Để trở thành Luật sư giỏi

Hiện nay, việc cá nhân, tổ chức có quyền lợi bị xâm phạm thuê Luật sư để bảo vệ không còn là một chuyện xa lạ với xã hội nữa. Đây cũng là một tín hiệu đáng mừng trong tiến trình xây dựng một Nhà nước pháp quyền.

(luật sư giỏi, luật sư uy tín) Để trở thành một Luật sư giỏi, ngoài những kiến thức pháp lý (luật nội dung- luật hình thức), người Luật sư còn cần phải có những kỹ năng nghề nghiệp vững chắc.

I. Những yếu tố giúp bạn trở thành một luật sư giỏi: 

1. Đạo đức nghề nghiệp:

Là một luật sư nói riêng và người làm trong lĩnh vực pháp luật nói chung thìnhất thiết bạn phải có đạo đức – chính trị tốt, luôn trung thành với sự thật. Người ta vẫn ví những người làm trong lĩnh vực tư pháp là những người có thể đổi trắng thay đen, biến một người có tội nặng thành tội nhẹ, tội nhẹ thành vô tội và ngược lại. Cũng có câu ví luật sư như những con rắn có cái lưỡi không xương uốn éo sẵn sàng giối trá. Câu nói này xuất phát từ hiện tượng có không ít người đã vì lợi ích cá nhân mà dám bóp méo sự thật. Những người như vậy không sớm thì muộn cũng sẽ bị pháp luật trừng trị. Nghề nào cũng cần phải có đạo đức nghề nghiệp, tuy nhiên nghề luật là nghề cần thiết hơn cả. Sự trung thực với sự thật, trung thành với luật pháp của những người luật sư sẽ góp phần làm cho xã hội trong sạch hơn.

2. Kỹ năng giao tiếp, thuyết phục, giải quyết vấn đề:

Người ta vẫn thường hay gọi luật sư là các thầy cãi cũng bởi nghề luật là nghề nói, nghề cãi. Vì vậy kỹ năng giao tiếp cũng như kỹ năng thuyết phục, diễn giải vấn đề 1 cách khúc chiết luôn là những kỹ năng quan trọng nhất. Hãy thử tưởng tượng xem, trong 1 phiên tòa mà vị luật sư cứ nói ấp a ấp úng, diễn đạt lủng củng, không rành mạch… thì liệu thân chủ của anh ta có bao nhiêu phần trăm thắng cuộc? Để có được những kỹ năng này, bạn cần phải chịu khó rèn luyện ngay từ bây giờ. Hãy tập nói 1 mình trước gương hay cùng 1 vài người bạn tập hợp lại để tranh luận về một vấn đề cùng quan tâm. Bạn cũng có thể tham gia các khoa học về kỹ năng giao tiếp, thuyết trình. Một điều nữa là trước khi diễn thuyết, bạn nên tìm hiểu thật kỹ vấn đề mình sẽ nói, lên dàn bài cho nội dung mình sẽ nói…

3. Tư duy phân tích, tổng hợp, phán đoán, và tư duy logic:

Bạn cần phân tích các hành vi xảy ra trong vụ kiện, sau đó xâu chuỗi tất cả những hành vi này thành một hệ thống, thấy đâu là nguyên nhân, là điều cốt lõi của vụ kiện hay là một cánh cửa mở để đi theo nó mà thu thập thông tintiếp. Tất cả những sự tư duy này luôn phải đảm bảo nguyên tắc logic chứ không thể đem cách suy nghĩ cảm tính vào được. Sự hiểu biết về tâm lý con người nói chung và tâm lý tội phạm nói riêng cũng sẽ giúp cho những luật sư dễ dàng tìm ra nguyên nhân của những hành vi phạm tội.

4.Ngoại ngữ:

Bên cạnh những điều kiện, kỹ năng trên, bạn cũng cần phải có trình độ ngoại ngữ tốt để có thể làm việc tốt trong thời đại hội nhập ngày nay. Là một luật sự giỏi, bạn hoàn toàn có thể tham gia vào các vụ kiện tụng mang tính chất quốc tế hay các vụ kiện tụng có sự tham gia của người nước ngoài ở ViệtNam. Những vụ như vậy sẽ đem lại cho bạn rất nhiều kinh nghiệm cũng như một khoản thù lao không nhỏ đó. Đừng để rào cản ngôn ngữ mà hạn chế khả năng, cơ hội của mình.

II. Kỹ năng và giá trị cần có của luật sư tại Mỹ:

Báo cáo MacCrate về tình hình giáo dục và công tác đào tạo của Ban Giáo dục Pháp luật và Công nhận Luật sư của Hội Luật gia Hoa Kỳ vào năm 1992 đã đưa ra những kỹ năng và giá trị có ý nghĩa vô cùng quan trọng để có thể hành nghề luật sư một cách thành thạo. Báo cáo này được công nhận trong toàn nước Mỹ như văn bản quan trọng trong vấn đề phát triển đội ngũ luật sư.

  • Các kỹ năng:

 Giải quyết vấn đề;

 Phân tích và suy luận pháp lý;

 Nghiên cứu pháp luật;

 Điều tra thực tế; giao tiếp;

 Tư vấn;

 Thương lượng;

 Kiến thức về tranh tụng và các thủ tục giải quyết tranh chấp;

 Tổ chức và quản lý công việc pháp lý;

 Nhận biết và giải quyết các tình huống khó xử về đạo đức.

  • Các giá trị:

 Đại diện theo đúng thẩm quyền;

 Đấu tranh thúc đẩy công lý, công bằng và đạo đức;

– Tự phát triển về chuyên môn.

Theo dân trí.

Luật sư phân tích trách nhiệm pháp lý vụ cháy 300 xe máy, ô tô ở tp.HCM

“Trên thực tế, vé gửi xe được coi là giấy tờ chứng minh giữa các bên có hợp đồng gửi giữ”, ông Trần Công Thịnh, giảng viên bộ môn Luật Dân sự, khoa Luật Đại học Quốc Gia Hà Nội cho biết.

Liên quan đến việc bồi thường cho người gửi xe có phương tiện bị cháy trong vụ cháy bãi gửi xe gây thiệt hại hơn 2 tỷ đồng, Thời báo Đông Nam Á đã có cuộc trao đổi với luật sư Nguyễn Văn Nguyên, giám đốc công ty luật Hưng Nguyên, Đoàn luật sư TP.HN và ông Trần Công Thịnh, giảng viên bộ môn Luật Dân sự, khoa Luật Đại học Quốc Gia Hà Nội để làm rõ một số vấn đề này.

Trách nhiệm pháp lí giữa các bên liên quan?

Luật sư Nguyên cho biết: “Vụ cháy xẩy ra làm phát sinh trách nhiệm pháp lý giữa các bên có liên quan. Cụ thể là xác định nghĩa vụ liên đới bồi thường thiệt hại của người đốt rác, chủ bãi gửi xe cho người gửi xe bị thiệt hại. Căn cứ điều 559 bộ luật dân sự 2005 thì giữa chủ xe và người nhận trông gửi xe đã phát sinh hợp đồng gửi giữ tài sản có thu phí. Cũng theo quy định tại các điều 561, 562 bộ luật dân sự 2005 thì bên gửi tài sản có quyền yêu cầu bên nhận gửi tài sản bồi thường thiệt hại do tài sản bị mất mát, hư hỏng, trừ trường hợp bất khả kháng mà theo quy định của pháp luật, con người không thể lường trước được, không thể ngăn chặn được, mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp để ngăn chặn và phòng tránh, ngăn ngừa thiệt hại xẩy ra. 

Như vậy để làm rõ trách nhiệm bồi thường thiệt hại của chủ bãi gửi xe cho chủ xe bị cháy thì cơ quan chức năng cần điều tra làm rõ chủ bãi gửi xe có tuân thủ các điều kiện cấp phép, phòng cháy, chữa cháy, an ninh trật tự, khi phát hiện đám cháy lan sang bãi gửi xe thì chủ bãi gửi xe đã làm hết trách nhiệm (huy động nhân lực, phương tiện, kêu gọi sự giúp đỡ của cơ quan chức năng..) trong việc ngăn ngừa thiệt hại xẩy, để bảo vệ tài sản cho các chủ xe mà mình nhận trông giữ hay chưa.

Bộ luật cũng quy định các bên có quyền thỏa thuận việc bồi thường, trường hợp không thỏa thuận được thì có quyền yêu cầu Tòa án có thẩm quyền giải quyết.”

Vé xe có được coi là hợp đồng để bồi thường?

Về vấn đề căn cứ xác nhận bồi thường giữa chủ xe và chủ bãi gửi xe, giảng viên bộ môn Luật Dân sự, khoa Luật Đại học Quốc Gia Hà Nội Trần Công Thịnh cũng cho biết:

“Khi gửi xe, giữa người gửi xe và người giữ xe đã thiết lập Hợp đồng gửi giữ tài sản, Điều 559 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định: “Hợp đồng gửi giữ tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên giữ nhận tài sản của bên gửi để bảo quản và trả lại chính tài sản đó cho bên gửi khi hết thời hạn hợp đồng, còn bên gửi phải trả tiền công cho bên giữ, trừ trường hợp gửi giữ không phải trả tiền công”.

Trong trường hợp tài sản gửi giữ bị mất mát, thiệt hại, hư hỏng thì bên gửi giữ có quyền yêu cầu bên nhận gửi giữ bồi thường theo quy định tại khoản 2 Điều 561 Bộ luật Dân sự. Bên cạnh đó, Bộ luật Dân sự cũng có những điều khoản cụ thể quy định về trách nhiệm dân sự và trách nhiệm bồi thường thiệt hại của bên vi phạm nghĩa vụ dân sự (Điều 302, Điều 307), về nghĩa của bên giữ tài sản là “phải bồi thường thiệt hại, nếu làm mất mát, hư hỏng tài sản gửi giữ, trừ trường hợp bất khả kháng”.( khoản 4 Điều 562)

Trên thực tế, vé gửi xe được coi là giấy tờ chứng minh giữa các bên có hợp đồng gửi giữ. Do vậy, chủ xe cần có vé xe để chứng minh rằng mình đã gửi xe trong bãi xe. Nếu không có vé gửi xe thì chủ xe rất khó hoặc không thể yêu cầu chủ bãi gửi xe bồi thường.

Trong trường hợp bất khả kháng (thảm họa thiên tai…) thì chủ bãi gửi xe không phải bồi thường. Ở đây có thông tin cho rằng có người dân do thu mua ve chai, đốt phế liệu gần đó nên gây bắt lửa và cháy bãi xe nhưng nếu không tìm ra người gây hỏa hoạn thì chủ bãi gửi xe vẫn phải hoàn toàn chịu trách nhiệm.”

Trước đó, Thời báo Đông Nam Á đã đưa tin về vụ việc này. Theo thông tin ban đầu, khoảng 13 giờ 40, một người đốt rác gần bãi giữ xe gắn máy, ô tô (nằm đối diện với Bệnh viện Q.8). Trong quá trình đốt rác, ngọn lửa đã lan sang bãi xe nói trên gây cháy.

Thấy vậy, nhân viên bãi giữ xe cùng người dân đã xông vào di dời phương tiện ra ngoài để tránh lửa. Tuy nhiên, người dân vừa đưa được hơn 10 xe gắn máy ra ngoài thì đám cháy đã bùng phát dữ dội. Do bãi xe đang giữ hàng trăm xe gắn máy, phần lớn có chứa xăng nên đám cháy lan ra rất nhanh. Lửa kèm theo cột khói đen ngùn ngụt bốc lên cao và phát ra nhiều tiếng nổ khiến người dân hốt hoảng tháo chạy tán loạn. Lực lượng PCCC tại chỗ đã dùng bình chữa cháy, nước sinh hoạt dập lửa nhưng bất thành.

Đến 13 giờ 50, nhận được tin, Sở Cảnh sát PCCC TP.HCM đã chỉ đạo Phòng Cảnh sát PCCC Q.8 điều động 7 xe chữa cháy cùng hơn 50 cán bộ chiến sĩ xuống hiện trường. Đến nơi, đám cháy đã lan rộng và làm sập một phần mái che của bãi giữ xe nên lực lượng chức năng phải gọi chi viện từ Phòng Cảnh sát PCCC Q.1 điều thêm 6 xe chữa cháy với hàng chục cán bộ chiến sĩ đến hỗ trợ. Sau đó, lực lượng cứu hộ cứu nạn cùng người dân đã đưa thêm 50 xe gắn máy bị cháy xém ra ngoài. Đến 14 giờ 30 cùng ngày, đám cháy mới cơ bản được dập tắt.

Thiệt hại ban đầu ước tính khoảng 300 xe máy và ô tô. Hiện công an quận đang phối hợp với Sở Cảnh sát PCCC TP.HCM truy tìm người đốt rác nói trên để điều tra làm rõ nguyên nhân dẫn đến cháy.

Theo seatimes.com.vn