Danh bạ Viện kiểm sát nhân dân

Viện Kiểm Sát Nhân Dân Quận 1 TP Hồ Chí Minh
Địa chỉ: 29 Nguyễn trung Ngạn, P. Bến Nghé, Quận 1
Điện thoại: 39106439 – 39106438
Viện Kiểm Sát Nhân Dân TP Hồ Chí Minh
số 131 đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh
Điện thoại: 38298290
Viện Kiểm Sát Nhân Dân tỉnh Quảng Ngãi
Địa chỉ: 04 Tôn Đức Thắng – Tp. Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi
Điện thoại: 055.3822404
Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Quảng Bình
phường Bắc Lý, TP. Đồng Hới.
ĐT: 052. 3822565.
Viện Kiểm Sát Nhân Dân tỉnh Bình Định
Địa chỉ: 119 Lê Lợi – TP. Quy Nhơn
điện thoại: 056. 822608
Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Bến Tre
Đại lộ Đồng Khởi, Phú Khương, Tp Bến Tre
Điện thoại: 075.3 822.446
Viện Kiểm Sát Nhân Dân Tỉnh Khánh Hòa
số 3 Biệt Thự, TP. Nha Trang;
điện thoại: 058.3522211
Viện kiểm sát nhân dân Bình Dương
Địa chỉ: 56 Bạch Đằng, Phú Cường, thị xã Thủ Dầu Một
Điện thoại: 0650 822649 – Fax: 0650 827697
Email: contact@binhduong.gov.vn
Viện Kiểm sát Nhân dân Hà Giang
Địa chỉ: phường Trần Phú, thị xã Hà Giang, tỉnh Hà Giang
Điện thoại: 019 866283
Fax: 019 867221
Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Hậu Giang
Địa chỉ: Số 09, đường 3/2, phường 5, thị xã Vị Thanh tỉnh Hậu Giang.
Điện thoại : (0711).878864 ; 870096
Fax: (0711).878864
Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Quảng Ninh
Đường Nguyễn Văn Cừ, thành phố Hạ Long, Tỉnh Quảng Ninh.
Số điện thoại liên hệ: 0333837004
Email: tk_quangninh@vksndtc.gov.vn
VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỈNH AN GIANG
số 105B Trần Hưng Đạo, phường Mỹ Bình, TP Long Xuyên, tỉnh An Giang.
Điện thoại: (076)3852221-106 , Fax (076)3856055.

Luật sư Hà Nội tư vấn về tội Nguời chưa thành niên trộm cắp tài sản

Công ty luật Hà Nội – Văn phòng luật sư Hưng Nguyên

Cháu có 1 người bạn sinh năm 1996. Nhiều lần đã phải viết bản kiểm điểm trên phường và cách đây 1 tuần đã phạm phải tội trộm cắp tài sản. Nhưng chưa lấy được mới chỉ vào nhà dân và bị bắt đưa lên phường. Hiện giờ đang bị tạm giam ở quận. Cháu muốn hỏi với tội danh này thì xẽ bị xử lý ra sao? Liệu bạn cháu có phải đi trại cải tạo không?

Luật sư tư vấn trả lời

 Điều 138 Bộ luật Hình sự năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) có quy định về Tội trộm cắp tài sản như sau:

“1. Người nào trộm cắp tài sản của người khác có giá trị từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:

a) Có tổ chức;

b) Có tính chất chuyên nghiệp;

c) Tái phạm nguy hiểm;

d) Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm;

đ) Hành hung để tẩu thoát;

e) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;

g) Gây hậu quả nghiêm trọng.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:

a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;

b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân:

a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;

b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng”.

Như vậy, với hành vi vào nhà dân thực hiện hành vi trộm cắp tài sản mặc dù chưa lấy vẫn có thể phạm tội trộm cắp tài sản theo quy định tại Điều 138 nói trên.

Tuy nhiên, việc xác định hành vi bạn của bạn có phạm tội trộm cắp tài sản theo quy định tại Điều 138 hay không cơ quan công an phải chứng minh được rất nhiều vấn đề, ví dụ như bạn của bạn vào nhà dân này nhằm mục đích gì, giá trị tài sản trong nhà, tuổi bạn của bạn, rồi phải làm rõ việc trước khi bạn của bạn thực hiện hành vi này đã bị xử phạt hành chính hay bị kết án về các tội chiếm đoạt tài sản hay chưa, xác định giá trị tài sản định chiếm đoạt… Trong trường hợp bạn của bạn vào nhà dân để trộm cắp tài sản mà chưa lấy được gì thì tội trộm cắp tài sản vẫn chưa hoàn thành, tùy vào trường hợp cụ thể mà có thể dừng ở giai đoạn chuẩn bị phạm tội và phạm tội chưa đạt, và hình phạt sẽ thấp hơn so với khi bạn của bạn đã trộm cắp được tài sản. Theo quy định của khoản 2 và khoản 3 Điều 52 Bộ luật Hình sự thì mức hình phạt được xác định cụ thể như sau:

“2. Đối với trường hợp chuẩn bị phạm tội, nếu điều luật được áp dụng có quy định hình phạt cao nhất là tù chung thân hoặc tử hình, thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng là không quá hai mươi năm tù; nếu là tù có thời hạn thì mức hình phạt không quá một phần hai mức phạt tù mà điều luật quy định.

3. Đối với trường hợp phạm tội chưa đạt, nếu điều luật được áp dụng có quy định hình phạt cao nhất là tù chung thân hoặc tử hình, thì chỉ có thể áp dụng các hình phạt này trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng; nếu là tù có thời hạn thì mức hình phạt không quá ba phần tư  mức phạt tù mà điều luật quy định”.

Như vậy, về hình thức xử lý, loại hình phạt và mức phạt áp dụng cụ thể sẽ tùy thuộc hành vi của bạn có phạm tội trộm cắp tài sản hay không và dừng lại ở giai đoạn phạm tội nào.

Còn về câu hỏi liệu bạn của bạn có phải vào trại cải tao hay không thì còn phụ thuộc vào hình phạt (trên cơ sở hành vi phạm tội thực tế) mà Tòa án áp dụng đối với bạn của bạn, vào nhân thân bạn của bạn, vào các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ… cũng có thể là tù giam, cũng có thể được hưởng án treo./.

Luat su ha noi, cong ty luat ha noi, dich vu luat ha noi, van phong luat su ha noi

Công ty luật Hưng Nguyên giới thiệu một số văn bản luật về Môi trường

Công ty luật tại Hà Nội – Văn phòng luật sư Hưng Nguyên giới thiệu một số văn bản luật về môi trường

Số/Ký hiệu Ngày ban hành Trích yếu
27/2013/NĐ-CP 29/03/2013 Quy định điều kiện của tổ chức hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường
25/2013/NĐ-CP 29/03/2013 Về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải
18/2013/QĐ-TTg 29/03/2013 Về cải tạo, phục hồi môi trường và ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường đối với hoạt động khai thác khoáng sản
21/2013/NĐ-CP 04/03/2013 Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường
08/2013/QĐ-UBND 01/02/2013 Về việc phân định các nhiệm vụ chi về bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
2/2013/QĐ-TTg 14/01/2013 Ban hành Quy chế hoạt động ứng phó sự cố tràn dầu
11/2013/NĐ-CP 14/01/2013 Về quản lý đầu tư phát triển đô thị
04/2013/QĐ-TTg 14/01/2013 Về thẩm quyền Quyết định danh mục và biện pháp xử lý cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng
44/2012/QĐ-UBND Về việc thu phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản trên địa bàn thành phố Hà Nội
30/2012/TT-BKHCN 28/12/2012 Quy định yêu cầu về an toàn hạt nhân đối với thiết kế nhà máy điện hạt nhân
56/2012/TT-BGTVT 27/12/2012 Quy định về kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ

Văn phòng luật sư tại Hà Nội – Công ty luật Hưng Nguyên