Lưu ý dành cho doanh nghiệp mới thành lập từ tháng 01/10/2022.

Từ ngày 01/01/2023, mức thuế suất giá trị gia tăng quay lại áp dụng mức 10% thay vì 8% đối với hàng hóa, dịch vụ. Sự thay đổi về chính sách thuế, đặc biệt với mức thuế suất mới doanh nghiệp mới thành lập cần lưu ý một số vấn đề sau:

Thực hiện kê khai và nộp thuế điện tử thông qua mở tài khoản ngân hàng và mua chữ ký số.

Theo quy định mới, doanh nghiệp phải có tài khoản ngân hàng và chữ ký số thì mới có thể nộp tờ khai thuế và nộp tiền thuế điện tử qua mạng,

>> Hồ sơ đăng ký chữ ký số bao gồm:

  • Bản sao công chứng Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
  • Bản sao giấy tờ pháp lý của Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp;
  • Giấy đề nghị đăng ký và Giấy xác nhận thông tin;

>> Hồ sơ mở tài khoản tại Ngân hàng bao gồm:

  • Đề nghị mở tài khoản ngân hàng;
  • Bản sao công chứng Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
  • Bản sao giấy tờ pháp lý của Người đại diện theo pháp luật;
  • Thông báo về việc đăng tải con dấu trên cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia
  • Quyết định bổ nhiệm Giám đốc, Tổng Giám đốc và quyết định bổ nhiệm Kế toán trưởng.
  • Các giấy tờ khác nếu có (tùy từng ngân hàng).

Khai và nộp lệ phí môn bài

>> Thời hạn nộp phí môn bài là gì? Gọi ngay 0987756263

Thời hạn nộp lệ phí môn bài:

Căn cứ Điều 10 Nghị định 126/2020/NĐ-CP:

“Người nộp lệ phí môn bài (trừ hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh) mới thành lập (bao gồm cả doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển từ hộ kinh doanh) hoặc có thành lập thêm đơn vị phụ thuộc, địa điểm kinh doanh hoặc bắt đầu hoặt động sản xuất, kinh doanh thực hiện nộp hồ sơ khai lệ phí môn bài chậm chất là ngày 30 tháng 01 năm sau thành lập hoặc bắt đầu hoạt động sản xuất, kinh doanh”

      Đối với doanh nghiệp mới thành lập năm 2022 thì thời hạn nộp lệ phí môn bài là ngày 30/01/2023

Mức nộp lệ phí môn bài được căn cứ dựa trên mức vốn điều lệ doanh nghiệp đã đăng ký, cụ thể:

Mức vốn điều lệ Mức thuế môn bài cả năm

( đồng/ năm)

Bậc Mã tiểu mục
Trên 10 tỷ đồng 3.000.000 1 2862
Từ 10 tỷ đồng trở xuống 2.000.000 2 2863
Chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh, đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế khác 1.000.000 3 2864

 

  • Hình thức nộp: Nộp trực tiếp vào tài khoản của Chi cục thuế quản lý doanh nghiệp tại Ngân hàng hoặc nộp tiền thuế điện tử.

Kê khai thuế giá trị gia tăng:

  • Lưu ý:

+ Từ ngày 01/01/2023, mức thuế suất giá trị gia tăng là 10% đối với hàng hóa, dịch vụ.

+ Dù không phát sinh thì vẫn phải nộp tờ khai thuế GTGT.

  • Kỳ khai thuế Giá trị gia tăng:

Căn cứ điểm a Khoản 1 Điều 9 Nghị định 126/2020/NĐ-CP, trường hợp người nộp thuế mới bắt đầu hoạt động, kinh doanh thì được lựa chọn khai thuế giá trị gia tăng theo quý. Sau khi sản xuất kinh doanh đủ 12 tháng thì từ năm dương lịch liền kề tiếp theo năm đã đủ 12 tháng sẽ căn cứ theo mức doanh thu của năm dương lịch trước liên kề (đủ 12 tháng) để thực hiện khai thuế giá trị gia tăng theo kỳ tính thuế tháng hoặc quý.

  • Phương pháp kê khai thuế giá trị gia tăng:

+ Phương pháp trực tiếp:  Gửi Tờ khai thuế GTGT- 04/GTGT đến Cơ quan Thuế tại kỳ tính thuế đầu tiền kể từ khi doanh nghiệp được thành lập, hạn nộp tờ khai thuế GTGT là ngày cuối cùng của tháng đầu của quý tiếp theo, tức là ngày 30/01/2023.

+ Phương pháp khấu trừ: gửi Tờ khai thuế GTGT mẫu số 01/GTGT đến Cơ quan thuế tại kỳ tính thuế đầu tiên kể từ khi doanh nghiệp được thành lập, hạn nộp tờ khai thuế GTGT là ngày cuối cùng của tháng đầu của quý tiếp theo, tức là ngày 30/01/2023.

Khai thuế thu nhập cá nhân:

  • Kỳ kê khai thuế TNCN: theo tháng hoặc theo quý.

Lưu ý:

+ Đối với doanh nghiệp mới thành lập phải kê khai thuế GTGT theo quý nên doanh nghiejp kê khai thuế TNCN cũng phải theo quý.

  • Thời hạn nộp tờ khai: Ngày 30/01/2023

Lưu ý:

+ Nếu không phát sinh thu nhập chịu thuế TNCN thì không phải nộp tờ khai theo quý, nhưng vẫn phải nộp tờ khai quyết toán theo năm.

+ Nếu trong quý có phát sinh trả lương thì phải nộp tờ khai thuế TNCN quý đó

Thuế thu nhập doanh nghiệp

  • Căn cứ vào kết quả sản xuất, kinh doanh, nếu có lãi, doanh nghiệp phải thực hiện nộp tạm số tiền thuế TNDN của quý, không phải nộp tờ khai thuế TNDN tạm tính quý.
  • Thời hạn nộp tiền thuế TNDN tạm tính quý chậm nhất vào ngày cuối cùng của tháng đầu tiên của quý tiếp theo, tức ngày 30/01/2023

Lưu ý:

Tổng số thuế TNDN đã tạm nộp của 3 quý đầu năm tính thuế không được thấp hơn 75% số thuế TNDN phải nộp theo quyết toán năm.

Nộp báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn

Hàng quý, doanh nghiệp có trách nhiệm nộp Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn cho cơ quan thuế quản ký trực tiếp, kể cả trường hợp trong kỳ không sử dụng hóa đơn

Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn quý IV nộp chạm nhất vào ngày 30/01/2023 của năm sau. Trường hợp trong kỳ không sử dụng hóa đơn tại báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn ghi số lượng hóa đơn sử dụng bằng không.

Như vây, thời hạn nộp chậm nhất của Quý IV/2021 là 30/01/2023

Nộp tờ khai quyết toán thuế TNDN/TNCN năm 2022 và Báo cáo tài chính năm 2022.

Thời hạn nộp: Ngày 30/03/2023

Một số lưu ý khác trong tháng 01/2023

STT Nội dung Thời hạn
1 Thông báo tình hình biến động lao động Tháng 12/2022 03/01
2 Báo cáo tình hình sử dụng người lao động nước ngoài năm 2022 05/01
3 – Báo cáo tổng hợp tình hình tai nạn lao động năm 2022;

– Báo cáo công tác an toàn, vệ sinh lao động năm 2022;

– Báo cáo y tế lao động năm 2022

10/01
4 – Báo cáo tình hình tham gia bảo hiểm thất nghiệp năm 2022;

– Công bố tình hình tai nạn lao động xảy ra tại cơ sở năm 2022

15/01
5 – Tờ khai thuế GTGT tháng 12/2022;

– Tờ khai thuế TNCN tháng 12/2022

27/01
6 Báo cáo tình hình sử dụng chứng từ khấu trừ thuế TNCN quý IV/2022 30/01
7 Trích nộp tiền BHXH, BHYT, BHTN và kinh phí công đoàn tháng 01/2023 31/01

Thông tin liên hệ

Luật Hưng Nguyên với dịch vụ tư vấn chuyên nghiệp, uy tín, đúng thời hạn và chi phí phù hợp là sự lựa chọn hàng đầu của quý khách hàng trong tư vấn thủ tục đăng ký đầu tư ra nước ngoài, tố tụng, giải quyết tranh chấp…Mọi thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ tới chúng tôi.

Địa chỉ: Công ty Luật TNHH Hưng Nguyên, số 14N2, ngõ 90 Nguyễn Tuân, phường Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

Điện thoại: 024.8585 7869                .                                

Hotline: 098 775 6263

Email: Congtyluathungnguyen@gmail.com

Web: http://congtyluathungnguyen.com

Hơn 40.000 tỷ đồng “chết” trong núi hàng tồn nhà đất

“Thị trường bất động sản đang ở giai đoạn khó khăn nhất và còn tiếp tục khó. Chúng tôi đã chỉ đạo quyết liệt việc giải cứu nhưng cũng không thể khẳng định có thể tháo gỡ khó khăn tuyệt đối” – Bộ trưởng Xây dựng Trịnh Đình Dũng thẳng thắn trao đổi.

Chất vấn về “khối nợ” bất động sản hiện tại, Đại biểu Lê Thị Nga (Thái Nguyên) đặt vấn đề, quản lý thị trường thời gian qua còn kém dẫn đến tình trạng nhà nhà, người người đầu tư bất động sản. Các tập đoàn kinh tế nhà nước chưa làm xong nhiệm vụ của trong lĩnh vực chủ chốt mình cũng lao theo đầu tư bất động sản, làm vống giá trị nhà đất.

“Vậy nên có nhà đầu tư phát biểu, vì nhà nước quản lý kém nên tôi giàu lên nhanh quá” – bà Nga dẫn chuyện, yêu cầu Bộ trưởng Xây dựng nói rõ về nguyên nhân của tình trạng này cũng như trách nhiệm quản lý của Bộ.

Đại biểu Châu Thị Thu Nga (Hà Nội) “bồi” thêm vấn đề tồn kho quá lớn của thị trường, yêu cầu người đứng đầu ngành xây dựng giải trình kế hoạch giải cứu, phá băng cho thị trường, khôi phục niềm tin nhà đầu tư.

Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng thừa nhận, tồn kho bất động sản hiện tại “đúng là rất lớn” và không chỉ tồn kho theo các số liệu báo cáo mà còn “đọng” cả những sản phẩm dở dang như căn hộ đã có người mua đóng góp tiền nhưng chưa xong, những dự án không có đủ tiền để tiếp tục thực hiện. Tồn kho ở phần này theo ông Dũng cũng lớn khó lường. Ngoài ra còn lượng hàng tồn kho ở nền đất hạ tầng các khu công nghiệp.

Ông Dũng lý giải thị trường trầm lắng, đóng băng là do quá trình phát triển các dự án tự phát, mang tính chất phong trào, thiếu tuân thủ quy hoạch, kế hoạch. Số dự án quá nhiều, vượt rất xa so với nhu cầu thực của thị trường, nhu cầu của người tiêu dùng. Cơ cấu bất động sản cũng bất cập, vừa thừa vừa thiếu – thừa nhà cao cấp, trung bình nhưng thiếu nhà phục vụ người dân có thu nhập thấp.

Vốn cho thị trường chủ yếu dựa vào vốn vay tín dụng và một phần vốn đóng góp của người dân mua nhà. Chủ đầu tư lại hầu hết chỉ có khoản vốn chủ sở hữu rất thấp nên khi tín dụng cho bất động sản bị thắt chặt, lãi suất tăng cao, các dự án lập tức rơi vào tình trạng đóng băng, không thực hiện được. Thị trường thiếu những nguồn vốn bền vững dài hơi như quỹ phát triển nhà ở, quỹ tín dụng nhân dân…

Bộ trưởng Xây dựng cho biết đang tập trung rà soát toàn bộ các dự án bất động sản, phân loại để dừng ngay những dự án chưa giải phóng mặt bằng, giãn tiến độ các dự án đang thực hiện, chuyển mục đích đầu tư để xây nhà ở xã hội, cơ cấu lại các căn hộ cho phù hợp với người thu nhập thấp đối với dự án đã xong hạ tầng… Các dự án đầu tư thương mại được khuyến khích chuyển sang các mục đích này với chính sách hỗ trợ tiền sử dụng đất, thuế.

Mặt khác, Bộ Xây dựng cũng đề nghị ngành ngân hàng tiếp tục cho vay, giảm thuế VAT với người mua nhà để ở lần đầu, mua nhà ở xã hội… để kích cầu thị trường.

Đại biểu Nguyễn Thành Tâm (Tây Ninh) hỏi sang vấn đề khả năng kiểm soát sự tác động của cá nhóm lợi ích dẫn đến tình trạng bong bóng bất động sản, ảnh hưởng đén quyền lợi  chính đáng của những người có nhu cầu mua nhà để ở. Ông Tâm nêu nghịch lý, nhà ở xã hội trước đây cũng “toàn người đi ô tô đến mua”. Vấn đề khi giải cứu thị trường, theo đại biểu không phải là vì lợi ích của nhà đầu tư, thậm chí phải đề cập đến trách nhiệm của họ trong việc này.

Đại biểu Nguyễn Anh Sơn (Nam Định) cho rằng, cần nhìn thẳng thực tế thị trường bất động sản đang ở ngưỡng nguy hiểm, nếu đổ vỡ sẽ để lại hệ lụy to lớn. Ông Sơn muốn biết kịch bản đối phó khi tình huống này xảy ra.

Để lâu nợ xấu càng tăng

Đại biểu Phùng Văn Hùng (Cao Bằng) tỏ ý nghi ngờ về tính khả thi của những giải pháp đưa ra. “Khối lượng căn hộ và biệt thự tồn đọng cực lớn riêng tại 2 thành phố Hà Nội, TPHCM là mối quan ngại lớn, được ví như “cục máu đông” làm ách tắc nền kinh tế, nguyên nhân quan trọng gây nên tình trạng nợ xấu. Dư nợ bất động sản hiện đã hơn 1 triệu tỷ đồng, bằng 1/2 tổng dư nợ tín dụng. Số tồn đọng do cung vượt cầu quá lớn, đều là sản phẩm cao cấp, dù giá nhà có hạ 30-40% cũng không ai mua, không mấy người có khả năng mua. Theo kế hoạch của Bộ trưởng, một vài năm tới có xử lý, giải cứu được thị trường?” – ông Hùng tung một câu hỏi “hóc”.

Về yêu cầu cung cấp số liệu cụ thể của đại biểu, Bộ trưởng Xây dựng cho biết, thống kê 44 tỉnh thành (đều những tỉnh có nhiều dự án bất động sản), tính đến 30/8/2012, cả nước còn “tồn” hơn 16.000 căn hộ chung cư (Hà Nội 2.300 căn, TPHCM 10.108 căn), nhà thấp tầng 5000 căn (Hà Nội hơn 3000 căn, TPHCM 1.800 căn), đất nền 1,6 triệu m2… Tổng giá trị tồn kho ước tính 40.750 tỷ đồng.

Ông Dũng cũng thanh minh, thị trường bất động sản ở Việt Nam còn non trẻ, kinh nghiệm nhà quản lý, cả nhà nước và nhà kinh doanh đều hạn chế trong khi ngành nàylại  liên quan đến nhiều ngành quản lý, cả ở TƯ và địa phương. Vì vậy, để giải cứu thị trường đòi hỏi hệ thống giải pháp đồng bộ hoàn chỉnh. Đặc biệt là vai trò các địa phương vì đây là đơn vị trực tiếp quản lý dự án. Có điều chỉnh dự án, cơ cấu lại căn hộ, dự án, thời gian nhanh hay chậm… phụ thuộc hoàn toàn vào địa phương và cơ quan chuyên môn tham mưu và quyết tâm của doanh nghiệp.

“Về trách nhiệm của mình Bộ chúng tôi đã chỉ đạo làm quyết liệt. Hi vọng các địa phương cùng đồng lòng vào cuộc. Nhưng cũng không thể khẳng định được là có thể tháo gỡ khó khăn tuyệt đối vì phải cân đối cung cầu. Cung thì có nhưng cầu phải có tiền. Nền kinh tế nước ta còn khó khăn, còn nghèo nên phải tháo gỡ từng bước” – Bộ trưởng Xây dựng phân trần.

Ông Dũng cũng mong được chia sẻ vì thị trường đang ở giai đoạn khó khăn nhất và theo dự báo, còn tiếp tục khó. Cần phải tháo gỡ từng bước vì càng để lâu nợ xấu càng tăng thêm. Nhưng Ông Dũng vẫn quả quyết “chắc chắn thị trường sẽ ấm dần lên theo cầu của nền kinh tế”.

P.Thảo

Hôm nay bắt đầu “kiểm tra” lời hứa và chất vấn việc “nóng”

Hôm nay, theo chương trình kỳ họp, Quốc hội bắt đầu chất vấn và trả lời chất vấn. Buổi sáng, trước khi Bộ trưởng Công thương Vũ Huy Hoàng đăng đàn, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc sẽ trình bày Báo cáo về việc thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ 2 và thứ 3. Đây là điều mà cử tri cả nước rất mong đợi và là lần đầu tiên việc thực hiện lời hứa được Chính phủ báo cáo trên diễn đàn Quốc hội.

Bản báo cáo nói trên của Chính phủ được tổng hợp từ nội dung báo cáo việc thực hiện lời hứa của 9 Bộ trưởng đã đăng đàn trong 2 kỳ họp trước. Việc thực hiện lời hứa của từng vị Bộ trưởng đã được gửi đến ĐBQH trước khi phiên chất vấn diễn ra.

Đây là việc làm chưa có thông lệ mà trước đó, trả lời câu hỏi của báo chí, Chủ nhiệm Văn phòng Nguyễn Hạnh Phúc đã nhấn mạnh “ai không thực hiện lời hứa, tín nhiệm thấp sẽ tiến hành bỏ phiếu tín nhiệm theo Nghị quyết về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, HĐND bầu hoặc phê chuẩn (nếu Quốc hội thông qua sẽ được thực hiện từ năm 2013-PV). Và đó là chế tài cho việc không thực hiện lời hứa”.

Bên hành lang kỳ họp, nhiều ĐBQH đánh giá việc thực hiện lời hứa của các Bộ trưởng có nhiều chuyển biến. Nhiều chất vấn, đề xuất, kiến nghị của ĐBQH đã được tiếp thu bằng những việc làm thực tế. Lâu dài hơn, đóng góp của ĐB đã được tiếp thu để đưa vào sửa đổi, bổ sung các dự án luật. Tuy nhiên, một số ĐB cũng chưa hài lòng vì một số vấn đề chưa được giải quyết hoặc giải quyết rất chậm.

Sau báo cáo của Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Công thương Vũ Huy Hoàng sẽ là người đăng đàn trả lời chất vấn đầu tiên. Dù trước đó, Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng không có tên trong danh sách gửi xin ý kiến ĐBQH, tuy nhiên, trên cơ sở lấy ý kiến đại biểu và tổng hợp các chất vấn bằng văn bản, Bộ Công Thương có số lượng chất vấn đứng hàng thứ 3. Các nhóm vấn đề dành chất vấn Bộ trưởng Công thương sẽ liên quan đến giải quyết hàng tồn kho, quản lý thủy điện, nhập khẩu hàng hóa kém chất lượng, ảnh hưởng đến đời sống nhân dân…

Cũng theo chương trình, chiều nay, sau phần trả lời của Bộ trưởng Công thương, Bộ trưởng Xây dựng Trịnh Đình Dũng sẽ trả lời chất vấn về các giải pháp xử lý tồn đọng bất động sản và giải quyết đồng bộ cơ sở hạ tầng tại các khu đô thị mới; chất lượng các công trình xây dựng, trong đó có Thủy điện Sông Tranh 2…

Đăng đàn tại kỳ họp lần này, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến sẽ trả lời về nhiều vấn đề không mới nhưng được dư luận cả nước quan tâm đó là về trách nhiệm trước những tiêu cực, sai phạm ở một số bệnh viện; việc giáo dục nâng cao y đức; về giá viện phí mới quá cao, về quản lý giá thuốc…

Ngoài ra, Bộ trưởng Tiến nhận được câu hỏi về việc nhiều thai phụ tử vong, về tình trạng nạo phá thai ở trẻ vị thành niên và hiện tượng mất cân bằng giới tính; về tình trạng quản lý về vệ sinh an toàn thực phẩm yếu kém…

Đáng chú ý, tại phiên chất vấn lần này, vẫn có sự xuất hiện của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình dù ông đã trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ hai (và mới đây tại phiên họp hồi tháng 8/2012 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội) và tham gia giải trình các vấn đề thuộc quản lý của ngành nhiều lần trên diễn đàn Quốc hội.

Tuy nhiên, theo thống kê của Đoàn thư ký kỳ họp, Thống đốc Bình là người nhận được nhiều chất vấn nhất của ĐBQH. Các câu hỏi ĐBQH gửi đến Thống đốc Nguyễn Văn Bình là về vấn đề quản lý, tái cơ cấu hệ thống ngân hàng; dư nợ tín dụng thấp mà DN không vay được vốn để sản xuất kinh doanh, tình trạng nợ xấu, giải pháp căn bản xử lý nợ xấu; quản lý nhà nước về thị trường vàng miếng; thực trạng các DN khó tiếp cận nguồn vốn và điều kiện tiếp cận vốn để tháo gỡ khó khăn cho DN, về tình hình tội phạm trong lĩnh vực ngân hàng…

Kết thúc 2,5 ngày chất vấn và nghe trả lời chất vấn, theo thông lệ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sẽ đăng đàn giải trình thêm các vấn đề về công tác điều hành của Chính phủ và trả lời các câu hỏi của ĐBQH tại hội trường.

ĐBQH Trần Thị Quốc Khánh (Hà Nội):SJC là cái gì mà để người dân thiệt hại một cách vô lối như thế?– Tôi quan tâm đến quản lý vàng miếng, đó là vấn đề mà cả xã hội ai cũng bức xúc, SJC là cái gì mà để người dân thiệt hại một cách vô lối như thế?. Đó là biểu hiện của lợi ích nhóm, nhà nước không được lợi gì ở đấy. Phải giải trình rất rõ không thì cả ĐB và dân đều thắc mắc. Bên cạnh đó là vấn đề nợ xấu.ĐBQH đã nói từ đầu nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIII mà bây giờ vẫn cứ mù mờ, không biết nợ xấu nằm ở đâu.Tôi mong rằng năm sau, Quốc hội nên thực hiện giám sát về vấn đề này. Tuy nhiên, để tìm giải pháp căn cơ thì sau chất vấn cả Quốc hội, Chính phủ và các ban ngành đều phải vào cuộc để tháo gỡ chứ ĐB chất vấn mà chỉ có một ngành, một cấp làm thì không thể làm nổi.ĐBQH Trần Du Lịch ( TP HCM):Tôi sẽ chất vấn về nợ xấu, vàng và ngân hàng– Trong lĩnh vực của Thống đốc Nguyễn Văn Bình, tôi sẽ chất vấn về chuyện nợ xấu và giải quyết nợ xấu ra sao; thứ hai là vấn đề quản lý thị trường vàng; thứ ba, là phải công khai quá trình tái cơ cấu các ngân hàng, phải chỉ rõ ra ngân hàng nào thanh khoản kém Chính phủ phải cấp vốn, ngân hàng nào phải giải thể, sáp nhập.B.A

Thu Hằng

Công ty Luật Hưng Nguyên – “Tối hậu thư” cho các ngân hàng yếu kém

Trong những phiên họp thường kỳ gần đây, Chính phủ liên tục nhắc nhở và yêu cầu NHNN hướng vào trọng tâm xử lý các ngân hàng yếu kém. Trong 9 ngân hàng được đưa vào diện tái cấu trúc, 5 ngân hàng đã bắt tay thực hiện.Sớm hoàn thiện Đề án xử lý nợ xấu

Tại Nghị quyết về phiên họp thường kỳ tháng 10 vừa mới ban hành, Chính phủ đã yêu cầu Ngân hàng Nhà nước (NHNN) tiếp tục thực hiện các biện pháp tăng cường kỷ cương trong lĩnh vực ngân hàng. Tại đây, cơ quan điều hành yêu cầu, một nhiệm vụ trọng tâm là xử lý các ngân hàng yếu kém.

Đây là vấn đề được nhấn mạnh nhiều lần. Trong tháng trước, Chính phủ cũng đã chỉ đạo, việc xử lý các ngân hàng yếu kém phải dứt điểm trong năm 2013.

Theo NHNN, đã có 9 ngân hàng được đưa vào diện tái cấu trúc, bao gồm 3 ngân hàng đã thực hiện hợp nhất là Đệ Nhất, Tín Nghĩa và Sài Gòn, NH Habubank – đã sáp nhập vào SHB, TienPhongBank (đã tự tái cơ cấu) Đại Tín, Nam Việt, Phương Tây, và GPBank.

Từ nay tới cuối năm nếu các đơn vị không có phương án phù hợp, NHNN cho biết sẽ có biện pháp bắt buộc. Riêng công ty tài chính sẽ có phương án sáp nhập với một số ngân hàng hoặc trở thành công ty con trực thuộc ngân hàng trong thời gian tới.

Ngoài ra, NHNN cũng được giao chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành hoàn thiện Đề án xử lý nợ xấu, báo cáo Chính phủ cho ý kiến trước khi trình Bộ Chính trị.

Theo ước tính của NHNN, mặc dù con số nợ xấu đã được giải quyết từ đầu năm đến nay khoảng 36.000 tỷ, nhưng con số nợ xấu của toàn ngành tính đến thời điểm cuối tháng 10 vẫn chiếm vào khoảng từ 8,8-10% tổng dư nợ. Trong số này, 84% nợ xấu là có tài sản đảm bảo và hiện tại các tổ chức tín dụng cũng đã trích lập được dự phòng rủi ro 70.000 tỷ đồng.Hiện tại, đề án thành lập Công ty mua bán nợ đã được hoàn thành và dự kiến trình Chính phủ thông qua trước 15/11. Khi công ty này đi vào hoạt động, số nợ xấu kỳ vọng được xử lý khoảng từ 60 nghìn đến 100 nghìn tỷ đồng.

Cũng trong chỉ đạo của Chính phủ lần này, NHNN được yêu cầu tăng cường dự trữ ngoại tệ, đáp ứng kịp thời nhu cầu sản xuất, kinh doanh và nhân dân về ngoại tệ trong những tháng cuối năm 2012.

Mạnh tay với hàng giả và đầu cơ, găm hàng

Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương tiếp tục đẩy mạnh việc giải ngân các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước, vốn Chương trình mục tiêu quốc gia, vốn trái phiếu Chính phủ. Riêng vốn Chương trình mục tiêu quốc gia năm 2012 cho phép giải ngân đến ngày 31/3/2013.

Chính phủ lưu ý đến việc quản lý thị trường cuối năm. Theo đó các bộ, cơ quan, địa phương phải phối hợp chặt chẽ trong quản lý, điều hành thị trường, giá cả, bảo đảm cân đối cung – cầu hàng hóa, dịch vụ, đặc biệt là giá thực phẩm trong những tháng cuối năm và dịp Tết Nguyên đán.

Cũng trong thời gian này, đối với những hành vi đầu cơ, găm hàng, đẩy giá lên cao, Thủ tướng yêu cầu phải xử lý nghiêm. Bộ Công Thương được giao làm tốt công tác kiểm tra, kiểm soát hàng nhập khẩu, chống gian lận thương mại, hàng giả, hàng kém chất lượng, bảo đảm cân đối đủ hàng hóa cho nhu cầu sản xuất – đời sống nhân dân và triển khai đồng bộ các giải pháp phù hợp để giảm hàng tồn kho.

Bộ này vừa rồi cho biết, theo báo cáo chưa đầy đủ từ Chi cục Quản lý thị trường các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, trong tháng 10, lực lượng Quản lý thị trường đã kiểm tra 12,5 nghìn trường hợp, xử lý 6,3 nghìn vụ vi phạm. Trong đó có 1,3 nghìn vụ buôn bán hàng lậu, hàng cấm; hơn 1 nghìn vụ hàng giả, kém chất lượng, vi phạm sở hữu trí tuệ, 2,7 nghìn vụ kinh doanh trái phép và 1,3 nghìn vụ vi phạm trong lĩnh vực giá với số thu 25,6 tỷ đồng.

Ưu tiên vốn người thu nhập thấp có nhà

Về hướng tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản, Chính phủ giao Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan và các địa phương kiểm tra, rà soát và phân loại các dự án đô thị và nhà ở; hướng dẫn việc tạm dừng hoặc điều chỉnh cơ cấu các dự án, quy mô căn hộ theo hướng tăng tỷ lệ các loại hình nhà ở xã hội để đáp ứng nhu cầu và khả năng thanh toán của người dân.

Đồng thời các Bộ ngành cũng được yêu cầu phải có đề xuất phương án giảm thuế thu nhập doanh nghiệp và việc giãn thời điểm nộp tiền sử dụng đất cho các doanh nghiệp đầu tư xây dựng nhà ở. Đặc biệt lưu ý đến đến chính sách hỗ trợ cho người thu nhập thấp mua nhà ở, từ đó gỡ nút cho bất động sản và đẩy mạnh việc tiêu thụ hàng vật liệu xây dựng tồn đọng. Mà điều cần làm là NHNN phải ưu tiên vốn cho phát triển nhà ở xã hội cho người có thu nhập thấp.

Bích Diệp

 

45% doanh nghiệp đưa hối lộ khi giao dịch với cơ quan công quyền

Bà Trần Thị Lan Hương, chuyên gia quản trị ngân hàng thế giới (WB) cho biết: “Kết qua điều tra doanh nghiệp của WB năm 2009 cho thấy tỷ lệ các doanh nghiệp ở Việt Nam đưa hối lộ khi giao dịch với các cơ quan công quyền là 45%…”.

Ngày 1/11, tai TP Cần Thơ diễn ra hội thảo “Công tác phòng chống tham nhũng ở địa phương – Thực trạng và giải pháp”, do Văn phòng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng và Bộ Phát triển Anh quốc tại Việt Nam phối hợp tổ chức. Đa số các đại biểu tham dự hội nghị đều khẳng định, tham nhũng còn rất phức tạp và tinh vi. 5 năm thực hiện luật phòng chống tham nhũng (PCTN), cơ quan chức năng đã phát hiện và xử lý 1.450 vụ tham nhũng trong cả nước, bình quân mỗi năm có 291 vụ. Nếu chia đều thì mỗi địa phương có 4,6 vụ tham nhũng/năm.

Ông Lê Hùng Dũng – Phó Chủ tịch thường trực UBND TP Cần Thơ – nhận định: “Tình hình tham nhũng còn phức tạp trên nhiều lĩnh vực, hành vi tham nhũng ngày càng tinh vi. Công tác chống tham nhũng còn hạn chế, giải pháp chưa thật tốt”.

Được biết 5 năm qua, thanh tra các cấp trong thành phố Cần Thơ tiến hành gần 850 cuộc thanh tra, kiểm tra trong các lĩnh vực; phát hiện sai phạm về kinh tế hơn 15 tỷ đồng; kiến nghị xử lý 16 tập thể và 107 cá nhân sai phạm. Công an TP Cần Thơ thụ lý, điều tra 18 vụ tham nhũng, khởi tố 28 bị can. Trong số này, tham ô 11 vụ, nhận hối lộ 6 vụ và lợi dụng chức vụ – quyền hạn 1 vụ.

Bà Trần Thị Lan Hương, chuyên gia quản trị ngân hàng thế giới (WB) cho biết: “Kết qua điều tra doanh nghiệp của WB năm 2009 cho thấy tỷ lệ các doanh nghiệp ở Việt Nam đưa hối lộ khi giao dịch với các cơ quan công quyền là 45%, con số này tại Thổ Nhĩ Kỳ là 11%, Indonesia 13%, Philippines 18%, Nga 29%…

Nhiều ý kiến tại hội thảo nói, người dân chưa tích cực tham gia tố cáo vì chưa tin vào việc xử lý của cơ quan chức năng hiện nay. Thậm chí có đại biểu còn cho rằng người bị tố cáo tham nhũng chưa bị xử lý thì người tố cáo đã bị xử lý trước, hoặc bị mời tới mời lui làm việc đến mức hết làm ăn, buôn bán.

Phát biểu khai mạc hội thảo, ông Trần Đức Lượng – Phó Tổng Thanh tra Chính phủ – nhận định: Việt Nam luôn xác định phòng chống tham nhũng là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên, được chỉ đạo thực hiện nghiêm túc ở các cấp, các ngành, các địa phương. Việc tổ chức hội thảo trước kỳ đối thoại về phòng chống tham nhũng nhằm  tạo cơ hội cho các địa phương, các tổ chức quốc tế, các cơ quan hữu quan ở trung ương chia sẻ kinh nghiệm, giải pháp trong công tác này.

 Công ty Luật Hưng Nguyên – theo dantri.com.vn