Cho phép nước ngoài đầu tư vào Kaesong của Triều Tiên

Luật sư Hà Nội  – Ngày 18-10, truyền thông CHDCND Triều Tiên đưa tin chính quyền Bình Nhưỡng đã đồng ý cho các nhà đầu tư nước ngoài thành lập một khu công nghệ cao tại Kaesong, ngay cạnh khu công nghiệp Kaesong mới được mở cửa trở lại.

Hãng thông tấn CHDCND Triều Tiên KCNA đưa tin Bình Nhưỡng đã đạt thỏa thuận xây khu công nghệ cao ở Kaesong với sự tham gia của một nhóm các công ty Đông Á và Trung Đông, trong đó có hãng Jurong Consultants và OKP Holdings của Singapore, P&T Architects & Engineers của Hong Kong.

“Hai bên sẽ nhanh chóng bước vào giai đoạn thực hiện dự án – KCNA cho biết –  Các công ty nước ngoài cũng đã đồng ý lập liên doanh với CHDCND Triều Tiên để xây dựng một đường cao tốc nối liền sân bay Bình Nhưỡng và Kaesong”.

Phản ứng với thông tin do KCNA đưa ra, hãng OKP Holdings tuyên bố mới chỉ tham gia vào dự án này trong “giai đoạn sơ khởi”. Còn các công ty khác từ chối bình luận.

Bộ Thống nhất Hàn Quốc tuyên bố dự án này không liên quan đến khu công nghiệp chung Kaesong đang hiện hữu. Trước đó, Seou từng yêu cầu Bình Nhưỡng cho phép nước ngoài đầu tư vào khu công nghiệp chung Kaesong để ngăn chặn nguy cơ khu công nghiệp này lại bị đóng cửa bất ngờ.

CHDCND Triều Tiên đóng cửa khu công nghiệp chung Kaesong hồi tháng 4-2013 khi rút toàn bộ 53.000 công nhân ra khỏi khu công nghiệp này. Hiện tại, khu công nghiệp Kaesong đã được mở cửa trở lại nhưng quan hệ liên Triều lại có dấu hiệu căng thẳng.

Báo CHDCND Triều Tiên Rodong Sinmun cũng đưa tin Bình Nhưỡng vừa bế mạc một diễn đàn quốc tế với sự tham gia của các chuyên gia đến từ Mỹ, Trung Quốc, Canada, Ấn Độ… để bàn về việc phát triển các khu kinh tế đặc biệt tại nước này.

NGUYỆT PHƯƠNG (Tuoi tre)

Công ty luật tại Hà Nội, Văn phòng luật sư tại Hà Nội

Một loạt chính sách lớn có hiệu lực từ hôm nay

Hơn 2 triệu người không còn thuộc diện nộp thuế thu nhập cá nhân khi luật mới được áp dụng. Lương cơ sở của cán bộ, công chức tăng lên 1,15 triệu đồng cùng nhiều chính sách kinh tế, xã hội lớn sẽ chính thức có hiệu lực từ hôm nay.

1. Lương cơ sở tăng thêm 100.000 đồng mỗi tháng

Từ 1/7, lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, lực lượng vũ trang… sẽ tăng từ 1,05 triệu đồng lên 1,15 triệu đồng mỗi tháng.

Mức lương này lẽ ra đã tăng lên 1,3 triệu đồng kể từ 1/5. Tuy nhiên do ngân sách không thể bố trí đủ 60.000 – 65.000 tỷ đồng phục vụ lộ trình này nên kế hoạch tăng lương, theo đề xuất của Chính phủ đã được hoãn tới 1/7 và mức tăng cũng được điều chỉnh xuống 1,15 triệu đồng. Số tiền bố trí để cân đối là 20.700 tỷ. Phương án này đã được Quốc hội thông qua trong kỳ họp tháng 11/2012.

1. Lương cơ sở tăng thêm 100.000 đồng mỗi tháng

Từ 1/7, lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, lực lượng vũ trang… sẽ tăng từ 1,05 triệu đồng lên 1,15 triệu đồng mỗi tháng.

Mức lương này lẽ ra đã tăng lên 1,3 triệu đồng kể từ 1/5. Tuy nhiên do ngân sách không thể bố trí đủ 60.000 – 65.000 tỷ đồng phục vụ lộ trình này nên kế hoạch tăng lương, theo đề xuất của Chính phủ đã được hoãn tới 1/7 và mức tăng cũng được điều chỉnh xuống 1,15 triệu đồng. Số tiền bố trí để cân đối là 20.700 tỷ. Phương án này đã được Quốc hội thông qua trong kỳ họp tháng 11/2012.

2. Thu nhập trên 9 triệu đồng mới phải nộp thuế

Theo Nghị định về sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân, mức giảm trừ gia cảnh cho người nộp thuế và người phụ thuộc được nâng lên 9 và 3,6 triệu đồng, thay cho mức 4 và 1,6 triệu đồng như hiện nay. Với quy định có hiệu lực từ 1/7 này, người có thu nhập 12,6 triệu đồng một tháng mà có nuôi một người phụ thuộc (con, bố hoặc mẹ) thì chưa phải nộp thuế.

Bên cạnh đó, cơ quan thuế cũng sẽ cấp mã số thuế tự động cho người phụ thuộc, kể cả với trẻ sơ sinh. Nếu cá nhân không có mã số thuế sẽ không được xét giảm trừ gia cảnh. Trong trường hợp giá cả biến động trên 20%, Chính phủ sẽ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh cho phù hợp với tình hình thị trường.

Theo tính toán của cơ quan thuế, dự kiến sẽ có hơn 2 triệu người sẽ không thuộc diện còn phải nộp thuế và thu ngân sách có thể giảm 4.000 – 5.000 tỷ đồng.

3. Giảm thuế VAT với nhà ở xã hội 

Theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng (VAT), từ 1/7 sẽ áp thuế 5% cho các hợp đồng bán, cho thuê, thuê mua nhà ở xã hội và nhà thương mại. Đồng thời, sẽ giảm 50% thuế VAT cho hợp đồng bán, cho thuê mua nhà ở thương mại có diện tích dưới 70 m2 và giá bán dưới 15 triệu đồng mỗi m2 từ 1/7/2013 đến 30/6/2014.

Báo cáo của Chính phủ cho hay, số lượng nhà ở thương mại có diện tích sàn dưới 70 m2, giá bán dưới 15 triệu đồng mỗi m2 còn tồn khoảng trên 10.000 căn. Việc giảm thuế sẽ khiến giải quyết khó khăn về nhà ở đối với người có thu nhập thấp, đồng thời góp phần giảm lượng căn hộ thương mại đang tồn kho, tháo gỡ một phần khó khăn cho thị trường bất động sản.

4. Giảm thuế về 20% cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

Từ 1/7, doanh nghiệp nhỏ và vừa, những đơn vị (kể cả hợp tác xã) có tổng doanh thu năm không quá 20 tỷ đồng chỉ phải chịu thuế thu nhập doanh nghiệp ở mức 20%, so với mức 25% như trước đây. Tuy nhiên, thuế suất 20% không áp dụng với thu nhập từ chuyển nhượng vốn, quyền góp vốn, bất động sản và dự án đầu tư.

Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực bán, cho thuê, thuê mua nhà ở xã hội cũng được áp mức thuế ưu đãi 10% với phần thu nhập phát sinh từ hoạt động này kể từ 1/7.

Theo lộ trình giảm thuế đã được Quốc hội thông qua, từ 1/1/2014, sẽ áp mức thuế 22% chung cho doanh nghiệp, từ mức 25% hiện nay và giảm về 20% từ ngày 1/1/2016.

5. Minh bạch giá thành điện

Từ 1/7, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện lực có hiệu lực. Trong đó, Bộ Công Thương sẽ phối hợp cùng Bộ Tài chính xây dựng biểu giá bán lẻ điện, từ đó tính toán giá bán lẻ điện sản xuất, kinh doanh và sinh hoạt.

Theo dự thảo trình lên Chính phủ, giá điện sinh hoạt sẽ chỉ còn 6 bậc thang, thay cho 7 bậc trước đây do gộp thẳng mức tiêu thụ điện từ 101 đến 200 kWh. Bên cạnh đó, với lĩnh vực sản xuất, Bộ Công thương cũng đề xuất áp giá điện riêng cho ngành sắt thép, xi măng cao hơn từ 2 – 16% so với giá điện hiện nay do cho rằng lĩnh vực này tiêu hao nhiều điện năng và cần phải cải tiến công nghệ.

Luật Điện lực sửa đổi cũng yêu cầu việc điều chỉnh giá bán lẻ điện phải được thực hiện công khai, minh bạch về sự biến đổi của các yếu tố cấu thành liên quan đến việc điều chỉnh giá. Nhà nước sử dụng các biện pháp để bình ổn giá bán điện phù hợp với quy định của pháp luật về giá.

6. Đóng cửa website thương mại điện tử không hoạt động

Theo quy định của Bộ Công thương, từ 1/7, các website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử sẽ bị rút đăng ký nếu quá 30 ngày mà không có hoạt động hoặc không phản hồi thông tin khi được cơ quan quản lý yêu cầu.

Đồng thời, hàng năm vào ngày 15/1, thương nhân, tổ chức thiết lập website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử phải báo cáo Bộ Công Thương số liệu thống kê về tình hình hoạt động của năm trước đó.

7. Tăng thời gian giao dịch chứng khoán thêm 45 phút

Trong thời gian từ 1/7 đến 5/7, Sở Giao dịch Chứng khoán TP HCM (HoSE) sẽ cho thử nghiệm việc tăng thời gian giao dịch thêm 45 phút vào đợt khớp lệnh buổi chiều, điều này có nghĩa thời gian giao dịch buổi chiều sẽ kéo dài từ 13 giờ đến 15 giờ. Để chuẩn bị cho quá trình này, các công ty chứng khoán phải hoàn thành việc chỉnh sửa phần mềm đến trước 30/6.

Trong khi đó, trên Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX), việc kéo dài thời gian giao dịch buổi chiều tới 15 giờ sẽ được áp dụng từ 8/7.

Ở lần điều chỉnh trước đây, sau thời gian chạy thử nghiệm, cả HoSE và HNX đều chỉnh thức tăng thời gian giao dịch cùng lúc.

8. Thành lập công ty mua bán nợ xấu

Kể từ ngày 9/7/2013, Quyết định thành lập Công ty TNHH Một thành viên Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) có hiệu lực. VAMC có vốn điều lệ 500 tỷ đồng do Nhà nước nắm 100% vốn.

Nhiệm vụ chính của công ty mà mua nợ xấu của tổ chức tín dụng; thu hồi nợ, đòi nợ và xử lý, bán nợ, tài sản bảo đảm; cơ cấu các khoản nợ và quản lý khoản nợ xấu…

Trụ sở của VAMC sẽ nằm ở 22 Hàng Vôi, Hà Nội, hiện đã có 2 Phó Tổng của ngân hàng Sài Gòn – Hà Nội (SHB) và Bưu điện Liên Việt (LienVietPost Bank) chuyển về làm việc tại VAMC.

Thông tin mới nhất từ Thanh tra Ngân hàng Nhà nước cho hay, đến hết tháng 5/2013, tỷ lệ nợ xấu toàn ngành ngân hàng đã giảm về 4,65%, so với mức khoảng 6% được công bố hồi cuối tháng 2.

Công ty luật Hưng Nguyên – theo Huyền Thư (vnexpress.net)

Mẫu giải trình về điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư, giấy phép đầu tư

Công ty luật hà nội, văn phòng luật sư hà nội, luật sư hà nội, luật sư tại hà nội, công ty luật tại hà nội, văn phòng luật sư tại hà nội, tư vấn đầu tư, thủ tục đầu tư, đầu tư nước ngoài, chứng nhận đầu tư, giấy phép đầu tư

Mẫu số 6

(Áp dụng đối với dự án điều chỉnh theo quy trình thẩm tra)

 

GIẢI TRÌNH
VỀ ĐIỀU CHỈNH GIẤY CHỨNG NHẬN ĐẦU TƯ/GIẤY PHÉP ĐẦU TƯ

 

[01]       Nhà/các nhà đầu tư đề nghị điều chỉnh Giấy chứng nhận đầu tư /* số ….. ngày …. tháng …. năm ….. dự án đầu tư ra nước ngoài với nội dung và giải trình như sau:

[02]       I. NHÀ ĐẦU TƯ

-. Tên nhà đầu tư thứ 1

-. Tên nhà đầu tư thứ 2

-. ….( Tên nhà đầu tư tiếp theo (nếu có))

[03]       Tên dự án/tổ chức kinh tế thành lập ở nước ngoài:

Đầu tư tại (quốc gia hoặc vùng lãnh thổ):

[18]      II. CÁC NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ ĐIỀU CHỈNH BAO GỒM

1. Về điều chỉnh ……

– Nội dung đã quy định tại Giấy CNĐT/*:

– Nay đề nghị sửa thành:

– Giải trình

2. Về điều chỉnh …..

– Nội dung đã quy định tại Giấy CNĐT/*:

– Nay đề nghị sửa thành:

– Giải trình

3. …………………………

III. NHÀ ĐẦU TƯ CAM KẾT:

Chịu trách nhiệm hoàn toàn về tính chính xác của nội dung hồ sơ.

 

[23] Làm tại …….., ngày ….. tháng ……nămCác nhà đầu tư
(Ký, ghi rõ họ tên, chức danh và đóng dấu)

 

 

 

Bản đề nghị điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư, giấy phép đầu tư

Công ty luật hà nội, văn phòng luật sư hà nội, luật sư hà nội, luật sư tại hà nội, công ty luật tại hà nội, văn phòng luật sư tại hà nội, tư vấn đầu tư, thủ tục đầu tư, đầu tư nước ngoài, chứng nhận đầu tư, giấy phép đầu tư

Mẫu số 5

(Áp dụng đối với dự án điều chỉnh theo quy trình thẩm tra)

 

BẢN ĐỀ NGHỊ
ĐIỀU CHỈNH GIẤY CHỨNG NHẬN ĐẦU TƯ/GIẤY PHÉP ĐẦU TƯ

 

Kính gửi: Bộ Kế hoạch và Đầu tư

[01]       Nhà/các nhà đầu tư đề nghị điều chỉnh Giấy chứng nhận đầu tư /* số ….. dự án đầu tư ra nước ngoài với các nội dung như sau:

I. NHÀ ĐẦU TƯ

[02]       1. Tên và thông tin của nhà đầu tư thứ 1

2. Tên và thông tin của nhà đầu tư thứ 2

3. ….( Tên và thông tin về nhà đầu tư tiếp theo (nếu có))

Ngoài ra, dự án có sự tham gia của …. (tên đối tác tại nước ngoài, nếu có).

Đã được cấp Giấy chứng nhận đầu tư/* số ….. ngày ….. tháng …. năm ……..;

Giấy chứng nhận đầu tư điều chỉnh số …. ngày … tháng….. năm……

[03]       Tên dự án/tổ chức kinh tế thành lập ở nước ngoài:

Đầu tư tại (quốc gia hoặc vùng lãnh thổ):

[07]       Mục tiêu hoạt động:

Quy mô dự án:

II. NỘI DUNG ĐIỀU CHỈNH

[18]       Nhà đầu tư đề nghị điều chỉnh các nội dung sau:

1. Về điều chỉnh ……

– Nội dung đã quy định tại Giấy CNĐT/*:

– Nay đề nghị sửa thành:

2. Về điều chỉnh …..

– Nội dung đã quy định tại Giấy CNĐT/*:

– Nay đề nghị sửa thành:

III. NHÀ ĐẦU TƯ CAM KẾT

1. Chịu trách nhiệm hoàn toàn về tính chính xác của nội dung hồ sơ.

2. Chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của Giấy chứng nhận đầu tư, pháp luật Việt Nam và pháp luật của nước tiếp nhận đầu tư.

V. HỒ SƠ KÈM THEO

[20]       1. Các văn bản (theo quy định tại khoản 1, Điều 17, Nghị định 78):

+

[21]       2. Văn bản chấp thuận của cơ quan có thẩm quyền về sử dụng vốn nhà nước để đầu tư ra nước ngoài (nếu có).

[22]       3 Văn bản xác nhận hoàn thành nghĩa vụ tài chính với nhà nước (Báo cáo quyết toán thuế hoặc xác nhận của cơ quan thuế có thẩm quyền).

 

[23] Làm tại …….., ngày ….. tháng ……nămCác nhà đầu tư
(Ký, ghi rõ họ tên, chức danh và đóng dấu)

Hạn chế can thiệp hành chính vào quan hệ dân sự

“Bộ luật Dân sự phải thực sự trở thành Bộ luật của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”…

“Là Bộ luật chi phối nhiều đạo luật khác trong hệ thống pháp luật nên Bộ luật Dân sự phải thực sự trở thành Bộ luật của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, tạo được cú hích đáng kể cho sự phát triển của các quan hệ thị trường…”, Phó thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh tại Hội nghị toàn quốc tổng kết thi hành Bộ luật Dân sự năm 2005 vừa diễn ra tại Hà Nội.

Đánh giá 7 năm thi hành Bộ luật Dân sự, Phó thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cho rằng, Bộ luật này có vị trí đặc biệt quan trọng, chi phối nhiều đạo luật khác trong hệ thống pháp luật và tác động tới tất cả các quan hệ dân sự trong xã hội. Bộ luật Dân sự cũng cụ thể hóa các quy định của Hiến pháp về các quyền tự do, bình đẳng về nhân thân và tài sản cá nhân…

Tuy nhiên đến nay, Bộ luật đã bộc lộ một số bất cập như chưa xác định rõ mối quan hệ với các luật khác điều chỉnh quan hệ dân sự, các quy định vẫn còn mang nặng tính hành chính, nhiều quy định chưa tương thích với các điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia…

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Đinh Trung Tụng đánh giá: “Bộ luật Dân sự 2005 cũng là lần đầu tiên quy định đầy đủ địa vị pháp lý, chuẩn mực pháp lý cho cách ứng xử của cá nhân, pháp nhân, chủ thể khác; quyền và nghĩa vụ của các chủ thể về nhân thân và tài sản trong các quan hệ dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động… Chính Bộ luật Dân sự 2005 đã đánh dấu bước phát triển mới, khẳng định một diện mạo mới không chỉ của pháp luật dân sự mà của cả hệ thống pháp luật Việt Nam”.

Ông Tụng cũng thừa nhận, sau hơn 7 năm thi hành Bộ luật Dân sự đã bộc lộ những bất cập, hạn chế; thiếu nhiều quy định cụ thể như quy định liên quan đến hộ gia đình, chuyển nhượng quyền sử dụng đất, bồi thường thiệt hại trong trường hợp gây thiệt hại cho nhiều người… Nhiều quy định thuộc phạm vi điều chỉnh của Bộ luật Dân sự nhưng đến nay chưa có văn bản hướng dẫn thi hành kịp thời hoặc chưa cụ thể nên khó thực thi trên thực tế… Một số quy định hướng dẫn không phản ánh kịp thời yêu cầu của thực tiễn.

Việc công nhận, thực hiện quyền dân sự về thân nhân, tài sản, sở hữu và giao dịch còn nhiều bất cập như hệ thống đăng ký sở hữu, quyền sử dụng đất, đăng ký giao dịch và công chứng giao dịch còn chưa thực sự liên thông, làm giảm tính công khai, minh bạch trong giao dịch…

Đó cũng là lí do tại Hội nghị tổng kết này, Bộ Tư pháp đặt vấn đề sửa đổi bổ sung Bộ luật Dân sự. Theo Thứ trưởng Đinh Trung Tụng, Bộ luật Dân sự phải được xây dựng trên cơ sở tôn trọng quyền tự do giao dịch dân sự giữa các cá nhân, tổ chức. Tiến tới hạn chế sự can thiệp của cơ quan công quyền vào quá trình hình thành, tồn tại và phát triển của các quan hệ giao dịch dân sự, bảo đảm các quan hệ này được hình thành một cách dễ dàng, phát triển ổn định.

Bộ luật Dân sự sửa đổi lần này phải có đầy đủ có cơ chế bảo đảm, bảo vệ thích hợp các quyền liên quan đến chế độ sở hữu, hình thức sở hữu, các biện pháp bảo vệ quyền sở hữu. Bên cạnh đó còn tiến hành hoàn thiện thêm một bước các quy định về quyền của các chủ thể đối với tài sản của người khác, đặc biệt là quyền sử dụng đất.

Bộ luật Dân sự phải hướng đến việc đề cao nguyên tắc tự do hợp đồng, bảo đảm quyền kinh doanh của các chủ thể và bảo đảm an toàn pháp lý cho các chủ thể khi tham gia vào các quan hệ dân sự.

Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, trong lần sửa đổi này Bộ luật Dân sự cần phải thể hiện được 2 quan điểm quan trọng: Phải thực sự trở thành nền tảng pháp lý của hệ thống pháp luật điều chỉnh các quan hệ có chủ thể bình đẳng, tự thỏa thuận, tự định đoạt và tự chịu trách nhiệm; phải thực sự trở thành Bộ luật của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, tạo được cú hích đáng kể cho sự phát triển của các quan hệ thị trường, thúc đẩy sự chủ động và sáng tạo của các chủ thể tham gia các hoạt động giao lưu dân sự, huy động mạnh mẽ các nguồn lực đầu tư cho sản xuất, kinh doanh, hạn chế đến mức thấp nhất sự can thiệp hành chính vào giao lưu dân sự…

Phó thủ tướng lưu ý phải xác định rõ mục tiêu, quan điểm và những định hướng lớn sửa đổi, bổ sung Bộ luật Dân sự năm 2005, nhất là trong giai đoạn lịch sử lập hiến, lập pháp của đất nước đang bước vào thời kỳ phát triển mới theo các quan điểm dân chủ, dân sinh, dân quyền thể hiện đậm nét trong Cương lĩnh xây dựng đất nước.

Công ty Luật Hưng Nguyên – theo Công Lê (Theo VnEconomy)

Bản đề nghị cấp giấy chứng nhận đầu tư đối với dự án thuộc diện thẩm tra

Công ty luật hà nội, văn phòng luật sư hà nội, luật sư hà nội, luật sư tại hà nội, công ty luật tại hà nội, văn phòng luật sư tại hà nội, tư vấn đầu tư, thủ tục đầu tư, đầu tư nước ngoài, chứng nhận đầu tư, giấy phép đầu tư

Mẫu số 2

(Áp dụng đối với dự án thuộc diện thẩm tra)

 

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
____________________

BẢN ĐỀ NGHỊ
CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN ĐẦU TƯ

 

Kính gửi: Bộ Kế hoạch và Đầu tư

 

Nhà/các nhà đầu tư đề nghị cấp Giấy chứng nhận đầu tư dự án đầu tư ra nước ngoài với nội dung như sau:

I. NHÀ ĐẦU TƯ

[02]       1. Tên và thông tin của nhà đầu tư thứ 1

2. Tên và thông tin của nhà đầu tư thứ 2

3. ….( Tên và thông tin về nhà đầu tư tiếp theo (nếu có))

Ngoài ra, dự án có sự tham gia của …. (tên đối tác tại nước ngoài, nếu có).

II. DỰ ÁN ĐẦU TƯ RA NƯỚC NGOÀI

[03]       1. Tên dự án/tổ chức thành lập ở nước ngoài:

[04]       Tên giao dịch:

[05]       2. Địa chỉ trụ sở:

[06]       Địa điểm thực hiện dự án đầu tư:

[07]       3. Mục tiêu hoạt động:

Quy mô dự án:

[08]       4. Vốn đầu tư:

4.1. Tổng vốn đầu tư của dự án đầu tư tại nước ngoài …. (bằng chữ) đô la Mỹ; tương đương …… (bằng chữ) đồng Việt Nam

4.2. Vốn đầu tư ra nước ngoài của nhà/các nhà đầu tư tại Việt Nam là …. (bằng chữ) đô la Mỹ, tương đương …. (bằng chữ) đồng Việt Nam.

[12]       5. Thời hạn dự án: ……………..(bằng chữ) năm.

[15]       6. Lao động

Dự án dự kiến sử dụng tổng số …. lao động; trong đó có …. lao động Việt Nam đưa ra  nước ngoài.

[19]       7. Kiến nghị về các ưu đãi đầu tư (nếu có)

III. NHÀ ĐẦU TƯ CAM KẾT

1. Chịu trách nhiệm hoàn toàn về tính chính xác của nội dung hồ sơ.

2. Chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật Việt Nam, quy định của Giấy chứng nhận đầu tư và pháp luật của…. ( quốc gia, vùng lãnh thổ tiếp nhận đầu tư)

IV. HỒ SƠ KÈM THEO

[20]       1. Các văn bản (theo quy định khoản 1, Điều 14, Nghị định 78):

+

+

[21]       2. Văn bản chấp thuận của cơ quan có thẩm quyền về sử dụng vốn nhà nước để đầu tư ra nước ngoài (nếu có).

[22]       3. Văn bản xác nhận hoàn thành nghĩa vụ tài chính với nhà nước (Báo cáo quyết toán thuế hoặc xác nhận của cơ quan thuế có thẩm quyền)

 

[23] Làm tại …….., ngày ….. tháng ……nămCác nhà đầu tư
(Ký, ghi rõ họ tên, chức danh và đóng dấu)

 

Công ty luật Hưng Nguyên,luật sư hà nội, luật sư tại hà nội, mẫu văn bản, văn bản mẫu

Luật sư hà nội tư vấn Quy định liên quan đến Ngành nghề Kinh doanh

Luật sư hà nội tư vấn Quy định liên quan đến Ngành nghề Kinh doanh

Doanh  nghiệp có quyền kinh doanh tất cả các ngành mà pháp luật không cấm trừ kinh doanh các ngành, nghề gây phương hại đến quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức,  thuần phong mỹ tục Việt Nam và sức khỏe của nhân dân. Điều 7 – Luật Doanh nghiệp năm 2005

1. Doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế có quyền kinh doanh các ngành, nghề mà pháp luật không cấm.

2. Đối với ngành, nghề mà pháp luật về đầu tư và pháp luật có liên quan quy định phải có điều kiện thì doanh nghiệp chỉ được kinh doanh ngành, nghề đó khi có đủ điều kiện theo quy định.

Điều kiện kinh doanh là yêu cầu mà doanh nghiệp phải có hoặc phải thực hiện khi kinh doanh ngành, nghề cụ thể, được thể hiện bằng giấy phép kinh doanh, giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh, chứng chỉ hành nghề, chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp, yêu cầu về vốn pháp định hoặc yêu cầu khác.

3. Cấm hoạt động kinh doanh gây phương hại đến quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, truyền thống lịch sử, văn hoá, đạo đức, thuần phong mỹ tục Việt Nam và sức khoẻ của nhân dân, làm huỷ hoại tài nguyên, phá huỷ môi trường.

Chính phủ quy định cụ thể danh mục ngành, nghề kinh doanh bị cấm.

4. Chính phủ định kỳ rà soát, đánh giá lại toàn bộ hoặc một phần các điều kiện kinh doanh; bãi bỏ hoặc kiến nghị bãi bỏ các điều kiện không còn phù hợp; sửa đổi hoặc kiến nghị sửa đổi các điều kiện bất hợp lý; ban hành hoặc kiến nghị ban hành điều kiện kinh doanh mới theo yêu cầu quản lý nhà nước.

5. Bộ, cơ quan ngang bộ, Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân các cấp không được quy định về ngành, nghề kinh doanh có điều kiện và điều kiện kinh doanh.

 

Quyền thành lập, góp vốn, mua cổ phần và quản lý doanh nghiệp Điều 13 – Luật Doanh nghiệp  năm 2005

 

1. Tổ chức, cá nhân Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam theo quy định của Luật này, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.

2. Tổ chức, cá nhân sau đây không được quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam:

a) Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;

b) Cán bộ, công chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức;

c) Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam;

d) Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong các doanh nghiệp 100% vốn sở hữu nhà nước, trừ những người được cử làm đại diện theo uỷ quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác;

đ) Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự;

e) Người đang chấp hành hình phạt tù hoặc đang bị Toà án cấm hành nghề kinh doanh;

g) Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật về phá sản.

3. Tổ chức, cá nhân có quyền mua cổ phần của công ty cổ phần, góp vốn vào công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh theo quy định của Luật này, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này.

4. Tổ chức, cá nhân sau đây không được mua cổ phần của công ty cổ phần, góp vốn vào công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh theo quy định của Luật này:

a) Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam sử dụng tài sản nhà nước góp vốn vào doanh nghiệp để thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;

b) Các đối tượng không được góp vốn vào doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức.

 

 

Ngành nghề kinh doanh nào cần chứng chỉ hành nghề?

 

 

Ngành, nghề kinh doanh phải có chứng chỉ hành nghề:

– Chứng chỉ hành nghề kinh doanh di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia
– Chứng chỉ hành nghề dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp (trong trường hợp không ủy quyền)
– Chứng chỉ sản xuất, gia công, sang chai đóng gói thuốc bảo vệ thực vật
– Chứng chỉ hành nghề xông hơi, khử trùng
– Chứng chỉ hành nghề buôn bán thuốc bảo vệ thực vật
– Chứng chỉ hành nghề khám chữa bệnh tư nhân
– Chứng chỉ hành nghề y dược học cổ truyền tư nhân
– Chứng chỉ hành nghề luật sư

– Chứng chỉ kiểm tóan viên
– Chứng chỉ hành nghề dịch vụ kế toán

– Chứng chỉ hành nghề dịch vụ thú y
– Chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng công trình
– Chứng chỉ hành nghề kĩ sư
– Chứng chỉ hành nghề kiến trúc sư
– Chứng chỉ hành nghề dược
– Chứng chỉ hành nghề môi giới bất động sản
– Chứng chỉ định giá bất động sản

– Dịch vụ sàn giao dịch bất động sản.

– Kinh doanh dịch vụ thiết kế phương tiện vận tải

Đối với doanh nghiệp kinh doanh các ngành, nghề phải có chứng chỉ hành nghề quy định trên thì kèm theo hồ sơ đăng ký kinh doanh phải có thêm bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề của chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh đối với Công ty hợp danh, thành viên Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc (Tổng giám đốc), các chức danh quản lý quan trọng khác do Điều lệ công ty quy định.

 

Ngành nghề kinh doanh nào có quy định mức vốn pháp định?

 

Ngành, nghề mà pháp luật quy định phải có vốn pháp định:

Hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngòai.
– Hoạt động giới thiệu việc làm.
– Thành lập trung tâm dạy nghề, trường trung cấp nghề, trường cao đẳng nghề có vốn đầu tư nước ngòai.
– Sản xuất phim.
– Kinh doanh bất động sản.
– Kinh doanh cảng hàng không.
– Cung cấp dịch vụ hàng không tại cảng hàng không
– Kinh doanh vận chuyển hàng không.
– Kinh doanh chứng khoán và quản lý quỹ, bao gồm: môi giới chứng khoán, tự doanh chứng khóan, bảo lãnh phát hành chứng khóan, tư vấn đầu tư chứng khóan.
– Ngân hàng và tổ chức tín dụng phi ngân hàng, bao gồm công ty tài chính và công ty cho thuê tài chính.
– Sở giao dịch hàng hóa; thành viên môi giới và thành viên kinh doanh của sở giao dịch hàng hóa.
– Kinh doanh của doanh nghiệp bảo hiểm
– Kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế
– Kinh doanh lữ hành quốc tế.
– Thành lập nhà xuất bản.

1/ Tổ chức tín dụng:
– Ngân hàng thương mại cổ phần: 1.000 tỷ đồng

– Chi nhánh ngân hàng nước ngoài: 15 triệu USD

2/ Quỹ tín dung nhân dân

– Quỹ tín dụng nhân dân TW: 1.000 tỷ đồng

– Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở: 0,1 tỷ đồng

3/ Tổ chức tín dụng phi ngân hàng:

– Công ty tài chính: 300 tỷ đồng

– Công ty cho thuê tài chính: 100 tỷ đồng

Theo Thông tư 03/2006/TT-BKH ngày 19/10/2006 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư  hướng dẫn trình tự, thủ tục đăng ký kinh doanh thì vốn pháp định này phải được xác nhận bởi cơ quan cấp có thẩm  quyền hoặc chứng chỉ, giấy tờ hợp pháp chứng minh về số vốn của doanh nghiệp nộp kèm hồ sơ đăng ký kinh doanh.

3/ Kinh doanh lữ hành

–          Kinh doanh lữ hành quốc tế: 250 triệu đồng

 

Theo Thông tư 04/2001/TT-TCDL ngày 24/12/2001 của Tổng cục Du lịch hướng dẫn thực hiện Nghị định số 27/2001/NĐ-CP ngày 5/6/2001 của Chính phủ về kinh doanh lữ hành, hướng dẫn du lịch thì sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp phải gửi vào tài khoản ký quỹ tại ngân hàng nơi doanh nghiệp mở tài khoản giao dịch chính trong suốt thời gian hoạt động kinh doanh lữ hành.

 

4/- Kinh doanh dịch vụ giới thiệu việc làm

n       Theo Thông tư 20/2005/TT-BLĐTBXH ngày 22/6/2005 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 19/2005/NĐ-CP ngày 28/2/2005 của Chính phủ quy định điều kiện, thủ tục thành lập và hoạt động của tổ chức giới thiệu việc làm thì sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp phải có ít nhất 300 triệu đồng Việt Nam ký quỹ tại ngân hàng để nộp vào hồ sơ xin cấp giấy phép hoạt động tại Sở Lao động Thương binh và Xã hội.

Công ty luật hà nội, công ty luật tại hà nội, văn phòng luật sư hà nội, văn phòng luật sư tại hà nội, dịch vụ tư vấn luật, dịch vụ luật sư, dịch vụ pháp lý

Luật sư hà nội và doanh nghiệp đồng hành

 Lịch sử hình thành và phát triển của nghề luật sư ở Việt Nam không dài so với lịch sử của nghề này ở những quốc gia phát triển như Mỹ,Anh hay Pháp và nhiều nước châu Âu – quê hương của nghề luật. Nhưng đến đầu năm 2008, khi luật sư đã được cọ xát trong thực tiễn tròn 1 năm thì nghề này ở nước ta đã có môi trường phát triển thực sự. Trong tiến trình đổi mới của đất nước, có lẽ chưa bao giờ vai trò của “thầy cãi” với việc hỗ trợ pháp lý cho các doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh lại được coi trọng và thực sự cần thiết như giai đoạn hiện nay.

 Trước sự phát triển như vũ bão của các thành phần kinh tế ở Việt Nam sau sự kiện lịch sử nước ta gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), ngày 22-11-2007, Hội đồng các giám đốc điều hành Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) đã đưa ra thông báo lạc quan: Tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam đạt 8,2% năm 2006 và tăng lên khoảng 8,3% năm 2007. Dự báo trong năm 2008 kinh tế Việt Nam vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng khá nhờ vào việc đẩy mạnh xuất khẩu; tiếp tục thu hút đầu tư nước ngoài ở mức kỷ lục mới và sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân. Đồng nghĩa với kết quả này là vai trò của các “thầy cãi” được đánh giá cao bởi mọi hoạt động đầu tư, kinh doanh trong và ngoài nước đều không thể thiếu luật sư tư vấn. Trong số hàng nghìn doanh nghiệp và 3 triệu hộ kinh doanh hiện nay trên cả nước, ngày càng có nhiều ông, bà chủ giám bỏ một khoản tiền không nhỏ cho việc tư vấn kinh doanh để không bị vấp phải cảnh “kiếm củi ba năm thiêu một giờ”. Có cầu ắt có cung, 4 tháng trở lại đây, đội ngũ luật sư ngày càng đông, các văn phòng luật sư xuất hiện ngày càng nhiều, sự cạnh tranh giữa các văn phòng đang diễn ra rất mạnh mẽ. Nếu như trước kia, hoạt động của luật sư còn khá thụ động, trông chờ doanh nghiệp tìm đến mới cung cấp dịch vụ thì nay họ đã biết tự quảng bá hình ảnh, thương hiệu của mình. Trong tổng số gần 5.000 luật sư Việt Nam tập trung chủ yếu ở các thành phố lớn như Hà Nội, Hồ Chí Minh, Đà Nẵng đang góp phần hỗ trợ tư vấn pháp luật cho các tập đoàn, cơ sở kinh tế lớn nhỏ hội nhập an toàn trong sân chơi kinh tế chung hiện nay, tính ra có khoảng 50 người hiểu biết uyên thâm về luật pháp quốc tế để giúp đỡ doanh nghiệp trong những giao dịch thương mại. Đáng mừng là giới luật sư trẻ đã ngày càng bứt lên tốp đầu vì trình độ ngoại ngữ, chuyên môn tốt,  lại có kinh nghiệm giao dịch quốc tế. Với những đóng góp tích cực vào hoạt động kinh doanh của Công ty Menulife, mới đây, luật sư trẻ Lê Đình Bửu Trí đã được giới hành nghề luật pháp quốc tế thừa nhận tài năng và đề cử Tạp chí AsianLaw trao tặng Giải thưởng Luật sư Cty xuất sắc nhất trong năm của Việt Nam.

Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là nếu nhu cầu sử dụng luật gia tăng thì với lượng người như hiện nay, liệu có đủ đáp ứng nhu cầu? PGS.TS Phạm Hồng Hải – Chủ nhiệm Đoàn Luật sư Hà Nội đánh giá: “Số lượng gần 5.000 luật sư không đủ để thực hiện trợ giúp pháp lý”.

Nắm bắt được thực trạng này, Đoàn luật sư Hà Nội đã có kế hoạch đào tạo cho hàng trăm thành viên mỗi năm thông qua Nhà pháp luật Việt Nam. Bộ Tư pháp cũng đã phối hợp với các cơ quan chức năng tổ chức các lớp đào tạo về hợp đồng thương mại quốc tế; ký văn bản ghi nhớ với một đoàn luật sư của Pháp về việc giúp nâng cao trình độ, kỹ năng hành nghề cho các luật sư. Trong bối cảnh đất nước chúng ta đang tham dự hoàn toàn vào cuộc chơi chung của thế giới trong sân chơi WTO thì vậy “thầy cãi” và doanh nghiệp đồng hành trong tiến trình đổi mới quả là tín hiệu tốt lành. Bởi cho dù là một người khổng lồ hay một chú tí hon thì cũng có vô vàn những điểm yếu, điểm mạnh và điểm và điểm tương đồng để cùng nhau hợp tác. Mọi cơ hội chỉ có ý nghĩa khi người ta có một phương sách đúng, một chiến lược đúng để tận dụng được nó. Lịch sử đã chứng minh người Việt có khả năng hội nhập rất khôn khéo, tài ba và hiệu quả, biết mình biết người, giới doanh nhân Việt Nam và các “thầy cãi” đang tỉnh táo đi tới những thành công ngoài mong đợi.

Công ty luật Hưng Nguyên

HÀ PHONG

Quy trình tổ chức đại hội đại biểu luật sư của đoàn luật sư thành phố Hà Nội

Quy trình tổ chức đại hội đại biểu luật sư của đoàn luật sư thành phố Hà Nội

 –         Căn cứ Luật Luật sư số 65/2006/QH 11 ngày 29-6-2006;

–         Căn cứ số lượng thành viên và Điều lệ của Đoàn luật sư thành phố Hà Nội;

–               Quy trình tổ chức Đại hội đại biểu luật sư ( sau đây gọi là Quy trình) của Đoàn luật sư thành phố Hà Nội ( sau đây gọi là Đoàn luật sư) được quy định như sau:

 

Điều 1. Triệu tập Đại hội đại biểu luật sư

  1. Đại hội đại biểu luật sư của Đoàn luật sư (sau đây gọi là Đại hội) để bầu ra Ban Chủ nhiệm và Hội đồng khen thưởng, kỷ luật được tổ chức theo Quy trình này.

Việc triệu tập Đại hội do Ban chủ nhiệm đoàn luật sư quyết định.

Điều 2. Tiêu chuẩn của đại biểu dự Đại hội

     1.Đại biểu dự Đại hội phải là luật sư của Đoàn luật sư thành phố Hà Nội;

     2. Là luật sư không bị bất cứ hình thức kỷ luật nào liên quan đến hoạt động hành nghề trong thời hạn một năm, tính đến ngày khai mạc Đại hội.

Điều 3. Các đại biểu sự Đại hội

  1. Các đại biểu đương nhiên:

a)     Các đại biểu đương nhiên dự Đại hội bao gồm:

–         Các luật sư là thành viên của Ban chủ nhiệm và Hội đồng  khen thưởng, kỷ luật;

–         Các luật sư là Trưởng Văn phòng luật sư hoặc Giám đốc công ty luật (sau đây gọi là trưởng tổ chức hành nghề);

–         Các luật sư có tên trong Danh sách bầu Ban chủ nhiệm và Hội đồng khen thưởng, kỷ luật;

–         Các luật sư nguyên là Chủ nhiệm Đoàn luật sư thành phố Hà Nội;

–         Các luật sư là người đứng đầu các tổ chức chính trị – xã hội của Đoàn luật sư như : Hội cựu chiến binh, Chi hội luật gia, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Câu lạc bộ phụ nữ và câu lạc bộ luật sư trẻ;

b)    Các đại biểu đương nhiên cũng phải đủ tiêu chuẩn như quy định tại Điều 2;

c)     Các đại biểu đương nhiên không được ủy quyền cho luật sư khác dự Đại hội;

2)     Các đại biểu do bầu cử:

a)         Tại các tổ chức hành nghề, ngoài đại biểu đương nhiên, số luật sư còn lại, cứ ba luật sư được bầu một đại biểu; nếu còn dư hai luật sư thì cũng được bầu thêm một đại biểu;

b)        Các luật sư hành nghề với tư cách cá nhân và các luật sư đang làm việc tại các tổ chức hành nghề luật sư của nước ngoài có đăng ký tại Văn phòng Đoàn luật sư (sau đây gọi là Văn phòng Đoàn) sẽ do Văn phòng Đoàn tổ chức họp để thực hiện các công việc được quy định tại khoản 2 Điều 4 của Quy trình này;

c)         Trường hợp tổ chức hành nghề, trừ các đại biểu đương nhiên, chỉ còn hai luật sư thì hai luật sư đó tự thỏa thuận, nếu không thỏa thuận được thì luật sư nào có thâm niên nghề nghiệp cao hơn sẽ được chọn làm đại biểu.

Điều 4.Trình tự chuẩn bị Đại hội

1. Trách nhiệm của Ban chủ nhiệm

Quyết định triệu tập Đại hội cùng dự thảo Báo cáo hết nhiệm kỳ, dự thảo Báo cáo tài chính của Ban Chủ nhiệm sẽ đưa ra thảo luận tại Đại hội phải được gửi tới các tổ chức hành nghề trước ngày khai mạc Đại hội ít nhất là bốn mươi lăm ngày;

  1. Trách nhiệm của các tổ chức hành nghề

Trong thời hạn mười ngày, kể từ ngày nhận được quyết định triệu tập Đại hội và các tài liệu có liên quan nêu trên, Trưởng tổ chức hành nghề có trách nhiệm triệu tập họp toàn thể luật sư và những người tập sự hành nghề luật sư của tổ chức hành nghề để:

a)     Đóng góp ý kiến vào dự thảo các văn kiện nêu trên.

Các ý kiến đóng góp phải được ghi vào biên bản cuộc họp; ngoài ra, các thành viên không được bầu làm đại biểu vẫn có quyền đóng góp ý kiến bằng văn bản gửi Đại hội hoặc gửi về Văn phòng Đoàn trước ngày khai mạc Đại hội;

b)    Bầu đại biểu đi dự Đại hội theo tiêu chuẩn như quy định tại Điều 2 và Điều 3.

Người tập sự hành nghề luật sư được tham dự họp tại tổ chức hành nghề, được phát biểu ý kiến nhưng không có quyền biểu quyết.

Cách thức đề cử, ứng cử, biểu quyết bằng phiếu kín hoặc giơ tay do hội nghị của tổ chức hành nghề quyết định.

c) Thực hiện quyền đề cử và tự ứng cử vào Ban Chủ nhiệm và Hội đồng khen thưởng, kỷ luật theo nguyên tắc: quyền đề cử không bị giới hạn bởi tổ chức hành nghề; quyền tự ứng cử được thực hiện tại các tổ chức hành nghề nhưng đều phải theo các tiêu chuẩn sau đây:

– Là luật sư không bị bất cứ hình thức kỷ luật nào liên quan đến hành nghề trong thời hạn ba năm, tính đến ngày khai mạc Đại hội;

– Là luật sư đã hành nghề từ ba năm trở lên, tính đến ngày khai mạc Đại hội; gương mẫu trong việc chấp hành pháp luật, Điều lệ, Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp và có điều kiện dành thời gian phục vụ cho Đoàn luật sư;

d) Trưởng tổ chức hành nghề có trách nhiệm gửi biên bản cuộc họp; danh sách đại biểu dự Đại hội và danh sách những luật sư được đề cử hoặc tự ứng cử ( sau đây gọi chung là ứng cử viên) vào Ban chủ nhiệm và Hội đồng khen thưởng, kỷ luật ( kèm theo năm ảnh chân dung cỡ 4×6 và tóm tắt lý lịch luật sư – theo mẫu thống nhất – có chữ ký của ứng cử viên và xác nhận của tổ chức hành nghề) về Văn phòng Đoàn trong thời hạn chậm nhất là sau năm ngày, kể từ ngày họp;

đ) Trường hợp luật sư ở tổ chức hành nghề để cử ứng cử viên ở tổ chức hành nghề khác thì, ngay sau khi nhận được báo cáo nêu tại điểm d, Văn phòng Đoàn phải thông báo ngay cho ứng cử viên đó để họ gửi về Văn phòng Đoàn năm ảnh chân dung cỡ 4×6 cùng tóm tắt lý lịch luật sư – theo mẫu thống nhất – có chữ ký của ứng cử viên và xác nhận của tổ chức hành nghề nơi họ đang hành nghề. Nếu ứng cử viên đó hành nghề với tư cách cá nhân có đăng ký tại Văn phòng Đoàn sẽ do Văn phòng Đoàn xác nhận.

3. Những việc khác chuẩn bị cho Đại hội

Ban chủ nhiệm ra quyết định thành lập Ban Tổ chức Đại hội ( sau đây gọi là Ban Tổ chức); Tiểu ban Văn kiện và Tiểu ban Giám sát.

a.1) Ban Tổ chức có nhiệm vụ giúp Ban Chủ nhiệm chuẩn bị tất cả các điều kiện cần thiết để Đại hội được tiến hành đúng thời hạn và đạt kết quả;

a.2) Tiểu ban Văn kiện giúp Ban Chủ nhiệm dự thảo Báo cáo hết nhiệm kỳ và báo cáo tài chính và tổng hợp ý kiến của các luật sư và các tổ chức hành nghề đã góp để trình Đại hội;

a.3) Tiểu ban Giám sát gồm các tổ chức quần chúng trong Đoàn luật sư mà nòng cốt là Hội cựu chiến binh. Tiểu ban Giám sát có nhiệm vụ giúp Ban tổ chức giám sát toàn bộ quá trình chuẩn bị và tiến hành Đại hội.

Trước Đại hội, nếu có khiếu nại, tố cáo liên quan đến Đại hội thì Tiểu ban Giám sát giúp Ban Tổ chức tiến hành xác minh và giải quyết khiếu nại, tố cáo đó.

Nếu có khiếu nại, tố cáo liên quan đến các ứng cử viên thì Tiểu ban Giám sát phải giải quyết xong chậm nhất là mười lăm ngày, trước ngày khai mạc Đại hội. Nếu giải quyết vẫn không xong hoặc sau đó mới có khiếu nại, tố cáo liên quan đến các ứng cử viên thì Tiểu ban Giám sát sẽ chuyển vụ việc đó cho Ban Kiểm tra tư cách đại biểu của Đại hội để xem xét, giải quyết.

Không xem xét, giải quyết đối với các đơn khiếu nại, tố cáo nặc danh;

c)     Ban Tổ chức họp với các ứng cử viên để xem xét, hiệp thương và chính thức lập Danh sách bầu Ban Chủ nhiệm và Hội đồng khen thưởng, kỷ luật bao gồm những luật sư đủ tiêu chuẩn như đã nêu tại Điều 4 để trình Đại hội.

Những luật sư có tên trong Danh sách nêu trên phải có văn bản tự nguyện cam kết dành thời gian phục vụ cho Đoàn luật sư, nếu trúng cử.

Điều 5. Triệu tập đại biểu dự Đại hội

  1. Ban Chủ nhiệm gửi giấy mời dự Đại hội đến các đại biểu thông qua các tổ chức hành nghề, trong đó xác định thời gian, địa điểm của Đại hội, kèm theo bản tổng hợp các ý kiến đã đóng góp cho bản dự thảo Báo cáo hết nhiệm kỳ, Báo cáo tài chính và Danh sách bầu vào Ban Chủ nhiệm và Hội đồng khen thưởng, kỷ luật cùng bản tóm tắt lý lịch luật sư của các ứng cử viên và các tài liệu cần thiết khác, nếu có.

Các đại biểu hành nghề với tư cách cá nhân và các luật sư làm việc tại các tổ chức hành nghề luật sư của nước ngoài nhận giấy mời và các tài liệu nêu trên tại Văn phòng Đoàn;

  1. Thời hạn gửi giấy mời và các tài liệu có liên quan nêu trên phải trước ít nhất là mười ngày, trước ngày khai mạc Đại hội.

Cùng thời gian gửi giấy mời, Ban Tổ chức phải hoàn tất mọi công việc phục vụ Đại hội;

  1. Ảnh cùng Danh sách bầu Ban Chủ nhiệm và Hội đồng khen thưởng, kỷ luật – xếp theo thứ tự A, B, C – được niêm yết công khai tại Văn phòng Đoàn và tại hội trường của Đại hội.

Điều 6. Thay thế các đại biểu được bầu

Trước ngày họp Đại hội, nếu đại biểu nào đã được bầu mà vì lý do khách quan không thể tham gia dự được Đại hội, thì tổ chức hành nghề có đại biểu đó sẽ cử luật sư khác đủ tiêu chuẩn như quy định tại Điều 2 để dự họp thay.

Luật sư Trưởng tổ chức hành nghề phải báo cáo ngay cho Ban Chủ nhiệm biết về việc thay đổi đại biểu đó.

Điều 7. Tính hợp lệ của Đại hội

  1. Đại hội được coi là hợp lệ nếu có ít nhất hai phần ba tổng số đại biểu được triệu tập tham dự;
  2. Trường hợp lần thứ nhất không đủ số lượng đại biểu được triệu tập thì trong thời hạn ba mươi ngày, Ban Chủ nhiệm phải triệu tập Đại hội lần hai.

Đại hội được triệu tập lần hai không phụ thuộc vào số lượng đại biểu đã được triệu tập.

Điều 8. Tiến trình Đại hội

  1. Đại hội bầu Đoàn chủ tịch để điều hành công việc của Đại hội;
  2. Nếu có khiếu nại, tố cáo Đại hội sẽ bầu Ban kiểm tra tư cách đại biểu theo sự giới thiệu của Đoàn Chủ tịch để giúp Đại hội xem xét, giải quyết khiếu nại, tố cáo đó;
  3. Tiểu ban giám sát có nhiệm vụ giúp Ban Tổ chức và Đoàn Chủ tịch kiểm tra danh sách các đại biểu trước khi khai mạc  Đại hội; giúp Đại hội giám sát công việc của Ban Kiểm tra tư cách đại biểu và Ban Kiểm phiếu.

Điều 9. Thể thức bầu cử

  1. Hội nghị dự kiến số lượng thành viên Ban Chủ nhiệm là mười lăm người; số lượng thành viên Hội đồng khen thưởng; kỷ luật là chin người.

Số lượng thành viên chính thức để bầu Ban Chủ nhiệm và Hội đồng khen thưởng, kỷ luật do Đại hội quyết định;

2.Tại Đại hội không được đề cử hoặc tự ứng cử thêm vào Danh sách bầu Ban chủ nhiệm và Hội đồng khen thưởng, kỷ luật đã được Ban Tổ chức chuẩn bị để trình Đại hội;

3. Tại Đại hội, người có tên trong Danh sách bầu Ban Chủ nhiệm và Hội đồng khen thưởng, kỷ luật có quyền rút khỏi danh sách này khi được sự đồng ý của Đoàn chủ tịch;

4. Không được tiến hành vận động bầu cử tại Đại hội. Đại hội sẽ dành thời gian thích hợp cho mỗi ứng cử viên để tự giới thiệu;

5. Ứng cử viên vắng mặt mà không có lý do chính đáng sẽ bị đưa ra khỏi Danh sách bầu Ban chủ nhiệm và Hội đồng khen thưởng, kỷ luật;

6. Việc bầu Ban chủ nhiệm và Hội đồng khen thưởng, kỷ luật được tiến hành theo nguyên tắc: chung một danh sách và bỏ phiếu kín, cụ thể như sau:

a. Đại hội bỏ phiếu kín để bầu Ban Chủ nhiệm theo Danh sách bầu Ban Chủ nhiệm và Hội đồng khen thưởng, kỷ luật đã được Ban Tổ chức chuẩn bị để trình Đại hội;

b. Người trúng cử vào Ban Chủ nhiệm phải được số phiếu bầu quá một nửa so với tổng số đại biểu được triệu tập và có số phiếu cao hơn. Nếu ở cuối danh sách trúng cử có nhiều người bằng phiếu nhau và nhiều hơn số lượng cần bầu thì bầu lại số người bằng phiếu đó để chọn người có số phiếu cao hơn, không cần phải quá một nửa.

Trường hợp bầu lại mà số phiếu vẫn ngang nhau thì luật sư nào có thâm niên nghề nghiệp cao hơn sẽ trúng cử.

Nếu bầu một lần mà chưa đủ số lượng thành viên Ban chủ nhiệm do Đại hội quy định thì sẽ bầu lần hai. Ứng cử viên để bầu lần hai là các luật sư còn lại trong Danh sách bầu Ban chủ nhiệm và Hội đồng khen thưởng, kỷ luật – trừ những ứng cử viên sau lần bỏ phiếu đầu tiên được rút với sự đồng ý của Đoàn chủ tịch hoặc được số phiếu quá thấp, tỷ lệ cụ thể do Đại hội quyết định.

Nếu bầu lần hai mà vẫn chưa đủ, có bầu thêm nữa hay không do Đại hội quyết định.

Trường hợp phải triệu tập Đại hội lần hai thì người trúng cử chỉ cần được quá một nửa số phiếu bầu so với tổng số đại biểu có mặt;

c. Đại hội bỏ phiếu kín bầu Chủ nhiệm Đoàn luật sư trong số những luật sư đã trúng cử vào Ban Chủ nhiệm.

Số lượng ứng cử viên được đề cử hoặc tự ứng cử vào chức vụ Chủ nhiệm Đoàn luật sư do Đại hội quyết định.

Người trúng cử chức vụ Chủ nhiệm Đoàn luật sư là người được số phiếu cao nhất trong các ứng cử viên, không cần phải quá một nửa.

Trường hợp có nhiều người cùng có số phiếu cao nhất và bằng phiếu đó để chọn người có số phiếu cao hơn, không cần phải quá một nửa.

Trường hợp bầu lại mà số phiếu vẫn bằng nhau thì luật sư nào có thâm niên nghề nghiệp cao hơn sẽ trúng cử.

d. Sau khi bầu xong Ban Chủ nhiệm và Chủ nhiệm, Đại hội tiến hành bầu Hội đồng khen thưởng, kỷ luật trong số các ứng cử viên còn lại của Danh sách bầu Ban chủ nhiệm và Hội đồng khen thưởng kỷ luật.

Cách thức bầu Hội đồng khen thưởng, kỷ luật được thực hiện như cách bầu Ban Chủ nhiệm.

Điều 10. Thông qua nghị quyết của Đại hội

Nghị quyết của Đại hội được thông qua khi có quá một nửa so với tổng số đại biểu được triệu tập tán thành.

Trường hợp phải triệu tập Đại hội lần hai thì chỉ cần có quá một nửa so với tổng số đại biểu có mặt tán thành.

Bản Quy trình tổ chức Đại hội đại biểu luật sư này được thông qua tại hội nghị giữa Ban Chủ nhiệm, Hội đồng khen thưởng, kỷ luật và các Trưởng tổ chức hành nghề, các tổ chức chính trị – xã hội của Đoàn luật sư thành phố Hà Nội ngày 10-5-2008 và có hiệu lực kể từ ngày công bố.

Công ty luật Hưng Nguyên

Luật sư tại Hà Nội tư vấn về Di chúc

Di chúc theo bản đính kèm có hợp pháp không?

 Di chúc do bố mẹ tôi lập (có bản đính kèm). Mẹ tôi không biết chữ (từ trước giờ chỉ lăn dấu vân tay) nhưng trong tờ di chúc lại có chữ ký và nhà có 9 người con nhưng di chúc chỉ chia tài sản cho hai người. Vậy di chúc có hợp pháp không? Chân thành cảm ơn.

Gửi bởi: Đặng Lê Quốc

Trả lời có tính chất tham khảo

 Vì bạn gửi bản đính kèm nên chúng tôi tóm tắt nội dung di chúc như sau: Ngày 30/01/1996 bố mẹ bạn lập di chúc với nội dung: định đoạt tài sản cho con gái là Đ.T.B và con trai là Đ.L.Q. Người được ủy quyền để viết di chúc này là bà Đ.T.B. Bố mẹ bạn và bà Đ.T.B (với tư cách là người viết theo ủy quyền) đã cùng ký tên vào cuối bản di chúc. Di chúc  được phòng công chứng huyện chứng thực.

Theo bản đính kèm và theo thông tin bạn cung cấp, chúng tôi xin tư vấn những vấn đề mà bạn hỏi như sau:

Di chúc được bố mẹ bạn lập vào ngày 30/01/1996 nên việc lập di chúc được thực hiện theo quy định của Pháp lệnh thừa kế ngày 30/8/1990.

1. Về việc trong di chúc, bố mẹ bạn chỉ chia tài sản cho 2 trong số 9 người con

Điều 10, Điều 11 Pháp lệnh thừa kế quy định về quyền lập di chúc như sau: Công dân có quyền lập di chúc để chuyển quyền sở hữu một phần hoặc toàn bộ tài sản của mình cho một hoặc nhiều người trong hoặc ngoài các hàng thừa kế theo pháp luật, cũng như cho Nhà nước, cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế. Khi lập di chúc người có tài sản có quyền:

– Chỉ định người thừa kế;

– Phân định tài sản cho người thừa kế;

– Giao nghĩa vụ cho người thừa kế;

– Truất quyền hưởng di sản của một hoặc nhiều người thừa kế theo pháp luật mà không nhất thiết phải nêu lý do.

Như vậy, về mặt nội dung di chúc, việc bố mẹ bạn chỉ chia tài sản cho 2 người con mà không chia cho tất cả 9 người con là không trái với quy định của pháp luật. Việc chia cho ai, không chia cho ai, chia như thế nào là quyền của bố mẹ bạn.

2. Về việc mẹ bạn không biết chữ (theo thông tin của bạn) nhưng vẫn ký vào di chúc và vấn đề tính hợp pháp của di chúc

Di chúc hợp pháp theo quy định của pháp lệnh thừa kế là di chúc do người từ đủ mười tám tuổi trở lên tự nguyện lập trong khi minh mẫn, không bị lừa dối và không trái với quy định của pháp luật.

Nội dung bản di chúc (Điều 13 Pháp lệnh thừa kế): Ngoài những nội dung theo quy định thì trong bản di chúc phải có chữ ký hoặc điểm chỉ của người lập di chúc.

Hình thức di chúc (Điều 14 Pháp lệnh thừa kế): Người lập di chúc có thể yêu cầu cơ quan công chứng hoặc Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn chứng thực bản di chúc. Người lập di chúc có thể tự viết hoặc nhờ người khác viết bản di chúc, nhưng người lập di chúc phải ký hoặc điểm chỉ trước mặt người có trách nhiệm chứng thực của cơ quan công chứng hoặc Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn. Trong trường hợp người lập di chúc không đọc bản di chúc được, không ký hoặc điểm chỉ được, thì phải nhờ người chứng kiến. Người chứng kiến đọc bản di chúc cho người lập di chúc nghe và ký vào bản di chúc trước mặt người có trách nhiệm chứng thực của cơ quan công chứng hoặc Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn.

Từ những quy định trên, di chúc do bố mẹ bạn có hai vấn đề như sau:

* Vấn đề thứ nhất: Nếu đúng như bạn thông tin là mẹ bạn không biết chữ thì việc mẹ bạn ký ở cuối bản di chúc có thể không phải là chữ ký của bà. Bạn có thể yêu cầu tổ chức giám định để giám định chữ ký này xem đúng là chữ ký của mẹ bạn hay không.

* Vấn đề thứ hai: Nếu mẹ bạn không đọc bản di chúc được, không ký được (trường hợp bà không biết chữ) thì phải nhờ người chứng kiến. Người chứng kiến sẽ phải ký vào bản di chúc trước mặt người có thẩm quyền công chứng huyện nơi bố mẹ bạn lập di chúc. Nhưng trong bản di chúc mà bạn gửi file đính kèm thì không có chữ ký của người chứng kiến. Nếu coi bà Đ.T.B là người chứng kiến việc lập di chúc của bố mẹ bạn là sai so với quy định vì bà Đ.T.B là con (thuộc hàng thừa kế thứ nhất của bố mẹ bạn) nên không được chứng kiến việc lập di chúc của bố mẹ. Cụ thể Điều 19 Pháp lệnh thừa kế nêu: Người không được chứng thực, xác nhận di chúc, chứng kiến việc chứng thực di chúc là:

– Người thừa kế theo pháp luật hoặc theo di chúc của ngDi chúc theo bản đính kèm có hợp pháp không?ông được làm người chứng kiến việc chứng thực di chúc.

Nếu mẹ bạn không biết chữ thì di chúc nêu trên có thể đã vi phạm quy định của pháp luật về tính hợp pháp trong việc lập di chúc. Từ những quy định và những vấn đề mà chúng tôi đưa ra ở trên bạn có thể tìm hiểu rõ hơn về việc này.

Luật sư tại hà nội, công ty luật tại hà nội, dịch vụ luật tại hà nội, văn phòng luật sư tại hà nội, luật sư giỏi tại hà nội