Vị thế của Việt Nam trong lĩnh vực đầu tư ra nước ngoài

Đầu tư ra nước ngoài trong thời gian gần đây ngày càng có xu hướng tăng lên. Tuy nhiên, để hoạt động đầu tư ra nước ngoài có hiệu quả cũng như khuyến khích doanh nghiệp trong nước đầu tư ra nước ngoài, nhiều ý kiến cho rằng cần thêm những cơ sở pháp lý và các quy định cụ thể cho phù hợp với thực tế.

Phóng viên TTXVN đã phỏng vấn Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Đào Quang Thu xung quanh vấn đề trên.

– Xin Thứ trưởng cho biết tình hình đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam hiện nay?

Thứ trưởng Đào Quang Thu: Tính đến nay, tổng vốn đăng ký đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam đạt trên 16,6 tỷ USD và vốn thực hiện 4 tỷ USD. Các hoạt động đầu tư ra nước ngoài tập trung phần lớn vào những ngành, lĩnh vực phù hợp với chiến lược phát triển của Việt Nam như dầu khí, thủy điện, trồng cây công nghiệp, viễn thông, sản xuất, xuất khẩu và tiêu thụ hàng hóa của Việt Nam tại nước ngoài…

Phần lớn các dự án đầu tư quy mô lớn đang trong giai đoạn triển khai thực hiện. Tuy nhiên cũng đã có một số dự án hoạt động hiệu quả và đạt được những lợi ích kinh tế nhất định cho nhà đầu tư. Đánh giá hiệu quả đầu tư ra nước ngoài không chỉ dựa trên hiệu quả mang ngoại tệ về cho nền kinh tế mà còn dựa vào hiệu quả dự án mang lại liên quan đến chiến lược của đất nước.

Tôi cũng nhấn mạnh rằng đầu tư ra nước ngoài là cần thiết, nó khẳng định vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế; góp phần thực hiện Chiến lược của đất nước và tìm kiếm lợi nhuận mang về cho đất nước, cho doanh nghiệp.

Về cơ chế quản lý nguồn vốn đầu tư ra nước ngoài, theo chỉ đạo của Chính phủ, các dự án đều phải được xem xét trên các nguyên tắc đảm bảo phù hợp với Chiến lược quốc gia và mang lại hiệu quả. Chính phủ đã ban hành đầy đủ các quy định pháp luật về quản lý dòng tiền ra, cơ chế quản lý đầu tư.

– Trong hoạt động đầu tư ra nước ngoài, doanh nghiệp Nhà nước vẫn chiếm ưu thế về nguồn vốn và dự án. Theo Thứ trưởng, việc quản lý chặt chẽ các dự án , đặc biệt là các dự án sử dụng vốn Nhà nước vẫn cần phải có thêm các quy định cụ thể nào nhằm phù hợp với thực tế?

Thứ trưởng Đào Quang Thu: Trong hoạt động đầu tư ra nước ngoài hiện nay, các doanh nghiệp Nhà nước vẫn là các đơn vị đi đầu trong các lĩnh vực thúc đẩy đầu tư của Việt Nam theo định hướng của Chính phủ. Các dự án của khối doanh nghiệp này đều là các dự án phù hợp với ngành nghề kinh doanh chính của doanh nghiệp thường có quy mô vốn đầu tư khá lớn, ngoài mục tiêu tìm kiếm lợi nhuận còn góp phần thực hiện các mục tiêu an ninh quốc phòng của quốc gia và định hướng chiến lược phát triển của ngành.

Các dự án của khối doanh nghiệp Nhà nước khi đầu tư ra nước ngoài phải tuân thủ các quy định chung của pháp luật về đầu tư ra nước ngoài và các quy định riêng về sử dụng vốn Nhà nước. Hệ thống văn bản hiện tại về đầu tư ra nước ngoài bao gồm các quy định về cấp phép, quản lý hoạt động, chuyển vốn đầu tư, vấn đề tài chính đã được các bộ, ngành liên quan xây dựng một cách tương đối đầy đủ, thậm chí một số lĩnh vực đặc thù như đầu tư ra nước ngoài trong lĩnh vực dầu khí, trong lĩnh vực khoa học công nghệ cũng có nhưng văn bản pháp luật điều chỉnh riêng.

Tuy nhiên, các quy định về quản lý đầu tư, kinh doanh vốn Nhà nước nói chung và đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp Nhà nước nói riêng cũng còn nhiều vấn đề bất cập, gây khó khăn cho công tác quản lý Nhà nước. Ngoài ra, do hoạt động đầu tư ra nước ngoài xảy ra ở ngoài biên giới lãnh thổ, còn chịu sự tác động của các quốc gia khác, quốc tế và khu vực, do đó, việc quản lý chặt chẽ các dự án này, đặc biệt là các dự án sử dụng vốn Nhà nước vẫn cần có thêm các quy định cụ thể phù hợp với thực tế, bảo đảm cho việc quản lý chặt chẽ và sử dụng có hiệu quả dòng vốn đầu tư này.

Song song với việc nghiên cứu, hoàn thiện thêm về hệ thống chính sách, theo tôi cần đẩy mạnh công tác phối hợp của các bộ, ngành, địa phương liên quan trong việc thực hiện công tác hậu kiểm đối với các dự án đầu tư ra nước ngoài theo các quy định đã có.

– Thứ trưởng cho biết định hướng đầu tư trực tiếp ra nước ngoài thời gian tới của Việt Nam như thế nào?

Thứ trưởng Đào Quang Thu: Định hướng đầu tư ra nước ngoài đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 236/QĐ-TTg ngày 20/02/2009 về Đề án “Thúc đẩy đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài.” Cụ thể, địa bàn đầu tư ra nước ngoài sẽ ưu tiên phát huy các tiềm năng từ bên ngoài phục vụ cho mục tiêu phát triển đất nước; trong đó chú trọng các nước có biên giới gần. Bên cạnh đó, tiếp tục khai thác và phát huy thế mạnh của các thành phần kinh tế Việt Nam trong đầu tư vào các thị trường truyền thống như Lào, Campuchia, các nước trong khu vực, Liên bang Nga…. Đồng thời từng bước mở rộng đầu tư sang các nước và thị trường mới như Mỹ Latinh, Đông Âu, châu Phi dựa trên cơ sở lợi thế so sánh và thực lực của các thành phần kinh tế Việt Nam.

– Vậy theo Thứ trưởng những lĩnh vực ưu tiên nào cần được chú trọng và cần thêm những chính sách gì để tạo điều kiện thuận lợi hơn cho công tác đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam trong thời gian tới?

Thứ trưởng Đào Quang Thu: Về lĩnh vực ưu tiên đầu tư ra nước ngoài, Chính phủ chỉ đạo, lựa chọn những ngành Việt Nam có lợi thế, phù hợp với Chiến lược như lĩnh vực năng lượng, sản xuất điện năng, khai thác tài nguyên thiên nhiên; trong đó đặc biệt chú trọng các lĩnh vực thăm dò khai thác dầu khí và khoáng sản khác, lĩnh vực nuôi, trồng, sản xuất, chế biến, xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp; trồng cây công nghiệp và chế biến các sản phẩm từ cây công nghiệp, viễn thông. Đồng thời, khuyến khích và hỗ trợ các dự án đầu tư ra nước ngoài đáp ứng được các yêu cầu trong nước về nguyên liệu phục vụ sản xuất và xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ của Việt Nam.

Chính phủ Việt Nam sẽ đưa ra những chính sách để tạo thuận lợi hơn cho công tác đầu tư ra nước ngoài. Cụ thể xác định rõ vai trò quản lý Nhà nước đối với lĩnh vực đầu tư ra nước ngoài. Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện khung pháp lý, chính sách về đầu tư ra nước ngoài nhằm tạo điều kiện thuận lợi và định hướng cho các doanh nhân và doanh nghiệp đầu tư ra nước ngoài an toàn và hiệu quả. Bên cạnh đó, cải tiến thủ tục hành chính đối với đầu tư ra nước ngoài theo hướng đơn giản thuận tiện, mở rộng hơn nữa các dự án thuộc diện đăng ký, giảm bớt sự can thiệp bằng các biện pháp hành chính ngay cả đối với các dự án sử dụng vốn nhà nước, tăng quyền chủ động, tự chịu trách nhiệm của doanh nghiệp.

Việc quy định đồng bộ các biện pháp khuyến khích và hỗ trợ đầu tư ra nước ngoài một cách cụ thể, trong đó đặc biệt chú trọng các biện pháp hỗ trợ về cung cấp thông tin về môi trường, cơ hội đầu tư nước sở tại, bảo hộ quyền lợi của doanh nghiệp đầu tư ra nước ngoài trong quá trình kinh doanh ở nước ngoài cũng là vấn đề cần thiết.

Mặt khác, tập trung vào công tác quản lý, giám sát dự án sau cấp phép; trong đó, quản lý chặt chẽ đối với dòng vốn đầu tư ra nước ngoài có sử dụng vốn Nhà nước, bảo đảm sử dụng vốn Nhà nước được công khai, minh bạch và hiệu quả.

Xin trân trọng cảm ơn Thứ trưởng!

Thúy Hiền (TTXVN)

Tổng quan về quá trình hình thành các vùng kinh tế trọng điểm

Một trong những nhân tố đột phá then chốt để đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước là có những chính sách hợp lý nhằm đẩy nhanh tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế, bao gồm cơ cấu ngành, cơ cấu thành phần kinh tế và cơ cấu vùng kinh tế. Yêu cầu đổi mới cơ cấu kinh tế của đất nước là một yêu cầu khách quan cấp thiết trong tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập kinh tế quốc tế. 

Từ nghiên cứu các đặc điểm về vị trí địa lý; điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên; đặc điểm và thực trạng kinh tế – xã hội của mỗi tỉnh/thành phố trong cả nước; các yếu tố tác động từ bên ngoài đến nền kinh tế của đất nước như: bối cảnh kinh tế, chính trị, văn hoá – xã hội của các nước trong khu vực và trên thế giới cũng như xu hướng toàn cầu hoá nhằm rút ra kết luận về những lợi thế, thời cơ phát triển cũng như những hạn chế, thách thức đối với sự phát triển kinh tế – xã hội của mỗi tỉnh/thành phố trong cả nước nhằm giúp cho việc hoạch định những chính sách phát triển mang tính đột phá trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế quốc dân.

Để thúc đẩy sự phát triển chung của cả nước cũng như tạo mối liên kết và phối hợp trong phát triển kinh tế – xã hội giữa các vùng kinh tế, Chính phủ Việt Nam đã và đang cố gắng lựa chọn một số tỉnh/ thành phố để hình thành nên vùng kinh tế trọng điểm quốc gia có khả năng đột phá, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội của cả nước với tốc độ cao và bền vững, tạo điều kiện nâng cao mức sống của toàn dân và nhanh chóng đạt được sự công bằng xã hội trong cả nước. Việc hình thành các vùng kinh tế trọng điểm là nhằm đáp ứng những nhu cầu của thực tiễn nói chung và đỏi hỏi của nền kinh tế nước ta nói riêng.

Theo hướng đó, cuối năm 1997 và đầu năm 1998, Thủ tướng Chính phủ đã lần lượt phê duyệt các quyết định số 747/1997/QĐ-TTg, 1018/1997/QĐ-TTg và Quyết định số 44/1998/QĐ-TTg về Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội ba vùng kinh tế trọng điểm quốc gia đến năm 2010, bao gồm vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ, Trung bộ và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Trong 3 vùng kinh tế trọng điểm này, có 13 tỉnh/thành phố được xếp vào quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội các vùng kinh tế trọng điểm.

Bảng 1. Số tỉnh được xếp vào vùng kinh tế trọng điểm theo các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ năm 1997 và năm 1998

I-Vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ

1

Hà Nội

2

Hưng Yên

3

Hải Phòng

4

Quảng Ninh

5

Hải Dương

II- Vùng kinh tế trọng điểm Trung bộ

1

Thừa Thiên – Huế

2

Đà Nẵng

3

Quảng Nam

4

Quảng Ngãi

III- Vùng kinh tế trọng điểm Nam bộ

1

TP. Hồ Chí Minh

2

Bình Dương

3

Bà Rịa -Vũng Tàu

4

Đồng Nai

Tổng số: 13

 

Trong Hội nghị các tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm Nam bộ ngày 20-21/6/2003, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định mở rộng ranh giới của vùng. Văn phòng Chính phủ sau đó đã ra Thông báo số 99/TB-VPCP ngày 02/7/2003 về kết luận của Thủ tướng Chính phủ bổ sung vào vùng kinh tế trọng điểm Nam bộ thêm 3 tỉnh: Tây Ninh, Bình Phước, Long An. Tổng diện tích vùng kinh tế trọng điểm sau khi bổ sung là 23.994,2 km2, bằng 7,3% diện tích cả nước. Dân số (tính đến năm 2002) là 12,3 triệu người, bằng 15,4% so với cả nước.

Trong Hội nghị các tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ ngày 14-15/7/2003, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định mở rộng ranh giới của vùng; sau đó Văn phòng Chính phủ đã ra thông báo số 108/TB-VPCP ngày 30/7/2003 về kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại Hội nghị, trong đó có quyết định “Đồng ý bổ sung 3 tỉnh: Hà Tây, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc vào vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ”. Tổng diện tích vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ sau khi bổ sung là 15.277 km2, bằng 4,64% diện tích và dân số (tính đến năm 2002) là 13,035 triệu người, bằng 16,35% so với cả nước.    

Vùng kinh tế trọng điểm Trung bộ, theo quyết định phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ số 1018/1997/QĐ-TTg ngày 29/11/1997, gồm thành phố Đà Nẵng và các tỉnh Thừa Thiên – Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi. Nay quy mô của vùng được mở rộng thêm tỉnh Bình Định. Như vậy, vùng có diện tích tự nhiên 27.879 km2, dân số năm 2002 có khoảng 6 triệu người, chiếm 8,47% về diện tích tự nhiên và khoảng 7,49% dân số so với cả nước.

Sự phát triển kinh tế – xã hội của đất nước trong những năm vừa qua có được sự tăng trưởng cao và ổn định là do đường lối đúng đắn của Đảng và Nhà nước. Song sự tăng trưởng đó một phần là do sự tác động qua lại không chỉ giữa các vùng kinh tế trọng điểm mà còn do những tác nhân quan trọng khác như: hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông bao gồm: đường bộ, đường thuỷ, sân bay, các bến, cảng v.v trong các vùng kinh tế trọng điểm và các tỉnh/ thành phố trong cả nước nhằm mục tiêu tác động cùng phát triển…

Trong quá trình hình thành và phát triển, các vùng kinh tế trọng điểm đang phát huy lợi thế, tạo nên thế mạnh của mình theo cơ cấu kinh tế mở, gắn với nhu cầu thị trường trong và ngoài nước, và không chỉ tạo ra động lực thúc đẩy sự chuyển dịch nhanh cơ cấu nền kinh tế quốc dân theo chiều hướng tích cực mà còn góp phần ổn định nền kinh tế vĩ mô, đặc biệt là hỗ trợ và thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội của các tỉnh lân cận trong vùng. Nhà nước tiếp tục thúc đẩy các vùng kinh tế trọng điểm phát huy vai trò đầu tàu tăng trưởng nhanh, đồng thời tạo điều kiện và đầu tư thích đáng hơn cho vùng nhiều khó khăn. Thống nhất quy hoạch phát triển trong cả nước, giữa các vùng, tỉnh, thành phố, tạo sự liên kết trực tiếp về sản xuất, thương mại, đầu tư, giúp đỡ kỹ thuật về nguồn nhân lực, nâng cao trình độ dân trí và đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội của vùng và khu vực, gắn chặt phát triển kinh tế – xã hội với bảo vệ, cải thiện môi trường và quốc phòng an ninh.

Nhận thức được vị trí, vai trò và tầm quan trọng của các vùng kinh tế trọng điểm trong quá trình phát triển kinh tế – xã hội của đất nước; để đảm bảo cho sự vận hành về phát triển kinh tế của từng vùng cũng như giữa các vùng một cách hiệu quả, ngày 18 tháng 02 năm 2004, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 20/2004/QĐ-TTg về việc thành lập Tổ chức điều phối phát triển các vùng kinh tế trọng điểm ở cấp Trung ương. Cơ cấu, bộ máy của Tổ chức điều phối phát triển các vùng kinh tế trọng điểm bao gồm: Ban Chỉ đạo điều phối phát triển các vùng kinh tế trọng điểm (gọi tắt là Ban Chỉ đạo) và các Tổ điều phối của các Bộ, ngành và địa phương trong vùng kinh tế trọng điểm.

Ngày 13 tháng 8 năm 2004, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành các Quyết định số 145, 146, 148/2004/QĐ-TTg về phương hướng chủ yếu phát triển kinh tế -xã hội vùng kinh tế trọng điểm đến năm 2010 và tầm nhìn năm 2020. Trong các quyết định này, quy mô của các vùng kinh tế trọng điểm đã được mở rộng thêm 7 tỉnh gồm Hà Tây, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh (Bắc bộ); Bình Định (Trung bộ) và Tây Ninh, Bình Phước, Long An (Nam bộ). Đồng thời, các quyết định này cũng thay thế cho các quyết định số 747/1997/QĐ-TTg, 1018/1997/QĐ-TTg và Quyết định số 44/1998/QĐ-TTg đã ban hành năm 1997 và năm 1998.

Bảng 2: Số tỉnh được xếp vào các vùng kinh tế trọng điểm theo các Quyết định 145, 146, 148/2004/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ:

I-Vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ

1

Hà Nội

2

Hưng Yên

3

Hải Phòng

4

Quảng Ninh

5

Hải Dương

6

Hà Tây

7

Bắc Ninh

8

Vĩnh Phúc

II- Vùng kinh tế trọng điểm Trung bộ

1

Thừa Thiên – Huế

2

Đà Nẵng

3

Quảng Nam

4

Quảng Ngãi

5

Bình Định

III- Vùng kinh tế trọng điểm Nam bộ

1

TP. Hồ Chí Minh

2

Bình Dương

3

Bà Rịa – Vũng Tàu

4

Đồng Nai

5

Tây Ninh

6

Bình Phước

7

Long An

Tổng số: 20

 

Nhằm tạo ra sự thống nhất, đồng bộ để đạt được hiệu quả cao trong phát triển kinh tế, xã hội, bảo vệ môi trường và bảo đảm quốc phòng, an ninh của các vùng kinh tế trọng điểm, thực hiện thành công định hướng phát triển của các vùng kinh tế trọng điểm được xác định trong Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội; chủ trương, chính sách, đường lối phát triển kinh tế – xã hội của Đảng và Nhà nước về phát triển ba vùng kinh tế trọng điểm ở nước ta, ngày 10 tháng 10 năm 2007, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 159/2007/QĐ-TTg, ban hành Quy chế phối hợp giữa các Bộ, ngành, địa phương đối với các vùng kinh tế trọng điểm. Theo Quyết định này, quy mô của Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam được mở rộng, bao gồm các tỉnh, thành phố: Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Dương, Tây Ninh, Bình Phước, Long An, Tiền Giang.

Tại kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XII, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết số 15/2008/QH12 về việc điều chỉnh địa giới hành chính thành phố Hà Nội và một số tỉnh có liên quan. Theo đó, từ ngày 1 tháng 8 năm 2008, hợp nhất toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của tỉnh Hà Tây vào thành phố Hà Nội. Như vậy, Vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ bao gồm 7 tỉnh: Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh.

Ngày 16 tháng 4 năm 2009, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án thành lập vùng kinh tế trọng điểm vùng đồng bằng sông Cửu Long gồm 4 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương là: thành phố Cần Thơ, tỉnh An Giang, tỉnh Kiên Giang và tỉnh Cà Mau. Theo đó, xây dựng Vùng kinh tế trọng điểm vùng đồng bằng sông Cửu Long trở thành vùng phát triển năng động, có cơ cấu kinh tế hiện đại, có đóng góp ngày càng lớn vào nền kinh tế của đất nước, góp phần quan trọng vào việc xây dựng cả vùng đồng bằng sông Cửu Long giàu mạnh, các mặt văn hoá, xã hội tiến kịp mặt bằng chung của cả nước; bảo đảm ổn định chính trị và an ninh quốc phòng vững chắc.

Bảng 3: Số tỉnh được xếp vào các vùng kinh tế trọng điểm cho đến nay:

I – Vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ

1

Hà Nội

2

Hưng Yên

3

Hải Phòng

4

Quảng Ninh

5

Hải Dương

6

Bắc Ninh

7

Vĩnh Phúc

II- Vùng kinh tế trọng điểm Trung bộ

1

Thừa Thiên – Huế

2

Đà Nẵng

3

Quảng Nam

4

Quảng Ngãi

5

Bình Định

III- Vùng kinh tế trọng điểm Nam bộ

1

TP. Hồ Chí Minh

2

Bình Dương

3

Bà Rịa – Vũng Tàu

4

Đồng Nai

5

Tây Ninh

6

Bình Phước

7

Long An

8

Tiền Giang

IV- Vùng kinh tế trọng điểm

vùng đồng bằng sông Cửu Long

1

  TP. Cần Thơ

2

  An Giang

3

  Kiên Giang

4

  Cà Mau

Tổng số: 24

Bản đăng ký lại doanh nghiệp và dự án đầu tư

Phụ lục I-13

Bản đăng ký lại doanh nghiệp và dự án đầu tư

(đối với trường hợp đăng ký lại của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được cấp Giấy phép đầu tư trước ngày 01/7/2006)

  

     CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

 BẢN ĐĂNG KÝ LẠI DOANH NGHIỆP VÀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ

 

[01]     Kính gửi:
[02] Nhà đầu tư:
Đang thực hiện dự án đầu tư theo Giấy phép đầu tư (số, ngày, nơi cấp)

Đăng ký lại doanh nghiệp và dự án đầu tư  với nội dung sau:

(Ghi nội dung liên quan quy định tại Giấy phép đầu tư, các Giấy phép điều chỉnh đã cấp hoặc các đề nghị điều chỉnh, bổ sung nếu có trong các mục dưới đây)

I. Nội dung đăng ký lại doanh nghiệp

[03] 1. Tên doanh nghiệp:
[04] 2. Địa chỉ trụ sở chính:
[05] Chi nhánh/Văn phòng đại diện (nếu có)
[06] 3. Loại hình doanh nghiệp:
[07] 4. Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp:
[08] 5. Ngành, nghề kinh doanh:
[09] 6. Vốn của doanh nghiệp:
[10] 7. Vốn pháp định:
II. Nội dung dự án đầu tư:
[11] 1. Tên dự án đầu tư:
[12] 2. Địa điểm thực hiện dự án:             ; Diện tích đất sử dụng:
[13] 3. Mục tiêu và quy mô của dự án:
[14] 4. Vốn đầu tư thực hiện dự án:
[15] Trong đó: Vốn góp để thực hiện dự án
[16] 5. Thời hạn hoạt động của dự án:
[17] 6. Tiến độ thực hiện dự án:
[18] 7. Kiến nghị được hưởng ưu đãi đầu tư:

III. Các nhà đầu tư cam kết:

1. Về tính chính xác của nội dung hồ sơ đăng ký lại doanh nghiệp và dự án đầu tư;

2. Chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật Việt Nam và các quy định của Giấy chứng nhận đầu tư

….. …, ngày …… tháng …… năm …….

[19]

NHÀ ĐẦU TƯ

[20] Hồ sơ kèm theo: