“Hướng dẫn viên du lịch người Trung Quốc hành nghề trái pháp luật, xâm phạm lịch sử dân tộc Việt Nam gây nhiều bức xúc phẫn nộ trong dư luận cả nước cần được nghiêm minh xử lý và trục xuất ra khỏi Việt Nam” – Luật sư Nguyễn Văn Nguyên nhấn mạnh.
Vừa qua, một số hướng dẫn viên du lịch Trung Quốc bị “tố” mạo danh người Việt và ngang nhiên “xuyên tạc lịch sử” tại một điểm du lịch trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. Các hướng dẫn viên này bịa đặt, xuyên tạc lịch sử Việt Nam… Thực tế này đã khiến nhiều độc giả bức xúc.
Trao đổi với phóng viên về vấn đề trên, Luật sư Nguyễn Văn Nguyên – Giám đốc Công ty Luật Hưng Nguyên (Đoàn Luật sư Hà Nội) cho biết, theo Luật du lịch, chỉ người nào có quốc tịch Việt Nam, thường trú tại Việt Nam, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, đáp ứng các điều kiện luật quy định mới được cơ quan có thẩm quyền cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch và muốn hành nghề hướng dẫn viên du lịch thì phải có hợp đồng với doanh nghiệp lữ hành.
Cụ thể , Điều 73 luật du lịch quy định. Điều kiện hành nghề, tiêu chuẩn cấp thẻ hướng dẫn viên:
“1. Hướng dẫn viên được hành nghề khi có thẻ hướng dẫn viên và có hợp đồng với doanh nghiệp lữ hành.
2. Người có đủ các điều kiện sau đây được cấp thẻ hướng dẫn viên nội địa:
a) Có quốc tịch Việt Nam, thường trú tại Việt Nam, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
b) Không mắc bệnh truyền nhiễm, không sử dụng các chất gây nghiện;
c) Có trình độ trung cấp chuyên nghiệp chuyên ngành hướng dẫn du lịch trở lên; nếu tốt nghiệp chuyên ngành khác thì phải có chứng chỉ nghiệp vụ hướng dẫn du lịch do cơ sở đào tạo có thẩm quyền cấp.
3. Người có đủ các điều kiện sau đây được cấp thẻ hướng dẫn viên quốc tế:
a) Có quốc tịch Việt Nam, thường trú tại Việt Nam, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
b) Không mắc bệnh truyền nhiễm, không sử dụng các chất gây nghiện;
c) Có trình độ cử nhân chuyên ngành hướng dẫn du lịch trở lên; nếu tốt nghiệp đại học chuyên ngành khác thì phải có chứng chỉ nghiệp vụ về hướng dẫn du lịch do cơ sở đào tạo có thẩm quyền cấp;
d) Sử dụng thành thạo ít nhất một ngoại ngữ”.
Cũng theo ông Nguyên, tại khoản 1, Điều 12 luật du lịch quy định, các hướng dẫn viên du lịch nghiêm cấm có những hành vi làm phương hại đến chủ quyền, lợi ích quốc gia, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, truyền thống văn hoá, đạo đức, thuần phong mỹ tục của dân tộc.
“Vì vậy đối với hướng dẫn viên du lịch người Trung Quốc hành nghề trái pháp luật, xâm phạm lịch sử dân tộc Việt Nam gây nhiều bức xúc phẫn nộ trong dư luận cả nước cần được nghiêm minh xử lý và trục xuất ra khỏi Việt Nam”, ông Nguyên cho biết.
Trước đó, tại buổi đối thoại giữa lãnh đạo Sở Văn hóa – Thể thao & Du lịch Đà Nẵng với các hướng dẫn viên tiếng Trung người Việt và các công ty lữ hành, một nữ hướng dẫn viên đã bày tỏ thái độ bức xúc vì hoạt động lữ hành chui trên địa bàn.
Cụ thể, theo lời nữ hướng dẫn viên, các hướng dẫn viên Trung Quốc không chỉ chiếm công ăn việc làm của người Việt mà còn mạo danh người Việt Nam để đón đoàn Trung Quốc.
“Họ giới thiệu với đoàn là người Việt Nam, rồi sau đó thuyết minh cho khách Trung Quốc… Khi đến các di tích văn hóa lịch sử ở Đà Nẵng, Huế, Hội An, họ nói đây là quần thể kiến trúc mô phỏng Trung Quốc, là phần đất thuộc Trung Quốc. Không ít hướng dẫn viên cũng thừa nhận từng làm sitting guide (hướng dẫn viên bản địa nhằm đối phó với cơ quan quản lý) và bị hướng dẫn viên người Trung Quốc cướp micro để thuyết minh cho khách những điều sai trái, mà không làm gì được” – nữ hướng dẫn viên cho biết.
Cũng theo lời nữ hưỡng dẫn viên, thì hướng dẫn viên tiếng Trung sẵn sàng làm chứng việc niều công ty lữ hành ở Đà Nẵng trong vòng 2, 3 năm trở lại đây nuôi hướng dẫn viên Trung Quốc ăn ngủ luôn tại đơn vị mình.
Các hướng dẫn viên tiếng Trung cũng cho biết, thời gian vừa qua, họ đã trình báo cung cấp thông tin hướng dẫn viên nước ngoài hoạt động chui nhừng việc xử lý còn chậm trễ. Thậm chí, nhiều trường hợp, dù đã trình báo bằng cách gọi điện, nhắn tin, có ghi âm, quay video gửi cho cơ quan chức năng nhưng không thấy xử lý.
Phản hồi thông tin về sự chậm trễ nêu trên, Phó Giám đốc Sở Trần Chí Cường đã thừa nhận khiếm khuyết và xin lỗi các hướng dẫn viên tiếng Trung; đồng thời cho biết sẽ chấn chỉnh tình trạng trên. Ông Cường cũng cung cấp số điện thoại cá nhân để mọi người phản ánh, từ đó có thể có các biện pháp xử lý kịp thời.
Tự ứng cử và trượt Đại biểu HĐND xã, Chủ tịch xã Phạm Xuân Tứ được chính quyền địa phương định hướng sang làm Phó Bí thư thường trực Đảng uỷ.
Liên quan tới trường hợp hai cha con Chủ tịch Phạm Xuân Tứ và Bí thư đoàn xã Phạm Xuân Ý (xã Tùng Lâm, huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa) tự ứng cử HĐND nhưng đều bị rớt, mới đây, hôm 17/6, ông Nguyễn Văn Lâm – Bí thư Đảng uỷ xã Tùng Lâm cho biết, xã đang định hướng để ông Tứ chuyển sang giữ chức cụ Phó Bí thư thường trực Đảng uỷ sau khi bầu chức danh Chủ tịch.
Việc ông Phạm Xuân Tứ trượt Đại biểu HĐND xã nhưng lại được định hướng làm Phó Bí thư khiến người dân địa phương bất ngờ. Tuy nhiên, theo lý giải của Bí thư Đảng uỷ xã, khi ông Tứ không còn giữ chức vụ Chủ tịch xã nhưng vẫn còn chức danh Phó Bí thư, “lại chưa bị kỷ luật gì cả nên địa phương phải xếp vị trí cho ông ấy” – (Nguyễn Văn Lâm – PV).
Trao đổi với phóng viên về quy trình được định hướng sang làm Phó Bí thư của ông Phạm Xuân Tứ, Luật sư Nguyễn Văn Nguyên, Giám đốc Công ty Luật Hưng Nguyên (Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội) cho biết, việc “định hướng sang làm Phó Bí thư” của ông Tứ cần được nhìn nhận dưới góc độ công tác tổ chức cán bộ và dư luận nhân dân để giải quyết được thấu đáo.
Luật sư Nguyễn Văn Nguyên phân tích, theo luật tổ chức Chính quyền địa phương thì Đại biểu HĐND là người đại diện cho ý chí, nguyện vọng của nhân dân. Như vậy, Đại biểu HĐND phải là người có uy tín, được nhân dân tin tưởng thay mình làm đại diện để nói lên ý chí, nguyện vọng. Là cán bộ thì phải có uy tín, được dân mến, dân yêu. Vậy thì một người đã không được nhân dân tin tưởng bầu vào HĐND thì nên xin nghỉ hoặc có cơ chế cho họ nghỉ việc.
“Nếu bố trí người không được tín nhiệm làm những công việc ở địa phương thì làm cho nhân dân không tâm phục, khẩu phục, dễ nảy sinh các vấn đề bức xúc trong dư luận và địa phương” – Luật sư Nguyên nhấn mạnh.
Còn theo nhận định của Luật sư Lê Văn Thiệp, tổ chức Đảng sẽ có những quy định riêng về tổ chức cán bộ. Việc Chủ tịch xã rớt HĐND được định hướng sang làm Phó Bí thư thường trực Đảng uỷ có thể thuần túy là sự sắp xếp của cơ quan, tổ chức Đảng ở địa phương.
Trước đó, tại cuộc bầu cử Đại biểu Quốc hội (QH) và HĐND các cấp diễn ra vào ngày 22/5, ông Phạm Xuân Tứ, Chủ tịch xã Tùng Lâm, cùng ông Phạm Xuân Ý (con ông Tứ) – Bí thư Đoàn xã Tùng Lâm, ra ứng cử đại biểu HĐND xã nhiệm kỳ 2016 – 2021 tại tổ bầu cử số 1 (thôn Khoa Trường, xã Tùng Lâm). Tổ bầu cử này có 794 cử tri.
Kết quả kiểm phiếu tại tổ bầu cử này, ông Tứ đạt 49,9% phiếu bầu, ông Ý đạt 36% phiếu bầu. Cả 2 ông đều không đạt tỷ lệ quá bán theo quy định nên đã “rớt” đại biểu HĐND xã. Được biết, ông Tứ và ông Ý là hai bố con, cùng ra ứng cử tại tổ bầu cử số 1 của xã Tùng Lâm.
Trong vụ tai nạn thảm khốc khiến 7 người chết trên đèo Prenn, với hành vi không đặt biển cảnh báo khi tiến hành sửa chữa đường đèo, chủ đầu tư và đơn vị thi công có thể bị xử phạt.
Liên quan vụ tai nạn xe khách thảm khốc trên đèo Prenn khiến 7 người tử vong xảy ra vào trưa ngày 19/6, tại buổi họp sau tai nạn giữa UBND tỉnh Lâm Đồng và Bộ Giao thông Vận tải, ông Khuất Việt Hùng – Phó chủ tịch Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia – cho rằng, công tác thi công giữa đèo Prenn hết sức lỏng lẻo, đặc biệt là vấn đề không đặt biển báo từ xa.
“Khu vực đèo Prenn quanh co, nguy hiểm vậy mà tôi không thấy biển cảnh báo gì cả. Đối với tuyến đường này, đơn vị sửa chữa phải đặt biển từ xa để tài xế điều khiển phương tiện được biết” – Phó Chủ tịch Uỷ ban An toàn Giao thông Quốc phát biểu.
Được biết, vụ tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng và thương tâm trên đèo Prenn để lại nhiều đau thương cho thân nhân những người bị nạn. Cùng với đó, dư luận cũng đang đặt ra những trách nhiệm của đơn vị thi công và chủ đầu tư khi tiến hành sửa đường đèo mà không hề đặt bất kỳ biển cảnh báo này cho người tham gia giao thông.
Trao đổi với phóng viên về vấn đề trên, Luật sư Nguyễn Văn Nguyên, Giám đốc Công ty Luật Hưng Nguyên (Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội) cho biết, theo thông tin được đăng tải trên báo chí thì nguyên nhân vụ tai nạn có một phần trách nhiệm thuộc về đơn vị đang thi công, sửa chữa đường vì không đặt biển cảnh báo từ xa nên dễ dẫn đến các tình huống tai nạn.
Cụ thể, với hành vi này, chủ đầu tư và đơn vị thi công có thể bị xử phạt vi phạm hành chính theo Nghị định 121/2013/NĐ-CP ngày 10/10/2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng, kinh doanh bất động sản, khai thác, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; quản lý phát triển nhà và công sở, cụ thể:
Chủ đầu tư có thể bị xử phạt theo quy định tại điểm a, khoản 1, Điều 15.Vi phạm quy định về giám sát thi công xây dựng công trình:
“1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không treo biển báo tại công trường thi công hoặc biển báo không đầy đủ nội dung theo quy định;”
– Đơn vị thi công có thể bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại điểm d, khoản 1, Điều 28 Nghị định 121/2013/NĐ-CP ngày 10/10/2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng, kinh doanh bất động sản, khai thác, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; quản lý phát triển nhà và công sở quy định (Vi phạm quy định về an toàn trong thi công xây dựng công trình), nếu đơn vị thi công trong quá trình thi công không có biển báo an toàn thì có thể bị xử phạt từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng.
Trường hợp nếu xác định lỗi trực tiếp của cá nhân thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 229 Bộ luật hình sự về Tội vi phạm quy định về xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng.
“1. Người nào vi phạm quy định về xây dựng trong các lĩnh vực khảo sát, thiết kế, thi công, sử dụng nguyên liệu, vật liệu, máy móc, nghiệm thu công trình hay các lĩnh vực khác nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 220 của Bộ luật này gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác, thì bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm:
a) Là người có chức vụ, quyền hạn;
b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.
3. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ tám năm đến hai mươi năm. 4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm”.
Luật sư Hà Nội – Công ty luật Hưng Nguyên – Trong thời đại Internet hiện nay, việc xem các chương trình truyền hình, hay video trực tuyến là chuyện thường ngày. Nếu bạn muốn ghi lại các chương trình đó để xem lại vào hôm sau thì WMRecorder là một lựa chọn phù hợp.
Ưu điểm của chương trình WMRecorder là nó có thể tự động ghi hình theo lịch biểu do bạn tạo ra, thay đổi các tham số video và audio khi ghi hình. Nó cũng có thể ghi hình với chất lượng cao nhất, kể cả các đoạn video bị khóa bằng mật khẩu. Nếu cần, bạn có thể tiến hành ghi đồng thời nhiều kênh truyền hình trực tuyến, tạm dừng rồi ghi tiếp một kênh bất kỳ. Chương trình còn cho phép bạn cắt một bản ghi hình thành nhiều phần hay ghép chúng lại với nhau.
Nào, chúng ta hãy bắt đầu thử nghiệm các tính năng của WMRecorder bằng thao tác tải chương trình về từ địa chỉ http://tinyurl.com/ghihinh001 hay http://tinyurl.com/ghihinh002.
Đầu tiên, bạn chạy tập tin Setup.exe để cài đặt chương trình. Quá trình cài đặt diễn ra khá đơn giản, bạn chỉ việc nhấn Next và cài đặt theo mặc định. Khi đến màn hình Installation Successful nghĩa là quá trình cài đặt đã thành công, bạn nhấn vào nút Launch now để khởi động chương trình.
Ở lần khởi động đầu tiên, hộp thoại WM Recorder Message sẽ xuất hiện, thông báo chương trình sẽ cấu hình chế độ ghi hình và cài đặt các thành phần hỗ trợ cho WM Recorder. Bạn cần phải có kết nối internet để thực hiện việc cấu hình này. Bạn nhấn nút OK để đồng ý bắt đầu các bước kế tiếp.
Đặt điểm của chương trình này là khả năng ghi lại các video được phát trực tuyến từ internet, kế cả những chương trình TV khi chúng được phát theo thời gian thực. Muốn làm được việc ấy, WM Recorder phải có khả năng chụp bắt các gói tin mạng khi chúng được tải về. Và WinPcap là một tiện ích miễn phí giúp các chương trình thực hiện việc đó. Vì thế, chương trình WM Recorder sẽ tiến hành một bước không thể thiếu là cài thêm phần mềm WinPCap, bạn cứ nhấn Next và đồng ý cài đặt theo mặc định.
Khi đến màn hình WM Recorder Register Now, nếu bạn có mã số để kích hoạt bản quyền thì bạn hãy nhập mã số vào khung trống, sau đó nhấn nút Enter Code. Khi bạn kích hoạt thành công thì bạn sẽ không bị giới hạn thời gian ghi hình. Trường hợp chưa có mã quyền sử dụng, nhưng bạn vẫn muốn dùng thử chương trình, thì bạn nhấn vào nút Continue in Demo Mode. Dù sao thì sẽ có một số giới hạn khi bạn sử dụng chương trình theo chế độ này.
Trong một vài trường hợp, việc sử dụng tính năng Demo Mode có thể gặp lỗi kiểm tra bản quyền. Để có thể xử lý lỗi và tiếp tục sử dụng chương trình, bạn mở tập tin host trong đường dẫn thư mục C:WindowsSystem32driversetc, sau đó bạn thêm một dòng sau vào cuối tập tin host.
127.0.0.1 secure.applian.com
Ghi hình ở chế độ tự động
Ghi hình tự động khi có tập tin phát hình từ internet được xem là một trong những điểm mạnh của WM Recorder. Để sử dụng tính năng này, đầu tiên, bạn khởi động chương trình WM Recorder. Sau đó, bạn mở đoạn phim hoặc bài hát trực tuyến trên trình duyệt, hoặc các chương trình Media Player và nhấn vào nút Play. Ứng dụng WM Recorder sẽ tự động ghi hình bộ phim hoặc bài nhạc trực tuyến đang được phát hình đó.
Đặc biệt là sau khi chương trình WM Recorder đã kích hoạt tính năng ghi hình, thì bạn không cần phải ngồi đó xem hết đoạn phim, hay để chương trình phát hình cho đến hết. Vì ứng dụng WM Recorder sẽ tự tải và ghi hình giúp bạn.
Cũng do khả năng này của ứng dụng, mà bạn có thể ghi hình cùng lúc nhiều bộ phim, hay chương trình TV trực tuyến. Trong quá trình ghi hình, cửa sổ WM Recorder – Recording Window sẽ hiển thị các tiến trình đó. Trong đó, ở cột File Name, bạn sẽ biết được tên tập tin mà bạn đang ghi hình. Cột Status cho bạn biết quá trình ghi hình có đang được thực hiện hay không. Giá trị Downloading cho biết nó đang được ghi hình, còn giá trị Stop thì cho biết quá trình ghi hình đang dừng lại, vì một lý do nào đó. Cột Received sẽ cho bạn biết dung lượng của tập tin video mà bạn đang ghi hình, và cột Rate cho bạn biết băng thông kết nối dành cho việc ghi hình kênh TV, hay bộ phim phát trực tuyến ấy.
Sau khi ghi hình xong, bạn sẽ nhìn thấy danh sách các bộ phim ở khung FLV Recordings. Muốn xem lại các tập tin video đã ghi, bạn cần mở thư mục chứa các bộ phim ấy, bằng cách vào menu Menu, rồi chọn mục Recordings Folder. Thư mục chứa các tập tin video sẽ được mở ra trong cửa sổ Windows Explorer.
Muốn xem lại bộ phim nào trong danh sách, thì bạn chỉ việc nhấn kép chuột vào tên bộ phim đó, rồi thưởng thức bằng các trình phát video mặc định trong hệ điều hành của bạn.
Tự động ghi hình bằng tay
Thực ra thì chế độ ghi hình tự động giúp ích bạn rất nhiều khi bạn cần ghi cùng lúc nhiều chương trình trực tuyến. Tuy nhiên, chúng cũng rất bất tiện, vì có khi bạn chỉ định lướt qua một chương trình TV để xem thử nó có gì hay hay không, thì ngay lập tức kênh TV ấy sẽ được WM Recorder tiến hành ghi lại. Muốn bỏ qua việc ghi hình vô ích và tốn dung lượng đĩa này, bạn phải nhấn chọn vào đó, rồi dừng nó lại, hay xóa tác vụ đó đi.
Vì thế, nếu bạn không thích chế độ tự động ghi hình, mỗi khi nghe nhạc hoặc xem phim trực tuyến, thì chương trình cung cấp cho bạn chế độ ghi hình bằng tay. Nhưng trước hết, bạn cần phải tắt chế độ tự động ghi hình đi đã. Để thực hiện, trên thanh công cụ của WM Recorder, bạn nhấn vào nút Mode ADA
Trong cửa sổ WM Recorder – Recording Modes, bạn hãy tắt bỏ dấu chọn chức năng ghi hình tự động ở ô Auto Recording, sau đó bạn nhấn vào nút Close để ghi nhận thay đổi đó.
Khi bạn nhìn thấy dòng chữ Mode: ADA – AUTO OFF – Scheduler OFF, thì nghĩa là bạn đã tắt chế độ tự động ghi hình thành công.
Bây giờ, bạn hãy thử mở trang YouTube và nhấn Play bộ phim mà bạn muốn ghi hình. Bạn sẽ thấy ứng dụng WM Recorder không còn tự động ghi hình nữa. Quay trở lại cửa sổ WM Recorder bạn phải nhấn vào nút Record để tiến trình ghi hình được thực hiện.
Như đã nói trong bước trên, dù bạn có dừng việc xem hay trình chiếu kênh TV trong trình phát video, thì tiện ích WM Recorder vẫn sẽ tiếp tục ghi hình. Như vậy khi muốn dừng quá trình ghi hình lại, bạn hãy nhấn nút Stop.
Khi ghi cùng lúc nhiều chương trình truyền hình, thì bạn chỉ có thể phân biệt các tập tin kết quả bằng tên của chúng. Nhưng trong quá trình ghi tự động, thì tiện ích WM Recorder sẽ tự động đặt tên cho từng tác vụ. Muốn đổi lại tên các tập tin theo ý riêng của bạn cho dễ nhớ và dễ phân biệt thì cũng trong cửa sổ WM Recorder – Recording Window, bạn nhấn chuột phải vào tập tin đang tải, rồi chọn mục Rename Current Recording.
Sau đó ở khung File Name, bạn nhập vào tên mới cho tập tin ghi hình của bạn, và nhấn vào nút OK để đồng ý thực hiện thay đổi ấy. Lưu ý rằng bạn còn có thể thay đổi cả phần mở rộng của tên tập tin video đang ghi hình, bằng cách gõ phần đuôi mà bạn muốn dùng vào ô Extension.
Chuyển đổi chế độ ghi hình
Trong quá trình cài đặt WM Recorder, chương trình yêu cầu bạn phải cài WinPCap để hỗ trợ. WinPCap là phần mềm mã nguồn mở dùng để bắt gói tin trong hệ thống mạng. Khi bạn xem phim trên trình duyệt, WinPCap sẽ bắt gói tin và truyền tải đến WM Recorder để chương trình ghi hình. Để thay đổi chế độ ghi hình, bạn nhấn vào nút Mode trên thanh công cụ.
Ở góc dưới bên trái, bạn sẽ nhìn thấy WM Recorder cung cấp cho bạn bốn chế độ ghi hình, bao gồm: ADA Mode, Proxy PRO Mode, WMX Mode, và URL Mode. Vậy các chế độ ghi hình này có gì khác nhau? Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu nhé.
Đầu tiên là ADA Mode (viết tắt của chữ Adapter Mode). Đây là chế độ ghi hình được ưa chuộng nhất, vì bạn không cần phải cấu hình bất cứ tùy chỉnh nào trên máy tính. Nhưng việc cài đặt ADA Mode thành công hay không lại phụ thuộc vào loại card mạng đang gắn trên máy tính. Vì với những card mạng có tính năng mã hóa (bảo mật) thì chế độ Adapter Mode sẽ không hoạt động được.
Chế độ thứ hai là Pro Mode (viết tắt của Proxy Mode). Chế độ ghi hình này được xem như chế độ dự phòng của ADA Mode. Trong trường hợp ADA Mode không hoạt động thì bạn có thể dùng Pro Mode để thay thế. Pro Mode hoạt động được trên tất cả các card mạng. Đi kèm với chế độ Pro Mode, bạn nên chọn tính năng tự động ghi hình (Auto Recording). Khi bạn đăng nhập vào các website yêu cầu chứng thực trước khi xem phim, thì tính năng Auto Recording vô cùng hữu ích. Nó sẽ tự động nhận dạng website và duy trì kết nối để tải bộ phim giúp bạn.
Chế độ thứ ba là WMX, được sử dụng khi bạn xem phim bằng cách mở trình duyệt từ WM Recorder. Đây là chế độ dự phòng trong trường hợp ADA Mode và Pro Mode không hoạt động.
Với chế độ cuối cùng là URL Mode, bạn sẽ phải nhập địa chỉ trang web của bộ phim hay kênh phát sóng TV mà bạn muốn ghi hình vào cho chương trình.
Bạn lưu ý nếu bạn chọn chế độ ADA Mode thì khi ghi hình, bạn không cần phải nhấn vào nút Record. Nguyên nhân là chương trình sẽ tự động lấy liên kết và ghi hình giúp bạn.
Nếu bạn phân vân không biết nên chọn chế độ nào phù hợp với máy tính của mình, thì ở khung WinPCap nằm ở góc phải, bạn hãy nhấn vào nút Check connection.
Hộp thoại WM Recorder Message xuất hiện, và bạn nhấn OK để chương trình kiểm tra chế độ ghi hình nào là phù hợp nhất với hệ thống máy tính hiện tại của bạn. Bạn lưu ý là cần phải có kết nối internet, thì bước kiểm tra này của chương trình WM Recorder, mới thực hiện việc chọn lựa giúp bạn được.
Sau khi kiểm tra xong, bạn căn cứ vào tình trạng ở cột Status để quyết định lựa chọn chế độ cho phù hợp. Cuối cùng, bạn nhấn vào nút Close để đóng lại.
Chuyển đổi định dạng tập tin ghi hình
Bạn có thể tải kênh TV về theo định dạng này, rồi sau đó mới biết đầu phát dân dụng trong phòng khác của bạn không thể chơi được tập tin theo định dạng đó. Giải pháp trong trường hợp này là chuyển đổi định dạng tập tin. Với WM Recorder, bạn không cần phải cài thêm bất kỳ phần mềm chuyển đổi định dạng tập tin phim hoặc tập tin âm thanh nào cả. Mà trên thanh công cụ WM Recorder, bạn chỉ việc nhấn vào nút View.
Trong cửa sổ WM Recorder – Windows Media, bạn nhấn vào menu WM Converter để thực hiện chức năng chuyển đổi định dạng.
Cửa sổ chương trình WM Recorder sẽ xuất hiện. Đầu tiên, bạn chọn tập tin cần chuyển đổi. Bạn hãy nhìn vào mục Folder ở góc dưới cùng bên trái và nhấn vào nút Input.
Sau đó, bạn lựa chọn tập tin video ghi hình mà bạn muốn chuyển đổi sang định dạng khác. Bạn cũng có thể nhấn giữ phím Ctrl và chọn lựa nhiều tập tin cùng lúc. Bước tiếp theo, cũng ở mục Folder, bạn nhấn vào nút Output, sau đó bạn lựa chọn đường dẫn để lưu tập tin sau khi chuyển đổi sang định dạng khác thành công.
Ở khung Conversions nằm ở phía trên bên trái, chương trình cung cấp cho bạn các định dạng phổ biến. Bạn chọn vào định dạng nào mà bạn muốn chuyển đổi tập tin đang có.
Để tinh chỉnh chất lượng cho tập tin phim và âm thanh, ở khung Quality bạn chọn mục Custom.
Bạn quan sát sẽ thấy có bốn cột chứa bốn thông số chính của tập tin video là: Video Bitrate, Audio Bitrate, Frame Rate và Video Size. Bạn lưu ý rằng giá trị Bitrate càng cao thì chất lượng tập tin phim hoặc âm thanh của bạn sẽ tốt nhưng bù lại dung lượng của chúng lớn theo. Thông thường để cho một tập tin có chất lượng và hình ảnh tốt thì bạn nên cấu hình như sau: Video bitrate: 3000Kbps, Audio bitrate: 128Kbps:, Frame Rate 29.97 or 25, Video Size: original. Ngược lại, nếu muốn sau khi chuyển đổi bạn có được tập tin có dung lượng nhỏ thì nên cấu hình như với các tham số: Video bitrate: từ 300Kbps đến 700Kbps, Audio bitrate: 64Kbps:, Frame Rate: 29.97 hoặc 25, Video Size: small.
Ở mục Sound Volume, nên đoạn video ban đầu có tiếng quá nhỏ, bạn có thể tăng âm lượng gốc cho tập tin âm thanh hay video của bạn, bằng cách nhập vào giá trị % so với tăng thêm so với âm lượng ban đầu.
Sau khi thiết lập xong, bạn nhấn vào nút OK. Ở khung bên phải sẽ hiển thị danh sách các tập tin mà bạn chuyển đổi. Bạn có thể nhấn vào nút Move Up hoặc Move Down để di chuyển thứ tự giữa các tập tin này. Để xóa bài hát hoặc bộ phim ra khỏi danh sách chuyển đổi, bạn nhấn chọn vào tập tin đó, sau đó nhấn nút Remove, còn nếu muốn xóa toàn bộ danh sách thì bạn nhấn vào nút Clear là xong.
Bạn chú ý ở góc cuối của khung có ô Two pass conversion. Thông thường, bạn nên đánh dấu chọn vào ô này khi chất lượng của tập tin phim hoặc tập tin âm thanh gốc chuyển đổi quá tệ hoặc quá trình chuyển đổi bị hỏng.
Sau khi đã cấu hình xong, bạn hãy nhấn vào nút Convert ở góc trái để bắt đầu quá trình chuyển đổi.
Tùy chọn nâng cao dành cho WM Recorder
Để cấu hình các thiết lập dành cho WM Recorder, trên thanh công cụ bạn nhìn sang góc bên phải và nhấn vào mục Settings.
Ở thẻ WM Recorder – General, mục Save URLs Options dùng để thiết lập các tùy chọn dành cho việc lưu lại các đường dẫn. Dấu chọn ở ô Save all visited video and audio URLs dùng để lưu lại các địa chỉ trang web video và audio mà bạn đã viếng thăm. Riêng dấu chọn ở ô Save all YouTube visited pages sẽ lưu lại các trang YouTube mà bạn từng truy cập.
Kế tiếp, bạn chú ý ở khung Miscellaneous, mục Set Recording Folder, bạn thiết lập thư mục mặc định dùng để lưu các tập tin phim và tập tin âm thanh.
Sau đó, bạn nhấn qua thẻ WM Recorder – Media Options. Ở mục Capture File Types, bạn đánh dấu chọn vào các định dạng âm thanh mà bạn muốn chương trình sẽ tự động ghi hình.