Thủ tục công chứng di sản thừa kế hợp pháp. 

Thực tế, có nhiều trường hợp được hưởng tài sản thừa kế do người đã mất để lại trong di chúc nhưng không thực hiện thủ tục công chứng di sản thừa kế nên không thể sở hữu, quản lý, sử dụng hợp pháp. 

 

  • Công chứng di chúc là gì? 

 

Công chứng di sản thừa kế hay công chứng di chúc là thủ tục công chứng văn bản để lại di sản thừa kế của người đã mất cho người còn sống, văn bản được chấp nhận khi người để lại di sản đã qua đời. Những người có tên trong văn bản để lại di sản sẽ được thừa kế số tài sản đó và phải thực hiện các thủ tục công chứng để hợp pháp hóa quyền thừa kế.

 

  • Các trường hợp bắt buộc phải công chứng di chúc. 

 

Điều 630 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về di chúc hợp pháp như sau:

  1. Di chúc hợp pháp phải có đủ các điều kiện sau đây:
  2. a) Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép;
  3. b) Nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của luật.

….

  1. Di chúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc của người không biết chữ phải được người làm chứng lập thành văn bản và có công chứng hoặc chứng thực.
  2. Di chúc bằng văn bản không có công chứng, chứng thực chỉ được coi là hợp pháp, nếu có đủ các điều kiện được quy định tại khoản 1 Điều này.

Như vậy, trong trường hợp di chúc do người bị hạn chế về thể chất hoặc người không biết chữ xác lập thì công chứng di chúc là điều kiện bắt buộc.

Đối với các trường hợp khác, di chúc không bắt buộc phải công chứng hay chứng thực. Di chúc cần đáp ứng đủ các điều kiện về chủ thể, nội dung,… sẽ được coi là hợp pháp. Tuy nhiên, việc công chứng di chúc giúp đảm bảo tính pháp lý của di chúc.

 

  • Thủ tục công chứng di chúc như thế nào? 

 

    • Địa điểm thực hiện thủ tục công chứng di chúc: Văn phòng công chứng hoặc Phòng công chứng do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập. 

 

  • Thủ tục công chứng di chúc: 
  • Hồ sơ công chứng di chúc.

 

Theo quy định tại mục Thủ tục chung về công chứng tại điều 44 Luật Công chứng 2014, người cần công chứng di chúc cần chuẩn bị các giấy tờ sau:

 

  • Phiếu yêu cầu công chứng điền đủ các thông tin của người yêu cầu công chứng và nội dung cần công chứng…
  • Bản sao giấy tờ cá nhân của người yêu cầu công chứng như Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân/Hộ chiếu;

 

Chú ý: Người lập di chúc phải tự mình yêu cầu công chứng di chúc, không ủy quyền cho người khác yêu cầu công chứng di chúc

 

  • Bản di chúc dự thảo (nếu có)
  • Giấy tờ chứng minh quyền sở hữu tài sản: sổ đỏ, hợp đồng mua bán nhà đất, giấy tờ xe,…

 

Chú ý: Các giấy tờ trên chỉ cần là bản chụp, bản in hoặc bản đánh máy có nội dung đầy đủ, chính xác như bản chính và không phải chứng thực. Khi nộp bản sao thì phải xuất trình bản chính để đối chiếu.

  1. b) Thủ tục công chứng di chúc

Thủ tục công chứng di chúc sẽ được thực hiện theo các bước như sau:

Bước 1: Nộp hồ sơ

Người yêu cầu công chứng di chúc chuẩn bị các giấy tờ theo quy định mang đến Phòng công chứng hoặc Văn phòng công chứng.

Bước 2: Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ

  • Công chứng viên kiểm tra giấy tờ trong hồ sơ yêu cầu công chứng. Trường hợp hồ sơ yêu cầu công chứng đầy đủ, phù hợp với quy định của pháp luật thì thụ lý và ghi vào sổ công chứng.
  • Công chứng viên giải thích cho người yêu cầu công chứng hiểu rõ quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của họ, ý nghĩa và hậu quả pháp lý của di chúc. 
  • Trong trường hợp có căn cứ cho rằng trong hồ sơ yêu cầu công chứng có vấn đề chưa rõ, việc lập di chúc có dấu hiệu bị đe dọa, cưỡng ép, có sự nghi ngờ về năng lực hành vi dân sự của người yêu cầu công chứng hoặc đối tượng của di chúc chưa được mô tả cụ thể thì công chứng viên đề nghị người yêu cầu công chứng làm rõ hoặc theo đề nghị của người yêu cầu công chứng, công chứng viên tiến hành xác minh hoặc yêu cầu giám định; trường hợp không làm rõ được thì có quyền từ chối công chứng.

Bước 3: Kiểm tra dự thảo di chúc

  • Công chứng viên kiểm tra dự thảo di chúc (nếu người yêu cầu công chứng tự soạn thảo di chúc). Nếu trong dự thảo di chúc có điều khoản vi phạm pháp luật, trái đạo đức xã hội, đối tượng của di chúc không phù hợp với quy định của pháp luật thì công chứng viên phải chỉ rõ cho người yêu cầu công chứng để sửa chữa. 
  • Trường hợp người yêu cầu công chứng không sửa chữa thì công chứng viên có quyền từ chối công chứng.

Bước 4: Ký chứng nhận

Người yêu cầu công chứng tự đọc lại dự thảo di chúc hoặc công chứng viên đọc cho người yêu cầu công chứng nghe theo đề nghị của người yêu cầu công chứng.

Người yêu cầu công chứng đồng ý toàn bộ nội dung trong dự thảo di chúc thì ký vào từng trang của di chúc. Công chứng viên yêu cầu người yêu cầu công chứng xuất trình bản chính của các giấy tờ để đối chiếu trước khi ghi lời chứng, ký vào từng trang của di chúc.

Bước 5: Trả kết quả công chứng

  • Theo quy định, thời hạn công chứng là không quá 02 ngày làm việc; trường hợp có nội dung phức tạp thì thời hạn công chứng có thể kéo dài hơn nhưng không quá 10 ngày làm việc.
  • Lệ phí: Theo Thông tư 257/2016/TT-BTC, phí công chứng di chúc là 50.000 đồng.

Trong trường hợp quý khách hàng được quyền thừa kế tài sản do người đã mất để lại trong di chúc, nhưng đang băn khoăn không biết công chứng di sản thừa kế ở đâu và thủ tục gồm những giấy tờ gì để hợp pháp hoá quyền thừa kế số tài sản đó, vui lòng liên hệ Công ty Luật Hưng Nguyên để được tư vấn, hướng dẫn chi tiết thủ tục công chứng di chúc nhanh chóng, hợp pháp nhất. 

Địa chỉ: Công ty Luật TNHH Hưng Nguyên, số 14N2, ngõ 90 Nguyễn Tuân, phường Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội .                                

Hotline: 098 775 6263

Email: Congtyluathungnguyen@gmail.com

Website: http://congtyluathungnguyen.com

 

Tư vấn pháp luật tranh chấp thừa kế

Xin chào Luật sư, tôi có câu hỏi cần Luật sư tư vấn như sau:

Gia đình Mẹ chồng tôi có 3 anh em gồm 2 bác trai và mẹ chồng tôi. Nhưng 2 bác đã thoát li quê hương vào nam sinh sống hơn 30 năm, mọi việc ở quê nhà chăm nom nuôi dưỡng bà ngoại, giữ đất đều là do mẹ tôi lo liệu. Ngày trước 2 bác ấy đã hứa là nhường hết đất đai ở quê cho mẹ tôi nhưng không có giấy tờ chứng minh. Nay có đường quốc lộ chạy qua phần đất nên đất lên giá, 2 bác ý lại đòi về chia lại.

Vậy tôi xin hỏi luật sư là 2 bác ấy đã thoát li hơn 30 năm rồi liệu có quyền về đòi chia tài sản không? mong Luật sư trả lời sớm giúp tôi Tôi xin chân thành cảm ơn!

 

Chào bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Luật Hưng Nguyên. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

Vào thời điểm cách đây 30 năm trước, tức là trước năm 1993: khi đó trường hợp của bạn sẽ áp dụng quy định tại Luật đất đai năm 1987. Tại Điều 5 có quy định như sau:

“Điều 5

Nghiêm cấm việc mua, bán, lấn, chiếm đất đai, phát canh thu tô dưới mọi hình thức, nhận đất được giao mà không sử dụng, sử dụng không đúng mục đích, tự tiện sử dụng đất nông nghiệp, đất có rừng vào mục đích khác, làm huỷ hoại đất đai.”

Theo quy định trong thời kỳ này thì không được phép thực hiện giao dịch đối với quyền sử dụng đất. Do đó, kể cả khi hai bác đã hứa nhường lại hết đất đai ở quê cho mẹ bạn thì cũng sẽ không có hiệu lực và vào thời điểm đó, mảnh đất này vẫn thuộc sở hữu của hai bác của bạn.

Tuy nhiên, bởi vì trong suốt khoảng thời gian 30 năm qua, hai bác của bạn đã thoát li quê hương và mọi việc ở quê nhà chăm nom nuôi dưỡng bà ngoại, giữ đất đều là do mẹ của bạn lo liệu nên căn cứ theo Khoản 1 Điều 100 và Điều 101 Luật Đất đai năm 2013:

“Điều 100. Cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư đang sử dụng đất có giấy tờ về quyền sử dụng đất

  1. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất ổn định mà có một trong các loại giấy tờ sau đây thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và không phải nộp tiền sử dụng đất:
  2. a) Những giấy tờ về quyền được sử dụng đất trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 do cơ quan có thẩm quyền cấp trong quá trình thực hiện chính sách đất đai của Nhà nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
  3. b) Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tạm thời được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp hoặc có tên trong Sổ đăng ký ruộng đất, Sổ địa chính trước ngày 15 tháng 10 năm 1993;
  4. c) Giấy tờ hợp pháp về thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất hoặc tài sản gắn liền với đất; giấy tờ giao nhà tình nghĩa, nhà tình thương gắn liền với đất;
  5. d) Giấy tờ chuyển nhượng quyền sử dụng đất, mua bán nhà ở gắn liền với đất ở trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận là đã sử dụng trước ngày 15 tháng 10 năm 1993;

đ) Giấy tờ thanh lý, hóa giá nhà ở gắn liền với đất ở; giấy tờ mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước theo quy định của pháp luật;

  1. e) Giấy tờ về quyền sử dụng đất do cơ quan có thẩm quyền thuộc chế độ cũ cấp cho người sử dụng đất;
  2. g) Các loại giấy tờ khác được xác lập trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 theo quy định của Chính phủ.”

 “Điều 101. Cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất mà không có giấy tờ về quyền sử dụng đất

  1. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành mà không có các giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này, có hộ khẩu thường trú tại địa phương và trực tiếp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn, nay được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất xác nhận là người đã sử dụng đất ổn định, không có tranh chấp thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và không phải nộp tiền sử dụng đất.
  2. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất không có các giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này nhưng đất đã được sử dụng ổn định từ trước ngày 01 tháng 7 năm 2004 và không vi phạm pháp luật về đất đai, nay được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận là đất không có tranh chấp, phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị, quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt đối với nơi đã có quy hoạch thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.”

            Theo quy định trên, nếu gia đình bạn sử dụng đất đai ổn định, lâu dài và không có tranh chấp từ trước ngày 15/10/1993, không có một trong các giấy tờ quy định tại Điều 100 Luật đất đai 2013 thì có thể áp dụng Điều 101 Luật Đất đai để được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất quyền sở hữu nhà và tài sản gắn liền với đất nếu thuộc một trong hai trường hợp sau:

Thứ nhất, hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất trước ngày Luật Đất đai 2013 có hiệu lực, có hộ khẩu thường trú tại địa phương và trực tiếp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn, được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất xác nhận là người sử dụng đất ổn đinh, không có tranh chấp.

Hộ gia đình, cá nhân đã được sử dụng đất ổn định từ trước ngày 01 tháng 7 năm 2004 và không vi phạm pháp luật đất đai, được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận là đất không có tranh chấp, phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị, quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt với nơi đã có quy hoạch.

Thứ hai, việc chiếm hữu đất trên 30 năm mà xảy ra tranh chấp thì tùy từng trường hợp người chiếm hữu sẽ được công nhận quyền sử dụng đất. Cụ thể, pháp luật có quy định về công nhận quyền sử dụng đất cho người chiềm hữu ngay tình tức là người chiếm hữu không biết hoặc không thể biết việc chiếm hữu tài sản đó là không có căn cứ pháp luật (trong trường hợp của mẹ bạn khi được hai bác hứa nhường lại toàn bộ đất đai cho mẹ bạn có nghĩa là mẹ bạn không biết đây là trường hợp vi phạm pháp luật lúc bấy giờ) tại Điều 236 Bộ luật Dân sự 2015 theo đó người chiếm hữu ngay tình, liên tục, công khai một bất động sản trong thời hạn 30 năm thì trở thành chủ sở hữu của bất động sản đó.

Ngoài ra, người chiếm hữu cần lưu ý rằng giấy tờ, biên lai nộp thuế sử dụng đất không phải là căn cứ xác minh quyền sử dụng đất bởi vì việc nộp thuế sử dụng đất được áp dụng không những cho các chủ thể sử dụng đất hợp pháp mà còn cho các chủ thể bất hợp pháp. Tuy nhiên, khi phát sinh tranh chấp về quyền sử dụng đất, người chiếm hữu ngay tình có thể sử dụng giấy tờ, biên lai nộp thuế sử dụng đất như là bằng chứng để chứng minh cho việc mình đã sử dụng đất lâu dài, ổn định.

Từ những dẫn chứng trên, nay gia đình bạn tới trực tiếp Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đang có đất để xin giấy xác nhận là đất sử dụng ổn định, lâu dài không có tranh chấp, phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch chi tiết tại địa phương, gia đình bạn cần chuẩn bị hồ sơ gồm:

– Đơn xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

– Chứng minh thư nhân dân của người sử dụng đất

– Sổ hộ khẩu gia đình của người sử dụng đất

Sau đó gia đình bạn nộp hồ sơ tại Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi có đất để cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Theo thông tin mà bạn cung cấp, mẹ chồng của bạn là người lo liệu và giữ đất tức là các loại thuế và phí liên quan đến thửa đất thì các mẹ chồng bạn sẽ là người được quyền sở hữu thửa đất gia đình bạn đang sinh sống. Như vậy, hai bác của bạn sẽ không được hưởng quyền được chia tài sản.

Trên đây là nội dung tư vấn của Công ty Luật Hưng Nguyên cho câu hỏi của quý khách hàng. Trong trường hợp có vấn đề nào thắc mắc, chưa rõ ràng, quý khách xin vui lòng liên hệ với chúng tôi. Chúng tôi sẵn sàng giải đáp.

Địa chỉ: Công ty Luật TNHH Hưng Nguyên, số 14N2, ngõ 90 Nguyễn Tuân, phường Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

Điện thoại: 024.8585 7869    .                                

Hotline: 098 775 6263

Email: Congtyluathungnguyen@gmail.com

Web: http://congtyluathungnguyen.com

 

Luật sư tư vấn thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất.

Xin chào Luật sư, tôi có một câu hỏi như sau: Tôi và chồng kết hôn năm 1992, vợ chồng tôi chúng tôi ở chung với bố mẹ chồng. Trước khi kết hôn, bố mẹ chồng có hứa sẽ cho vợ chồng chúng tôi mảnh đất phía sau nhà hiện đang ở. Trong thời gian ở cùng bố mẹ chồng, vợ chồng tôi có xây dựng nhà ở trên phần đất của bố mẹ chồng. Năm 1990, vợ chồng chúng tôi cùng các con dọn ra ở riêng do tôi phải chuyển công tác. Năm 2020, chồng tôi mất do bị bệnh. Ngôi nhà trên phần đất mà bố mẹ chồng tôi đang ở do em gái chồng tôi đang sử dụng làm đất canh tác và để ở. Bố mẹ chồng tôi mới mất năm ngoái, hiện tại vợ chồng tôi phát hiện em gái đã bán mảnh đất đang ở có cả phần đất mà ông bà hứa để lại cho vợ chồng chúng tôi. Vì vậy, tôi muốn hỏi vợ chồng tôi có thể lấy lại phần đất phía sau nhà mà ông bà đã hứa để lại cho chúng tôi hay không? Và phần đất ở phía trước chúng tôi có được hưởng một phần hay không?

Công ty Luật Hưng Nguyên xin chân thành cảm ơn chị đã gửi yêu cầu tư vấn tới công ty. Căn cứ vào nội dung yêu cầu tư vấn gửi đến, chúng tôi xin tư vấn như sau:

  1. Về phần đất là nơi vợ chồng chị từng ở cùng ông bà được xử lý như thế nào theo quy định của pháp luật?

Thứ nhất, về phần đất của bố mẹ chồng chị. Điều 459 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về tặng cho bất động sản như sau:

“Điều 459. Tặng cho bất động sản

  1. Tặng cho bất động sản phải được lập thành văn bản có công chứng, chứng thực hoặc phải đăng ký, nếu bất động sản phải đăng ký quyền sở hữu theo quy định của luật.”

Như vậy, theo quy định trên, do bố mẹ chồng chị mới chỉ hứa cho anh chị đất mà chưa thực hiện các thủ tục tặng cho tài sản theo quy định của pháp luật nên trong trường hợp này về nguyên tắc thì phần tài sản trên vẫn thuộc quyền sở hữu hợp pháp của hai ông bà.

Thứ hai, về phần tài sản là căn nhà do ông bà và anh chị đã từng chung sống. Nếu anh chị có căn cứ chứng minh công sức đóng góp xây dựng căn nhà thì anh chị có thể giải quyết theo các phương án sau?

  • Phương án 1: Anh chị có thể thỏa thuận với em gái để đề nghị em gái hoàn lại giá trị căn nhà ở thời điểm hiện tại tương ứng với tỷ lệ công sức mà anh chị đã có công xây dựng trước đó.
  • Phương án 2: Theo quy định tại Khoản 1 Điều 212 và Điều 208 Bộ luật dân sự 2015, do vợ chồng anh chị có công sức đóng góp, tạo lập nên căn nhà nên chị có thể thỏa thuận với em gái để xác lập quyền sở hữu chung đối với căn nhà đó.
  1. Về việc ông bà mất không để lại di chúc thì phần tài sản trên được giải quyết như thế nào?

Đối với trường hợp ông bà mất không để lại di chúc thì tài sản thừa kế trên sẽ được chia theo quy định của pháp luật.

Điều 651. Người thừa kế theo pháp luật

  1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
  2. a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
  3. b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
  4. c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
  5. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.
  6. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.”

Như vậy, những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất sẽ được hưởng phần di sản bằng nhau. Luật dân sự không phân biệt quyền thừa kế theo pháp luật của con trong giá thú hay ngoài giá thú đối với di sản của cha để lại.

Vì vậy, nếu có đầy đủ chứng cứ để chứng minh một người là con của người để lại di sản thì người này vẫn được pháp luật bảo vệ quyền được hưởng thừa kế. Mặt khác, chồng chị chết trước người để lại di sản thừa kế là bố mẹ chồng thì theo quy định của pháp luật tại Điều 652 BLDS về thừa kế thế vị, cháu sẽ được hưởng phần di sản này.

Trên đây là nội dung tư vấn của Công ty Luật Hưng Nguyên cho câu hỏi của quý khách hàng. Trong trường hợp có vấn đề chưa rõ, quý khách xin vui lòng liên hệ với chúng tôi. Chúng tôi sẵn sàng giải đáp.

Địa chỉ: Công ty Luật TNHH Hưng Nguyên, số 14N2, ngõ 90 Nguyễn Tuân, phường Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

Điện thoại: 098 775 6263

Email: Congtyluathungnguyen@gmail.com

Web: http://congtyluathungnguyen.com

 

Công ty luật Hưng Nguyên – Khiếu kiện đất đai kéo dài một phần do văn bản luật

Thảo luận về việc thực hiện chính sách, pháp luật trong giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân đối với các quyết định hành chính về đất đai, sáng nay, UBTV Quốc hội cho biết, một trong những nguyên nhân khiến công tác này còn nhiều bức xúc trong dân là do có sự chồng chéo trong các văn bản luật.

Luật chồng luật, luật chéo luật
Hiện nay, ngoài các luật: đất đai, khiếu nại, tố cáo, tố tụng hành chính, còn có trên 20 luật và nhiều văn bản Chính phủ, các bộ, ngành có nội dung điều chỉnh quan hệ liên quan đến đất đai. Các văn bản này ban hành ở những thời điểm khác nhau nên còn có sự chồng chéo, một số quy định phải sửa đổi, bổ sung nhiều lần trong thời gian ngắn, thiếu ổn định, tính khả thi không cao. Một số nội dung chưa phù hợp với thực tiễn và một số vấn đề phát sinh trong thực tiễn thì chưa được quy định.
Bên cạnh đó,  Quy định quyền khiếu nại, quyền khởi kiện vụ án hành chính trong quản lý nhà nước về đất đai, đối với pháp luật đất đai hạn chế hơn so với quy định pháp luật về khiếu nại, tố cáo và pháp luật về tố tụng hành chính. Thời hiệu khiếu nại và khởi kiện đối theo pháp luật về Luật đất đai còn chưa thống nhất với pháp luật về khiếu nại, tố cáo và pháp luật về giải quyết các vụ án hành chính.
Đơn cử, Luật đất đai không quy định về thời hạn giải quyết khiếu nại, còn đối với Luật khiếu nại, tố cáo thì quy định cụ thể thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu không quá 30 ngày, kể từ ngày thụ lý giải quyết và thời hạn giải quyết khiếu nại mỗi lần tiếp theo không quá 45 ngày, kể từ ngày thụ lý.
Hay luật Đất đai quy định quyết định của UBND cấp tỉnh giải quyết tranh chấp giữa cá nhân, hộ gia đình với nhau là quyết định giải quyết cuối cùng. Còn đối với Luật tố tụng hành chính thì mở rộng thẩm quyền giải quyết đối với loại tranh chấp này, trường hợp UBND cấp tỉnh giải quyết mà một bên hoặc các bên đương sự không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc khởi kiện theo quy định của Luật tố tụng hành chính.
Một số văn bản hướng dẫn thi hành luật chưa kịp thời, chưa đầy đủ, như: vấn đề khôi phục quyền, lợi ích bị xâm phạm và việc bồi thường thiệt hại cho người khiếu nại; việc xử phạt hành vi vi phạm hành chính đối với khiếu nại, tố cáo; việc áp dụng luật để giải quyết những khiếu nại được thụ lý, giải quyết lần hai vào thời điểm sau khi Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật khiếu nại, tố cáo có hiệu lực thi hành.
Giá đất đền bù không ổn khiến người dân không yên
Chính sách pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai qua các thời kỳ có nhiều thay đổi, thiếu tính ổn định, chưa đồng bộ, có những quy định chưa sát thực tế, thiếu cụ thể. Các chính sách liên quan bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất qua các năm thay đổi theo hướng có lợi cho người dân gây so bì về quyền lợi giữa những người dân có đất bị thu hồi tại thời điểm trước và sau khi có chính sách mới.
Giá đất đền bù tại nhiều nơi chưa sát giá thị trường; có sự chênh lệch lớn giữa giá Nhà nước bồi thường và giá do nhà đầu tư thỏa thuận với người dân; giá đất tại các khu vực giáp ranh giữa các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, giá đất nội thị, ngoại thị trong cùng một đô thị, giá đất giữa đô thị và nông thôn trong cùng một tỉnh còn có sự chênh lệch lớn, có một số nơi chênh lệch quá lớn.
Chất lượng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất còn có những tồn tại và việc thực hiện quản lý đất đai theo quy hoạch, kế hoạch chưa nghiêm, dẫn tới tình trạng thu hồi đất để hoang, triển khai dự án chậm, lãng phí nguồn tài nguyên đất, trong khi đó người dân ở vùng dự án không còn đất sản xuất, không có việc làm dẫn đến bức xúc, khiếu kiện.
Quá trình thực hiện các chính sách cải tạo xã hội chủ nghĩa, Nhà nước đã có những chính sách điều chỉnh về đất đai nhưng một số trường hợp do sai sót về trình tự, thủ tục, quản lý hồ sơ, giấy tờ. Đến nay khi đất đai ngày càng có giá thì những người sử dụng đất cũ hoặc con cháu của họ đã gửi đơn khiếu nại đòi lại đất.
UBTV Quốc hội cũng khẳng định sự yếu kém trong công tác tổ chức thi hành pháp luật về đất đai; sự thiếu gương mẫu, sa sút về phẩm chất đạo đức của một bộ phận cán bộ, công chức. Còn một bộ phận cán bộ, công chức năng lực hạn chế về kiến thức pháp luật, không được đào tạo sâu chuyên môn, nghiệp vụ lĩnh vực này, một số cán bộ sa sút phẩm chất đạo đức, lợi dụng chức vụ, quyền hạn để trục lợi, bao che đối với cán bộ sai phạm.
Nhật Thanh

Việt Nam tiếp tục tụt hạng về môi trường kinh doanh

Đã có một số cải tiến về thể chế, nhưng môi trường kinh doanh của Việt Nam vẫn bị hạ một bậc và rớt xuống mức thấp nhất 6 năm qua, theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới.

công ty Luật

Ngân hàng Thế giới ngày 23/10 công bố báo cáo Môi trường Kinh doanh 2013. Năm nay, Việt Nam tụt hạng một bậc, xuống đứng vị trí 99 trên tổng số 183 nước được xếp hạng. Đây là thứ hạng thấp nhất của Việt Nam kể từ năm 2006.

Trong 10 hạng mục để đánh giá môi trường kinh doanh, Việt Nam chỉ cải thiện được 3 so với năm ngoái là thành lập doanh nghiệp, tiếp cận điện năng và nộp thuế. Một số lĩnh vực khác kém xa thế giới như bảo vệ nhà đầu tư (xếp hạng 169 trên 183 nước), hay Xử lý doanh nghiệp mất khả năng thanh toán (xếp hạng 149).

Mặc dù vậy, Ngân hàng Thế giới đánh giá rằng Việt Nam cũng đã có nhiều tiến bộ, thực hiện tổng cộng 18 cải cách về thể chế hoặc pháp lý ở 8 trên 10 lĩnh vực trong 8 năm qua. Gần đây nhất, Việt Nam đã tạo thuận lợi trong thủ tục thành lập doanh nghiệp bằng việc cho phép doanh nghiệp trong nước sử dụng hóa đơn thuế giá trị gia tăng tự in.

Ngoài ra, nếu như hồi 2009, tính toán của World Bank cho thấy mỗi năm doanh nghiệp Việt tốn hơn 1.000 giờ chỉ riêng cho việc đi nộp thuế thì năm nay con số trên giảm còn hơn 870 giờ. Tuy nhiên, các doanh nghiệp khác tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương chỉ mất trung bình hơn 200 giờ đồng hồ cho việc đóng thuế mỗi năm, và ở các nước OECD thì con số này là 176 giờ.

“Một trong những ưu tiên hàng đầu của Nhóm Ngân hàng Thế giới là hỗ trợ nâng cao sức cạnh tranh của Việt Nam,” bà Victoria Kwakwa, Giám đốc Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam khẳng định, “Kết quả báo cáo thể hiện rằng cần nỗ lực nhiều hơn để đưa Việt Nam sánh ngang với các nền kinh tế trong khu vực.”

Tính trên phạm vi toàn cầu, Singapore năm thứ 7 liên tiếp có môi trường pháp lý thuận lợi nhất thế giới cho kinh doanh, đứng thứ hai vẫn là Đặc khu Hành chính Hong Kong. Các quốc gia khác có mặt trong Top 10 là New Zealand, Mỹ, Đan Mạch, Na Uy, Anh, Hàn Quốc, Gruzia, và Australia.

Cũng theo báo cáo, các quốc gia khác trong khu vực Đông Á – Thái Bình Dương có sự cải thiện môi trường kinh doanh mạnh mẽ hơn so với Việt Nam. Trong tám năm qua, Trung Quốc là nền kinh tế có nhiều tiến bộ nhất khu vực về cải cách các quy định kinh doanh tạo thuận lợi cho doanh nghiệp trong nước.

Báo cáo Môi trường Kinh doanh phân tích các quy định áp dụng cho các doanh nghiệp trong một nền kinh tế trong vòng đời của doanh nghiệp, trong đó có các quy định về thành lập và hoạt động của doanh nghiệp, thương mại quốc tế, nộp thuế và bảo vệ nhà đầu tư. Thứ hạng chung về mức độ thuận lợi kinh doanh được đánh giá dựa trên 10 chỉ số của 185 nền kinh tế. Báo cáo Môi trường Kinh doanh không đánh giá toàn bộ các lĩnh vực của môi trường kinh doanh có ảnh hưởng đến doanh nghiệp và nhà đầu tư. Chẳng hạn, báo cáo không phân tích chất lượng quản trị tài chính, các mặt của sự ổn định kinh tế vĩ mô, trình độ kỹ năng của lực lượng lao động hay sự ổn định của hệ thống tài chính. Các kết quả trong báo cáo đã thúc đẩy quá trình thảo luận về chính sách trên toàn thế giới và tạo điều kiện tăng cường nghiên cứu về ảnh hưởng của các quy định ở cấp doanh nghiệp tới kết quả hoạt động chung của các nền kinh tế. Đây là năm thứ 10 liên tiếp World Bank thực hiện báo cáo này.

Công ty Luật Hưng Nguyên – Theo Thanh Bình

“Tôn vinh giới luật sư để góp phần thực thi công lý”

“Tôn vinh, hướng tới xây dựng một đội ngũ luật sư chất lượng, dày dạn kinh nghiệm, tin cậy về phẩm chất đạo đức sẽ góp phần tích cực bảo vệ quyền công dân, quyền con người, thực thi công lý” – Bộ trưởng Tư pháp Hà Hùng Cường phát biểu.

Công ty Luật, luật sư

Tham dự buổi lễ có Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc; ông Hà Hùng Cường – Bộ trưởng Bộ Tư pháp; ông Nguyễn Hòa Bình – Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân Tối cao; ông Phạm Quốc Anh – Chủ tịch Hội Luật gia Việt Nam; Luật sư Lê Thúc Anh – Chủ tịch Liên đoàn Luật sư Việt Nam cùng đại diện Đoàn Luật sư các tỉnh, thành phố, đại diện các Sở Tư pháp địa phương và đại diện các hãng luật trong cả nước.

10 tổ chức hành nghề luật sư tiêu biểu của năm 2012 được vinh danh, gồm: Công ty Luật hợp danh YKVN, Công ty Luật TNHH Vilaf Hồng Đức, Công ty Luật TNHH SMic, Công ty TNHH Invest Consult, Công ty TNHH Bizlink, Công ty TNHH Gia Phạm, Văn phòng Luật sư Nam Hà Nội, Văn phòng Luật sư Leadco, Văn phòng Luật sư Đức Quang, Văn phòng Luật sư Lê Nguyễn.

5 Luật sư tiêu biểu gồm Luật sư Nguyễn Văn Hậu; Luật sư Trịnh Văn Quyết – Tổng giám đốc Công ty Luật TNHH SMiC; Luật sư Lê Nết, điều hành Công ty Luật TNHH LCT; Luật sư Đoàn Thu Nga – Giám đốc Công ty TNHH Lawpro và Luật sư Phạm Thành Long – Trưởng Văn phòng Luật sư Gia Phạm.

Dự lễ trao trặng danh hiệu Hãng Luật và Luật sư tiêu biểu của năm 2012 (do Bộ Tư pháp và báo Pháp luật Việt Nam tổ chức) hôm qua, 27/8, Bộ trưởng Tư pháp nhấn mạnh, chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 theo Nghị quyết 49 Bộ Chính trị đã đặt giới luật sư vào vị trí quan trọng trong việc tăng cường tranh tụng và tư vấn pháp lý.

“Thực tiễn thực hiện cải cách tư pháp vừa qua đã chứng minh rằng, không thể có phiên tòa xét xử theo tinh thần cải cách, nếu thiếu sự tham gia tranh tụng của các luật sư có năng lực, trách nhiệm và lương tâm nghề nghiệp. Và cũng không thể phát triển tốt hoạt động đầu tư kinh doanh, nếu thiếu sự tư vấn pháp luật đúng đắn của luật sư, cũng như để hội nhập quốc tế thành công, không thể không có những luật sư nắm vững pháp luật quốc tế và thông thạo ngoại ngữ” – ông Hà Hùng Cường phân tích.

Vì vậy, hoạt động bình chọn danh hiệu Hãng luật và Luật sư tiêu biểu được Thủ tướng phê duyệt tổ chức ba năm một lần nhằm để tôn vinh những tổ chức hành nghề luật sư, luật sư có thành tích cao, có đóng góp thiết thực cho cộng đồng bằng hoạt động nghề nghiệp của mình.

Năm nay, có 10 tổ chức hành nghề luật sư vào 5 luật sư tiêu biểu được bình chọn, vinh danh. Đây là những hãng luật liên tục xếp thứ hạng cao trong bảng đánh giá chất lượng và chỉ dẫn dịch vụ của các tổ chức nước ngoài khi đánh giá, xếp hạng các tổ chức hành nghề luật sư và đánh giá các thương hiệu trong lĩnh vực dịch vụ pháp lý tại Việt Nam. Các luật sư được vinh danh cũng là những gương mặt điển hình trong giới luật sư Việt Nam. Họ tiêu biểu cho những luật sư trẻ, đầy khát vọng nghề nghiệp, là những cá nhân xuất sắc trong nghề, có những đóng góp tích cực cho sự phát triển nghề luật sư, đồng thời có những đóng góp có ý nghĩa vì lợi ích của cộng đồng.

Tuy nhiên, Bộ trưởng Hà Hùng Cường cũng cho rằng, các tổ chức luật sư và luật sư được giải lần này mới chỉ là những đại diện tiêu biểu của cả giới luật sư cả nước, vì có không ít tổ chức luật sư, luật sư có rất nhiều thành tích, nhưng vì một lý do nào đó đã không tham gia cuộc bình chọn này. Vị tư lệnh của ngành tư pháp bày tỏ hy vọng các đợt bình chọn tiếp theo sẽ có nhiều tổ chức luật sư và luật sư tiêu biểu được trao tặng các danh hiệu này.

“Tôn vinh, hướng tới xây dựng một đội ngũ luật sư ngày càng đông đảo về số lượng, mạnh về chất lượng chuyên môn, dày dạn về kinh nghiệm và tin cậy về phẩm chất đạo đức sẽ góp phần tích cực vào sự nghiệp xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân cũng như vào việc bảo vệ quyền công dân, quyền con người, thực thi công lý” – Bộ trưởng Tư pháp nhấn mạnh.

Công ty Luật Hưng Nguyên

Thời hiệu khởi kiện về chia di sản thừa kế

Thời hiệu khởi kiện chia tài sản chung đã hết và cũng không có đủ điều kiện quy định tại NQ/02/2004/NQ/HĐTP của TANDTC, nhưng thẩm phán vẫn thụ lý vụ án và tiến hành hòa giải nhưng không thành. Vậy việc thụ lý của thẩm phán như vậy có đúng quy định pháp luật không?

(Lương Quang Sinh, Hải Dương)

Ảnh minh họa

Trả lời:

Theo câu hỏi của bạn thì chúng tôi hiểu vụ án này liên quan đến việc yêu cầu chia tài sản là di sản của người chết để lại (chia di sản thừa kế) và thời hiệu khởi kiện của việc chia di sản. Tuy nhiên vì không có dữ kiện cụ thể nên chúng tôi không thể tư vấn 1 cách chi tiết được. Chúng tôi có 1 số ý kiến như sau:

Thứ nhất: Thời hiệu khởi kiện về thừa kế: Tại điều 645 Bộ luật dân sự quy định: “Thời hiệu khởi kiện để người thừa kế yêu cầu chia di sản, xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác là mười năm, kể từ thời điểm mở thừa kế…”.

Như vậy nếu yêu cầu chia di sản thừa kế thì thời hiệu khởi kiện là 10 năm. Hết thời hạn này thì người được thừa kế không có quyền khởi kiện nữa.

Thứ hai: Về chia tài sản chung là di sản của người chết để lại, theo quy định tại điểm 2.4 điều 2 mục I Nghị quyết số 02/2004/NQ-HĐTP ngày 10/8/2004 của Hội đồng thẩm phán TANDTC thì trường hợp hết thời hiệu khởi kiện chia di sản thừa kế nêu trên nhưng nếu đáp ứng được các điều kiện theo quy định tại Nghị quyết thì di sản đó sẽ trở thành tài sản chung của các đồng thừa kế, cụ thể như sau: Trường hợp trong thời hạn mười năm, kể từ thời điểm mở thừa kế nếu các đồng thừa kế không có tranh chấp về quyền thừa kế và có văn bản cùng xác nhận là đồng thừa kế hoặc sau khi kết thúc thời hạn mười năm mà các đồng thừa kế không có tranh chấp về hàng thừa kế và đều thừa nhận di sản do người chết để lại chưa chia thì di sản đó chuyển thành tài sản chung của các thừa kế. Khi có tranh chấp và yêu cầu Toà án giải quyết thì không áp dụng thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế, mà áp dụng các quy định của pháp luật về chia tài sản chung để giải quyết …

Như vậy chỉ có thời hiệu khởi kiện để yêu cầu chia di sản thừa kế chứ không có thời hiệu yêu cầu chia tài sản chung.

Do đó trường hợp hết thời hiệu khởi kiện mà cũng không đủ điều kiện chia tài sản chung theo quy định tại Nghị quyết số 02 như nêu trên thì người thừa kế mất quyền khởi kiện và Tòa án cũng không thực hiện thụ lý vụ án nữa.

Vì câu hỏi của bạn không có dữ kiện cụ thể về vụ án nên chúng tôi không có căn cứ để đánh giá việc Tòa án thụ lý là đúng hay sai. Bạn có thể đối chiếu với phân tích trên để tham khảo.