Xin chào Luật sư, tôi có câu hỏi cần Luật sư tư vấn như sau: 

Bố mẹ tôi có tôi là con trai duy nhất. Năm ngoái, bố mẹ tôi mất có viết di chúc để lại cho tôi được hưởng toàn bộ tài sản thừa kế. Tuy nhiên, hiện tại tôi đang làm ăn thua lỗ và đang bị công ty tài chính khởi kiện. Trước đó, sau khi bố mẹ tôi mất tôi đã làm thủ tục để từ chối nhận di sản thừa kế của bố mẹ tôi. Hiện tại tôi có được Tòa án thông báo bên Công ty cho vay đang gửi yêu cầu bác bỏ quyền từ chối hưởng quyền di sản thừa kế của tôi vì cho rằng tôi đang tẩu tán tài sản, trốn tránh nghĩa vụ. Vậy Luật sư cho tôi hỏi, trong trường hợp này tôi phải làm như thế nào?

 

Luật Hưng Nguyên cảm ơn câu hỏi của quý khách, đối với trường hợp của bạn chúng tôi xin tư vấn như sau: 

 

 

  • Điều kiện có hiệu lực của di chúc bằng văn bản

 

 – Di chúc bằng văn bản có người làm chứng: 

Trường hợp người lập di chúc không tự mình viết bản di chúc thì có thể tự mình đánh máy hoặc nhờ người khác viết hoặc đánh máy bản di chúc, nhưng phải có ít nhất là hai người làm chứng. Người lập di chúc phải ký hoặc điểm chỉ vào bản di chúc trước mặt những người làm chứng; những người làm chứng xác nhận chữ ký, điểm chỉ của người lập di chúc và ký vào bản di chúc. 

Việc lập di chúc bằng văn bản có người làm chứng phải tuân thủ các điều kiện tại mục (1), (2) và những người sau đây không được làm chứng: 

+ Người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của người lập di chúc. 

+ Người có quyền, nghĩa vụ tài sản liên quan tới nội dung di chúc. 

+ Người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi. 

– Di chúc bằng văn bản không có người làm chứng 

Người lập di chúc phải tự viết và ký vào bản di chúc. 

Việc lập di chúc bằng văn bản không có người làm chứng phải tuân thủ các điều kiện tại mục (1), (2). 

– Di chúc bằng văn bản có công chứng, chứng thực 

Người lập di chúc có thể yêu cầu công chứng hoặc chứng thực bản di chúc. 

Những người sau đây không được công chứng, chứng thực di chúc: 

+ Người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của người lập di chúc. 

+ Người có cha, mẹ, vợ hoặc chồng, con là người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật. 

+ Người có quyền, nghĩa vụ về tài sản liên quan tới nội dung di chúc. 

– Di chúc bằng văn bản không có công chứng, chứng thực 

Di chúc bằng văn bản không có công chứng, chứng thực chỉ được coi là hợp pháp, nếu có đủ các điều kiện tại mục (1), (2). 

Căn cứ pháp lý: Chương XII Bộ luật Dân sự 2015.

 

  • Đối với việc bạn thực hiện thủ tục từ chối nhận thừa kế di sản.

 

Theo tình tiết bạn cho hay, thì bạn đã hoàn tất thủ tục từ chối nhận thừa kế di sản ngay sau khi bố mẹ bạn mất.

Tuy nhiên, để có căn cứ hợp pháp nhất bạn có thể xem xét các tài liệu đã đúng theo quy định của pháp luật về thủ tục từ chối nhận thừa kế di sản hay chưa. 

Theo Căn cứ Điều 620 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định chi tiết về từ chối nhận di sản như sau: 

“ Điều 620. Từ chối nhận di sản 

  1. Người thừa kế có quyền từ chối nhận di sản, trừ trường hợp việc từ chối nhằm trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ tài sản của mình đối với người khác.
  2. Việc từ chối nhận di sản phải được lập thành văn bản và gửi đến người quản lý di sản, những người thừa kế khác, người được giao nhiệm vụ phân chia di sản để biết. 
  3. Việc từ chối nhận di sản phải được thể hiện trước thời điểm phân chia di sản.”

Theo đó, Căn cứ Điều 59, Luật công chứng số 53/2014/QH13 của Quốc hội quy định Công chứng văn bản từ chối nhận di sản: 

“Điều 59. Công chứng văn bản từ chối nhận di sản 

Người thừa kế có thể yêu cầu công chứng văn bản từ chối nhận di sản. Khi yêu cầu công chứng văn bản từ chối nhận di sản, người yêu cầu công chứng phải xuất trình bản sao di chúc trong trường hợp thừa kế theo di chúc hoặc giấy tờ chứng minh quan hệ giữa người để lại di sản và người yêu cầu công chứng theo pháp luật về thừa kế; giấy chứng tử hoặc giấy tờ khác chứng minh người để lại di sản đã chết.”

Như vậy trong trường hợp của bạn cần lập thành văn bản về việc từ chối nhận di sản trên và thông báo cho những người được giao nhiệm vụ phân chia di sản, cơ quan công chứng hoặc Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có địa điểm mở thừa kế về việc từ chối nhận di sản.Khi công chứng văn bản trên thì cần bản sao di chúc trong trường hợp thừa kế theo di chúc hoặc giấy tờ chứng minh quan hệ giữa người để lại di sản và người yêu cầu công chứng theo pháp luật về thừa kế; giấy chứng tử hoặc giấy tờ khác chứng minh người để lại di sản đã chết.

  1. Đối với việc công ty cho vay khởi kiện và yêu cầu bác bỏ quyền từ chối hưởng quyền di sản thừa kế của bạn. 

Theo như thông tin bạn đã cung cấp thì bạn đã hoàn tất thủ tục từ chối nhận di sản thừa kế trước khi bị khởi kiện. Vì vậy, văn bản từ chối nhận di sản thừa kế của bạn đã phát sinh hiệu lực và không thể hủy bỏ. 

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Hưng Nguyên dành cho câu hỏi của quý khách hàng, trong trường hợp có vấn đề gì thắc mắc, quý khách vui lòng liên hệ tới chúng tôi, chúng tôi sẵn sàng giải đáp. 

Địa chỉ: Công ty Luật TNHH Hưng Nguyên, số 14N2, ngõ 90 Nguyễn Tuân, phường Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

Điện thoại: 024.8585 7869        .                                

Hotline: 098 775 6263

Email: Congtyluathungnguyen@gmail.com

Web: http://congtyluathungnguyen.com

 

 

Thủ tục xóa đăng ký cho thuê, cho thuê lại, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất

Thủ tục xóa đăng ký cho thuê, cho thuê lại, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất
1. Trình tự thực hiện
a) Một trong các bên hoặc các bên ký hợp đồng thuê, thuê lại, hợp đồng góp vốn quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất nộp hồ sơ tại Văn phòng đăng ký đất đai hoặc Văn phòng đăng ký đất đai chi nhánh tại cấp huyện, thông qua “Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả” nơi nộp hồ sơ.
Trường hợp nhận hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ thì trong thời gian tối đa 03 ngày, cơ quan tiếp nhận, xử lý hồ sơ phải thông báo và hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định.
b) Bộ phận tiếp nhận hồ sơ ghi đầy đủ thông tin vào Sổ tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả, trao Phiếu tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả cho người nộp hồ sơ.
c) Văn phòng đăng ký đất đai có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ, nếu phù hợp quy định của pháp luật thì thực hiện các công việc sau:
– Xác nhận việc xóa cho thuê, cho thuê lại, xóa góp vốn vào Giấy chứng nhận và trao cho bên cho thuê, cho thuê lại, bên góp vốn. Trường hợp cho thuê, cho thuê lại đất trong khu công nghiệp và trường hợp góp vốn quyền sử dụng đất mà đã cấp Giấy chứng nhận cho bên thuê, thuê lại đất, bên nhận góp vốn thì thu hồi Giấy chứng nhận đã cấp; bên nhận góp vốn được cấp lại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
Trường hợp thời hạn sử dụng đất kết thúc cùng với thời điểm xóa cho thuê, cho thuê lại đất, xóa góp vốn bằng quyền sử dụng đất mà người sử dụng đất không có nhu cầu tiếp tục sử dụng đất hoặc không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền gia hạn sử dụng đất thì thu hồi Giấy chứng nhận đã cấp.
– Thực hiện việc xóa đăng ký cho thuê, cho thuê lại, xóa góp vốn vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai.
– Chuyển kết quả giải quyết về “Bộ phận một cửa” để trao Giấy chứng nhận cho người đăng ký hoặc gửi Ủy ban nhân dân cấp xã để trao đối với trường hợp nộp hồ sơ tại cấp xã.
2. Cách thức thực hiện
Người sử dụng đất nộp hồ sơ tại Văn phòng đăng ký đất đai cấp tỉnh thông qua “Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả” của Sở Tài nguyên và Môi trường hoặc Văn phòng đăng ký đất đai chi nhánh tại cấp huyện thông qua “Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả” của UBND cấp huyện.
3. Thành phần, số lượng hồ sơ
a) Thành phần hồ sơ bao gồm:
– Văn bản thanh lý hợp đồng cho thuê, cho thuê lại, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất hoặc hợp đồng cho thuê, cho thuê lại, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất có xác nhận đã được thanh lý hợp đồng.
– Bản gốc Giấy chứng nhận đã cấp đối với trường hợp cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất của chủ đầu tư xây dựng hạ tầng trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế và trường hợp góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất.
b) Số lượng hồ sơ: 1 bộ
4. Thời hạn giải quyết
– Trong thời hạn không quá 05 ngày làm việc  đối với trường hợp xóa đăng ký góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất; không quá 03 ngày làm việc đối với trường hợp đăng ký, xóa đăng ký cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất.
– Đối với các xã miền núi thì thời gian thực hiện được tăng thêm 15 ngày.
Kết quả giải quyết thủ tục hành chính phải trả cho người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất trong thời hạn không quá 03 ngày làm việc kể từ ngày có kết quả giải quyết.
5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính
– Tổ chức, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện dự án đầu tư.
– Hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam.
6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính
– Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Văn phòng đăng ký đất đai hoặc Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai.
– Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Văn phòng đăng ký đất đai hoặc Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai.
– Cơ quan phối hợp: Phòng Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân cấp xã.
 7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính
– Ghi vào sổ địa chính và lập hồ sơ để Nhà nước quản lý.
– Giấy chứng nhận.
 8. Lệ phí
Lệ phí địa chính:Mức thu quy định tại Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh.
9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai : Không
10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
Việc góp vốn bằng quyền sử dụng đất chấm dứt trong các trường hợp sau đây:
–  Hết thời hạn góp vốn bằng quyền sử dụng đất;
– Một bên hoặc các bên đề nghị theo thoả thuận trong hợp đồng góp vốn;
– Bị thu hồi đất theo quy định của Luật Đất đai;
– Bên góp vốn bằng quyền sử dụng đất trong hợp đồng hợp tác kinh doanh hoặc doanh nghiệp liên doanh bị tuyên bố phá sản, giải thể;
– Cá nhân tham gia hợp đồng góp vốn chết; bị tuyên bố là đã chết; bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự; bị cấm hoạt động trong lĩnh vực hợp tác kinh doanh mà hợp đồng góp vốn phải do cá nhân đó thực hiện;
– Pháp nhân tham gia hợp đồng góp vốn bị chấm dứt hoạt động mà hợp đồng góp vốn phải do pháp nhân đó thực hiện.
11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
– Thông tư số 02/2014/TT-BTC ngày 02/01/2014 của Bộ Tài chính; có hiệu lực từ ngày 17/02/2014.
– Thông tư số 24/2014/TT-BTNMT ngày 19/5/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường; có hiệu lực từ ngày 05/7/2014.
– Thông tư số 23/2014/TT-BTNMT ngày 19/5/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường; có hiệu lực từ ngày 05/7/2014.
– Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Đất đai.
– Luật Đất đai năm 2013.

Tác giả bài viết: So TN&MT

Luật sư tư vấn pháp luật đất đai

Thủ tục bán hoặc góp vốn bằng tài sản gắn liền với đất thuê của Nhà nước theo hình thức trả tiền thuê đất hàng năm.

Thủ tục bán hoặc góp vốn bằng tài sản gắn liền với đất thuê của Nhà nước theo hình thức trả tiền thuê đất hàng năm.
1. Trình tự thực hiện
a) Người sử dụng đất thực hiện mua bán, góp vốn bằng tài sản gắn liền với đất theo quy định của pháp luật về dân sự, nộp hồ sơ tại Văn phòng đăng ký đất đai hoặc Văn phòng đăng ký đất đai chi nhánh tại cấp huyện thông qua “Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả” nơi nộp hồ sơ.
Trường hợp mua bán, góp vốn bằng tài sản gắn liền với một phần thửa đất thuê thì phải làm thủ tục tách thửa đất trước khi làm thủ tục thuê đất.
Trường hợp nhận hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ thì trong thời gian tối đa 03 ngày, cơ quan tiếp nhận, xử lý hồ sơ phải thông báo và hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định.
b) Cơ quan tiếp nhận hồ sơ ghi đầy đủ thông tin vào Sổ tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả, trao Phiếu tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả cho người nộp hồ sơ.
c) Văn phòng đăng ký đất đai lập hồ sơ để cho bên mua, bên nhận góp vốn bằng tài sản gắn liền với đất tiếp tục thuê đất, chuyển hồ sơ cho cơ quan tài nguyên và môi trường có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ cho thuê đất.
d) Cơ quan tài nguyên và môi trường có trách nhiệm thẩm tra hồ sơ trình Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền quyết định việc thu hồi đất của bên bán, bên góp vốn bằng tài sản gắn liền với đất thuê để cho bên mua, bên nhận góp vốn bằng tài sản gắn liền với đất tiếp tục thuê đất; ký hợp đồng thuê đất đối với bên mua, nhận góp vốn bằng tài sản gắn liền với đất thuê; thông báo bằng văn bản cho cơ quan thuế về việc hết hiệu lực của hợp đồng thuê đất đối với người bán, người góp vốn bằng tài sản;
đ) Văn phòng đăng ký đất đai gửi hợp đồng thuê đất cho người mua, người nhận góp vốn bằng tài sản gắn liền với đất thuê; chỉnh lý, cập nhật biến động vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai; trao Giấy chứng nhận cho người được cấp hoặc gửi Giấy chứng nhận cho Ủy ban nhân dân cấp xã để trao cho người được cấp đối với trường hợp hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư nộp hồ sơ tại cấp xã.
2. Cách thức thực hiện
Người sử dụng đất nộp hồ sơ tại Văn phòng đăng ký đất đai cấp tỉnh thông qua “Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả” của Sở Tài nguyên và Môi trường hoặc Văn phòng đăng ký đất đai chi nhánh tại cấp huyện thông qua “Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả” của UBND cấp huyện.
3. Thành phần, số lượng hồ sơ
a) Thành phần hồ sơ bao gồm:
– Hợp đồng, văn bản mua bán, góp vốn bằng tài sản gắn liền với đất theo quy định của pháp luật về dân sự.
– Bản gốc Giấy chứng nhận đã cấp;
– Hợp đồng thuê đất đã ký với Nhà nước.
b) Số lượng hồ sơ: 1 bộ
4. Thời hạn giải quyết
– Trong thời hạn không quá 30 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ. Trong đó, 10 ngày cho thủ tục đăng ký biến động về mua, góp vốn tài sản và 20 ngày cho thủ tục thuê đất.
– Đối với các xã miền núi thì thời gian thực hiện được tăng thêm 15 ngày, tổng thời gia không quá 45 ngày.
Kết quả giải quyết thủ tục hành chính phải trả cho người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất trong thời hạn không quá 03 ngày làm việc kể từ ngày có kết quả giải quyết.
5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính
– Tổ chức kinh tế, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện dự án đầu tư.
– Hộ gia đình, cá nhân.
6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính
– Cơ quan có thẩm quyền quyết định:
+ Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đối với trường hợp người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất là tổ chức, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện dự án đầu tư; tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao.
+Sở Tài nguyên và Môi trường (đối với trường hợp người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất là tổ chức, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện dự án đầu tư; tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao).
– Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Văn phòng đăng ký đất đai hoặc Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai; Chi cục Quản lý đất đai.
– Cơ quan phối hợp: Phòng Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân cấp xã, cơ quan thuế, kho bạc.
7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:
– Ghi vào sổ địa chính và lập hồ sơ để Nhà nước quản lý.
– Giấy chứng nhận.
– Hợp đồng thuê đất.
8. Lệ phí:
Lệ phí địa chính; Phí thẩm định cấp quyền sử dụng đất: Mức thu theo quy định tại Nghị quyết của Hội đồng nhân dân  tỉnh.
9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai : Không
10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
a) Yêu cầu đối với bên bán tài sản gắn liền với đất thuê của Nhà nước khi có đủ các điều kiện sau đây:
– Tài sản gắn liền với đất thuê được tạo lập hợp pháp theo quy định của pháp luật;
– Đã hoàn thành việc xây dựng theo đúng quy hoạch xây dựng chi tiết và dự án đầu tư đã được phê duyệt, chấp thuận.
b) Người mua tài sản gắn liền với đất thuê phải bảo đảm các điều kiện sau đây:
– Có năng lực tài chính để thực hiện dự án đầu tư;
– Có ngành nghề kinh doanh phù hợp với dự án đầu tư;
– Không vi phạm quy định của pháp luật về đất đai đối với trường hợp đã được Nhà nước giao đất, cho thuê đất để thực hiện dự án trước đó.
c) Người mua tài sản được Nhà nước tiếp tục cho thuê đất trong thời hạn sử dụng đất còn lại theo giá đất cụ thể, sử dụng đất đúng mục đích đã được xác định trong dự án.
11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
– Thông tư số 02/2014/TT-BTC ngày 02/01/2014 của Bộ Tài chính; có hiệu lực từ ngày 17/02/2014.
– Thông tư số 24/2014/TT-BTNMT ngày 19/5/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường; có hiệu lực từ ngày 05/7/2014.
– Thông tư số 23/2014/TT-BTNMT ngày 19/5/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường; có hiệu lực từ ngày 05/7/2014.
– Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Đất đai.
– Luật Đất đai năm 2013.

Tác giả bài viết: So TN&M

Luật sư tư vấn pháp luật đất đai