Nỗi ám ảnh của người đàn bà hơn 2000 ngày bị chồng bạo hành để… trả thù cha mẹ vợ

Đến với nhau theo tiếng gọi con tim, cả những người đàn ông và phụ nữ ấy đều mong mỏi cuộc sống hôn nhân của mình sẽ hạnh phúc đến khi “đầu bạc răng long”. Nhưng thời gian trôi qua, điểm kết cho hành trình chung sống của rất nhiều cặp đôi lại là… cánh cửa tòa án.

Họ chia tay, khi người phụ nữ phải chịu sự bạo hành, ngược đãi khủng khiếp của chồng, vì sự can thiệp thô bạo của gia đình chồng vào các mối quan hệ. Cũng có khi, chính người chồng lại là nạn nhân bị người phụ nữ “đầu gối tay ấp” của mình hành hạ cả về thể xác lẫn tinh thần… Với luật sư Nguyễn Văn Nguyên (Giám đốc Công ty Luật Hưng Nguyên – Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội), người từng bào chữa nhiều vụ án về hôn nhân gia đình, thì mỗi bi kịch tan vỡ sau cánh cửa tòa án đều để lại thật nhiều nỗi ám ảnh và những bài học suy ngẫm cho cả xã hội.

“Nghiệt ngã thay, lúc chưa lấy được vợ thì dù có phải “trèo đèo lội suối”, dù bị gia đình người yêu ngăn cản, anh ta cũng cố gắng để lấy cho được người con gái mình yêu. Nhưng rồi sau khi cưới, chị Hiền mới phũ phàng nhận ra tất cả chỉ là một màn kịch. Lộ nguyên hình là một kẻ vũ phu, bạc ác, gã suốt ngày lấy cớ trả thù bố mẹ vợ để hành hạ người phụ nữ cùng mình đầu gối tay ấp”. Vừa tâm sự, luật sư Nguyễn Văn Nguyên vừa bảo câu chuyện hôn nhân đầy bi kịch ấy đến giờ vẫn còn khiến anh thấy xót xa mỗi lần nhớ lại.

 Những năm tháng tủi nhục

Luật sư Nguyên kể: “Một lần về thăm quê Nghệ An, tôi tình cờ được hàng xóm nhờ giúp đỡ người phụ nữ muốn ly hôn với chồng mãi tận Đăk Nông. Ngay lần đầu gặp, tôi đã bị ám ảnh bởi cái ngoại hình gầy gò, nước da đen sạm và khuôn mặt khắc khổ của một người đàn bà trải qua quá nhiều bất hạnh. Suốt cuộc trò chuyện nhờ tôi giúp làm thủ tục ly hôn, chị nói r?t ít, chốc chốc lại lấy tay lau nước mắt. Ngồi bên cạnh, bố mẹ chị phải đỡ lời: “Thời con gái, nó cũng xinh xắn, được bao người nhòm ngó. Vậy mà sau 8 năm đằng đẵng sống trong “địa ngục”, hình hài nó giờ thế này đây”.

Trở lại ngôi nhà sau một ngày với hy vọng người đàn bà đã bình tĩnh lại, tôi được chị kể về câu chuyện hôn nhân đầy bi kịch của mình. Chị tâm sự: “Cùng sinh năm 1975, lại lớn lên bên cạnh nhau với bao kỉ niệm gắn bó ngày thơ ấu, tôi và Thắng (chồng chị – PV) đến với nhau dường như có sự sắp đặt bởi “bàn tay số phận”. Còn nhớ ngày cha mẹ ly hôn, mỗi người mỗi phương, anh Thắng cũng phải theo mẹ dạt vào miền Nam. Nhưng chỉ được một thời gian, không hiểu sao anh ấy đột ngột quay về, sống nhờ ông bà nội ngoại. Khoảng thời gian này, hai đứa trẻ mới 14 tuổi, song trái tim đã biết rung cảm khi gặp lại nhau. Nhưng xen giữa khoảng thời gian yêu đương ấy, Thắng năm lần bảy lượt vào Nam, cuộc sống bất ổn khiến tình yêu của hai đứa cũng vì thế mà vấp phải sự phản đối dữ dội của cha mẹ tôi”.

Nhớ lại đoạn ký ức ngọt ngào nhưng đầy trắc trở, chị tâm sự: “Ngày tôi về xin phép cha mẹ tác thành cho hai đứa, không chỉ các cụ thân sinh mà cả họ hàng biết chuyện cũng phản đối kịch liệt. Một phần vì ác cảm với quá khứ tan vỡ của cha mẹ Thắng, phần khác mọi người lại lo sợ cho cuộc sống của tôi sau này. Bởi trong suốt thời gian yêu nhau, Thắng hết chuyển từ lơ xe đến làm rẫy, bán hàng thuê mà chưa bao giờ kiếm được công việc gì ổn định. Nhưng lúc ấy, theo tiếng gọi trái tim, bao nhiêu lời khuyên nhủ, phân tích thiệt hơn của cha mẹ đều bị tôi bỏ ngoài tai. Nhiều lần, tôi bỏ cơm, khóc lóc đe dọa nếu không lấy được anh sẽ tự tử. Năm lần bảy lượt thuyết phục không được, vì thương con, cha mẹ tôi cũng đành nhắm mắt ưng thuận”.

Khoảng thời gian một năm sau khi cưới cũng là chuỗi ngày hạnh phúc hiếm hoi của chị Hiền. Cùng chồng dọn về ở nhà ông bà nội, dù kinh tế nghèo nàn, nhưng Thắng cũng chịu khó chắt chiu làm lụng. Rồi hạnh phúc nhân lên, khi chị sinh đứa con trai đầu lòng. Đúng lúc này, tâm sự với vợ, Thắng đề xuất đưa cả gia đình vào vùng kinh tế mới Đăk Nông, nơi mẹ anh ta đang sinh sống, để làm ăn. “Thuyền theo lái, gái theo chồng”, ngỡ Thắng thật lòng lo cho vợ con, gia đình, chị Hiền cũng thuận theo mà không ngờ, cuộc đời mình từ đây sẽ rẽ sang một bước ngoặt mới nhuốm màu bi kịch.

Giai đoạn đầu vào vùng kinh tế mới, Thắng cũng nhận được ít rẫy trồng ngô, cà phê. Công việc nặng nhọc, nên chị Hiền cũng không giúp được gì nhiều mà chủ yếu ở nhà lo chuyện chăm sóc con cái, phụ bán sản phẩm vào mùa thu hoạch. Cuộc sống nhọc nhằn là thế, nhưng người vợ trẻ luôn tin sẽ đến một ngày, kinh tế gia đình khấm khá lên. Thắng thì ngược lại, sau mỗi lần đi rẫy, đi nương là tụ tập nhậu nhẹt bê tha cùng bạn bè. Những hôm về nhà trong trạng thái say khướt, gã lộ nguyên hình là kẻ vũ phu, khi nhẫn tâm cậy tủ lấy hết tiền bạc rồi đay nghiến, đánh đập vợ. Lần nào giải thích cho hành động ấy, Thắng cũng chỉ một câu: “Tao phải đánh mày để trả thù gia đình mày đã coi tao không ra gì, khiến tao khổ sở mới lấy được vợ”.

Những màn bạo hành từ đấy diễn ra với mật độ dày đặc. Luật sư Chất kể: “Chị Hiền nói với tôi có lần đang ăn cơm, Thắng đi nhậu say về rồi không nói không rằng, lấy tay ụp cả nồi cơm nóng vào đầu vợ. Lần ấy, chị Hiền bị bỏng nặng, phải điều trị một thời gian dài mới khỏi. Có bận khác, cũng trong bộ dạng say xỉn, gã chồng vũ phu vô cớ lột hết quần áo, bắt trói vợ vào cột nhà sau đó dùng dây thừng đánh đập đến ngất xỉu. Đau lòng hơn, cả khi chị Hiền mang thai đứa con thứ hai, Thắng vẫn tàn nhẫn đấm đá, đến khi vợ đau đến mức sảy thai mới chịu dừng lại”.

Cuộc chạy trốn kẻ vũ phu giải thoát bản thân

Câu chuyện đến đây, dường như bị xúc động mạnh, luật sư Nguyên không nén nổi tiếng thở dài não nuột. Anh chia sẻ: “Lúc nghe đến đoạn chị Hiền nước mắt lưng tròng kể lại mình bị đánh đến sảy thai, tôi bức xúc hỏi: “Vì sao không ly dị ngay mà phải đợi đến tận bây giờ (?)”. Đáp lời tôi, chị ấy nghẹn ngào: “Tôi sợ (!). Sự thật là tôi bị ám ảnh bởi suy nghĩ nếu đòi ly hôn thì anh ta sẽ đánh đập mình cho đến chết”. Cũng bởi nỗi ám ảnh kinh hoàng ấy, người phụ nữ bất hạnh lại phải “ngậm bồ hòn làm ngọt”, vừa nuôi con, vừa cam chịu những trận đòn thừa sống thiếu chết. Thời gian trôi qua làm nguôi ngoai dần nỗi đau, chị lại sinh cho Thắng một đứa con gái nữa. Thế nhưng, sợi dây tình cảm mong manh ấy cũng không khiến gã chồng vũ phu có thêm một chút mủi lòng. Không thể chịu nổi cuộc sống “địa ngục trần gian”, chị Hiền âm thầm lập mưu chạy trốn từ Đăk Nông về quê ngoại tại Nghệ An. Chờ đến ngày mang cà phê và ngô ra chợ bán theo định kỳ để mua thức ăn cho cả gia đình, chị âm thầm lấy tiền mua vé xe khách ra đi. Hôm ấy là tròn 8 năm ngày chị Hiền theo chồng vào Đăk Nông làm kinh tế mới”. 

Về đến nhà ngoại, cha mẹ chị ai cũng kinh ngạc khi thấy con gái đi làm kinh tế mới sau mấy năm trở về thì trở nên quá tiều tụy. Nỗi uất hận dâng trào, chị không ngăn nổi hai dòng nước mắt, chạy ùa đến nép mình vào vai cha mong sự chở che. Lúc ấy, nhìn thấy khuôn mặt gầy gò hốc hác, cánh tay trần chằng chịt những vết sẹo của con gái, người cha từng trải việc đời đã lờ mờ hiểu chuyện khủng khiếp gì đã xảy ra với con gái mình. Ông không hỏi một lời mà chờ đến bữa cơm tối hôm đó, khi chị Hiền đã phần nào nguôi ngoai nỗi sợ, mới động viên để con gái kể lại toàn bộ khoảng thời gian sống chung đầy bi kịch với chồng. Quyết định tìm đến luật sư Nguyên để nhờ tư vấn, làm thủ tục ly hôn diễn ra sau đó như một hệ lụy tất yếu.

Chia sẻ cùng người viết, luật sư Nguyên kể: “Khi vụ ly hôn này khép lại, chị Hiền được phân chia một nửa tài sản và giành quyền nuôi đứa con gái nhỏ. Hiện giờ, người phụ nữ bất hạnh này cũng đã về hẳn Nghệ An, sống yên bình bên cạnh gia đình. Nhưng từ sâu thẳm trong lòng, tôi hiểu nỗi cay đắng mà chị đã phải chịu, vết thương lòng từ những ngày tháng phải sống trong sự bạo hành thì chắc còn lâu lắm, chị mới có thể xóa nhòa được”.

Gã chồng vũ phu đuổi đánh cả luật sư lẫn chính quyền
Trò chuyện cùng người viết, luật sư Nguyên bảo: “Nắm được toàn bộ câu chuyện của chị Hiền, tôi phải cùng thân chủ vào tận Đăk Nông giải quyết. Giáp mặt Thắng, tôi mới tưởng tượng được hết sự bạo ngược của gã đàn ông này. Không chỉ dọa giết vợ, anh ta còn cầm hung khí đuổi đánh cả luật sư lẫn chính quyền sở tại. Khi ra tòa, Thắng cũng nhất quyết không chịu ly hôn. Nhưng trước những bằng chứng bạo hành không th
ể chối cãi còn hằn trên thân thể chị Hiền, Tòa án đã quyết định trả tự do cho người phụ nữ”.

 Kỳ 2: Người đàn ông buộc phải ly hôn vì bị vợ… bạo hành tinh thần

Thanh Hiên ( theo giadinh.net.vn)

Hướng dẫn cài Win 7 bằng USB

Luật sư Hưng Nguyên hướng dẫn cài đặt Win 7 bằng USB sẽ giúp bạn biến một chiếc usb tiện lợi trở thành một đĩa cài win 7 nhò gọn và di động.

Khi bạn không có đĩa cài win 7 thì bạn có thể sử dụng usb để cài win 7 cũng là một giải pháp tốt. Nhưng bạn lại không biết dùng usb để cài win 7 như thế nào?

Sau đây chúng tôi sẽ hướng dẫn cach cai Win 7 bằng USB rất đơn giản mà gọn nhẹ rất nhiều trong việc di chuyển chúng. Dưới đây là một số cách cài win 7 và hướng dẫn cài win 7 từ usb, bạn hãy tham khảo nhé!
1. Khởi động và cài đặt Windows 7 từ ổ USB

Định dạng ổ USB ở định dạng NTFS
Trong Windows, vào Control panel -> system -> hardware -> Device manager.
Trong phần disk drives, kích chuột phải vào thiết bị lưu trữ USB của bạn và chọn Properties.
cai Win 7 bằng USB

Huong dan cai Win 7 bằng USB
Vào tab Policies, chọn tối ưu hóa hiệu suất. Kích OK.

Mở Windows Explorer, bạn sẽ thấy thiết bị lưu trữ USB trong phần liệt kê. Kích chuột phải và chọn Format. Chọn NTFS từ thanh bar sổ xuống. Kích Start.

Tạo USB khởi động
Download và cài đặt WinRAR.
Kích chuột phải vào file iso của Windows 7 và chọn Extract files. Bung các file vào một thư mục (bạn có thể đặt tên cho thư mục này với bất kỳ tên nào nếu muốn, nhưng với mục đích minh chứng, chúng tôi đặt nó là win-7) trong máy tính.

Trong nhắc lệnh, sử dụng lệnh cd để vào thư mục Windows 7.

Lúc này, copy tất cả các file từ thư mục Windows 7 vào ổ USB
Khởi động lại máy tính. Nhớ thay đổi thứ tự khởi động thiết bị thành khởi động từ USB trong BIOS và bạn hoàn toàn có thể khởi động Windows 7 từ ổ USB.
2. Sử dụng Windows 7 USB/DVD Download Tool
Thứ đầu tiên bạn cần chuẩn bị đó là file ISO của đĩa Windows 7 thông thường. File ISO này có khá nhiều trên Internet và cũng có rất nhiều phiên bản khác nhau. Bởi vậy, hãy chọn bản mình muốn và tải nó về.
Để chép nội dung có trên file ISO sang USB và hoạt động giống như trên DVD các bạn cần có công cụ phụ được Microsoft phát triển có tên Windows 7 USB/DVD Download Tool. Công cụ này yêu cầu hệ điều hành sử dụng phải là Windows XP SP2 trở lên, và nếu đang dùng hệ điều hành Windows XP bạn sẽ cần cài đặt .NET Framework 2.0, và Microsoft Image Mastering API V2.
Đầu tiên các bạn cần Format chiếc USB theo định dạng NTFS bằng cách click chuột phải vào ổ đĩa USB chọn format, tại ô File System chọn NTFS.

Khởi động Microsoft Windows 7 USB/DVD Download Tool, tại bước 1 các bạn chon đường dẫn tới file ISO đã chuẩn bị, sau đó nhấn Next.

Bước thứ 2 yêu cầu bạn chọn thiết bị sẽ dùng để cài đặt, ở đây chúng ta dùng USB vì vậy hãy chọn USB Device.

Bước 3, các bạn chọn đến chiếc USB của mình và nhấn Begin copying.

Việc còn lại là chờ đến khi quá trình chép file ISO lên USB được hoàn tất.

Khi quá trình copy kết thúc, các bạn có thể thấy nội dung chứa trên USB trông giống hệt những gì có trên đĩa cài đặt. Bây giờ hãy dùng chiếc USB này để cài đặt Windows 7 trên các máy tính hỗ trợ Boot từ USB.

3. Sử dụng WinToFlash
Nếu việc tìm một file ISO để chép lên USB là quá khó thì bạn có thể sử dụng chính chiếc DVD cài đặt của Windows 7 để chuyển nó sang USB bằng một công cụ có tên là WinToFlash.

Khi chuyển sang thẻ Task các bạn có thể thấy các hệ điều hành khác ngoài Windows 7 cũng có thể được WinToFlash chuyển lên USB nếu bạn có đĩa cài.

Quay lại thẻ Welcome và nhấn nút hình dấu chọn màu xanh để chấp nhận. Cửa sổ mới sẽ hiện ra với 2 dòng thật đơn giản, 1 dòng chọn đường dẫn tới ổ đĩa chứa đĩa cài đặt mà bạn muốn chuyển sang USB, dòng còn lại là USB của bạn.

Chọn Accept và nhấn Continue để tiếp tục cài đặt.

Tiếp tục ngồi chờ cho tới khi mọi thứ hoàn tất, sẽ mất khoảng 10 phút để quá trình sao chép từ DVD sang USB hoàn tất, tốc độ của WinToFlash sẽ chậm hơn so với Windows 7 USB/DVD Download Tool do tốc độ đọc từ DVD chậm hơn nhiều so với đọc từ ổ cứng.

Vậy là xong, hãy mang chiếc USB của bạn sang máy tính cần cài và Boot nó như một DVD thông thường.

Tổng Hợp

CÔNG TY LUẬT HƯNG NGUYÊN – VĂN PHÒNG LUẬT SƯ – LUẬT SƯ TƯ VẤN

Luật tố tụng hành chính 2012

LUẬT

Tố tụng hành chính

 

Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị quyết số 51/2001/QH10;

Quốc hội ban hành Luật Tố tụng hành chính.

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Luật này quy định những nguyên tắc cơ bản trong tố tụng hành chính; nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng; quyền và nghĩa vụ của người tham gia tố tụng, cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan; trình tự, thủ tục khởi kiện, giải quyết vụ án hành chính, thi hành án hành chính và giải quyết khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hành chính.

Điều 2. Hiệu lực của Luật Tố tụng hành chính

1. Luật Tố tụng hành chính được áp dụng đối với mọi hoạt động tố tụng hành chính trên toàn lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa ViệtNam.

2. Luật Tố tụng hành chính được áp dụng đối với hoạt động tố tụng hành chính do cơ quan đại diện ngoại giao của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa ViệtNamtiến hành ở nước ngoài.

3. Luật Tố tụng hành chính được áp dụng đối với việc giải quyết vụ án hành chính có yếu tố nước ngoài; trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó.

4. Cá nhân, cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế thuộc đối tượng được hưởng các quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao hoặc các quyền ưu đãi, miễn trừ lãnh sự theo pháp luật Việt Nam hoặc điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên thì nội dung vụ án hành chính có liên quan đến cá nhân, cơ quan, tổ chức đó được giải quyết bằng con đường ngoại giao.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Quyết định hành chính là văn bản do cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan, tổ chức khác hoặc người có thẩm quyền trong các cơ quan, tổ chức đó ban hành, quyết định về một vấn đề cụ thể trong hoạt động quản lý hành chính được áp dụng một lần đối với một hoặc một số đối tượng cụ thể.

2. Hành vi hành chính là hành vi của cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan, tổ chức khác hoặc của người có thẩm quyền trong cơ quan, tổ chức đó thực hiện hoặc không thực hiện nhiệm vụ, công vụ theo quy định của pháp luật.

3. Quyết định kỷ luật buộc thôi việc là văn bản thể hiện dưới hình thức quyết định của người đứng đầu cơ quan, tổ chức để áp dụng hình thức kỷ luật buộc thôi việc đối với công chức thuộc quyền quản lý của mình.

4. Quyết định hành chính, hành vi hành chính mang tính nội bộ của cơ quan, tổ chức là những quyết định, hành vi quản lý, chỉ đạo, điều hành hoạt động thực hiện chức năng, nhiệm vụ trong phạm vi cơ quan, tổ chức đó.

5. Đương sự bao gồm người khởi kiện, người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.

6. Người khởi kiện là cá nhân, cơ quan, tổ chức khởi kiện vụ án hành chính đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc, quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh, việc lập danh sách cử tri.

7. Người bị kiện là cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc, quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh, lập danh sách cử tri bị khởi kiện.

8. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là cá nhân, cơ quan, tổ chức tuy không khởi kiện, không bị kiện, nhưng việc giải quyết vụ án hành chính có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của họ nên họ tự mình hoặc đương sự khác đề nghị và được Toà án chấp nhận hoặc được Toà án đưa vào tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.

9. Cơ quan, tổ chức bao gồm cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức kinh tế, đơn vị sự nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân.

Điều 4. Bảo đảm pháp chế xã hội chủ nghĩa trong tố tụng hành chính

Mọi hoạt động tố tụng hành chính của người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng, của cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan phải tuân theo các quy định của Luật này.

Điều 5. Quyền yêu cầu Toà án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp

Cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền khởi kiện vụ án hành chính để yêu cầu Toà án bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình theo quy định của Luật này.

Điều 6. Giải quyết vấn đề bồi thường thiệt hại trong vụ án hành chính

Người khởi kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án hành chính có thể đồng thời yêu cầu bồi thường thiệt hại. Trong trường hợp này các quy định của pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước và pháp luật về tố tụng dân sự được áp dụng để giải quyết yêu cầu bồi thường thiệt hại.

Trường hợp trong vụ án hành chính có yêu cầu bồi thường thiệt hại mà chưa có điều kiện để chứng minh thì Toà án có thể tách yêu cầu bồi thường thiệt hại để giải quyết sau bằng một vụ án dân sự khác theo quy định của pháp luật.

Điều 7. Quyền quyết định và tự định đoạt của người khởi kiện

Cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền quyết định việc khởi kiện vụ án hành chính. Toà án chỉ thụ lý giải quyết vụ án hành chính khi có đơn khởi kiện của người khởi kiện. Trong quá trình giải quyết vụ án hành chính, người khởi kiện có quyền rút, thay đổi, bổ sung yêu cầu khởi kiện của mình theo quy định của Luật này.

Điều 8. Cung cấp chứng cứ, chứng minh trong tố tụng hành chính

1. Đương sự có quyền và nghĩa vụ cung cấp chứng cứ cho Toà án và chứng minh yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp.

2. Toà án tiến hành xác minh, thu thập chứng cứ trong những trường hợp do Luật này quy định.

Điều 9. Trách nhiệm cung cấp tài liệu, chứng cứ của cá nhân, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền

Cá nhân, cơ quan, tổ chức trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm cung cấp đầy đủ và đúng thời hạn cho đương sự, Toà án, Viện kiểm sát tài liệu, chứng cứ mà mình đang lưu giữ, quản lý khi có yêu cầu của đương sự, Toà án, Viện kiểm sát; trường hợp không cung cấp được thì phải thông báo bằng văn bản cho đương sự, Toà án, Viện kiểm sát biết và nêu rõ lý do của việc không cung cấp được tài liệu, chứng cứ.

Điều 10. Bình đẳng về quyền và nghĩa vụ trong tố tụng hành chính

1. Mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật, trước Toà án không phân biệt dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ văn hoá, nghề nghiệp.

2. Mọi cơ quan, tổ chức đều bình đẳng không phụ thuộc vào hình thức tổ chức, hình thức sở hữu và những vấn đề khác.

3. Các đương sự bình đẳng về quyền và nghĩa vụ trong quá trình giải quyết vụ án hành chính. Toà án có trách nhiệm tạo điều kiện để họ thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình.

Điu 11. Bảo đảm quyền bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự

1. Đương sự tự mình hoặc có thể nhờ luật sư hay người khác bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

2. Toà án có trách nhiệm bảo đảm cho đương sự thực hiện quyền bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ.

Điều 12. Đối thoại trong tố tụng hành chính

Trong quá trình giải quyết vụ án hành chính, Toà án tạo điều kiện để các đương sự đối thoại về việc giải quyết vụ án.

Điều 13. Hội thẩm nhân dân tham gia xét xử vụ án hành chính

Việc xét xử vụ án hành chính có Hội thẩm nhân dân tham gia theo quy định của Luật này. Khi xét xử, Hội thẩm nhân dân ngang quyền với Thẩm phán.

Điều 14. Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật

Khi xét xử vụ án hành chính, Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân độc lập và chỉ tuân theo pháp luật.

Nghiêm cấm mọi hành vi can thiệp, cản trở Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân thực hiện nhiệm vụ.

Điều 15. Trách nhiệm của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng hành chính

1. Cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng hành chính phải tôn trọng nhân dân và chịu sự giám sát của nhân dân.

2. Cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng hành chính chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình. Trường hợp người tiến hành tố tụng có hành vi vi phạm pháp luật thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

3. Cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng hành chính phải giữ bí mật nhà nước, bí mật công tác theo quy định của pháp luật; giữ gìn thuần phong mỹ tục của dân tộc; giữ bí mật nghề nghiệp, bí mật kinh doanh, bí mật đời tư của đương sự theo yêu cầu chính đáng của họ.

4. Người tiến hành tố tụng hành chính có hành vi trái pháp luật gây thiệt hại cho cá nhân, cơ quan, tổ chức thì cơ quan có người tiến hành tố tụng đó phải bồi thường cho người bị thiệt hại theo quy định của pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước.

download văn bản tại đây