Luật sư tư vấn thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất.

Xin chào Luật sư, tôi có một câu hỏi như sau: Tôi và chồng kết hôn năm 1992, vợ chồng tôi chúng tôi ở chung với bố mẹ chồng. Trước khi kết hôn, bố mẹ chồng có hứa sẽ cho vợ chồng chúng tôi mảnh đất phía sau nhà hiện đang ở. Trong thời gian ở cùng bố mẹ chồng, vợ chồng tôi có xây dựng nhà ở trên phần đất của bố mẹ chồng. Năm 1990, vợ chồng chúng tôi cùng các con dọn ra ở riêng do tôi phải chuyển công tác. Năm 2020, chồng tôi mất do bị bệnh. Ngôi nhà trên phần đất mà bố mẹ chồng tôi đang ở do em gái chồng tôi đang sử dụng làm đất canh tác và để ở. Bố mẹ chồng tôi mới mất năm ngoái, hiện tại vợ chồng tôi phát hiện em gái đã bán mảnh đất đang ở có cả phần đất mà ông bà hứa để lại cho vợ chồng chúng tôi. Vì vậy, tôi muốn hỏi vợ chồng tôi có thể lấy lại phần đất phía sau nhà mà ông bà đã hứa để lại cho chúng tôi hay không? Và phần đất ở phía trước chúng tôi có được hưởng một phần hay không?

Công ty Luật Hưng Nguyên xin chân thành cảm ơn chị đã gửi yêu cầu tư vấn tới công ty. Căn cứ vào nội dung yêu cầu tư vấn gửi đến, chúng tôi xin tư vấn như sau:

  1. Về phần đất là nơi vợ chồng chị từng ở cùng ông bà được xử lý như thế nào theo quy định của pháp luật?

Thứ nhất, về phần đất của bố mẹ chồng chị. Điều 459 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về tặng cho bất động sản như sau:

“Điều 459. Tặng cho bất động sản

  1. Tặng cho bất động sản phải được lập thành văn bản có công chứng, chứng thực hoặc phải đăng ký, nếu bất động sản phải đăng ký quyền sở hữu theo quy định của luật.”

Như vậy, theo quy định trên, do bố mẹ chồng chị mới chỉ hứa cho anh chị đất mà chưa thực hiện các thủ tục tặng cho tài sản theo quy định của pháp luật nên trong trường hợp này về nguyên tắc thì phần tài sản trên vẫn thuộc quyền sở hữu hợp pháp của hai ông bà.

Thứ hai, về phần tài sản là căn nhà do ông bà và anh chị đã từng chung sống. Nếu anh chị có căn cứ chứng minh công sức đóng góp xây dựng căn nhà thì anh chị có thể giải quyết theo các phương án sau?

  • Phương án 1: Anh chị có thể thỏa thuận với em gái để đề nghị em gái hoàn lại giá trị căn nhà ở thời điểm hiện tại tương ứng với tỷ lệ công sức mà anh chị đã có công xây dựng trước đó.
  • Phương án 2: Theo quy định tại Khoản 1 Điều 212 và Điều 208 Bộ luật dân sự 2015, do vợ chồng anh chị có công sức đóng góp, tạo lập nên căn nhà nên chị có thể thỏa thuận với em gái để xác lập quyền sở hữu chung đối với căn nhà đó.
  1. Về việc ông bà mất không để lại di chúc thì phần tài sản trên được giải quyết như thế nào?

Đối với trường hợp ông bà mất không để lại di chúc thì tài sản thừa kế trên sẽ được chia theo quy định của pháp luật.

Điều 651. Người thừa kế theo pháp luật

  1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
  2. a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
  3. b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
  4. c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
  5. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.
  6. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.”

Như vậy, những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất sẽ được hưởng phần di sản bằng nhau. Luật dân sự không phân biệt quyền thừa kế theo pháp luật của con trong giá thú hay ngoài giá thú đối với di sản của cha để lại.

Vì vậy, nếu có đầy đủ chứng cứ để chứng minh một người là con của người để lại di sản thì người này vẫn được pháp luật bảo vệ quyền được hưởng thừa kế. Mặt khác, chồng chị chết trước người để lại di sản thừa kế là bố mẹ chồng thì theo quy định của pháp luật tại Điều 652 BLDS về thừa kế thế vị, cháu sẽ được hưởng phần di sản này.

Trên đây là nội dung tư vấn của Công ty Luật Hưng Nguyên cho câu hỏi của quý khách hàng. Trong trường hợp có vấn đề chưa rõ, quý khách xin vui lòng liên hệ với chúng tôi. Chúng tôi sẵn sàng giải đáp.

Địa chỉ: Công ty Luật TNHH Hưng Nguyên, số 14N2, ngõ 90 Nguyễn Tuân, phường Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

Điện thoại: 098 775 6263

Email: Congtyluathungnguyen@gmail.com

Web: http://congtyluathungnguyen.com

 

Thủ tục thu hồi Giấy chứng nhận đã cấp không đúng quy định của pháp luật đất đai

Thủ tục thu hồi Giấy chứng nhận đã cấp không đúng quy định của pháp luật đất đai do người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất phát hiện
1. Trình tự thực hiện
a) Người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất nộp hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận.
Trường hợp nhận hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ thì trong thời gian tối đa 03 ngày, cơ quan tiếp nhận, xử lý hồ sơ phải thông báo và hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định.
b) Cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận thông báo bằng văn bản cho cơ quan thanh tra cùng cấp thẩm tra;
c) Cơ quan thanh tra có văn bản kết luận Giấy chứng nhận đã cấp không đúng quy định của pháp luật thì thông báo cho người sử dụng đất biết rõ lý do; sau 30 ngày kể từ ngày gửi thông báo cho người sử dụng đất mà không có đơn khiếu nại thì ra quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đã cấp (trừ trường hợp người được cấp Giấy chứng nhận đã thực hiện thủ tục chuyển đổi, chuyển nhượng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất hoặc chuyển mục đích sử dụng đất và đã được giải quyết theo quy định của pháp luật).
d) Văn phòng đăng ký đất đai thực hiện việc thu hồi và quản lý Giấy chứng nhận đã thu hồi theo quyết định thu hồi Giấy chứng nhận của cơ quan có thẩm quyền.
2. Cách thức thực hiện
Người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất nộp hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận.
3. Thành phần, số lượng hồ sơ
a) Thành phần hồ sơ bao gồm:
1. Đơn phản ánh việc cấp Giấy chứng nhận không đúng quy định.
2. Bản gốc Giấy chứng nhận đã cấp.
b) Số lượng hồ sơ: 1 bộ
4.  Thời hạn giải quyết: Không quy định
5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính
– Tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện dự án đầu tư.
– Hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam.
6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: 
a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định:
– Ủy ban nhân dân cấp tỉnh Bắc Giang đối với Giấy chứng nhận đã cấp cho tổ chức, cơ sở tôn giáo; người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện dự án đầu tư; tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao.
– Sở Tài nguyên và Môi trường:
+ Đối với trường hợp được UBND tỉnh ủy quyền;
+ Đối với trường hợp người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất đã được cấp Giấy chứng nhận và thực hiện các quyền của người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất mà phải cấp mới Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và cấp đổi, cấp lại Giấy chứng nhận.
– Ủy ban nhân dân cấp huyện đối với Giấy chứng nhận đã cấp cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam.
b) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Văn phòng đăng ký đất đai hoặc Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai; Chi cục quản lý đất đai.
c) Cơ quan phối hợp: Cơ quan thanh tra; Phòng Tài nguyên và Môi trường.
7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính. 
– Ghi vào sổ địa chính và lập hồ sơ để Nhà nước quản lý.
– Quyết định thu hồi Giấy chứng nhận.
8. Lệ phí: Không
9.Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không
10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): Không
 11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính
– Thông tư số 24/2014/TT-BTNMT ngày 19/5/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường; có hiệu lực từ ngày 05/7/2014.
– Thông tư số 23/2014/TT-BTNMT ngày 19/5/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường; có hiệu lực từ ngày 05/7/2014.
– Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Đất đai.
– Luật Đất đai năm 2013.

Tác giả bài viết: So TN&MT

Thủ tục đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho người nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất, mua nhà ở, công trình xây dựng

Thủ tục đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho người nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất, mua nhà ở, công trình xây dựng trong các dự án phát triển nhà ở.
1. Trình tự thực hiện
a) Đối với chủ đầu tư dự án phát triển nhà ở
– Sau khi hoàn thành công trình, chủ đầu tư dự án phát triển nhà ở có trách nhiệm gửi hồ sơ đến Sở Tài nguyên và Môi trường.
Trường hợp nhận hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ thì trong thời gian tối đa 03 ngày, cơ quan tiếp nhận, xử lý hồ sơ phải thông báo và hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định.
– Trong thời gian không quá 30 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ, Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm kiểm tra hiện trạng sử dụng đất, nhà ở và công trình đã xây dựng và điều kiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất, bán nhà ở của chủ đầu tư dự án.
– Sau khi hoàn thành kiểm tra, Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm:
+ Gửi thông báo cho chủ đầu tư dự án về kết quả kiểm tra;
+ Gửi thông báo kèm theo sơ đồ nhà đất đã kiểm tra cho Văn phòng đăng ký đất đai để làm thủ tục đăng ký nhà, đất cho bên mua đối với các trường hợp đủ điều kiện theo quy định của pháp luật.
– Chủ đầu tư dự án phát triển nhà ở nộp hồ sơ thay cho người nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất, mua nhà ở, công trình xây dựng hoặc cung cấp hồ sơ cho bên mua để tự đi đăng ký.
b) Đối với người nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất, mua nhà ở, công trình xây dựng:
Người nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất, mua nhà ở, công trình xây dựng nộp hồ sơ tại Văn phòng đăng ký hoặc hoặc cơ quan tiếp nhận hồ sơ theo quy định của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Trường hợp nhận hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ thì trong thời gian tối đa 03 ngày, cơ quan tiếp nhận, xử lý hồ sơ phải thông báo và hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định.
c) Văn phòng đăng ký đất đai có trách nhiệm thực hiện các công việc sau:
– Kiểm tra các giấy tờ pháp lý trong hồ sơ; xác nhận đủ điều kiện hay không đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất vào đơn đăng ký;
– Gửi số liệu địa chính đến cơ quan thuế để xác định nghĩa vụ tài chính (nếu có);
– Cập nhật thông tin vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai (nếu có);
– Chuẩn bị hồ sơ để trình cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận;
– Yêu cầu chủ đầu tư dự án nộp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đã được cấp để chỉnh lý vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai.
d) Văn phòng đăng ký đất đai chuyển Giấy chứng nhận tới “Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả” để trao cho người được cấp.
2. Cách thức thực hiện
Chủ đầu tư hoặc người nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất, mua nhà ở, công trình xây dựng của Chủ đầu tư dự án phát triển nhà nộp hồ sơ tại Văn phòng đăng ký đất đai cấp tỉnh thông qua “Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả” của Sở Tài nguyên và Môi trường hoặc Văn phòng đăng ký đất đai chi nhánh tại cấp huyện thông qua “Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả” của UBND cấp huyện.
3. Thành phần, số lượng hồ sơ
a)Thành phần hồ sơ đối với Chủ đầu tư dự án phát triển nhà ở:
1. Quyết định phê duyệt dự án hoặc quyết định đầu tư hoặc giấy phép đầu tư hoặc giấy chứng nhận đầu tư;
2. Quyết định phê duyệt quy hoạch xây dựng chi tiết tỷ lệ 1/500; giấy phép xây dựng (nếu có);
3. Giấy chứng nhận hoặc quyết định giao đất, cho thuê đất của cơ quan có thẩm quyền; chứng từ thực hiện nghĩa vụ tài chính của chủ dự án phát triển nhà ở (trừ trường hợp được miễn hoặc chậm nộp theo quy định của pháp luật);
4. Sơ đồ nhà, đất đã xây dựng là bản vẽ mặt bằng hoàn công hoặc bản vẽ thiết kế mặt bằng có kích thước các cạnh của từng căn hộ đã bán phù hợp với hiện trạng xây dựng và hợp đồng đã ký; danh sách các căn hộ, công trình xây dựng để bán (có các thông tin số hiệu căn hộ, diện tích đất, diện tích xây dựng và diện tích sử dụng chung, riêng của từng căn hộ); trường hợp nhà chung cư thì sơ đồ phải thể hiện phạm vi (kích thước, diện tích) phần đất sử dụng chung của các chủ căn hộ, mặt bằng xây dựng nhà chung cư, mặt bằng của từng tầng, từng căn hộ;
5. Báo cáo kết quả thực hiện dự án.
b) Thành phần hồ sơ đối với người mua nhà:
1. Đơn đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo Mẫu số 04/ĐK;
2. Hợp đồng về chuyển nhượng quyền sử dụng đất, mua bán nhà ở, công trình xây dựng theo quy định của pháp luật;
3. Biên bản bàn giao nhà, đất, công trình xây dựng.
b) Số lượng hồ sơ: 1 bộ
4. Thời hạn giải quyết
– Trong thời hạn không quá 30 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.
– Đối với các xã miền núi thì thời gian thực hiện được tăng thêm 15 ngày.
Kết quả giải quyết thủ tục hành chính phải trả cho người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất trong thời hạn không quá 03 ngày làm việc kể từ ngày có kết quả giải quyết.
5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính
– Tổ chức, cơ sở tôn giáo; người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện dự án đầu tư;.
– Hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam.
6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính
– Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Tài nguyên và Môi trường
– Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Văn phòng đăng ký đất đai hoặc Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai; Chi cục Quản lý đất đai.
– Cơ quan phối hợp (nếu có): Phòng Tài nguyên và Môi trường, cơ quan quản lý nhà nước về nhà ở, xây dựng; cơ quan Thuế; Kho bạc.
7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính
– Ghi vào sổ địa chính và lập hồ sơ để Nhà nước quản lý.
– Giấy chứng nhận.
8. Lệ phí
Lệ phí địa chính và Lệ phí thẩm định cấp quyền sử dụng đất: mức thu quy định tại Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh.
9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai  
– Mẫu số 04a/ĐK: Đơn đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
– Mẫu số 04b/ĐK: Danh sách người sử dụng chung thửa đất, chủ sở hữu chung tài sản gắn liền với đất.
(Ban hành kèm theo Thông tư số 24/2014/TT-BTNMT và công khai trên Trang thông tin điện tử của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Tổng cục Quản lý đất đai)
– Hợp đồng mua bán căn hộ chung cư (Ban hành kèm theo Thông tư số 03/2014/TT-BXD của Bộ xây dựng).
10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): Không
11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
– Thông tư số 03/2014/TT-BXD ngày 20 tháng 02 năm 2014 của Bộ xây dựng; có hiệu lực từ ngày 08/4/2014.
– Luật Đất đai năm 2013.
– Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Đất đai
– Thông tư số 24/2014/TT-BTNMT ngày 19/5/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường; có hiệu lực từ ngày 05/7/2014.
– Thông tư số 23/2014/TT-BTNMT ngày 19/5/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường; có hiệu lực từ ngày 05/7/2014.
– Thông tư số 02/2014/TT-BTC ngày 02/01/2014 của Bộ Tài chính; có hiệu lực từ ngày 17/02/2014.

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Mẫu số 04a/ĐK
PHẦN GHI CỦA NGƯỜI NHẬN HỒ SƠ

Đã kiểm tra nội dung đơn đầy đủ, rõ ràng, thống nhất với giấy tờ xuất trình.
Vào sổ tiếp nhận hồ sơ số:……Quyển….

Ngày…… / …… / …….…
Người nhận hồ sơ
(Ký và ghi rõ họ, tên)

ĐƠN ĐĂNG KÝ, CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT, QUYỀN SỞ HỮU NHÀ Ở VÀ TÀI SẢN KHÁC GẮN LIỀN VỚI ĐẤT
Kính gửi:…………………………………………………………………
I. PHẦN KÊ KHAI CỦA NGƯỜI ĐĂNG KÝ
(Xem kỹ hướng dẫn viết đơn trước khi kê khai; không tẩy xoá, sửa chữa trên đơn)
1. Người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất, người quản lý đất
1.1. Tên (viết chữ in hoa):………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………
1.2. Địa chỉ thường trú (1): ……………………….……………………
2. Đề nghị: – Đăng ký QSDĐ                       Đăng ký quyền quản lý đất
                   – Cấp GCN đối với đất              Cấp GCN đối với tài sản trên đất
(Đánh dấu √ vào ô trống lựa chọn)
3. Thửa đất đăng ký (2) …………………………………………………..
3.1.Thửa đất số: …………….………..….….; 3.2. Tờ bản đồ số: …….….…;
3.3. Địa chỉ tại: ……………………………………………………………………………………………;
3.4. Diện tích: …….………….. m2;  sử dụng chung: …………………. m2;  sử dụng riêng: ………………. m2;
3.5. Sử dụng vào mục đích: ………………………………….., từ thời điểm: …………………….;
3.6. Thời hạn đề nghị được sử dụng đất: ……………………………………………………………;
3.7. Nguồn gốc sử dụng (3):………………………………………………………………………………….;
3.8. Có quyền sử dụng hạn chế đối với thửa đất số……., của ……….., nội dung quyền sử dụng……………………………………………………………………..;
4. Tài sản gắn liền với đất (Chỉ kê khai nếu có nhu cầu được chứng nhận quyền sở hữu tài sản)
4.1. Nhà ở, công trình xây dựng khác:
a) Loại nhà ở, công trình(4): ………………………………………………………………………………………………………….. ;
b) Diện tích xây dựng: ……………. (m2);
c) Diện tích sàn (đối với nhà) hoặc công suất (đối với công trình khác): ………………………………………………….. ;
d) Sở hữu chung: ………………………………. m2,  sở hữu riêng: ……………………………………………………….  m2;
đ) Kết cấu:………………………………………….; e) Số tầng: ………………………………………………………………… ;
g) Thời hạn sở hữu đến: ……………………………………………………………………………………………………………….
(Trường hợp có nhiều nhà ở, công trình xây dựng khác thì chỉ kê khai các thông tin chung và tổng diện tích của các nhà ở, công trình xây dựng; đồng thời lập danh sách nhà ở, công trình kèm theo đơn)
4.2. Rừng sản xuất là rừng trồng: 4.3. Cây lâu năm:
 a) Loại cây chủ yếu: ……………………..;
b) Diện tích: ……………………. m2;
c) Nguồn gốc tạo lập:
– Tự trồng rừng:
– Nhà nước giao không thu tiền:
– Nhà nước giao có thu tiền:
– Nhận chuyển quyền:
   – Nguồn vốn trồng, nhận quyền: ………………
d) Sở hữu chung: .…… m2,  Sở hữu riêng: .…… m2;
đ) Thời hạn sở hữu đến: ………………………….
a) Loại cây chủ yếu:………………;
b) Diện tích: ……………………. m2;
c) Sở hữu chung:.………… m2,
Sở hữu riêng:……………… m2 ;
d) Thời hạn sở hữu đến: …………….
5. Những giấy tờ nộp kèm theo: …………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………………………………………………………………….
6. Có nhu cầu ghi nợ đối với loại nghĩa vụ tài chính: ………..…………………………………
Đề nghị khác : …………………………..…………………………………………………….

Tôi xin cam đoan nội dung kê khai trên đơn là đúng sự thật, nếu sai tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.

……………, ngày …. tháng  năm ……
Người viết đơn
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu nếu có)
II. XÁC NHẬN CỦA UỶ BAN NHÂN DÂN XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN 5
(Xác nhận đối với trường hợp hộ gia đình cá nhân, cộng đồng dân cư; người Việt Nam định cư ở nước ngoài sở hữu nhà ở, trừ trường hợp mua nhà, đất của tổ chức đầu tư xây dựng nhà ở để bán)
1. Nội dung kê khai so với hiện trạng: ……………………………………………………………………………………….. …
2. Nguồn gốc sử dụng đất: ……………………………………………………………………………………..
3. Thời điểm sử dụng đất vào mục đích đăng ký :………………………………….. ..
4. Thời điểm tạo lập tài sản gắn liền với đất :………………………………………….
5. Tình trạng tranh chấp đất đai, tài sản gắn liền với đất:.……….………………………………..
6. Sự phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng: …..……………………………….
7.ội dung khác :…………………………………………………………………………….
Ngày……. tháng…… năm ……
Công chức địa chính
(Ký, ghi rõ họ, tên)
Ngày……. tháng…… năm ……
TM. Uỷ ban nhân dân
Chủ tịch
(Ký tên, đóng dấu)
(Trường hợp có giấy tờ về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất thì không xác nhận các nội dung tại các Điểm 2, 3, 4, 5, 6 và 7 Mục này; đăng ký riêng về đất thì không xác nhận nội dung Điểm 4; đăng ký riêng tài sản thì không xác nhận nội dung Điểm 2 và Điểm 3 Mục này )
III. Ý KIẾN CỦA CƠ QUAN ĐĂNG KÝ ĐẤT ĐAI
  …………………………………………………………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………………………………………………………….
(Phải nêu rõ có đủ hay không đủ điều kiện cấp GCN, lý do và căn cứ pháp lý áp dụng; trường hợp thửa đất có vườn, ao gắn liền nhà ở thì phải xác định rõ diện tích đất ở được công nhận và căn cứ pháp lý)
Ngày……. tháng…… năm ……
Người kiểm tra
(Ký, ghi rõ họ, tên và chức vụ)
Ngày……. tháng…… năm ……
Giám đốc
(Ký tên, đóng dấu)

Hướng dẫn:

(1) Cá nhân ghi họ tên, năm sinh, số giấy CMND; hộ gia đình ghi chữ “Hộ ông” (hoặc “Hộ bà”), sau đó ghi họ tên, năm sinh, số giấy chứng minh nhân dân (nếu có) của hai vợ chồng chủ hộ (người có chung quyền sử dụng đất của hộ). Tổ chức ghi tên và quyết định thành lập hoặc giấy đăng ký kinh doanh, giấy phép đầu tư (gồm tên và số, ngày ký, cơ quan ký văn bản). Cá nhân nước ngoài và người Việt Nam định cư ở nước ngoài ghi họ tên, năm sinh, quốc tịch, số và ngày cấp, nơi cấp hộ chiếu. Trường hợp nhiều chủ cùng sử dụng đất, cùng sở hữu tài sản thì kê khai tên các chủ đó vào danh sách kèm theo).
(2) Trường hợp đăng ký nhiều thửa đất nông nghiệp mà không đề nghị cấp giấy hoặc đề nghị cấp chung một GCN nhiều thửa đất nông nghiệp thì tại dòng đầu của điểm 3 mục I chỉ ghi tổng số thửa và kê khai từng thửa vào danh sách kèm theo (Mẫu 04c/ĐK). 
(3) Ghi cụ thể: được Nhà nước giao có thu tiền hay giao không thu tiền hay cho thuê trả tiền một lần hay thuê trả tiền hàng năm hoặc nguồn gốc khác.
(4) Ghi cụ thể: Nhà ở riêng lẻ, căn hộ chung cư, văn phòng, nhà xưởng, nhà kho,…

Mẫu số 04b/ĐK

DANH SÁCH NGƯỜI SỬ DỤNG CHUNG THỬA ĐẤT,

CHỦ SỞ HỮU CHUNG TÀI SẢN GẮN LIỀN VỚI ĐẤT

(Kèm theo Đơn đăng ký đất đai và tài sản gắn liền với đất của:………………………………………………………….)
Sử dụng chung thửa đất            ; Sở hữu chung tài sản gắn liền với đất             (đánh dấu vào ô trống lựa chọn)
Tại thửa đất số: ……… Tờ bản đồ số: ……… Thuộc xã: ……… huyện ……… tỉnh ………
Số thứ tự Tên người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất Năm sinh Giấy tờ pháp nhân, nhân thân của người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất Địa chỉ Ghi chú Ký tên
Loại giấy tờ Số Ngày, tháng, năm cấp Cơ quan cấp
(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9) (10)

Hướng dẫn: 
– Mẫu này áp dụng đối với trường hợp thửa đất, tài sản gắn liền với đất của chung nhiều tổ chức hoặc nhiều hộ gia đình, cá nhân hoặc gồm cả tổ chức, hộ gia đình, cá nhân; trừ trường hợp đất làm nhà chung cư.
– Tên người sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất được ghi đầy đủ theo giấy CMND, hộ chiếu, Quyết định thành lập hoặc Giấy đăng ký kinh doanh, GCN đầu tư; hộ gia đình phải ghi tên hai vợ chồng người đại diện 
– Các cột 4, 5, 6 và 7: Ghi thông tin về Giấy CMND hoặc Hộ chiếu (đối với hộ gia đình, cá nhân); Quyết định thành lập hoặc Giấy đăng ký kinh doanh, GCN đầu tư (đối với tổ chức);
– Trường hợp xác định được tỷ lệ (%) hoặc diện tích thuộc quyền sử dụng, sở hữu của từng người thì ghi tỷ lệ (%) hoặc diện tích của từng người vào cột “Ghi chú”.


Tác giả bài viết: So TN&MT