Trách nhiệm pháp lý trong trường hợp nhận được tiền chuyển khoản nhầm cố tình không trả.

0
Có 962 lượt xem

 

Ngày 9/12/2022, trên các nền tảng mạng xã hội đang nổi lên vụ việc một cô giáo tiểu học đăng tin tìm kiếm thông tin của người chuyển khoản nhầm 1 tỷ 9 cho mình.

Cụ thể, một vị khách sau khi mua quần áo, tính tiền một hóa đơn trị giá 1,9 triệu đồng không trả tiền mặt mà yêu cầu chuyển khoản. Vì phải tính tiền cho những khách kế tiếp, chủ cửa hàng không đọc kĩ tin nhắn mà chỉ lướt xem qua khi có thông báo tiền đến tài khoản. Sau khi kiểm tra sao kê thì chủ cửa hàng mới phát hiện trong tài khoản của mình có một số tiền lớn và cho rằng vị khách mua quần áo đã chuyển nhầm cho mình nên người này đăng tin lên mạng xã hội đề nhờ tìm người phụ nữ.

Thật may, sau khi biết tin vị khách đã đến trực tiếp cửa hàng để đối chiếu thông tin và được chuyển khoản lại tiền ngay lập tức.

Trách nhiệm pháp lý trong trường hợp nhận được tiền chuyển khoản nhầm mà không trả lại sẽ bị xử lý như thế nào?

            Theo quy định của pháp luật, việc nhận được tiền chuyển khoản nhầm mà không trả lại được coi là chiếm hữu tài sản không có căn cứ pháp luật. Khi đó, người nhận tiền có nghĩa vụ hoàn trả lại cho chủ sở hữu căn cứ theo quy định tại Điều 579 Bộ luật dân sự 2015.

Người chiếm hữu, sử dụng tài sản của người khác không có căn cứ pháp luật phải hoàn trả cho chủ sở hữu, người có quyền khác với tài sản đó. Nếu không tìm được người cần trả tài sản thì phải giao cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền”

Nghĩa vụ hoàn trả cho chủ sở hữu là nghĩa vụ bắt buộc. Theo quy định tại Điều 580 Bộ luật dân sự năm 2015 thì người chiếm hữu, sử dụng phải hoàn trả toàn bộ tài sản thu được, nếu không đây được coi là hành vi vi phạm pháp luật, tùy vào tính chất, mức độ có thể bị áp dụng xử phạt hành chính hoặc hình sự.

  • Mức xử phạt hành chính đối với hành vi chiếm giữ trái phép tài sản của người khác:

Điểm e Khoản 2 Điều 15 Nghị định 167/2013/NĐ –CP của Chính phủ quy định mức xử phạt đối với hành vi chiếm giữ trái phép tài sản của người khác là từ 2 đến 5 triệu đồng.

“Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

  1. a) Hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác;
  2. b) Gây mất mát, hư hỏng hoặc làm thiệt hại tài sản của Nhà nước được giao trực tiếp quản lý;
  3. c) Dùng thủ đoạn hoặc tạo ra hoàn cảnh để buộc người khác đưa tiền, tài sản;
  4. d) Gian lận hoặc lừa đảo trong việc môi giới, hướng dẫn giới thiệu dịch vụ mua, bán nhà, đất hoặc các tài sản khác;

đ) Mua, bán, cất giữ hoặc sử dụng tài sản của người khác mà biết rõ tài sản đó do vi phạm pháp luật mà có;

  1. e) Chiếm giữ trái phép tài sản của người khác.
  • Tội chiếm giữ trái phép tài sản theo quy định của pháp luật hình sự.

“Điều 176. Tội chiếm giữ trái phép tài sản

  1. Người nào cố tình không trả lại cho chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc không giao nộp cho cơ quan có trách nhiệm tài sản trị giá từ 10.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng101 hoặc dưới 10.000.000 đồng nhưng tài sản là102 di vật, cổ vật103 bị giao nhầm hoặc do mình tìm được, bắt được, sau khi chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc cơ quan có trách nhiệm yêu cầu được nhận lại tài sản đó theo quy định của pháp luật, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm. 2. Phạm tội chiếm giữ tài sản trị giá 200.000.000 đồng trở lên hoặc bảo vật quốc gia, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.”

Theo quy định tại Điều 176 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 thì người nào cố tình không trả lại tài sản cho chủ sở hữu, người quản lý hoặc không giao nộp cho cơ quan có trách nhiệm tài sản trị giá từ 10 triệu đồng trở lên có thể bị xử lý về tội Chiếm giữ trái phép tài sản/ Trong trường hợp số tiền chiếm giữ từ 10 triệu đến dưới 200 triệu đồng, người phạm tội sẽ bị áp dụng tình tiết định khung tại Khoản 1 Điều này với khung hình phạt là 10-50 triêu đồng, cài tạo không giam giữ đến 2 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm.

Trong trường hợp tài sản chiếm giữ có trị giá trên 200 triệu thì có thể chịu mức phạt cao nhất lên tới 5 năm tù.

Thông tin liên hệ với Công ty Luật Hưng Nguyên

            Trên đây là những chia sẻ về “nhận tiền chuyển nhầm mà không trả lại”. Mong rằng những thông tin pháp lý trên sẽ cung cấp cho bạn đọc những kiến thức bổ ích. Nếu quý bạn đọc còn những thắc mắc cần giải đáp, hãy liên hệ tới chúng tôi, chúng tôi sẵn sàng giải đáp.

Địa chỉ: Công ty Luật TNHH Hưng Nguyên, số 14N2, ngõ 90 Nguyễn Tuân, phường Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

Điện thoại: 024.8585 7869                .                                

Hotline: 098 775 6263

Email: Congtyluathungnguyen@gmail.com

Web: https://congtyluathungnguyen.com