Luật sư Nguyễn Văn Nguyên: Cử tri cả nước kỳ vọng gì ở Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc?

Sáng 7/4, tân Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã tuyên thệ nhậm chức trước Quốc hội. Cử tri ở nhiều địa phương trong cả nước đặt niềm tin lớn vào tân Thủ tướng và bộ máy Chính phủ mới sẽ có những quyết sách lớn để phát triển đất nước.

Ông Phạm Thành Nối, cán bộ hưu trí ở Phường 5, Thành phố Trà Vinh, tỉnh Trà Vinh hy vọng tân Thủ tướng và Chính phủ nhiệm kỳ mới sẽ tiếp tục phát huy các mặt tích cực của nhiệm kỳ trước, tích cực trong quan hệ quốc tế, đưa đất nước hòa nhập sâu rộng vào cộng đồng quốc tế, đặc biệt trong vấn đề Biển Đông, Việt Nam đã tìm được sự nhất trí, đồng tình của nhiều nước, kể cả nước lớn. Chính phủ nhiệm kỳ mới sẽ đưa đất nước ngày càng phát triển, phồn vinh.

Đánh giá cao năng lực, tinh thần trách nhiệm, phục vụ đất nước, nhân dân từ khi còn giữ cương vị Phó Thủ tướng, ông Trần Nguyễn Hồ (xã Long An, huyện Châu Thành, Tiền Giang) mong muốn trên cương vị mới, ông Nguyễn Xuân Phúc sẽ tiếp tục tích cực thúc đẩy Ủy ban sông Mekong với những chủ trương tích cực, đặc biệt trong vấn đề sử dụng hợp lý nguồn nước trên sông Mekong hợp lý. Ở trong nước, Chính phủ cần có chủ trương hoặc đề án đối với những giống lúa thích hợp chứ không để tình trạng đối phó cục bộ như hiện nay.

Ông Nguyễn Văn Hảo, ngụ ở quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ hy vọng ở cương vị mới, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc sẽ nỗ lực hơn nữa để cùng Chính phủ giải quyết những vấn đề quan trọng của quốc gia trong tương lai. Thứ nhất là về phòng chống thiên tai, đê điều phải được xây dựng chắc chắn, hiện đại, không chắp vá. Thứ hai về tình hình Biển Đông, phải tỏ thái độ dứt khoát, cương quyết không để tình trạng như hiện nay, có như vậy nước mình mới mạnh, mới phồn vinh.

Không chỉ kỳ vọng tân Thủ tướng sẽ điều hành Chính phủ tốt để đưa đất nước phát triển bền vững, nhiều cử tri mong muốn Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc sẽ đẩy mạnh công cuộc cải cách tư pháp, bảo vệ quyền con người và tích cực phòng chống tham nhũng.

Cử tri Luật sư: Nguyễn Văn Nguyên, Giám đốc Công ty luật Hưng Nguyên bày tỏ: Thủ tướng mới với nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực về pháp luật phòng chống tội phạm, công tác về nội chính ông đã kinh qua, sẽ cùng với Chánh án Tòa án Nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao sẽ quan tâm và đẩy mạnh công cuộc cải cách tư pháp, xây dựng một nền tư pháp trong sạch, vững mạnh, bảo vệ công lý, công bằng, quyền con người, quan tâm hơn nữa đến vai trò của luật sư trong công cuộc phòng chống tội phạm, phòng chống các oan sai và phản biện xã hội”.

Cử tri Nguyễn Đức Thắng, Giám đốc chi nhánh Hải Phòng, Công ty TNHH thương mại xây dựng Diệu Long kỳ vọng tân Thủ tướng sẽ cùng với các bộ, ngành, địa phương đẩy mạnh công cuộc cải cách thủ tục hành chính, tạo thuận lợi hơn nữa cho người dân và doanh nghiệp.

“Cơ chế của Chính phủ đổi mới thông thoáng hơn, có hỗ trợ tối đa để cho tất cả các doanh nghiệp có cơ hội phát triển, có thể hòa nhập với các doanh nghiệp trên thế giới. Hiện tại, chính sách cải cách của Chính phủ cũng đã có những thay đổi tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, nhưng thời gian tới, chúng tôi mong các chính sách linh hoạt hơn, đặc biệt trong giải quyết các thủ tục”, cử tri Nguyễn Đức Thắng kiến nghị.

Cử tri Lương Minh Khang (tổ dân phố 1, phường Nghĩa Trung, thị xã Gia Nghĩa, tỉnh Đắc Nông) bày tỏ việc Quốc hội bầu Thủ tướng mới Nguyễn Xuân Phúc khiến người dân hoàn toàn ủng hộ bởi đây là ý Đảng, công tác nhân sự của Đảng đã được bàn thảo kỹ thêm vào đó là sự tín nhiệm của Quốc hội. Trong xu thế đổi mới hội nhập của đất nước, đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam vừa tham gia TPP, người dân kỳ vọng tân Thủ tướng có những chiến lược hội nhập quốc tế, đảm bảo an sinh xã hội, đưa kinh tế Việt Nam phát triển bền vững.

Cử tri Nguyễn Dũng (phường 2, quận Phú Nhuận, Thành phố Hồ Chí Minh) kỳ vọng Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc sẽ tạo ra những đột phá trong công tác bảo đảm an ninh trật tự, phòng chống tội phạm. Phải làm sao để kéo giảm tình trạng tội phạm. Về giáo dục, tân Thủ tướng sẽ có những quyết sách đưa nền giáo dục của Việt Nam ngày càng phát triển. Học sinh, sinh viên tham gia các kỳ thi một cách nhẹ nhàng, thoải mái nhưng vẫn đạt hiệu quả cao; sinh viên, cử nhân ra trường có được việc làm ổn định.

Cử tri Đỗ Ngọc Thanh (phường 6, quận Gò Vấp, thành phố Hồ Chí Minh) mong mốn tân Thủ tướng Chính phủ sẽ cùng các bộ ngành hành động nhanh hơn, xử lý triệt để hơn những vấn đề liên quan đến vấn đề dân sinh, như: thực phẩm bẩn; an toàn xã hội, nâng cao chất lượng giáo dục nước nhà và phát triển kinh tế bền vững.

Còn cử tri Hồ Thăng Trừng (thành phố Đà Nẵng) thì bày tỏ: Mong Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và các thành viên Chính phủ sẽ hiện thực hóa những yêu cầu, kiến nghị của Quốc hội, đại biểu Quốc hội và cử tri. Trong đó, kỳ vọng lớn nhất là giảm được nợ công, xây dựng được đất nước giàu mạnh công bằng dân chủ và hợp lý hơn. Nếu Thủ tướng giải quyết được những vấn đề này chắc chắn đất nước sẽ chuyển mình mạnh hơn./. Theo VOV

Luật sư: Nói về dịch vụ cho thuê ô tô tự lái ngày tết

Theo dự báo, Tết năm nay thời tiết lạnh nên nhu cầu thuê xe ô tô tự lái của người dân tăng đột biến. Do cung không đủ cầu nên dịch vụ cho thuê xe ô tô tự lái trong dịp Tết đang rơi vào tình trạng “cháy” xe, khiến giá cho thuê tăng cao so với ngày thường.
Chuẩn bị cho kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Bính Thân 2016 kéo dài tới 9 ngày, thay vì lựa chọn di chuyển bằng xe khách như mọi năm, ngay từ giữa tháng 1, anh Nguyễn Ánh Dương ở An Dương, quận Tây Hồ, Hà Nội đã bắt đầu tìm hiểu về dịch vụ cho thuê xe ô tô tự lái. Theo anh Dương, mặc dù chi phí cao hơn, nhưng việc thuê xe tự lái lại có nhiều ưu điểm, thu hút được khách hàng.
“Hàng năm tôi vẫn thường đi xe khách nhưng dịp Tết mọi người đi lại đông nên chật chội, mà nhà có con nhỏ nên năm nay tôi quyết định sẽ thuê xe tự lái để đi lại cho thoải mái và thuận tiện hơn. Vì dịp Tết nhu cầu đi lại rất cao nên tôi phải đặt trước thì mới có xe,” anh Dương chia sẻ.
Tại nhiều tuyến phố như Trần Khát Chân, Lê Văn Lương, Đội Cấn, Giải Phóng… các cửa hàng cho thuê xe tự lái khá đa dạng. Phần lớn, các dòng xe tự lái tập trung từ dòng xe bình dân như: Kia Morning, Huyndai Getz, Toyota Yaris, Honda Civic, Ford Focus đến các dòng xe hạng sang như: Mercedes, BMW, Audi…
Do nhu cầu thuê xe tự lái tăng cao nên giá thuê xe cũng tăng từ 20% – 40% so với giá thuê xe ngày thường. Việc tăng giá này phụ thuộc nhiều vào dòng xe, thời gian và chất lượng xe được thuê. Đối với dòng xe bình dân 5 chỗ ngồi, ngày thường giá cho thuê khoảng từ 500.000 đến 700.000 đồng/ngày.
Vào dịp Tết, có giá từ 850.000 đến trên 1 triệu đồng/ngày. Xe 7 chỗ có giá từ khoảng 1 triệu – 1,7 triệu đồng/ngày. Còn dòng xe hạng sang như Mercedes-Benz, BMW, hay Audi giá dao động từ 1,5 triệu – 3 triệu đồng/ngày. Tuy nhiên, tại nhiều cửa hàng cho thuê xe, các loại xe 4 chỗ và 7 chỗ đến thời điểm này hầu như đã được đặt hết.
Ông Trần Danh Phấn, Phó Giám đốc Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Văn Miếu cho biết: “Năm nay nhiều người thuê xe lắm, vì đợt Tết rét kéo dài rồi mưa gió thế này cho nên khách hàng họ chủ động đặt hàng từ trước. Chỗ tôi thường ngày chỉ cho thuê được 30-40% số xe nhưng đợt Tết này hiện giờ “cháy” xe, không có xe cho thuê, họ đã đặt từ trước. Mặc dù bây giờ nhiều người nài nỉ tăng giá so với trước nhưng vì tôi đã huy động cả xe của anh em trong các công ty và kết hợp với cả bạn bè mà giờ cũng không còn xe nữa”.
Theo các cửa hàng cho thuê xe tự lái, vài ba năm gần đây, mặc dù nhiều người chưa có điều kiện mua xe ô tô nhưng đã có giấy phép lái xe, hơn nữa, điều kiện để thuê xe tự lái cũng khá đơn giản. Khách hàng chỉ cần có bằng lái xe phù hợp, sổ hộ khẩu có tên người thuê, cược một chiếc xe máy có giá trị tối thiểu 20 đến 30 triệu đồng cùng giấy đăng ký của xe là có thể thuê xe.
Tuy nhiên, theo luật sư Nguyễn Văn Nguyên, Giám đốc Công ty Luật Hưng Nguyên, nếu không cẩn thận, người thuê xe sẽ gặp nhiều rắc rối, bởi những khiếu nại, tranh chấp liên quan đến việc thuê xe xảy ra phần thiệt thòi luôn thuộc về người thuê.
Luật sư Nguyễn Văn Nguyên khuyến cáo: “Để tránh rủi ro, theo tôi, đối với hợp đồng thuê xe thì bên thuê xe cần lưu ý về giá thuê xe và thời điểm bàn giao tài sản cũng như phải chú ý vào các nghĩa vụ đối với vấn đề bồi thường. Bên thuê cần lưu ý kiểm tra hiện trạng vận hành của máy móc thiết bị của xe ô tô để sau này nếu có vấn đề gì phát sinh thì mình còn có căn cứ để đảm bảo quyền lợi chính đáng của mình. Còn đối với vấn đề pháp lý, người thuê xe nên kiểm tra các giấy tờ về bảo hiểm, đăng ký xe để đảm bảo xe chính chủ và hợp pháp; rồi các tài liệu pháp lý liên quan đến xe để trong quá trình tham gia giao thông được đảm bảo an toàn”.
Còn theo lời khuyên của một số khách có kinh nghiệm thuê xe, người thuê xe không nên quá căn cứ vào vẻ bề ngoài của xe mà cần chú trọng vào chất lượng xe. Trước khi thuê, nếu được, khách hàng nên đi thử để đánh giá qua xem xe đi có bị ồn, bị rung hay không.
Bên cạnh đó, người thuê cũng cần để ý tới những vết xước, kiểm tra thật kỹ nội thất có bị rách hay xước. Người thuê xe nên kiểm tra kỹ tình trạng lốp sơ cua hay những bộ dụng cụ sửa chữa theo xe để đề phòng những sự cố đáng tiếc trên đường. Bên cạnh đó, cần thỏa thuận thật kỹ với cửa hàng cho thuê xe về những hỏng hóc về máy móc, những lỗi không thuộc về người vận hành để tránh xảy ra những tranh chấp không đáng có sau này./. Theo VOV

Thực hiện ảnh cưới ‘quản giáo – phạm nhân’ có vi phạm pháp luật?

Tìm luật sư giỏi, luật sư uy tín, công ty luật uy tín là nhu cầu chính đáng của người dân. Xin được giới thiệu đến quý vị bài báo có nội dung trả lời phỏng vấn của luật sư Nguyễn Văn Nguyên, giám đốc Công ty Luật Hưng Nguyên, Đoàn luật sư Hà Nội.
(NĐT) Người không thuộc đối tượng được cấp trang phục ngành thì không được tự ý sử dụng. Nếu sử dụng trái mục đích, gây ảnh hưởng, thiệt hại cho cơ quan, tổ chức thì sẽ bị xử lý theo quy định pháp luật. Tối 14/12 trên mạng xã hội nhiều người đã chia sẻ bộ ảnh cưới với hình ảnh cô dâu mặc trang phục của nữ chiến sĩ công an và chú rể trong quần áo phạm nhân được cho là chụp tại trại giam Phú Sơn, tỉnh Thái Nguyên.

Nhân vật trong bộ ảnh cưới này là anh Thiên Dương (SN 1985, Thái Nguyên) hiện đang công tác theo dạng hợp đồng tại Sở Văn hóa thể thao và du lịch tỉnh Thái Nguyên, cùng vợ là chị Hằng (SN 1993, Vĩnh Phúc) vừa tốt nghiệp ĐH Thái Nguyên. Bộ ảnh cưới này ngay sau khi đăng trên mạng xã hội đã nhận được hàng ngàn like và bình luận chỉ trong thời gian ngắn. Trong đó có nhiều lời khen và bày tỏ sự hào hứng với ý tưởng chụp ảnh cưới độc đáo trên. Nhưng cũng có không ít thắc mắc rằng mặc những trang phục đặc thù ngành như vậy có vi phạm pháp luật hay không?

Nhận định về vụ việc trên luật sư Nguyễn Văn Nguyên, Giám đốc Công ty Luật Hưng Nguyên, Đoàn Luật sư TP. Hà Nội cho biết: “Việc thể hiện ý tưởng của các cô dâu, chú rể chụp ảnh cưới trong xã hội ngày nay rất phong phú, ai cũng muốn bộ ảnh cưới của mình thật đẹp, khác lạ.

Theo tôi việc thể hiện các ý tưởng đó nên được các cô dâu, chủ rể xem xét cẩn thận vì nó ảnh hưởng đến nhiều người không chỉ là cô dâu, chú rể mà cả những người thân, họ hàng…Thực tế trong xã hội, nhiều người vẫn có thói quen vô tư sử dụng những bộ trang phục, phù hiệu, cavat của các ngành ví dụ: Trang phục Quân đội, Công an, Quân đội, Hải Quan, Kiểm Lâm, Cảnh sát Biển, Tòa án, Luật sư, Thi hành án..để chụp ảnh công bố cho nhiều người biết nhằm gây sự chú ý”.
Cũng theo luật sư Nguyễn Văn Nguyên thì về pháp luật những trang phục phù hiệu, cavat của ngành chỉ được cấp cho cán bộ, công chức, chiến sỹ, người đủ điều kiện cấp, việc sử dụng phải đúng quy định. Những người không thuộc đối tượng được cấp trang phục ngành thì không được tự ý sử dụng, nếu sử dụng trái mục đích, có động cơ xấu, gây ảnh hưởng hoặc thiệt hại cho cơ quan, tổ chức thì sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật”.

Trong khi đó, luật sư Nguyễn Hồng Thái – Đoàn Luật sư TP. Hà Nội cho rằng: “ Bộ ảnh cưới với hình ảnh cô dâu mặc trang phục của nữ chiến sĩ công an và chú rể trong quần áo phạm nhân cũng giống như việc chiếu phim, diễn kịch. Trong thực tế pháp luật không cho phép quản giáo nữ ở buồng giam nam nên đây chỉ là ý tưởng sáng tạo nhằm đưa ra một bộ ảnh cưới độc đáo. Nhưng nếu họ sử dụng hình ảnh này nhằm gian dối, lừa đảo thì sẽ phạm pháp”

Trao đổi với báo Thanh Niên, một nghệ sĩ có tên tuổi, công tác lâu năm trong ngành Công an nhân dân cho biết, bộ ảnh cưới trên rất phản cảm, nhất là khi nó được đưa lên facebook: “Luật Công an nhân dân năm 2015, không cho phép công an lấy tù nhân, như vậy, về mặt ý tưởng thì bộ ảnh cưới này đã mâu thuẫn với luật pháp thực tế. Hiện nay, vấn đề trang phục ngành công an nhân dân bị mạo danh quá nhiều, bày bán tràn lan, sử dụng sai mục đích, các cơ quan chức năng đang vào cuộc để điều tra làm rõ, xử phạt nghiêm các đối tượng vi phạm”.

“Các đoàn làm phim, ví dụ của Trung tâm Sản xuất phim truyền hình, Đài truyền hình Việt Nam muốn thuê trang phục của ngành công an phải có công văn, mang dấu đỏ của lãnh đạo Đài Truyền hình tới Bộ Công an, xin phép và phải được chấp thuận bằng văn bản”, người này cho biết thêm.”

Chủ nhân của bộ ảnh cưới chia sẻ anh thừa nhận, những bức hình này đang gây ra nhiều luồng ý kiến trái chiều. Tuy nhiên, mục đích của bộ ảnh anh cho rằng rất trong sáng, bình dị. Theo anh, khi người đàn ông kết hôn tức là họ không còn bay nhảy, không thể nghĩ gì làm nấy như trước mà thay vào đó phải vào khuôn khổ, sống có quy tắc, kỷ luật không khác gì “đi tù”.

Hằng Nguyễn – Băng Tâm (theo người đưa tin/hội luật gia)

Luật sư giỏi: ““NÚT THẮT” giám đốc thẩm trong hành trình “ngâm án”… hành dân?!”

Tìm Luật sư giỏi, luật sư uy tín, văn phòng luật sư uy tín ở Hà Nội là một nhu cầu thiết yếu của người dân. Chúng tôi xin giới thiệu đến quý bạn đọc bài báo trả lời phỏng vấn của luật sư Nguyễn Văn Nguyên, giám đốc Công ty Luật Hưng Nguyên, đoàn luật sư Hà Nội. Trân trọng

Khi bản án được các cấp tòa tuyên còn bộc lộ dấu hiệu vi phạm, sự trông chờ vào sự phân xử ở phiên tòa giám đốc thẩm được coi là cứu cánh cuối cùng đối với nhiều người, nhưng thủ tục nhiêu khê, kéo dài và “nút thắt” mang tên… “ngâm án” đã trở thành nỗi ám ảnh trong hành trình đi tìm cán cân công lý của người dân.

Trả lời câu hỏi của Đại biểu Quốc hội về hàng nghìn đơn giám đốc thẩm chưa được giải quyết, Chánh án TAND Tối cao Trương Hòa Bình cho biết, đã giải quyết được hơn 63% đơn đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm – con số cao nhất từ trước tới nay. Ông Trương Hòa Bình cũng tự nhận  thấy việc xét xử chưa đạt kết quả như mong muốn của Quốc hội và nhân dân.

“Ngâm án”…!!!

Đến giờ Luật sư Tạ Quốc Cường, đoàn Luật sư Hà Nội vẫn không thể quên được một sự vụ mà ông đã dày công theo đuổi suốt nhiều năm. Đến lúc này, luật sư Cường cũng chỉ biết trách bản thân mình. Hỏi ra mới biết, vụ việc đó hết sức đơn giản liên quan đến một vụ kiện dân sự  về tranh chấp đất đai, qua hai cấp xét xử(sơ thẩm và phúc thẩm) vẫn còn vi phạm pháp luật nghiêm trọng. Sau khi có kháng nghị, cả nguyên đơn và bị đơn  hồi hộp chờ đợi suốt hơn 3 năm trời mà vẫn chưa nhận được thông tin xét xử. Đáng nói, trong suốt quãng thời gian lẽo đẽo “gánh án” chờ đợi các cấp tòa xét xử, phía nguyên đơn lao đao vì nợ nần, còn bị đơn cũng chẳng kém phần thiệt thòi, khi không có mảnh đất cắm dùi.

Tương tự, bản báo cũng nhận được nguồn tin từ VKSND Tối cao rằng, đơn vị này vừa nhận được đơn của Lê Phương Trang(ngụ TP.Cao Lãnh, Đồng Tháp). Mới đây, ông Trang đã gửi đơn đến cục Điều tra VKSND Tối cao đề nghị xem xét trách nhiệm của lãnh đạo TAND tỉnh Đồng Tháp vì gần ba năm nay không xét xử một vụ tranh chấp mà ông là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan  tới bản án  đã có hiệu lực pháp luật do TAND TP. Cao Lãnh xét xử.

Tháng 9/2011, Viện trưởng VKSND tỉnh Đồng Tháp kháng nghị giám đốc thẩm bản án có hiệu lực pháp luật do TAND TP.Cao Lãnh xét xử. Từ đó đến nay ông Trang nhiều lần yêu cầu Ủy ban thẩm  phán TAND tỉnh Đồng Tháp xem xét xử giám đốc thẩm, nhưng vẫn không nhận được hồi âm. Sau nhiều lần khiếu nại, TAND Tối cao cũng đã có công văn đôn đốc TAND tỉnh Đồng Tháp nhưng đến nay Ủy ban thẩm phán của tòa án này vẫn chưa mở phiên họp giám đốc thẩm.

Nguồn thông tin từ TAND Tối cao cho hay, mới đây, chị Lê THị Thanh( ngụ quận Ngò Vấp, TP. HCM) – nguyên đơn trong một vụ ly hôn do TAND tỉnh Bến Tre giải quyết phúc thẩm vào tháng 4/1996 đã có đơn gửi TAND Tối cao, VKSND Tối cao để hỏi về kết quả giải quyết vụ án của chị sau khi có quyết định kháng nghị giám đốc thẩm từ… 15 năm trước.

Cụ thể, hai năm sau phiên xử phúc thẩm vụ ly hôn của chị, tháng 8/1998, VKSND Tối cao đã có quyết định kháng nghị phần chia tài sản, đề nghị giám đốc thẩm hủy phần này, giao về cho TAND tỉnh Bến Tre xét xử lại và tạm đình chỉ thi hành án để chờ kết quả giám đốc thẩm. Và, cho đến hôm nay, chị vẫn chưa nhận kết quả giám đốc thẩm vụ án.

Tồn đọng…

Theo đại diện TAND Tối cao việc tồn đọng các án ở các cấp vẫn thường xảy ra, tuy nhiên số lượng cũng được tinh giảm dần. Để chứng minh, đại diện đơn vị đưa ra con số, trong năm 2013, TAND Tối cao đã giải quyết được hơn 63% đơn đề nghị giám đốc thẩm,tái thẩm – con số cao nhất từ trước tới nay. Nhưng đáng nói trong số đưa ra thì phần lớn là giải quyết những tồn đọng của năm trước với con số gần 11.000 đơn và hiện còn chưa đầy 4.000 đơn chưa giải quyết.

Một thẩm phán thuộc TAND Tối cao khi được đặt câu hỏi, cho rằng: Giám đốc thẩm, Tái thẩm là thủ tục đặc biệt được tiến hành theo trình tự cực kỳ chặt chẽ. Việc  kháng nghị chỉ giao cho duy nhất người đứng đầu các ngành Tòa án,Viện kiểm sát thực hiện. Nhưng cách làm hiện nay dẫn đến nhận thức của xã hội, kể cả cơ quan Nhà nước xem giám đốc thẩm , tái thẩm là cấp xét xử thứ ba. Tâm lý người dân dường như thiếu tin ở cấp phúc thẩm, cố gắng chờ điều kỳ diệu sẽ xảy ra ở cấp xét xử thứ ba này, làm thay đổi bản án và thời gian qua nhiều bản án, quyết định bị hủy theo trình tự đặc biệt này.

“ Vì thế, trừ những vụ có kháng nghị, dù các các cấp tòa có xử đúng đến mấy thì người dân vẫn có đơn đề nghị giám đốc thẩm. Nhưng phải thừa nhận, việc thì nhiều  nhưng nhân lực thì hạn chế nên không tránh khỏi việc tồn đọng án năm này sang năm sau. Bên cạnh đó, việc giải quyết án tồn cũng đã chiếm phần lớn thời gian nên tất yếu nảy sinh những vụ án bị kéo dài, thậm chí là kéo dài đến nhiều năm không được xử” ,vị này cho hay.

…Khắc phục?

Trong khi đó, theo Luật sư Nguyễn Văn Nguyên, Giám đốc công ty Luật Hưng Nguyên( đoàn Luật sư TP. Hà Nội) thì: “Tình trạng án giám đốc thẩm bị ngâm lâu mới đưa ra xem xét là có nguyên nhân từ thực tiễn. Dù cho luật có quy định nhưng cho đến hiện tại chưa có Nghị quyết nào của Hội đồng thẩm phán về việc hướng dẫn phiên họp giám đốc thẩm, trình tự thủ tục , thời gian, trình tự mở phiên tòa giám đốc thẩm. Vì thế, các cơ quan có thẩm quyền giám đốc thẩm theo quy định tại Điều 291  Bộ luật tố tụng dân sự (TTDS) là Ủy ban thẩm phán TAND cấp tỉnh, Tòa Dân sự, Tòa Kinh tế, Tòa Lao động của Tòa án nhân dân tối cao vẫn đang còn lúng túng và có khi ở đâu đó vẫn lạm dụng vào sự thiếu chặt chẽ của luật để cố tình “ngâm”, thậm chí còn có tiêu cực khác trong việc giám đốc thẩm đối với bản án.

Bộ luật TTDS quy định về khiếu nại, tố cáo,thủ tục giải quyết khiếu nại, tố cáo trong giai đoạn giám đốc thẩm chung chung, vì thế khi quyền lợi bị xâm phạm hoặc khi phát hiện vi phạm về thời hạn hoặc bị “ngâm án” thì đương sự, người có thẩm quyền kháng nghị không biết gửi đến cơ quan nào mà chỉ gửi kiến nghị lên chính cơ quan được giao có thẩm quyền giải quyết giám đốc thẩm, bởi thế hiệu quả, hiệu lực chưa cao. Để khắc phục tình trạng ngâm án giám đốc thẩm thì cần sửa đổi Bộ luật TTDS, bổ sung, thêm quy định về giải quyết khiếu nại, tố cáo trong giai đoạn giám đốc thẩm”, vị luật sư nói.

Nhiều luật gia và chuyên gia pháp lý khi được hỏi đều có chung kiến nghị, những vụ án có kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm thường rất phức tạp, để bảo đảm quyền lợi của người bị kết án về quyền bào chữa thì phải mời họ đến, nghe lời khai mới, chứ không chỉ xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm theo bút lục hay báo cáo của chuyên gia; đồng thời phải báo đảm cho luật sư, người đại diện hợp pháp của họ tham gia quá trình giám đốc thẩm, tái thẩm. Có vậy mới làm minh bạch thông tin và giám sát được cách làm án của các cơ quan tố tụng.

Theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự thì Luật không quy định cụ thể thời hạn nghiên cứu hồ sơ vụ án theo thủ tục giám đốc thẩm là bao lâu nhưng quy định: “Thời hạn kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm là ba năm kể từ ngày bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật và trong thời hạn bốn tháng kể từ ngày nhận được kháng nghị kèm theo hồ sơ vụ án, Tòa án có thẩm quyền phải mở phiên tòa giám đốc thẩm để xét xử vụ án”

Có nên chấp nhận sống chung với tình trạng phạm luật của cơ quan tố tụng?

Luật sư Lê Cao(công ty Luật hợp danh FDVN – đoàn Luật sư TP. Đà Nẵng) lo ngại, việc người dân đang dần chấp nhận thói quen trong mòn mỏi chờ đợi phiên giám đốc thẩm được mở… sẽ ảnh hưởng tới tâm lý, đời sống xã hội.

“Lơ luật” và xem nhẹ trách nhiệm

Luật sư Lê Cao cho biết, theo Điều 293 của bộ luật Tố tụng Dân sự(BLTTDS) thì  thời hạn mở phiên tòa giám đốc thẩm đã được quy định rõ là bốn tháng. Cụ thể , trong thời hạn bốn tháng, kể từ ngày nhận được kháng nghị kèm theo hồ sơ vụ án, tòa án có thẩm quyền giám đốc thẩm phải mở phiên tòa để giám đốc thẩm vụ án. Như vậy, câu chuyện ở đây cần xem xét liên quan đến ý thức tuân thủ pháp luật của chính tòa án có thẩm quyền giám đốc thẩm. Nhiều trường hợp, những người tiến hành tố tụng đã “Lơ luật” xem nhẹ trách nhiệm của mình, hoặc vì các lý do nào đó mà họ đã không làm theo pháp luật đã định.

Theo luật sư Cao, hiện nay, BLTTDS có hẳn một Chương(Chương XXXIII) quy định về khiếu nại, tố cáo. Theo đó cá nhân,cơ quan , tổ chức có quyền khiếu nại quyết định, hành vi trong tố tụng dân sự của cơ quan người tiến hành tố tụng dân sự khi có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Tuy nhiên, đó chỉ là các quy định khá chung chung nêu lên quyền và nghĩa vụ của người khiếu nại, trách nhiệm giải quyết khiếu nại mà chẳng có quy định nào xác định chế tài, nếu việc khiếu nại của người dân là đúng ,hành vi,quyết định trong hoạt động tố tụng của người, cơ quan tiến hành tố tụng sai.

Ngoài ra, theo khoản 4,Điều 3,  luật Khiếu nại năm 2011 thì căn cứ vào luật khiếu nại, tòa án nhân dân tối cao phải ban hành quy định, việc khiếu nại và giải quyết  khiếu nại trong cơ quan mình. Thế nhưng, cho đến nay thì chưa thấy có quy định cụ thể nào về việc khiếu nại và giải quyết khiếu nại đối với ngành tòa án một cách cụ thể.

Không nên im lặng

Theo luật sư Lê Cao, luật quy định, thời hiệu khiếu nại là mười lăm ngày, kể từ ngày người khiếu nại nhận được hoặc biết được quyết định, hành vi tố tụng mà người đó cho rằng có vi phạm pháp luật. Do đó,đối với việc không mở phiên giám đốc thẩm trong vòng 4 tháng, thì theo thời hiệu luật định thì người dân có quyền khiếu nại đến Chánh án TAND cấp tỉnh, hoặc nếu không được giải quyết thì khiếu nại lên Chánh án TAND Tối cao. Tuy nhiên, cách làm này chỉ là tiếng kêu cứu trong vô vọng khi những người nhân danh công lý không làm theo luật, vì vậy, rất dễ bị “dìm” đi. “ Tôi nghĩ rằng, người dân nên quen dần với thái độ không thỏa hiệp với việc làm sai luật của cơ quan tiến hành tố tụng, dù trong hoàn cảnh nào.Rõ ràng, nếu thấy sau thời hạn luật định mà hồ sơ, yêu cầu giải quyết của mình, vấn đề của mình không được giải quyết theo luật, cần lên tiếng, khiếu nại quyết định, hành vi đó ngay. Chỉ có đấu tranh và lên tiếng với những tiêu cực, thì mới mong tiêu cực giảm xuống. Thế nhưng, trong nhiều trường hợp người dân ở thế yếu, lại không dễ dàng nhận được sự trợ giúp  về pháp lý nên khó để bảo vệ quyền của mình”, ông Cao nói.

NHÌN THẲNG – NÓI THẬT NGUYÊN CHÁNH TÒA KINH TẾ TAND TỐI CAO – ÔNG ĐỖ CAO THẮNG: Không ngoại trừ yếu tố tiêu cực?!

Nhằm giải mã những “ nút thắt” được ví như “barie ngâm án” ở cấp giám đốc thẩm, PV báo ĐSZPL đã có cuộc trao đổi với luật sư Đỗ Cao Thắng, nguyên Chánh tòa Kinh tế(TAND Tối cao). Ông Thắng cho biết, có nhiều lý do, không ngoại trừ những yếu tố tiêu cực…

Ông có thể lý giải yếu tố cốt lõi được coi là “điểm nghẽn”, “nút thắt” trong các vụ án ở cấp giám đốc thẩm?

Có rất nhiều nguyên nhân cho việc chậm trễ này, không chỉ riêng TAND Tối cao mà là cả nước. Nhưng theo tôi, nguyên nhân nổi cộm vẫn là do nguồn nhân lực thiếu. Chỉ tính riêng TAND Tối cao cũng chỉ có mấy chục người, chỉ bằng một tòa tỉnh trong khi phải “ gánh án” của cả nước ắt không tránh khỏi chuyện này. Cũng không ngoại trừ yếu tố tiêu cực.

 Xin ông nói rõ hơn về yếu tố tiêu cực này?

Chẳng hạn như lo sợ bị hủy án nhiều, rồi có thể là do mục đích này, mục đích khác, rất là khó nói nhưng tựu lại là không ngoại trừ vì động cơ cá nhân, động cơ không trong sáng khiến cho án bị “ ngâm”. Bên cạnh đó không ít thẩm phán chưa đề cao trách nhiệm, sợ “dính” án hủy sẽ không được tái bổ nhiệm. Vì thế họ chưa chủ động liên hệ, đôn đốc trong trường hợp các cơ quan hữu quan chậm trả lời. Thậm chí, có trường hợp ngay trong cùng đơn vị hành chính nhưng thẩm phán không trực tiếp làm việc mà thụ động chờ kết quả. Lãnh đạo tòa án một số đơn vị  chưa sâu sát trong quản lý, chưa tích cực  đôn đốc thẩm phán giải quyết. Thẩm phán khi gặp những vụ án phức tạp, chưa chủ động báo cáo lãnh đạo để bàn bạc tìm giải pháp tháo gỡ khó khăn,vướng mắc; có người chờ lãnh đạo cho ý kiến.

Tuy nhiên, để làm rõ thì lại rất khó, phải có cơ sở để chứng minh chuyện đó. Nói vậy, không phải không có tiêu cực, có nhưng chỉ là số nhỏ, vấn đề làm sao vạch ra, đưa ra ánh sáng mới là chuyện khó.

Theo ông ngoài ra còn có những “điểm nghẽn” nào cần nhắc tới ở mảng giám đốc thẩm?

Có chứ, chẳng hạn có trường hợp thẩm phán đang thụ lý giải quyết vụ án thì được điều động sang đơn vị khác, chuyển công tác, hết nhiệm kỳ hoặc nghỉ hưu, nên giao hồ sơ thẩm phán khác dẫn đến án bị quá hạn kéo dài. Ngoài ra, có nhiều trường hợp sự phối hợp của một số cơ quan, tổ chức chưa tốt hoặc chưa tích cực hợp tác  với tòa án trong việc cung cấp văn bản tài liệu hoặc chậm tham gia Hội đồng định giá, giám định; nhiều trường hợp do thiếu quy định và hướng dẫn cụ thể dẫn đến việc nhận thức và áp dụng chưa thống nhất nên chưa thể xét xử.

Liệu có biện pháp hữu hiệu nào nhằm giảm thiểu tình trạng “ ngâm án” ở cấp giám đốc thẩm như hiện nay, thưa ông?

Cũng có nhiều ý kiến khác nhau, nhưng để giải quyết vấn đề trước mắt, tôi đồng thuận với ý kiến,kiến nghị lãnh đạo TAND cấp tỉnh phải thường xuyên kiểm tra, nghe các thẩm phán có án quá hạn báo cáo,tìm ra nguyên nhân và đề ra biện pháp giải quyết nhanh chóng, đúng pháp luật. Những vụ án vướng mắc về nghiệp vụ, cần phải sớm có hướng dẫn kịp thời. Nếu thiếu thẩm phán thì đề nghị điều động, biệt phái hoặc đề nghị Chánh án TAND Tối cao giải quyết. Với những thẩm phán để án quá hạn trên một năm cần kiểm tra làm rõ, nếu do lỗi chủ quan vì thiếu trách nhiệm phải kiểm điểm,xử lý nghiêm.

Xin cảm ơn ông!

“Xử giám đốc thẩm, tái thẩm sai chưa được đề cập xử lý”

“Phải nhìn thẳng vào sự thật rằng chất lượng công tác giải quyết khiếu nại nại giám đốc thẩm vẫn chưa ngang tầm, chưa đáp ứng kỳ vọng của nhân dân. Lượng đơn khiếu nại vẫn cao và chưa có chiều hướng giảm nhưng tỉ lệ trả lời đơn khiếu nại lại vẫn thấp, không đạt chỉ tiêu đề ra;có trường hợp kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm quá hạn ,gây phương hại đến quyền lợi của công dân thế nhưng vấn đề xem xét trách nhiệm của người có thẩm quyền giám đốc thẩm , tái thẩm quá hạn, cũng như việc xử giám đốc, tái thẩm sai chưa được đề cập xử lý”. (PV TRẦN QUYẾT – ONG LÝ thực hiện)-  Theo báo Đời sốngZPháp luật số 23  ra ngày 21/2/2014 .

Luật sư giỏi: Câu chuyện sau vụ án ly hôn

Luật sư uy tín, chúng tôi xin giới thiệu đến quý độc giả một trường hợp về ly hôn do bị bạo hành ngược mà Luật sư Nguyễn Văn Nguyên tham gia tư vấn giải quyết.

BI KỊCH GIA ĐÌNH

 CHUYỆN CHƯA KỂ VỀ NHỮNG BI KỊCH GIA ĐÌNH TAN VỠ SAU CÁNH CỬA TÒA ÁN:

Kỳ 2: Người đàn ông buộc phải ly hôn vì bị vợ…bạo hành tinh thần

THANH HIỀN

Từ xưa đến nay, chúng ta vẫn thường nghe chồng vũ phu bạo hành chứ ít tai thấy chuyện đàn ông phải hứng chịu bi kịch ngược lại. Tuy nhiên thực tế, không phải cứ bị đánh đập mới gọi là bạo hành, mà đối với đàn ông, thì những lời đay nghiến, chì chiết của người vợ cũng chính là hành vi bạo lực khiến họ chai lì cảm xúc, chán nản… Khi những cảm xúc này xuất hiện, thì con đường dẫn đến hôn nhân và nhiều hệ lụy đau lòng khác sẽ trở nên cực kỳ ngắn ngủi. Đây cũng là câu chuyện mà luật sư Nguyễn Văn Nguyên muốn kể và nhắc nhở để các chị, các mẹ giữ hạnh phúc.

Những năm tháng dằn vặt nhau

Thời gian khá lâu đã trôi qua, nhưng ký ức về tấn bi kịch gia đình đặc biệt này chưa thể phai mờ với luật sư Nguyên. Trò chuyện cùng người viết, anh kể: “Anh Thiều và chị Oanh yêu nhau mặn nồng suốt bốn năm trời trước khi quyết định lên xe hoa bằng đám cưới ngập tràn hạnh phúc. Không lâu sau khi kết hôn cả hai đưa nhau rời quê hương Thanh Hóa lên huyện Di Linh(tỉnh Lâm Đồng)làm kinh tế mới. Cuộc sống trong giai đoạn đó dẫu vất vả nhưng tràn ngập hạnh phúc. Hai vợ chồng trẻ hết mực yêu thương nhau, chàng tần tảo, nàng chắt chiu nuôi nấng những đứa con lần lượt chào đời. Để cải thiện kinh tế gia đình, anh Thiều dồn tiền tích góp, mua đất trồng cà phê. Sau này khi làm ăn khấm khá người chồng quần quật trồng cà, chăn nuôi dê, bò…cải thiện thu nhập. Kinh tế gia đình phất lên nhưng cũng vì thế nà anh Thiều thường xuyên phải đi vắng nhà vì đi đổi mối hàng, nhậu nhẹt tạo mối quan hệ. Chính từ sự thay đổi này, bi kịch gia đình đã ập đến”.

Giọng trầm ngâm, luật sư Nguyên chép miệng buồn rầu nhớ lại, khi tìm đến anh, người chồng vẫn không hiểu nổi những thay đổi chóng vánh trong tính nết của vợ mình. Chồng phải vắng nhà vì công việc, nhưng chỉ luôn nổi cơn ghen bóng gió một cách vô lý. Mỗi lần đi giao dịch, làm ăn vắng nhà ít ngày trở về, anh lại phải ghe vợ chì chiết: “ Anh sẵn tiền trong tay rồi đem cho gái phải không…” điệp khúc ấy cứ lặp đi lặp lại khiến anh Thiều nhiều khi không thể kiềm chế được, gằn giọng quát mắng vợ. Chỉ chờ thế chị Oanh lại “nổi trận lôi đình,” khua tay múa chân chỉ mặt chồng quát nạt: “Anh ngoại tình rồi về chán vợ, chửi bới vợ, đánh vợ, bạo lực với vợ…”. Từ đấy hễ anh Thiều ra ngoài, người vợ lại suốt ngày gọi điện tra hỏi, làm phiền. Những lúc anh Thiều bận tiếp khách không nghe máy, anh lại phải đối mặt với những lời ngờ vực, trách móc khi về đến nhà.

“Ngồi tâm sự đến đây, anh Thiều não ruột than thở : “ khổ lắm, tôi đã cố gắng bỏ ngoài tai những cơn ghen tuông vô cớ của vợ nhưng vẫn mệt mỏi vô cùng. Mỗi ngày về nhìn vợ khó đăm đăm, than vãn, cằn ngằn không ngớt, rồi ca đi ca lại điệp khúc: “ Tôi phải hy sinh suốt ngày vì anh,  vì cái gia đình này, anh lại đem tiền đi cho con nào…”, thì tôi lại tress nặng, một dạo tôi chán nản đến mức không muốn về nhà, chỉ suốt ngày tụ tập bạn bè nhậu nhẹt đến mức say khướt  cho quên đi mọi chuyện”, luật sư Nguyên nhớ lại.

Để níu kéo hạnh phúc, nhiều lần anh đã to nhỏ nói chuyện, mong cùng vợ xua tan bầu không khí căng thẳng. Nhưng nào cũng vậy, mâu thuẫn mới chưa được giải quyết thì cuộc trò chuyện mới lại làm bùng phát thêm những rắc rối mới. Dù anh Thiều có giải thích như thế nào, chị Oanh cũng nhất quyết không tin chồng vắng nhà, nhậu nhẹt mà lại có bồ bịch. Thậm chí người vợ còn lien tiếng thách thức: “ ly hôn đi để tôi còn có thế giới riêng của mình”. Vì quá chán nản, anh Thiều đã muốn đồng ý để giải thoát cho bản thân, nhưng khoảnh khắc ấy, tình phụ tử trỗi dậy lại khiến anh Thiều không thể chấp bút vào lá đơn. “ Nghĩ đến các con, anh Thiều quyết định cùng vợ ly thân nhưng vẫn chung một nhà, anh ấy vẫn tin như thế sẽ có điều kiện chăm sóc các con, đồng thời hy vọng thời gian trôi qua sẽ khiến chị Oanh thấu hiểu mọi chuyện”, luật sư nguyên cho biết. Thế nhưng, trong suốt khoảng thời gian “ chiến tranh lạnh”này, người vợ tai ác vẫn không để anh Thiều yên thân. Thay vì chăm lo cho các con, bình tĩnh để suy nghĩ thông cảm cho chồng, chị Oanh liên tục nhắn tin chì chiết, thậm chí nhiều lần theo dõi sinh hoạt, công việc của anh Thiều.

 

Sự tan vỡ không đáng có

Sau 10 năm ly thân nhưng vợ không có biến chuyển, anh Thiều cực chẳng đã phải tìm đến luật sư, nhờ tư vấn cho việc ly hôn. Luật sư Nguyên cho biết, lời đầu tiên trước khi bắt đầu công việc, anh Thiều đã cay đắng thốt lên: “tôi rất muốn níu giữ hạnh phúc này, nhưng thực sự là tôi kiệt sức. Càng gồng mình lên để hàn gắn, níu giữ gia đình trong những năm sống ly than, tôi càng phải hứng chịu những căng thẳng, mệt mỏi. Oanh không những nhắn tin khủng bố tinh thần chồng mà còn bỏ mặc con cái, sống theo kiểu bất cần. Chứng kiến tình trạng ấy, tôi đành chấp nhận để cô ấy ra đi, cũng là tự giải thoát cho mình khỏi cuộc sống địa ngục trần gian”.

Theo luật sư Nguyên, ban đầu khi hay tin anh Thiều gửi đơn ly dị thì chị Oanh cũng phản đối kịch liệt. Nhưng sau một thời gian hòa giải bất thành, đồng thời tòa án xem xét khía cạnh vợ chồng đã nhiều năm ly thân, nên nguyện vọng của anh Thiều vẫn được giải quyết. “Ly thân là một giải pháp khá hợp lý cho các cặp vợ chồng đang rạn nứt về tình cảm nhìn nhận lại cuộc sống hôn nhân của mình, đồng thời tìm ra hướng thích hợp. Tuy nhiên nếu trong thời gian đó một trong hai bên không hợp tác, hoặc không hài lòng về nhau, không hòa giải được có thể đơn phương đưa ly hôn ra tòa để xem xét giải quyết”.

Từng tham gia giải quyết nhiều vụ ly hôn, luật sư Nguyên phân tích với chúng tôi:“thật ra anh Thiều chỉ hờn dỗi đòi ly hôn để anh Thiều phải giữ mình lại như những lần trước. Chị không ngờ anh Thiều lại lựa chọn giải pháp sống ly thân suốt 10 năm. Khoảng thời gian ấy chị Oanh càng cay nghiệt  vì nỗi ám ảnh chồng có bồ nên mới nghĩ ra đủ kiểu “ làm tình làm tội”. Nhưng người phụ nữ này không hiểu, càng làm như vậy, chị càng đẩy chồng mình ra xa hơn.

 Khi ly hôn, phụ nữ là những người phải chịu nhiều thiệt thòi và đau khổ. Từ trường hợp đổ vỡ đáng tiếc của gia đình anh Thiều, chị Oanh, tôi nghĩ trong cuộc sống, người phụ nữ cần phải khéo léo giữ hạnh phúc gia đình. Phải biết thong cảm, biết quan tâm để hiểu công việc của chồng, không nên ghen tuông mù quáng đẩy chồng vào tình thế áp lực dẫn đến sự tan vỡ không đáng có” luật sư Nguyên chia sẻ.

Theo T.H (BÁO GIA ĐÌNH VÀ XÃ HỘI  Số 40 ngày 3/10/2013)

Luật sư uy tín: Quy định đặt tên quá 25 chữ cái liệu có trái luật?

Tìm được luật sư uy tín, luật sư giỏi là một nhu cầu chính đáng ngày càng cao của người dân. Chúng tôi xin giới thiệu đến quý vị bài báo phỏng vấn về quan điểm pháp lý của luật sư Nguyễn Văn Nguyên, giám đốc công ty Luật Hưng Nguyên về vấn đề đặt tên theo dự thảo bộ luật dân sự 2005 sửa đổi.

 CHỈ NÊN KHUYẾN KHÍCH

Theo chủ nhiệm Ủy ban về Các vấn đề xã hội Trương Thị Mai, luật không cần phải quy định tên đệm, vì từ xưa tới nay, khi ghi họ và tên đã được hiểu bao gồm cả chữ đệm, không cần phải chỉnh sửa. Đồng tình với việc đặt tên theo tiếng Việt, nhưng theo bà Mai thì không nên quy định quá cụ thể, cũng không nên quá áp đặt người dân phải đặt tên như thế nào để không trái Hiến pháp. Bà Mai nói: “ Quy định họ tên không quá 25 chữ cái là vượt qua Hiến pháp. Tên dài có ảnh hưởng gì đến đạo đức xã hội, ý thức cộng đồng đâu! Nên khuyến khích đặt họ tên ngắn chứ không nên áp đặt.

  Sáng 12/5, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án bộ luật Dân sự sửa đổi. Tại phiên họp, đa số ý kiến tập trung về quy định đặt họ, tên và chữ đệm của một người không được vượt quá 25 chữ cáitheo điều 26 trong dự thảo. Lập luận đề nghị sửa đổi cho rằng, việc đặt họ, tên và chữ đệm, tuy là một quyền nhân thân của cá nhân, nhưng nhà nước cũng cần đưa ra những quy định cần thiết để định hướng cho việc cá nhân thực hiện quyền này.

 Thực tiễn thi hành pháp luật ở Việt Nam qua cho thấy, việc đặt họ, tên và chữ đệm có nhiều trường hợp không phù hợp với tập quán, thuần phong mỹ tục của Việt Nam, như quá dài, không thuần Việt, mà cơ quan đăng ký hộ tịch phải đăng ký, không có lý do để từ chối…

 Trước đó, tại phiên thảo luận Quốc hội về  dự thảo luật Hộ tịch hồi tháng 10/2014, ĐBQH Nguyễn Thị Nhung(Khánh Hòa) cũng đã đưa ra đề xuất quy định phải đặt tên không quá dài, phức tạp và phải “thuần Việt”khi khai sinh khiến dự thảo ồn ào suốt một thời gian dài.

 Bày tỏ quan điểm trước vấn đề nàyPGS.TS Lê Quý Đức, nguyên Phó Viện trưởng viện Văn Hóa và Phát triển( Học viện Chính Trị- Hành chính Quốc  gia Hồ Chí Minh) thẳng thắn cho biết, việc đặt tên quá dài có thể gây rắc rối, ảnh hưởng đến quá trình làm hồ sơ, giao dịch của người đó. Tuy nhiên, hiện tại vị PGS.TS chưa từng thấy một xã hội có luật đặt tên. Theo ông Đức tên họ, dài hay ngắn không làm ảnh hưởng đến đạo đức xã hội, truyền thống văn hóa, trật tự xã hội…vì vậy không nên áp đặt thành quy định.

 Cũng theo PGS.TS Đức, tên của mỗi người là quyền nhân thân, cá nhân do cha mẹ đặt cho đứa con mới sinh. Sự cá biệt hóa được ghi trong giấy khai sinh và nó là cơ sở pháp lý để sau này xác định cá nhân đó mang tên gọi đó. Ngoài ra mỗi cá tên đều mang một ý nghĩa riêng, đôi khi đó là cả một câu chuyện, có thể là niềm hy vọng, ước mơ, cũng có thể là một câu chuyện vui, chuyện buồn… Thậm chí nếu xét về góc độ tâm linh, mỗi cái tên đôi khi còn gắng với số phận của mỗi con người. Việc đưa ra thành luật thì quá áp đặt, cứng nhắc và vi phạm đến quyền nhân thân. Ông Đức nói: “ Khi đặt tên, mỗi người nên tránh những cái tên quá dài, phức tạp, những cái tên dung tục, phản cảm như bộ phận sinh dục đặt tên cho con, hay những cái tên nước ngoài với những doanh nhân nổi tiếng: Lê Quý Đôn, Võ Nguyên Giáp, Nobel, Phidel Castro… Với những trường hợp này, cán bộ hộ tịch nên, tư vấn , giải thích, cho người dân hiểu. Việc đưa ra thành luật thì quá áp đặt, cứng nhắc và sẽ kéo theo nhiều vấn đề phát sinh”.

 Cũng đồng quan điểm này, trao đổi với phóng viên, luật sư Nguyễn Văn Nguyên( Giám đốc công ty luật Hưng Nguyên, Đoàn Luật sư TP. Hà Nội) cho rằng việc đặt họ, tên và chữ đệm cho con là quyền của cha mẹ, nhưng phải phù hợp với pháp luật Việt Nam. Tuy nhiên việc quy định đặt họ, tên và chữ đệm của một người không vượt quá 25 chữ cái là hoàn toàn thiếu tính thuyết phục và đang có xu hướng trái luật.

 Ông Nguyên phân tích, trong Hiến pháp quy định, mọi người đều có quyền về họ tên của mình trong đó cũng có thể đặt tên họ và cũng có quyền thay đổi họ, tên và chữ đệm nếu không thấy phù hợp. Đây là quyền nhân thân của mỗi một con người. Điều này cũng được quy định trong bộ luật Dân sự 2005. Theo đó, để đảm bảo quyền  nhân thân của một con người và ở đó không bị hạn chế về kiểu tên, số lượng chữ, từ trong thành phần kết cấu nên việc đặt tên chỉ cần phát âm bằng tiếng Việt là được.

Con tôi, tôi đặt tên thế nào là quyền của tôi, sao anh có thể bắt tôi phải đặt lại. Anh có thể cho rằng, cái tên này là không hay, không văn hóa nhưng với tôi không thấy như thế và ngược lại. vậy căn cứ vào chuẩn mực nào mà anh bắt tôi làm theo quy định? Cũng như vậy, không lẽ bây giờ đặt tên cho con, tôi cứ phải ngồi đếm số chữ?  Và căn cứ vào đâu lại quy định đặt tên, họ và chữ đệm không quá 25 chữ cái, tạị sao không phải là 30 hoặc 20 chữ cái? Để luật được đi vào thực tiễn, không nên quy định những vấn đề một cách cứng nhắc, thiếu cơ sở thực tiễn, đặc biệt bộ luật Dân sự được xem là một bộ luật gốc, điều chỉnh hầu hết các quan hệ dân sự trong xã hội”, luật sư Nguyên nói. . Theo OL (BÁO NGƯỜI ĐƯA TIN Số 58 Thứ Năm Ngày 14/5/2015)

Công ty luật uy tín

Văn phòng luật sư uy tín thuộc Công ty luật Hưng Nguyên là doanh nghiệp có bề dày kinh nghiệm trong lĩnh vực luật. Đáp ứng nhu cầu sử dụng dịch vụ tư vấn luật, thuê luật sư tranh tụng, luật sư bào chữa giỏi ngày càng tăng của xã hội. Văn phòng luật sư Hưng Nguyên đã và đang xây dựng và hoàn thiện đội ngũ luật sư và tư vấn viên chuyên nghiệp hơn. Dưới đây là một số dịch vụ chúng tôi đang tư vấn và thực thi:

ĐẠI DIỆN TRANH TỤNG TẠI TÒA
TƯ VẤN PHÁP LUẬT HÔN NHÂN
TƯ VẤN PHÁP LUẬT DÂN SỰ
TƯ VẤN PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG
TƯ VẤN PHÁP LUẬT VỀ THUẾ
TƯ VẤN BẢO HỘ SH TRÍ TUỆ
TƯ VẤN PHÁP LUẬT ĐẤT ĐAI
TƯ VẤN LUẬT DOANH NGHIỆP
TƯ VẤN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI
TƯ VẤN XIN CẤP GIẤY PHÉP

Quý khách có nhu cầu vui lòng gọi Luật sư NGUYỄN VĂN NGUYÊN
Hotline: 098.775.6263
Tel: 04.8585.7869
Email: hungnguyenlawfirm@gmail.com

Rất hân hạnh được phục vụ quý khách

CÔNG TY LUẬT HƯNG NGUYÊN

Tư vấn pháp luật, Văn phòng luật sư uy tín

Luật sư uy tín – Công ty Luật Hưng Nguyên là một đơn vị tư vấn pháp luật với thương hiệu đã được khẳng định trong nhiều năm qua, chúng tôi có nhiều luật sư uy tín, luật sư giỏi để giải quyết mọi vấn đề pháp lý cho các khách hàng, đối tác. Trong những năm qua, các luật sư uy tín của chúng tôi đã tham gia tư vấn pháp luật thường xuyên cho nhiều doanh nghiệp, tập đoàn, là đối tác thường xuyên trả lời, tư vấn pháp luật cho nhiều đối tượng bạn đọc của các cơ quan báo chí, truyền thông lớn. Trong năm 2015 chúng tôi hướng đến cung cấp cho quý khách dịch vụ pháp lý hoàn hảo, dịch vụ luật uy tín, nhiều giá trị nhân văn. Hãy đến với chúng tôi, văn phòng luật sư uy tín, công ty luật uy tín đã được khẳng định tại Việt Nam để được trải nghiệm và phục vụ. Trân trọng

CÔNG TY LUẬT HƯNG NGUYÊN

Địa chỉ: Lô 6, B 20 Khu đô thị Định Công, phường Định Công, quận Hoàng Mai,
thành phố Hà Nội.

Điện thoại: 04. 8585 7869  

 Mobile: 098 775 6263/ 0947 347 268

Văn phòng 2: Số 14 đường Trung Yên 3, Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội

Điện thoại: 04. 8585 7869

Mobile: 098 775 6263/ 0947 347 268

Email: congtyluathungnguyen@gmail.com
hungnguyenlawfirm@gmail.com