Doanh nghiệp ‘thoát tù’ nhờ tư vấn luật

Đến nay, tôi có thể tự hào rằng, công ty chúng tôi không bị lừa và cũng không có khách hàng nào của chúng tôi bị lừa khi tham gia mua bán các dự án bất động sản. Đó là nhờ có luật sư tham gia hỗ trợ tư vấn pháp lý ngay từ ban đầu…”, ông Phạm Thanh Bình, TGĐ Công ty CP Tập đoàn địa ốc Phú Thái chia sẻ.

Chia sẻ tại buổi tọa đàm đàm triển khai Đề án thiết lập mạng lưới tư vấn pháp luật cho doanh nghiệp tại các địa phương có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn, do câu lạc bộ Luật sư Long Biên phối hợp với Hiệp hội Doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam tổ chức, ông Phạm Thanh Bình, TGĐ Công ty CP Tập đoàn địa ốc Phú Thái (Phuthailand), chia sẻ, khi ông khởi nghiệp làm doanh nghiệp, ông đã xác định tư vấn pháp luật là một phần quan trọng trong các hoạt động của công ty, do đó, trong bất kỳ hoạt động thương mại nào ông cũng tham khảo ý kiến của luật sư.

Phuthailand cũng từng nhận phân phối cho dự án Thanh Hà- Cienco 5, dự án mà đã có vị Chủ tịch HĐQT Công ty CP Xây dựng và dịch vụ 1.5, ông Lê Hòa Bình bị bắt, do những ký kết hợp đồng trái luật với khách hàng.

“Đến nay, tôi có thể tự hào rằng, công ty chúng tôi không bị lừa và cũng không có khách hàng nào của chúng tôi bị lừa khi tham gia mua bán các dự án bất động sản. Đó là nhờ có luật sư tham gia hỗ trợ tư vấn pháp lý ngay từ ban đầu…”, ông Phạm Thanh Bình chia sẻ.

Đây là một trong nhiều ví dụ về sự cần thiết của tư vấn pháp luật cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa, được đại diện các doanh nghiệp nêu ra tại buổi tọa đàm (ngày 25/12/2013)

Buổi tọa đàm có đầy đủ đại diện các cơ quan: Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam, Trung tâm hỗ trợ pháp luật và phát triển nguồn nhân lực, Ban quản lý chương trình Hỗ trợ pháp lý liên ngành danh cho doanh nghiệp (585), Đoàn Luật sư Tp. Hà Nội, Câu lạc bộ Luật sư Long Biên, các tổ chức hành nghề luật sư…

Tại buổi tọa đàm, Ban tổ chức cũng đã giới thiệu khá chi tiết về chương trình hỗ trợ pháp lý liên ngành dành cho doanh nghiệp và Đề án thiết lập mạng lưới tư vấn pháp luật cho doanh nghiệp tại những vùng có điều kiện kinh tế-xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn.

Các đại biểu cùng thảo luận cách thức tư vấn pháp luật hiệu quả cho doanh nghiệp tại các vùng có điều kiện khó khăn về kinh tế – xã hội và đặc biệt khó khăn.

Các hình thức tư vấn pháp luật của mạng lưới bao gồm: Giải đáp pháp luật cho doanh nghiệp (giải đáp trực tiếp, giải đáp bằng văn bản, thông qua mạng điện tử, điện thoại); hướng dẫn, đưa ra ý kiến giúp doanh nghiệp soạn thảo các giấy tờ liên quan đến việc thực hiện quyền, nghĩa vụ của doanh nghiệp; tư vấn cho doanh nghiệp áp dụng đúng pháp luật; cung cấp thông tin pháp lý liên quan trực tiếp tới hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp…

Nhiều đề xuất cho Đề án

Đại diện các luật sư đã tham gia nhiều ý kiến khác nhau góp ý cho việc triển khai Đề án. Theo Luật sư Nguyễn Văn Hà, Văn phòng luật sư Hà Lan và Công sự Đoàn Luật sư Tp.Hà Nội , Đề án nên sử dụng lực lượng luật sư tham gia mạng lưới tư vấn là lực lượng chủ chốt, bởi hiện nay số lượng luật sư đã được phủ kín trên toàn quốc, ở tất cả các tỉnh thành phố trực thuộc trung ương đều đã có Đoàn luật sư và các luật sư thành viên; Thực hiện công tác tuyên truyền sâu rộng đến cộng đồng doanh nghiệp, đặc biệt là cộng đồng doanh nghiệp nhỏ và vừa tại các vùng kinh tế xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn để họ biết được ý nghĩa và tầm quan trọng của mạng lưới hỗ trợ pháp lý miễn phí cho doanh nghiệp…

Luật sư Ngô Thế Thêm, Văn phòng Luật sư Doanh Gia nêu ra một số rủi ro pháp lý mà doanh nghiệp thường mắc phải, như: Rủi ro trong việc tranh chấp giữa các thành viên công ty; rủi ro trong việc tranh chấp với chính người lao động của đơn vị mình; rủi ro trong việc tổ chức vận hành hoạt động và cơ cấu nội bộ của công ty; rủi ro trong hoạt động kinh doanh; vay vốn tín dụng…

Thực tiễn trong quá trình tư vấn, giải quyết các vụ việc của doanh nghiệp các luật sư nhận thấy rằng các chủ doanh nghiệp thường chưa quan tâm nhiều đến việc tư vấn pháp luật, sự cần thiết phải có sự tư vấn pháp luật. Từ thực tiễn này cho thấy, cần hơn nữa một hệ thống tư vấn, hỗ trợ pháp luật từ phiá các cộng tác viên tư vấn pháp luật.

Luật sư Ngô Thế Thêm kỳ vọng, Đề án 585 của Chính phủ sau khi triển khai thực hiện sẽ đạt được những mục tiêu chung, cũng như mục tiêu cụ thể hỗ trợ pháp lý cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở những địa bàn kinh tế khó khăn và đặc biệt khó khăn, khắc phục được phần lớn những rủi ro pháp lý của doanh nghiệp, xây dựng được đội ngũ doanh nghệp phát triển một cách bền vững, an toàn về pháp lý khi Việt Nam gia nhập sâu rộng hơn kinh tế quốc tế.

Chủ nhiệm Câu lạc bộ Luật sư Long Biên, Luật sư Bùi Đình Ứng cho biết, mục đích của Đề án này là tạo điệu kiện cho doanh nghiệp, nhưng cũng nên hướng tới các cơ quan quản lý….CLC Luật sư Long Biên sẵn sàng là một đầu mối tư vấn cho Đề án.

Đại diện doanh nghiệp, ông Phạm Thanh Bình, TGĐ Công ty CP Tập đoàn địa ốc Phú Thái đề nghị, nếu được các văn phòng tư vấn công khai tên tuổi luật sư tư vấn, lý lịch trích ngang.

Giám đốc công ty TNHH sản xuất thương mại Tứ Quang, ông Bùi Đức Cử thừa nhận, các doanh nghiệp vừa và nhỏ, thậm chí là siêu nhỏ rất hạn chế về hiểu biết pháp luật. Chỉ khi có phát sinh tranh chấp lúc đó họ mới nghĩ đến mời luật sư, chuyên gia giúp đỡ, còn vấn đề phòng ngừa rủi ro về pháp lý hầu như không. Do đó, cần tuyên truyền trên các phương tiện truyền thông một cách sâu rộng cho các doanh nghiệp biết về đề án này, đối tượng nào được hưởng, hưởng cái gì và họ phải làm như thế nào…?

Xuất phát từ thực tiễn mà công ty ông gặp phải, ông Cử kiến nghị, để thực hiện đề án cần thành lập một bộ phận chuyên trách gồm các chuyên gia pháp luật có kinh nghiệm, uy tín rà soát lại các văn bản pháp luật, quy định hiện hành để kiến nghị các bộ, ngành liên qua cùng thống nhất quy định, đơn giản hóa các giấy tờ kèm theo hàng hóa khi lưu thông trên thị trường. Đó là cách trợ giúp pháp luật rất thiết thực cho doanh nghiệp.

Tổng hợp các ý kiến tại buổi tọa đàm, Tổng Thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam, ông Tô Hoài Nam cho biết, các ý kiến tham gia tại buổi tọa đàm gần như đồng nhất. Ban tổ chức sẽ tiếp thu, tổng hợp, chuẩn bị để có cách thức triển khai tốt nhất.

Tin tức nguồn:xaluan
Công ty luật Hưng Nguyên

Công ty luật có những quyền gì?

Khách hàng: Công ty luật có những quyền gì?

Luật sư Văn phòng luật sư Hưng Nguyên:

– Thực hiện nhiệm vụ pháp lý

– Nhận thù lao từ khách hàng

– Thuê luật sư Việt Namluật sư nước ngoài

– Tham gia xây dựng chính sách, pháp luật cho nhà nước, tham gia giải quyết các vụ việc cá nhân, cơ quan tổ chức khi được yêu cầu

– Hợp tác với tổ chức hành nghề luật ở nước ngoài

– Thành lập chi nhánh, văn phòng giao dịch trong nước

– Mở chi nhánh ở nước ngoài

– Các quyền khác theo quy định của Luật Luật sư sửa đổi và bổ sung năm 2012.

Công ty luật Hưng Nguyên

Luật sư tư vấn thủ tục xin giấy phép cung cấp dịch vụ mạng xã hội trực tuyến

GIẤY PHÉP CUNG CẤP DỊCH VỤ MẠNG XÃ HỘI TRỰC TUYẾN

 

Bộ, ngành chủ quản Bộ Thông tin và Truyền thông

Địa chỉ : 18 Nguyễn Du – Hoàn Kiếm – Hà Nội

Số điện thoại: 04.3.5563462

Trang web : http://mic.gov.vn

Thành phần hồ sơ – Đơn đề nghị đăng ký cung cấp dịch vụ mạng xã hội trực tuyến, có nội dung cam kết tuân thủ các quy định của Nghị định số 97, Thông tư số 07/2008/TT-BTTTT ngày 18 tháng 12 năm 2008 của Bộ Thông tin và Truyền thông và quy định tại Thông tư số 14/2010/TT-BTTTT (Mẫu số 02).

– Bản sao có công chứng Quyết định thành lập (đối với tổ chức), giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đầu tư hoặc giấy phép đầu tư có ngành nghề kinh doanh phù hợp (đối với doanh nghiệp).

– Quy chế cung cấp, trao đổi thông tin trên trang thông tin điện tử cung cấp dịch vụ mạng xã hội trực tuyến của tổ chức, doanh nghiệp bảo đảm không vi phạm các quy định tại Nghị định số 97, Thông tư số 07/2008/TT-BTTTT ngày 18 tháng 12 năm 2008 của Bộ Thông tin và Truyền thông và các quy định tại Thông tư số 14/2010/TT-BTTTT.

– Đề án cung cấp dịch vụ mạng xã hội trực tuyến bảo đảm các yêu cầu sau:

* Loại hình dịch vụ (trò chuyện trực tuyến, tạo trang thông tin điện tử cá nhân, diễn đàn và các hình thức tương tự khác cho phép người sử dụng tương tác, chia sẻ, trao đổi thông tin với nhau).

* Quy trình quản lý thông tin phù hợp với quy mô cung cấp dịch vụ do tổ chức, doanh nghiệp quản lý.

* Biện pháp kỹ thuật, nghiệp vụ, nhân sự, chương trình quản lý phù hợp với quy mô hoạt động bảo đảm cho việc cung cấp dịch vụ mạng xã hội trực tuyến không vi phạm các quy định tại mục 3 Thông tư số 07/2008/TT-BTTTT ngày 18 tháng 12 năm 2008 của Bộ Thông tin và Truyền thông.

– Sơ yếu lý lịch của người chịu trách nhiệm có xác nhận của người đứng đầu tổ chức hoặc của cơ quan có thẩm quyền (đối với doanh nghiệp).

– Trường hợp sử dụng tên miền quốc gia Việt Nam “.vn” phải phù hợp theo quy định tại điểm d khoản 2 Điều 8 Thông tư số 14/2010/TT-BTTTT.

Trình tự, thủ tục Cơ quan cấp phép : Cục Quản lý phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử

a) Tiếp nhận, thẩm định và cấp phép thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp của các tổ chức sau:

– Tổ chức ở Trung ương;

– Tổ chức tôn giáo hoạt động hợp pháp tại Việt Nam.

– Các cơ quan ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện tổ chức quốc tế liên Chính phủ, cơ quan đại diện tổ chức phi Chính phủ, tổ chức kinh tế, văn hóa, khoa học của nước ngoài và các tổ chức có yếu tố nước ngoài khác có đại diện hợp pháp hoạt động tại Việt Nam.

b) Thẩm định và cấp phép thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp của các tổ chức trong nước, doanh nghiệp do cơ quan quản lý nhà nước của địa phương cấp phép hoặc cấp đăng ký hoạt động, trừ thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.

c) Tiếp nhận, thẩm định và cấp phép thiết lập trang thông tin điện tử của các cơ quan báo chí Trung ương.

d) Thẩm định và cấp phép thiết lập trang thông tin điện tử của các cơ quan báo chí địa phương.

đ) Tiếp nhận, thẩm định và cấp đăng ký cung cấp dịch vụ mạng xã hội trực tuyến của các tổ chức, doanh nghiệp Việt Nam và các tổ chức, doanh nghiệp nước ngoài có đại diện pháp nhân tại Việt Nam.

Sở Thông tin và Truyền thông các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, trừ Sở Thông tin và Truyền thông thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.

Tiếp nhận và kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký cấp phép thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp của các tổ chức trong nước, doanh nghiệp do cơ quan quản lý nhà nước của địa phương cấp phép hoặc cấp đăng ký hoạt động, hồ sơ đăng ký cấp phép thiết lập trang thông tin điện tử của các cơ quan báo chí của địa phương và có văn bản (kèm hồ sơ) đề nghị Cục Quản lý phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử xem xét, cấp phép.

Sở Thông tin và Truyền thông thành phố Hà Nội và thành phố Hồ               Chí Minh

a) Tiếp nhận, thẩm định và cấp phép đối với hồ sơ xin cấp phép trang thông tin điện tử tổng hợp của các tổ chức trong nước do cơ quan quản lý nhà nước của thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh cấp phép hoạt động, doanh nghiệp trong và ngoài nước có đăng ký trụ sở hoạt động tại thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh (trừ trường hợp thuộc thẩm quyền cấp phép của Cục Quản lý phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử được quy định tại điểm a, khoản 1, Điều này).

b) Tiếp nhận và kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký cấp phép thiết lập trang thông tin điện tử của các cơ quan báo chí của địa phương và có văn bản (kèm hồ sơ) đề nghị Cục Quản lý phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử xem xét, cấp phép.

Thời hạn xử lý hồ sơ

a) Cục Quản lý phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử xem xét, cấp phép thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp, trang thông tin điện tử của cơ quan báo chí, cấp đăng ký cung cấp dịch vụ mạng xã hội trực tuyến theo thời hạn quy định tại khoản 3 Điều 21 và khoản 3 Điều 22 Nghị định số 97.

b) Trong thời gian 05 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ xin cấp phép thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp (trừ hồ sơ thuộc thẩm quyền cấp phép của Sở Thông tin và Truyền thông thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh quy định tại điểm a, khoản 3, Điều này), hồ sơ xin cấp phép trang thông tin điện tử của cơ quan báo chí, Sở Thông tin và Truyền thông các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tiến hành kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ xin cấp phép và chuyển hồ sơ đến Cục Quản lý phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử đề nghị xem xét, cấp phép. Trong trường hợp hồ sơ không hợp lệ, Sở Thông tin và Truyền thông có văn bản thông báo và nêu rõ lý do.

c) Trong thời gian 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Sở Thông tin và Truyền thông thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh tiến hành xét duyệt hồ sơ đối với các hồ sơ xin cấp phép thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp thuộc thẩm quyền cấp phép quy định tại điểm a, khoản 3, Điều này. Trong trường hợp từ chối, Sở Thông tin và Truyền thông thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh có văn bản thông báo và nêu rõ lý do.

5. Thẩm quyền bổ sung, sửa đổi, cấp lại, thu hồi giấy phép

a) Cơ quan cấp giấy phép theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này có thẩm quyền quyết định việc bổ sung, sửa đổi, gia hạn, cấp lại hoặc thu hồi giấy phép theo quy định tại khoản 4, khoản 5 và khoản 6 Điều 21 Nghị định số 97.

b) Trong trường hợp phát hiện sai phạm trong quá trình cấp phép và hoạt động cung cấp thông tin, Cục Quản lý phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử có thẩm quyền quyết định việc thu hồi giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp của các tổ chức, doanh nghiệp.

Thời hạn báo cáo

Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ khi cấp phép quy định tại khoản 3 Điều 9, Thông tư này, Sở Thông tin và Truyền thông thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh có trách nhiệm gửi một (01) bản giấy phép về Bộ Thông tin và Truyền thông (Cục Quản lý phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử) để báo cáo.

Lệ phí  
Thời hạn hiệu lực  
Văn bản pháp luật Nghị định 97/2008/NĐ-CP

Thông tư 14/2010/TT-BTTTT