỉ dẫn địa lý hoặc được dịch nghĩa, phiên âm từ chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ cho rượu vang, rượu mạnh nếu dấu hiệu được đăng ký để sử dụng cho rượu vang, rượu mạnh không có nguồn gốc xuất xứ từ khu vực địa lý mang chỉ dẫn địa lý đó;
n) Dấu hiệu trùng hoặc không khác biệt đáng kể với kiểu dáng công nghiệp của người khác được bảo hộ trên cơ sở đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp có ngày nộp đơn hoặc ngày ưu tiên sớm hơn so với ngày nộp đơn, ngày ưu tiên của đơn đăng ký nhãn hiệu.”
Bạn có thể liên hệ

Miền  Bắc: CỤC SỞ HỮU TRÍ TUỆ (NOIP) Địa chỉ: 384-386, đường Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội
Tổng đài: (04) 3858 3069, (04) 3858 3425, (04) 3858 3793, (04) 3858 5156 Fax: (04) 3858 8449, (04) 3858 4002

Miền Nam: Phòng Quản lý sở hữu trí tuệ – Sở Khoa học và Công nghệ Đồng Nai để được tư vấn cụ thể.
– Địa chỉ: 260 – Phạm Văn Thuận – P. Thống Nhất – Tp. Biên Hòa – Đồng Nai.
– Điện thoại: 0613.822297, Fax: 0613.825585.

Công ty luật  Hưng Nguyên

Việt Nam – nguy cơ trở thành “bãi phế thải” của Trung Quốc

Câu chuyện hàng Trung Quốc độc hại tràn ngập thị trường Việt Nam đã không còn là chuyện mới. Tuy nhiên càng ngày mức độ càng trầm trọng hơn, báo động hơn, có nguy cơ phá hoại nền kinh tế và đầu độc sức khỏe người dân.

Nhiều chuyên gia cho rằng thực chất đây là cái bẫy của thương mại tự do khiến chúng ta dễ trở thành bãi phế thải các loại hàng hóa phẩm chất xấu của Trung Quốc. Xây dựng một hàng rào kỹ thuật thương mại nghiêm ngặt là việc chúng ta cần phải làm ngay, không thể chậm trễ.

Sự quyến rũ chết người

Không thể không thừa nhận Trung Quốc với 1,3 tỷ dân và một nền kinh tế đứng thứ hai thế giới là một thị trường quyến rũ. Nhưng như nhận định của dư luận thế giới, đó là sự quyến rũ chết người. Hàng chục nước trên thế giới đang có vấn đề trong thương mại, đầu tư với Trung Quốc. Nhưng Trung Quốc cũng đang tỏ ra là nước sử dụng thành thạo việc kết hợp các sức ép ngoại giao, chính trị song hành với kinh tế để trả đũa các nước khác mỗi khi có “vấn đề” với Trung Quốc.

Bán cái chết cũng là chủ đề của cuốn sách đang nổi tiếng tại các nước phương Tây bàn về chất lượng hàng hóa Trung Quốc. Cuốn “Chết dưới tay Trung Quốc” được viết bởi Giáo sư Kinh tế và Chính sách Công cộng tại Đại học California, Irvine, Peter Navarro. Một loạt những vụ bê bối về thực phẩm độc hại của Trung Quốc trong suốt thời gian qua đã khiến cả thế giới phải rùng mình. Mỗi ngày qua đi lại có thêm một vụ thực phẩm bẩn, độc hại xuất hiện. Những “sát thủ giấu mặt” đó vẫn hàng ngày hàng giờ hiện diện trên bàn ăn của mỗi gia đình. Không chỉ thực phẩm mà cả những hàng hóa rẻ tiền, chất lượng kém, phát hiện có chất độc của Trung Quốc cũng đang làm nhiễu loạn thị trường thế giới. Nhiều nước đã đồng loạt tẩy chay hàng Trung Quốc.

Thương lái Trung Quốc hoành hành – đâu là bộ mặt thật?

Từ việc thương lái Trung Quốc thu gom móng trâu bò của đồng bào dân tộc, tận thu gốc rễ, gốc cây tiêu ở Tây Nguyên, thu mua hạt chè ở Thái Nguyên cho đến việc lừa đảo mặt hàng hải sản ở Đồng bằng Sông Cửu Long, hoa hồng ở Đà Lạt, mua đỉa ở khắp nơi, mua lá xoài khô, mua nguyên liệu đông dược trên mọi cánh rừng trong cả nước… Gần đây nhất, thương lái trung Quốc lại tìm mua rễ cây rừng ở xã Kon Pne, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai.

Hàng trăm câu chuyện mua bán với thương nhân Trung Quốc đã để lại những hậu quả xấu. Điển hình là năm 2011, người dân các huyện Hóc Môn, Củ Chi, TP Hồ Chí Minh ồ ạt rủ nhau đi bắt đỉa, gom về bán cho các đầu nậu. Nhưng sau đó, các đầu nậu bỏ đi, để lại những cánh đồng đầy đỉa và nỗi lo sợ cho người dân. Thương nhân Trung Quốc đã tổ chức mua móng trâu bò với giá cao, thậm chí chỉ bốn cái chân trâu, bò giá trị đã bằng nửa con trâu, bò. Vậy là dân đua nhau giết trâu bò đem bán. Từ đó, toàn bộ sức kéo nông nghiệp một vùng núi phía bắc bị hủy hoại. Lúc đó thương nhân Trung Quốc lại sang gạ bán trâu với giá cao gấp hai lần, đưa máy kéo nhỏ sang bán. Hết trâu bò rồi thì phải mua thôi.

Ở Cao Bằng, Lạng Sơn thương nhân Trung Quốc mua rễ cây hồi với giá cao. Vậy là hàng loạt cánh rừng hồi bị phá hủy bởi những kẻ đào trộm rễ hồi đem bán. Rồi các thương lái lại mua râu ngô non, xúi giục nông dân triệt phá nương ngô mang bán, đánh trúng vào cái dạ dày đồng bào. Hàng tốp thương lái Tàu xuất hiện từ Hà Giang cho đến Lâm Đồng để thu mua chè vàng, là thứ chè chặt thô phơi tái, không cần chế biến. Thương lái Tàu mua chè vàng với giá rất cao, kích thích nông dân chặt trụi đồi chè mang bán. Thế là thương lái Tàu đã triệt hạ vùng nguyên liệu của các nhà máy chè Việt Nam. Hoặc việc Trung Quốc thu mua cây phong ba có khả năng làm sạch không khí sẽ ảnh hưởng đến môi trường cũng như giá trị kinh tế về lâu dài. Cây mật gấu là cây thuốc quý, nằm trong sách đỏ Việt Nam, dùng để chữa kiết lỵ, tiêu chảy, viêm gan, vàng da, nhưng mấy năm nay, cây mật gấu bị khai thác mạnh làm thương phẩm bán sang Trung Quốc. Vì vậy cây mật gấu có nguy cơ tuyệt chủng rất lớn. Họ mua dây đồng vụn giá cao nhắm tới đường dây tải điện, mua cáp quang phế liệu nhắm tới đường truyền cáp quang… Họ mua gạo Việt Nam, nhưng đề nghị chúng ta trộn gạo thường vào gạo thơm rồi đem bán gây dư luận xấu về chất lượng gạo Việt Nam, mua tôm rồi bơm chất chất bẩn vào và đem bán ngay trên thị trường chúng ta…

Càng ngày, danh sách những thứ lạ đời mà thương lái Trung Quốc tìm mua tại Việt Nam càng được nối dài. Dù mua bán công khai hay lén lút với thương lái Trung Quốc thì đa số người dân cũng không rõ “Trung Quốc mua những thứ đó để làm gì”. Những chiến dịch mua bán của họ chỉ sau vài năm mới lộ ra ý đồ thật sự.

Đầu độc người dân Việt Nam

Cục Bảo vệ thực vật đã công bố nho Trung Quốc chứa hóa chất vượt ngưỡng 3-5 lần, được bày bán tại Việt Nam dưới mác “nho Mỹ” để đánh lừa người tiêu dùng với giá 40.000-60.000 đồng nhưng giá gốc trên hóa đơn chỉ có 6.000 đồng/kg. Táo Trung Quốc được trồng bằng công nghệ bọc túi tẩm thuốc sâu độc hại. Lê Trung Quốc chứa thuốc trừ sâu Endosulfan có tính độc cao và có thể phá vỡ hệ nội tiết hoặc gây ảnh hưởng đến cơ quan sinh sản của con người. Với lợi thế giá rẻ và không bị ràng buộc về mặt chất lượng, nên các mặt hàng phổ thông, có tác động trực tiếp đến sự an toàn của người dân như đồ gia dụng, rau củ quả, trái cây “Made in China” được nhập về Việt Nam một cách thoải mái qua con đường tiểu ngạch. Tính trung bình, mỗi ngày có khoảng 1.000 tấn trái cây được nhập về Việt Nam. Ngày 21-4, tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lai Châu, 5 người dân tộc Dao, tại bản Phố Vây, xã Sì Lở Lầu, huyện Phong Thổ đã phải nhập viện do ăn phải hoa quả có nguồn gốc từ Trung Quốc. Sau đó, 1 bệnh nhân tử vong là cháu Tẩn U Mẩy (5 tuổi).

Báo chí cả trong nước lẫn quốc tế từ lâu đã cảnh báo mối họa nhập hàng hóa kém chất lượng từ Trung Quốc, ảnh hưởng đến sức khỏe của người tiêu dùng như: gạo giả, sữa bột giả, trứng giả, trái cây nhuộm chất hóa học, dư lượng thuốc trừ sâu, thịt đông lạnh hư thối… cho tới cả tiền giả đang phá hoại nền kinh tế Việt Nam một cách âm ỉ và có hệ thống.

Thủ đoạn kinh doanh

Thủ đoạn kinh doanh của các thương lái Trung Quốc đã bộc lộ rõ bản chất: thiếu đạo đức kinh doanh. Ban đầu, các thương nhân Trung Quốc thu mua nông sản ồ ạt, họ đặt trạm gom hàng nông sản khiến nhu cầu tăng đột biến, giá nông sản tăng nhanh. Các doanh nghiệp trong nước không cạnh tranh được đành chịu thiếu nguyên liệu sản xuất. Sau khi đã thao túng được thị trường, tất cả thương nhân Trung Quốc bắt đầu hạn chế và dừng mua đột ngột khiến giá giảm nhanh chóng. Đến khi giá giảm rất thấp thì họ bắt đầu quay trở lại ép giá thấp hơn nữa và bắt đầu thu mua.

Họ tự đặt ra các tiêu chuẩn “kì lạ” để có lý do ép giá nhiều hơn (ví dụ khoai lang củ to không mua, bắt phải giảm giá). Như trường hợp khoai lang tím, sau khi giá giảm chỉ còn 300,000 đồng/tạ, nông dân đã chủ động kéo dài thời gian thu hoạch, khoai lớn củ hơn nhưng giá lại bị ép xuống còn 250,000 đồng/tạ. Với cùng một thủ đoạn lặp đi lặp lại, các thương nhân Trung Quốc đã có thể ép giá dứa giảm hơn một nửa, khoai lang tím giảm tới 70%, và giá dừa thậm chí giảm đến 90%, còn gạo thì đang giảm giá liên tục và vẫn loay hoay tìm kiếm thị trường thay thế. Chúng ta đã có không ít hệ luỵ từ rất nhiều bài học trên thương trường mang tên “Trung Quốc” như những vụ thu mua một lượng lớn nông sản với giá trên trời, đến khi người dân đổ xô khai thác, thu hoạch thì các thương lái Trung Quốc lặn mất tăm.

Trung Quốc còn sử dụng “chiêu” đơn phương hủy các hợp đồng thương mại, sử dụng rào cản kiểm dịch và cố tình làm chậm việc thông quan hàng xuất khẩu của Việt Nam tại các cửa khẩu trên biên giới hai nước đã làm cho các doanh nghiệp Việt Nam thiệt hại, nhất là đối với các mặt hàng nông sản mà Việt Nam xuất sang Trung Quốc.

Đó là các thiệt hại trực tiếp cho nông dân, còn đối với các doanh nghiệp cần hàng sản xuất thì thiệt hại lại đau đớn hơn nhiều khi nguồn cung nguyên liệu của thị trường rất lớn nhưng họ lại không thể mua được và phải sản xuất dưới công suất do không thể cạnh tranh thu mua với thương lái Trung Quốc.

Việt Nam đang thành bãi phế thải của Trung Quốc

Vì Việt Nam thiếu các hàng rào kỹ thuật để kiểm soát hàng kém chất lượng nên lâu nay chúng ta đã trở thành nơi tiêu thụ “thượng vàng hạ cám” của Trung Quốc. Trên thị trường Việt Nam đủ các loại hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, hàng vứt đi vẫn đang tồn tại đầy rẫy ngoài chợ, thậm chí cả trong siêu thị: gà thải loại, trứng gà giả, trái cây, rau quả tẩm ướp hóa chất độc hại, gừng tỏi, gia vị, và thậm chí các loại phụ gia gây ung thư cũng được nhập về và bày bán khắp nơi. T.S Nguyễn Minh Phong, chuyên gia kinh tế cho rằng điều này đã tạo ra 2 mối nguy cho Việt Nam: trước hết đó là hàng hóa thực phẩm giá rẻ tràn vào nhưng không được kiểm soát tốt về chất lượng, thứ hai, nguy hiểm hơn là Trung Quốc có chiến lược “đẩy” hàng nghìn thiết bị công nghệ sản xuất lạc hậu sang các nước, trong đó có Việt Nam, nếu không cẩn thận, chúng ta sẽ thành “bãi phế thải” công nghệ, bãi phế thải của những hàng hóa phẩm chất xấu của Trung Quốc.

TS Lê Đăng Doanh, Nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Quản lý kinh tế Trung ương: Có dấu hiệu phá hoại nền kinh tế

Hàng hóa Trung Quốc đang tràn ngập thị trường Việt Nam? Nhập siêu luôn tăng qua các năm. Là một chuyên gia kinh tế, ông nhìn nhận vấn đề này như thế nào?

Hàng Trung Quốc càng ngày càng nhập ồ ạt vào Việt Nam, từ cái tăm cho đến trang thiết bị dẫn đến nhập siêu rất lớn. Các thương nhân Trung Quốc sang Việt Nam mua hàng có dấu hiệu phá hoại nền kinh tế của chúng ta như mua lá cây hồi, mua lá cây điều… Điều này diễn ra với tất cả các nước, đặt biệt là những nước có biên giới chung với Trung Quốc. Tôi sang Thái Lan, Thái Lan cũng kêu. Miến Điện cũng kêu nhưng với Việt Nam đặc biệt nghiêm trọng vì Việt Nam có đường biên giới với Trung Quốc rất dài. Thứ hai là hàng Trung Quốc làm ra rất rẻ, chất lượng nhiều mặt hàng kém. Họ sản xuất được nhiều mặt hàng tốt nhưng họ xuất đi nước khác chứ không xuất sang Việt Nam. Xuất sang nước ta là có chính sách, có chủ ý, những mặt hàng có chất lượng thấp, giá rất rẻ.

Ông có thể giải thích rõ hơn vì sao hàng Trung Quốc độc hại và kém chất lượng như vậy nhưng chúng ta vẫn ồ ạt nhập về?

Có mấy lý do: Chênh lệch giá giữa hàng của chúng ta và hàng Trung Quốc quá lớn, ví dụ như quả trứng gà. Trứng gà thải loại Trung Quốc có giá 500 đồng, đó là họ bán phá giá. Thứ hai là chúng ta đã ký hiệp định thương mại tự do giữa ASEAN và Trung Quốc trong đó chúng ta cam kết các thuế nhập khẩu của hàng Trung Quốc vào Việt Nam được giảm từ 0-5%. Và điều quan trọng nhất là những rào cản kỹ thuật về thương mại chúng ta làm quá chậm nên giờ chúng ta đối phó rất khó. Nhiều người dân ở vùng biên giới nghèo nên đi làm cửu vạn để chuyển hàng từ Trung Quốc về Việt Nam. Chúng ta đã bắt nhưng không bắt được người cầm đầu cho nên bắt cóc bỏ đĩa, bắt người này thì lại có những người khác.

Hệ lụy của tình trạng này là gì, thưa ông?

Về kinh tế là rất đáng báo động. Đó là những điều hết sức đáng lo ngại cả về mặt kinh tế và sức khỏe của người dân, về ổn định trật tự xã hội.

Chúng ta có thể có những giải pháp nào để hạn chế việc nhập khẩu và tiêu thụ hàng Trung Quốc độc hại tại Việt Nam?

Chúng ta đã ký hiệp định thương mại nên không thể nói là tẩy chay hàng Trung Quốc. Chúng ta chỉ có thể cực lực tố cáo những mặt hàng có hại cho sức khỏe, kêu gọi người dân không sử dụng những hàng hóa đó. Ví dụ ăn một quả trứng 500 đồng nhưng mang bệnh vào người và phải bỏ ra 100 triệu đồng để chữa trị. Cần phải nói rõ để mọi người dân hiểu.

Doanh nghiệp và người tiêu dùng Việt Nam cần làm gì để bảo vệ mình?

Các doanh nghiệp Việt Nam cũng phải tham gia tích cực, có những rào cản kỹ thuật và những biện pháp để bảo vệ. Người Việt Nam cần dùng hàng Việt Nam trước hết để bảo vệ sức khỏe của mình, sau là bảo vệ doanh nghiệp Việt Nam, chứ không phải là người tiêu dùng mù quáng. Doanh nghiệp tự đổi mới, cải tiến để nâng cao tính cạnh tranh. Ví dụ chúng ta thấy những năm gần đây dệt may Việt Nam được đánh giá rất cao, người tiêu dùng đã chọn hàng Việt Nam thay vì hàng Trung Quốc. Hay bia Vạn Lực trước đây bán tốt nhưng gần đây không bán được nữa. Và bản thân người tiêu dùng phải tự bảo vệ mình và gia đình mình.

Cơ quan quản lý hàng nhập khẩu là Bộ Công thương. Ông có ý kiến gì về các biện pháp quản lý của Việt Nam?

Tôi thấy biện pháp của Bộ Công thương rất kém hiệu quả. Bộ Công thương rất chậm chạp trong việc có hàng rào kỹ thuật. Thí dụ ta xác định những mặt hàng nào độc hại thì phải phối hợp với Bộ Y tế là có những biện pháp kiểm soát rất nghiêm ngặt. Vừa qua chúng ra đã làm chiến dịch ngăn chặn gà lậu qua biên giới và kêu gọi các cơ quan liên ngành vào cuộc nên có những kết quả và biến đổi bước đầu. Nhưng cần làm quyết liệt và đồng bộ hơn ở nhiều mặt hàng khác.

Xin cảm ơn ông!

Theo Khánh Huyền – Trần Việt
ANTĐ

Bộ luật Tố tụng dân sự 2004

BỘ LUẬT

CỦA QUỐC HỘI NƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
SỐ 24/2004/QH11 NGÀY 15 THÁNG 6 NĂM 2004 VỀ TỐ TỤNG DÂN SỰ

Căn cứ vào Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung theo Nghị quyết số 51/2001/QH10 ngày 25 tháng 12 năm 2001 của Quốc hội khoá X, kỳ họp thứ 10;

Bộ luật này quy định trình tự, thủ tục giải quyết các vụ việc dân sự và thi hành án dân sự.

 

PHẦN THỨ NHẤT
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

CHƯƠNG I
NHIỆM VỤ VÀ HIỆU LỰC CỦA BỘ LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và nhiệm vụ của Bộ luật tố tụng dân sự

Bộ luật tố tụng dân sự quy định những nguyên tắc cơ bản trong tố tụng dân sự; trình tự, thủ tục khởi kiện để Toà án giải quyết các vụ án về tranh chấp dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động (sau đây gọi chung là vụ án dân sự) và trình tự, thủ tục yêu cầu để Toà án giải quyết các việc về yêu cầu dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động (sau đây gọi chung là việc dân sự); trình tự, thủ tục giải quyết vụ án dân sự, việc dân sự (sau đây gọi chung là vụ việc dân sự) tại Toà án; thi hành án dân sự; nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng; quyền và nghĩa vụ của người tham gia tố tụng, của cá nhân, cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức kinh tế, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp (sau đây gọi chung là cơ quan, tổ chức) có liên quan nhằm bảo đảm cho việc giải quyết các vụ việc dân sự được nhanh chóng, chính xác, công minh và đúng pháp luật.

Bộ luật tố tụng dân sự góp phần bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức; giáo dục mọi người nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật.

 

Điều 2. Hiệu lực của Bộ luật tố tụng dân sự

1. Bộ luật tố tụng dân sự được áp dụng đối với mọi hoạt động tố tụng dân sự trên toàn lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa ViệtNam.

2. Bộ luật tố tụng dân sự được áp dụng đối với mọi hoạt động tố tụng dân sự do cơ quan Lãnh sự của ViệtNamtiến hành ở nước ngoài.

3. Bộ luật tố tụng dân sự được áp dụng đối với việc giải quyết vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài; trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa ViệtNamký kết hoặc gia nhập có quy định khác thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó.

4. Cá nhân, cơ quan, tổ chức nước ngoài thuộc đối tượng được hưởng các quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao hoặc các quyền ưu đãi, miễn trừ lãnh sự theo pháp luật Việt Nam, theo điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc gia nhập thì vụ việc dân sự có liên quan đến cá nhân, cơ quan, tổ chức đó được giải quyết bằng con đường ngoại giao.

 

CHƯƠNG II
NHỮNG NGUYÊN TẮC CƠ BẢN

Điều 3. Bảo đảm pháp chế xã hội chủ nghĩa trong tố tụng dân sự

Mọi hoạt động tố tụng dân sự của người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng, của cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan phải tuân theo các quy định của Bộ luật này.

 

Điều 4. Quyền yêu cầu Toà án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp

Cá nhân, cơ quan, tổ chức do Bộ luật này quy định có quyền khởi kiện vụ án dân sự, yêu cầu giải quyết việc dân sự tại Toà án có thẩm quyền để yêu cầu Toà án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình hoặc của người khác.

 

Điều 5. Quyền quyết định và tự định đoạt của đương sự

1. Đương sự có quyền quyết định việc khởi kiện, yêu cầu Toà án có thẩm quyền giải quyết vụ việc dân sự. Toà án chỉ thụ lý giải quyết vụ việc dân sự khi có đơn khởi kiện, đơn yêu cầu của đương sự và chỉ giải quyết trong phạm vi đơn khởi kiện, đơn yêu cầu đó.

2. Trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự, các đương sự có quyền chấm dứt, thay đổi các yêu cầu của mình hoặc thoả thuận với nhau một cách tự nguyện, không trái pháp luật và đạo đức xã hội.

 

Điều 6. Cung cấp chứng cứ và chứng minh trong tố tụng dân sự

1. Các đương sự có quyền và nghĩa vụ cung cấp chứng cứ cho Toà án và chứng minh cho yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp.

Cá nhân, cơ quan, tổ chức khởi kiện, yêu cầu để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khác có quyền và nghĩa vụ cung cấp chứng cứ, chứng minh như đương sự.

2. Toà án chỉ tiến hành xác minh, thu thập chứng cứ trong những trường hợp do Bộ luật này quy định.

 

Điều 7. Trách nhiệm cung cấp chứng cứ của cá nhân, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền

Cá nhân, cơ quan, tổ chức trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm cung cấp đầy đủ cho đương sự, Toà án chứng cứ trong vụ án mà cá nhân, cơ quan, tổ chức đó đang lưu giữ, quản lý khi có yêu cầu của đương sự, Toà án; trong trường hợp không cung cấp được thì phải thông báo bằng văn bản cho đương sự, Toà án biết và nêu rõ lý do của việc không cung cấp được chứng cứ.

 

Điều 8. Bình đẳng về quyền và nghĩa vụ trong tố tụng dân sự

Mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật, trước Toà án không phân biệt dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ văn hoá, nghề nghiệp. Mọi cơ quan, tổ chức đều bình đẳng không phụ thuộc vào hình thức tổ chức, hình thức sở hữu và những vấn đề khác.

Các đương sự đều bình đẳng về quyền và nghĩa vụ trong tố tụng dân sự, Toà án có trách nhiệm tạo điều kiện để họ thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình.

 

Điều 9. Bảo đảm quyền bảo vệ của đương sự

Đương sự có quyền tự bảo vệ hoặc nhờ luật sư hay người khác có đủ điều kiện theo quy định của Bộ luật này bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

Toà án có trách nhiệm bảo đảm cho đương sự thực hiện quyền bảo vệ của họ.

download văn bản tại đây