Thủ tục xin giấy phép hành nghề quản lý chất thải nguy hại

0
Có 3,667 lượt xem

GIẤY PHÉP HÀNH NGHỀ QUẢN LÝ CHẤT THẢI NGUY HẠI

Bộ, ngành chủ quản Bộ Tài nguyên và Môi trườngĐịa chỉ: 67 Nguyễn Du, Hai Bà Trưng, Hà Nội

Số điện thoại:  84.39424557

Trang web:  http://www.vea.gov.vn

Thành phần hồ sơ     02 (hai) bộ hồ sơ đăng ký hành nghề quản lý chất thải nguy hại theo mẫu quy định tại Phụ lục 2 (A và B) kèm theo Thông tư 12/2011/TT-BTNMT
Trình tự, thủ tục

Cơ quan cấp phép (CQCP): Tổng cục Môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường)

* Tiếp nhận hồ sơ đăng ký hành nghề quản lý chất thải nguy hại (QLCTNH):

– Trong thời hạn 10 (mười) ngày kể từ ngày nhận hồ sơ đăng ký hành nghề QLCTNH, CQCP xem xét tính đầy đủ, hợp lệ và thông báo cho tổ chức, cá nhân đăng ký hành nghề để sửa đổi, bổ sung hồ sơ nếu chưa đầy đủ hoặc không hợp lệ;

– Trong thời hạn 05 (năm) ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký được sửa đổi, bổ sung theo yêu cầu, CQCP xem xét tính đầy đủ, hợp lệ và yêu cầu tiếp tục sửa đổi, bổ sung nếu thấy cần thiết. Tổng số lần thông báo không quá 03 (ba) lần, trừ những lần tổ chức, cá nhân đăng ký hành nghề không tiếp thu hoặc tiếp thu không đầy đủ yêu cầu của CQCP;

Khi xác định hồ sơ đăng ký đầy đủ, hợp lệ thì CQCP không cần thông báo và đương nhiên hồ sơ đăng ký được chấp nhận sau khi kết thúc thời hạn xem xét;

– Trường hợp CQCP nhận được hồ sơ đăng ký được sửa đổi, bổ sung quá 06 (sáu) tháng kể từ ngày có thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung đối với hồ sơ đăng ký nộp lần gần nhất thì hồ sơ đăng ký này được xem xét lại từ đầu.

– Vận hành thử nghiệm xử lý CTNH:

Tổ chức, cá nhân đăng ký hành nghề lập 02 (hai) bản kế hoạch vận hành thử nghiệm xử lý CTNH theo mẫu quy định tại Phụ lục 2 (C) kèm theo Thông tư 12/2011/TT-BTNMT và nộp cho CQCP cùng với hồ sơ đăng ký hành nghề hoặc thời điểm sau đó;

Thời hạn xem xét đối với kế hoạch vận hành thử nghiệm nộp lần đầu là 10 (mười) ngày kể từ ngày kết thúc việc tiếp nhận hồ sơ theo quy định tại Điểm c Khoản 2 Điều này (hoặc kể từ ngày nhận bản kế hoạch được nộp sau khi kết thúc việc tiếp nhận hồ sơ) và 05 (năm) ngày đối với kế hoạch được sửa đổi, bổ sung theo thông báo của CQCP. Số lần thông báo không quá 02 (hai) lần, trừ những lần tổ chức, cá nhân đăng ký hành nghề không tiếp thu hoặc tiếp thu không đầy đủ yêu cầu của CQCP;

Trong thời hạn 10 (mười) ngày kể từ ngày kết thúc việc xem xét kế hoạch vận hành thử nghiệm, CQCP có văn bản chấp thuận kế hoạch vận hành thử nghiệm theo mẫu quy định tại Phụ lục 2 (D) kèm theo Thông tư này. Văn bản này kèm theo 01 (một) bản kế hoạch vận hành thử nghiệm được CQCP đóng dấu xác nhận;

Sau khi có văn bản chấp thuận của CQCP, tổ chức, cá nhân đăng ký hành nghề tạm thời được phép vận chuyển và vận hành thử nghiệm xử lý CTNH. CQCP có thể đột xuất kiểm tra cơ sở và lấy mẫu giám sát trong quá trình vận hành thử nghiệm;

Sau khi kết thúc vận hành thử nghiệm, tổ chức, cá nhân đăng ký hành nghề lập 02 (hai) bản báo cáo kết quả vận hành thử nghiệm xử lý CTNH theo mẫu quy định tại Phụ lục 2 (Đ) kèm theo Thông tư này và nộp cho CQCP để xem xét. Trường hợp báo cáo muộn hơn 06 (sáu) tháng kể từ ngày có văn bản chấp thuận thì phải đăng ký vận hành thử nghiệm lại;

Trường hợp báo cáo kết quả vận hành thử nghiệm xử lý CTNH có nội dung không đạt yêu cầu hoặc chưa hoàn thiện thì trong thời hạn 10 (mười) ngày kể từ ngày nhận được báo cáo kết quả vận hành thử nghiệm, CQCP thông báo cho tổ chức, cá nhân đăng ký hành nghề để điều chỉnh, hoàn thiện.

* Tổng cục Môi trường có trách nhiệm lấy ý kiến tham khảo bằng văn bản của Sở Tài nguyên và Môi trường địa phương nơi có địa điểm cơ sở xử lý CTNH của tổ chức, cá nhân đăng ký hành nghề về: Sự đồng thuận hoặc không đồng thuận đối với việc cấp Giấy phép hành nghề QLCTNH; lý do không đồng thuận hoặc các vấn đề cần lưu ý đối với việc xem xét, cấp Giấy phép hành nghề QLCTNH.

– Văn bản lấy ý kiến Sở Tài nguyên và Môi trường không được muộn hơn ngày có công văn chấp thuận kế hoạch vận hành thử nghiệm theo quy định tại Điểm c Khoản 3 Điều 17 Thông tư này. Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm trả lời bằng văn bản không muộn hơn 25 (hai mươi lăm) ngày kể từ ngày nhận văn bản của Tổng cục Môi trường.

– Trong thời hạn 25 (hai mươi lăm) ngày kể từ ngày nhận báo cáo kết quả vận hành thử nghiệm đạt yêu cầu, CQCP có trách nhiệm đánh giá điều kiện hành nghề và cấp lần đầu Giấy phép hành nghề QLCTNH theo mẫu quy định tại Phụ lục 2 (E) kèm theo Thông tư này.

– Giấy phép hành nghề QLCTNH có thời hạn hiệu lực là 03 (ba) năm kể từ ngày cấp. Giấy phép hành nghề QLCTNH có 01 (một) mã số QLCTNH theo quy định tại Phụ lục 6 kèm theo Thông tư này. 02 (hai) bộ hồ sơ đăng ký được CQCP đóng dấu xác nhận sau khi hoàn thiện là bộ phận không tách rời kèm theo 02 (hai) bản gốc Giấy phép QLCTNH (01 bộ trả trực tiếp hoặc chuyển qua đường bưu điện đến chủ hành nghề QLCTNH và 01 bộ lưu tại CQCP).

– Trường hợp cần thiết trong thời hạn 25 (hai mươi lăm) ngày đánh giá điều kiện hành nghề theo quy định tại Khoản 2 Điều này hoặc sớm hơn, CQCP lựa chọn tiến hành các hoạt động hỗ trợ sau:

Thành lập Nhóm tư vấn kỹ thuật về việc cấp phép hành nghề QLCTNH với thành phần bao gồm các chuyên gia về môi trường, quản lý và xử lý chất thải. Nhóm tư vấn kỹ thuật có nhiệm vụ tư vấn giúp CQCP xem xét hồ sơ đăng ký, đánh giá điều kiện hành nghề, đánh giá công nghệ xử lý, kết quả vận hành thử nghiệm, việc thực hiện các nội dung báo cáo ĐTM và yêu cầu của Quyết định phê duyệt báo cáo ĐTM và các vấn đề có liên quan khác;

Kiểm tra cơ sở xử lý, đại lý vận chuyển CTNH với khoảng thời gian kiểm tra đối với từng cơ sở xử lý hoặc đại lý vận chuyển không quá 02 (hai) ngày, đồng thời kết hợp với hoạt động nêu tại Điểm c Khoản này;

Tổ chức họp Nhóm tư vấn kỹ thuật để thống nhất yêu cầu, kiến nghị về việc cấp Giấy phép QLCTNH với sự tham gia của tổ chức, cá nhân đăng ký hành nghề và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan để trực tiếp thảo luận, làm rõ các vấn đề còn vướng mắc, chưa đạt yêu cầu (nếu có);

Lấy ý kiến tham vấn bằng văn bản của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong trường hợp không thành lập Nhóm tư vấn kỹ thuật.


 Trường hợp tổ chức, cá nhân đăng ký hành nghề chưa đáp ứng đủ các điều kiện hành nghề hoặc chưa thực hiện yêu cầu của Nhóm tư vấn kỹ thuật, các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan, CQCP thông báo cho tổ chức, cá nhân đăng ký hành nghề để thực hiện.

Trong thời hạn 20 (hai mươi) ngày kể từ ngày nhận báo cáo của tổ chức, cá nhân đăng ký hành nghề về việc thực hiện yêu cầu tại thông báo của CQCP kèm theo hồ sơ đăng ký được sửa đổi, bổ sung phù hợp, CQCP xem xét, cấp Giấy phép hành nghề QLCTNH.

Lê phí Không mất phí (Khoản 1 Điều 17 Thông tư 12/2011/TT-BTNMT)
Thời hạn hiệu lực 3 năm (Khoản 2 Điều 18 Thông tư 12/2011/TT-BTNMT)
Văn bản pháp luật  Luật Bảo vệ Môi trường 52/2012/QH11 – Thông tư số 12/2011/TT-BTNMT

 

Công ty luật Hưng Nguyên, luật sư hà nội, luật sư tại hà nội, thủ tục xin giấy phép, nghề quản lý chất thải, chất thải nguy hại, luật sư tư vấn, công ty tư vấn luật, thành lập doanh nghiệp, luật doanh nghiệp, luật môi trường