Để trở thành Luật sư giỏi

Hiện nay, việc cá nhân, tổ chức có quyền lợi bị xâm phạm thuê Luật sư để bảo vệ không còn là một chuyện xa lạ với xã hội nữa. Đây cũng là một tín hiệu đáng mừng trong tiến trình xây dựng một Nhà nước pháp quyền.

(luật sư giỏi, luật sư uy tín) Để trở thành một Luật sư giỏi, ngoài những kiến thức pháp lý (luật nội dung- luật hình thức), người Luật sư còn cần phải có những kỹ năng nghề nghiệp vững chắc.

I. Những yếu tố giúp bạn trở thành một luật sư giỏi: 

1. Đạo đức nghề nghiệp:

Là một luật sư nói riêng và người làm trong lĩnh vực pháp luật nói chung thìnhất thiết bạn phải có đạo đức – chính trị tốt, luôn trung thành với sự thật. Người ta vẫn ví những người làm trong lĩnh vực tư pháp là những người có thể đổi trắng thay đen, biến một người có tội nặng thành tội nhẹ, tội nhẹ thành vô tội và ngược lại. Cũng có câu ví luật sư như những con rắn có cái lưỡi không xương uốn éo sẵn sàng giối trá. Câu nói này xuất phát từ hiện tượng có không ít người đã vì lợi ích cá nhân mà dám bóp méo sự thật. Những người như vậy không sớm thì muộn cũng sẽ bị pháp luật trừng trị. Nghề nào cũng cần phải có đạo đức nghề nghiệp, tuy nhiên nghề luật là nghề cần thiết hơn cả. Sự trung thực với sự thật, trung thành với luật pháp của những người luật sư sẽ góp phần làm cho xã hội trong sạch hơn.

2. Kỹ năng giao tiếp, thuyết phục, giải quyết vấn đề:

Người ta vẫn thường hay gọi luật sư là các thầy cãi cũng bởi nghề luật là nghề nói, nghề cãi. Vì vậy kỹ năng giao tiếp cũng như kỹ năng thuyết phục, diễn giải vấn đề 1 cách khúc chiết luôn là những kỹ năng quan trọng nhất. Hãy thử tưởng tượng xem, trong 1 phiên tòa mà vị luật sư cứ nói ấp a ấp úng, diễn đạt lủng củng, không rành mạch… thì liệu thân chủ của anh ta có bao nhiêu phần trăm thắng cuộc? Để có được những kỹ năng này, bạn cần phải chịu khó rèn luyện ngay từ bây giờ. Hãy tập nói 1 mình trước gương hay cùng 1 vài người bạn tập hợp lại để tranh luận về một vấn đề cùng quan tâm. Bạn cũng có thể tham gia các khoa học về kỹ năng giao tiếp, thuyết trình. Một điều nữa là trước khi diễn thuyết, bạn nên tìm hiểu thật kỹ vấn đề mình sẽ nói, lên dàn bài cho nội dung mình sẽ nói…

3. Tư duy phân tích, tổng hợp, phán đoán, và tư duy logic:

Bạn cần phân tích các hành vi xảy ra trong vụ kiện, sau đó xâu chuỗi tất cả những hành vi này thành một hệ thống, thấy đâu là nguyên nhân, là điều cốt lõi của vụ kiện hay là một cánh cửa mở để đi theo nó mà thu thập thông tintiếp. Tất cả những sự tư duy này luôn phải đảm bảo nguyên tắc logic chứ không thể đem cách suy nghĩ cảm tính vào được. Sự hiểu biết về tâm lý con người nói chung và tâm lý tội phạm nói riêng cũng sẽ giúp cho những luật sư dễ dàng tìm ra nguyên nhân của những hành vi phạm tội.

4.Ngoại ngữ:

Bên cạnh những điều kiện, kỹ năng trên, bạn cũng cần phải có trình độ ngoại ngữ tốt để có thể làm việc tốt trong thời đại hội nhập ngày nay. Là một luật sự giỏi, bạn hoàn toàn có thể tham gia vào các vụ kiện tụng mang tính chất quốc tế hay các vụ kiện tụng có sự tham gia của người nước ngoài ở ViệtNam. Những vụ như vậy sẽ đem lại cho bạn rất nhiều kinh nghiệm cũng như một khoản thù lao không nhỏ đó. Đừng để rào cản ngôn ngữ mà hạn chế khả năng, cơ hội của mình.

II. Kỹ năng và giá trị cần có của luật sư tại Mỹ:

Báo cáo MacCrate về tình hình giáo dục và công tác đào tạo của Ban Giáo dục Pháp luật và Công nhận Luật sư của Hội Luật gia Hoa Kỳ vào năm 1992 đã đưa ra những kỹ năng và giá trị có ý nghĩa vô cùng quan trọng để có thể hành nghề luật sư một cách thành thạo. Báo cáo này được công nhận trong toàn nước Mỹ như văn bản quan trọng trong vấn đề phát triển đội ngũ luật sư.

  • Các kỹ năng:

 Giải quyết vấn đề;

 Phân tích và suy luận pháp lý;

 Nghiên cứu pháp luật;

 Điều tra thực tế; giao tiếp;

 Tư vấn;

 Thương lượng;

 Kiến thức về tranh tụng và các thủ tục giải quyết tranh chấp;

 Tổ chức và quản lý công việc pháp lý;

 Nhận biết và giải quyết các tình huống khó xử về đạo đức.

  • Các giá trị:

 Đại diện theo đúng thẩm quyền;

 Đấu tranh thúc đẩy công lý, công bằng và đạo đức;

– Tự phát triển về chuyên môn.

Theo dân trí.

Luật sư giỏi: Câu chuyện sau vụ án ly hôn

Luật sư uy tín, chúng tôi xin giới thiệu đến quý độc giả một trường hợp về ly hôn do bị bạo hành ngược mà Luật sư Nguyễn Văn Nguyên tham gia tư vấn giải quyết.

BI KỊCH GIA ĐÌNH

 CHUYỆN CHƯA KỂ VỀ NHỮNG BI KỊCH GIA ĐÌNH TAN VỠ SAU CÁNH CỬA TÒA ÁN:

Kỳ 2: Người đàn ông buộc phải ly hôn vì bị vợ…bạo hành tinh thần

THANH HIỀN

Từ xưa đến nay, chúng ta vẫn thường nghe chồng vũ phu bạo hành chứ ít tai thấy chuyện đàn ông phải hứng chịu bi kịch ngược lại. Tuy nhiên thực tế, không phải cứ bị đánh đập mới gọi là bạo hành, mà đối với đàn ông, thì những lời đay nghiến, chì chiết của người vợ cũng chính là hành vi bạo lực khiến họ chai lì cảm xúc, chán nản… Khi những cảm xúc này xuất hiện, thì con đường dẫn đến hôn nhân và nhiều hệ lụy đau lòng khác sẽ trở nên cực kỳ ngắn ngủi. Đây cũng là câu chuyện mà luật sư Nguyễn Văn Nguyên muốn kể và nhắc nhở để các chị, các mẹ giữ hạnh phúc.

Những năm tháng dằn vặt nhau

Thời gian khá lâu đã trôi qua, nhưng ký ức về tấn bi kịch gia đình đặc biệt này chưa thể phai mờ với luật sư Nguyên. Trò chuyện cùng người viết, anh kể: “Anh Thiều và chị Oanh yêu nhau mặn nồng suốt bốn năm trời trước khi quyết định lên xe hoa bằng đám cưới ngập tràn hạnh phúc. Không lâu sau khi kết hôn cả hai đưa nhau rời quê hương Thanh Hóa lên huyện Di Linh(tỉnh Lâm Đồng)làm kinh tế mới. Cuộc sống trong giai đoạn đó dẫu vất vả nhưng tràn ngập hạnh phúc. Hai vợ chồng trẻ hết mực yêu thương nhau, chàng tần tảo, nàng chắt chiu nuôi nấng những đứa con lần lượt chào đời. Để cải thiện kinh tế gia đình, anh Thiều dồn tiền tích góp, mua đất trồng cà phê. Sau này khi làm ăn khấm khá người chồng quần quật trồng cà, chăn nuôi dê, bò…cải thiện thu nhập. Kinh tế gia đình phất lên nhưng cũng vì thế nà anh Thiều thường xuyên phải đi vắng nhà vì đi đổi mối hàng, nhậu nhẹt tạo mối quan hệ. Chính từ sự thay đổi này, bi kịch gia đình đã ập đến”.

Giọng trầm ngâm, luật sư Nguyên chép miệng buồn rầu nhớ lại, khi tìm đến anh, người chồng vẫn không hiểu nổi những thay đổi chóng vánh trong tính nết của vợ mình. Chồng phải vắng nhà vì công việc, nhưng chỉ luôn nổi cơn ghen bóng gió một cách vô lý. Mỗi lần đi giao dịch, làm ăn vắng nhà ít ngày trở về, anh lại phải ghe vợ chì chiết: “ Anh sẵn tiền trong tay rồi đem cho gái phải không…” điệp khúc ấy cứ lặp đi lặp lại khiến anh Thiều nhiều khi không thể kiềm chế được, gằn giọng quát mắng vợ. Chỉ chờ thế chị Oanh lại “nổi trận lôi đình,” khua tay múa chân chỉ mặt chồng quát nạt: “Anh ngoại tình rồi về chán vợ, chửi bới vợ, đánh vợ, bạo lực với vợ…”. Từ đấy hễ anh Thiều ra ngoài, người vợ lại suốt ngày gọi điện tra hỏi, làm phiền. Những lúc anh Thiều bận tiếp khách không nghe máy, anh lại phải đối mặt với những lời ngờ vực, trách móc khi về đến nhà.

“Ngồi tâm sự đến đây, anh Thiều não ruột than thở : “ khổ lắm, tôi đã cố gắng bỏ ngoài tai những cơn ghen tuông vô cớ của vợ nhưng vẫn mệt mỏi vô cùng. Mỗi ngày về nhìn vợ khó đăm đăm, than vãn, cằn ngằn không ngớt, rồi ca đi ca lại điệp khúc: “ Tôi phải hy sinh suốt ngày vì anh,  vì cái gia đình này, anh lại đem tiền đi cho con nào…”, thì tôi lại tress nặng, một dạo tôi chán nản đến mức không muốn về nhà, chỉ suốt ngày tụ tập bạn bè nhậu nhẹt đến mức say khướt  cho quên đi mọi chuyện”, luật sư Nguyên nhớ lại.

Để níu kéo hạnh phúc, nhiều lần anh đã to nhỏ nói chuyện, mong cùng vợ xua tan bầu không khí căng thẳng. Nhưng nào cũng vậy, mâu thuẫn mới chưa được giải quyết thì cuộc trò chuyện mới lại làm bùng phát thêm những rắc rối mới. Dù anh Thiều có giải thích như thế nào, chị Oanh cũng nhất quyết không tin chồng vắng nhà, nhậu nhẹt mà lại có bồ bịch. Thậm chí người vợ còn lien tiếng thách thức: “ ly hôn đi để tôi còn có thế giới riêng của mình”. Vì quá chán nản, anh Thiều đã muốn đồng ý để giải thoát cho bản thân, nhưng khoảnh khắc ấy, tình phụ tử trỗi dậy lại khiến anh Thiều không thể chấp bút vào lá đơn. “ Nghĩ đến các con, anh Thiều quyết định cùng vợ ly thân nhưng vẫn chung một nhà, anh ấy vẫn tin như thế sẽ có điều kiện chăm sóc các con, đồng thời hy vọng thời gian trôi qua sẽ khiến chị Oanh thấu hiểu mọi chuyện”, luật sư nguyên cho biết. Thế nhưng, trong suốt khoảng thời gian “ chiến tranh lạnh”này, người vợ tai ác vẫn không để anh Thiều yên thân. Thay vì chăm lo cho các con, bình tĩnh để suy nghĩ thông cảm cho chồng, chị Oanh liên tục nhắn tin chì chiết, thậm chí nhiều lần theo dõi sinh hoạt, công việc của anh Thiều.

 

Sự tan vỡ không đáng có

Sau 10 năm ly thân nhưng vợ không có biến chuyển, anh Thiều cực chẳng đã phải tìm đến luật sư, nhờ tư vấn cho việc ly hôn. Luật sư Nguyên cho biết, lời đầu tiên trước khi bắt đầu công việc, anh Thiều đã cay đắng thốt lên: “tôi rất muốn níu giữ hạnh phúc này, nhưng thực sự là tôi kiệt sức. Càng gồng mình lên để hàn gắn, níu giữ gia đình trong những năm sống ly than, tôi càng phải hứng chịu những căng thẳng, mệt mỏi. Oanh không những nhắn tin khủng bố tinh thần chồng mà còn bỏ mặc con cái, sống theo kiểu bất cần. Chứng kiến tình trạng ấy, tôi đành chấp nhận để cô ấy ra đi, cũng là tự giải thoát cho mình khỏi cuộc sống địa ngục trần gian”.

Theo luật sư Nguyên, ban đầu khi hay tin anh Thiều gửi đơn ly dị thì chị Oanh cũng phản đối kịch liệt. Nhưng sau một thời gian hòa giải bất thành, đồng thời tòa án xem xét khía cạnh vợ chồng đã nhiều năm ly thân, nên nguyện vọng của anh Thiều vẫn được giải quyết. “Ly thân là một giải pháp khá hợp lý cho các cặp vợ chồng đang rạn nứt về tình cảm nhìn nhận lại cuộc sống hôn nhân của mình, đồng thời tìm ra hướng thích hợp. Tuy nhiên nếu trong thời gian đó một trong hai bên không hợp tác, hoặc không hài lòng về nhau, không hòa giải được có thể đơn phương đưa ly hôn ra tòa để xem xét giải quyết”.

Từng tham gia giải quyết nhiều vụ ly hôn, luật sư Nguyên phân tích với chúng tôi:“thật ra anh Thiều chỉ hờn dỗi đòi ly hôn để anh Thiều phải giữ mình lại như những lần trước. Chị không ngờ anh Thiều lại lựa chọn giải pháp sống ly thân suốt 10 năm. Khoảng thời gian ấy chị Oanh càng cay nghiệt  vì nỗi ám ảnh chồng có bồ nên mới nghĩ ra đủ kiểu “ làm tình làm tội”. Nhưng người phụ nữ này không hiểu, càng làm như vậy, chị càng đẩy chồng mình ra xa hơn.

 Khi ly hôn, phụ nữ là những người phải chịu nhiều thiệt thòi và đau khổ. Từ trường hợp đổ vỡ đáng tiếc của gia đình anh Thiều, chị Oanh, tôi nghĩ trong cuộc sống, người phụ nữ cần phải khéo léo giữ hạnh phúc gia đình. Phải biết thong cảm, biết quan tâm để hiểu công việc của chồng, không nên ghen tuông mù quáng đẩy chồng vào tình thế áp lực dẫn đến sự tan vỡ không đáng có” luật sư Nguyên chia sẻ.

Theo T.H (BÁO GIA ĐÌNH VÀ XÃ HỘI  Số 40 ngày 3/10/2013)

Luật sư uy tín: Quy định đặt tên quá 25 chữ cái liệu có trái luật?

Tìm được luật sư uy tín, luật sư giỏi là một nhu cầu chính đáng ngày càng cao của người dân. Chúng tôi xin giới thiệu đến quý vị bài báo phỏng vấn về quan điểm pháp lý của luật sư Nguyễn Văn Nguyên, giám đốc công ty Luật Hưng Nguyên về vấn đề đặt tên theo dự thảo bộ luật dân sự 2005 sửa đổi.

 CHỈ NÊN KHUYẾN KHÍCH

Theo chủ nhiệm Ủy ban về Các vấn đề xã hội Trương Thị Mai, luật không cần phải quy định tên đệm, vì từ xưa tới nay, khi ghi họ và tên đã được hiểu bao gồm cả chữ đệm, không cần phải chỉnh sửa. Đồng tình với việc đặt tên theo tiếng Việt, nhưng theo bà Mai thì không nên quy định quá cụ thể, cũng không nên quá áp đặt người dân phải đặt tên như thế nào để không trái Hiến pháp. Bà Mai nói: “ Quy định họ tên không quá 25 chữ cái là vượt qua Hiến pháp. Tên dài có ảnh hưởng gì đến đạo đức xã hội, ý thức cộng đồng đâu! Nên khuyến khích đặt họ tên ngắn chứ không nên áp đặt.

  Sáng 12/5, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án bộ luật Dân sự sửa đổi. Tại phiên họp, đa số ý kiến tập trung về quy định đặt họ, tên và chữ đệm của một người không được vượt quá 25 chữ cáitheo điều 26 trong dự thảo. Lập luận đề nghị sửa đổi cho rằng, việc đặt họ, tên và chữ đệm, tuy là một quyền nhân thân của cá nhân, nhưng nhà nước cũng cần đưa ra những quy định cần thiết để định hướng cho việc cá nhân thực hiện quyền này.

 Thực tiễn thi hành pháp luật ở Việt Nam qua cho thấy, việc đặt họ, tên và chữ đệm có nhiều trường hợp không phù hợp với tập quán, thuần phong mỹ tục của Việt Nam, như quá dài, không thuần Việt, mà cơ quan đăng ký hộ tịch phải đăng ký, không có lý do để từ chối…

 Trước đó, tại phiên thảo luận Quốc hội về  dự thảo luật Hộ tịch hồi tháng 10/2014, ĐBQH Nguyễn Thị Nhung(Khánh Hòa) cũng đã đưa ra đề xuất quy định phải đặt tên không quá dài, phức tạp và phải “thuần Việt”khi khai sinh khiến dự thảo ồn ào suốt một thời gian dài.

 Bày tỏ quan điểm trước vấn đề nàyPGS.TS Lê Quý Đức, nguyên Phó Viện trưởng viện Văn Hóa và Phát triển( Học viện Chính Trị- Hành chính Quốc  gia Hồ Chí Minh) thẳng thắn cho biết, việc đặt tên quá dài có thể gây rắc rối, ảnh hưởng đến quá trình làm hồ sơ, giao dịch của người đó. Tuy nhiên, hiện tại vị PGS.TS chưa từng thấy một xã hội có luật đặt tên. Theo ông Đức tên họ, dài hay ngắn không làm ảnh hưởng đến đạo đức xã hội, truyền thống văn hóa, trật tự xã hội…vì vậy không nên áp đặt thành quy định.

 Cũng theo PGS.TS Đức, tên của mỗi người là quyền nhân thân, cá nhân do cha mẹ đặt cho đứa con mới sinh. Sự cá biệt hóa được ghi trong giấy khai sinh và nó là cơ sở pháp lý để sau này xác định cá nhân đó mang tên gọi đó. Ngoài ra mỗi cá tên đều mang một ý nghĩa riêng, đôi khi đó là cả một câu chuyện, có thể là niềm hy vọng, ước mơ, cũng có thể là một câu chuyện vui, chuyện buồn… Thậm chí nếu xét về góc độ tâm linh, mỗi cái tên đôi khi còn gắng với số phận của mỗi con người. Việc đưa ra thành luật thì quá áp đặt, cứng nhắc và vi phạm đến quyền nhân thân. Ông Đức nói: “ Khi đặt tên, mỗi người nên tránh những cái tên quá dài, phức tạp, những cái tên dung tục, phản cảm như bộ phận sinh dục đặt tên cho con, hay những cái tên nước ngoài với những doanh nhân nổi tiếng: Lê Quý Đôn, Võ Nguyên Giáp, Nobel, Phidel Castro… Với những trường hợp này, cán bộ hộ tịch nên, tư vấn , giải thích, cho người dân hiểu. Việc đưa ra thành luật thì quá áp đặt, cứng nhắc và sẽ kéo theo nhiều vấn đề phát sinh”.

 Cũng đồng quan điểm này, trao đổi với phóng viên, luật sư Nguyễn Văn Nguyên( Giám đốc công ty luật Hưng Nguyên, Đoàn Luật sư TP. Hà Nội) cho rằng việc đặt họ, tên và chữ đệm cho con là quyền của cha mẹ, nhưng phải phù hợp với pháp luật Việt Nam. Tuy nhiên việc quy định đặt họ, tên và chữ đệm của một người không vượt quá 25 chữ cái là hoàn toàn thiếu tính thuyết phục và đang có xu hướng trái luật.

 Ông Nguyên phân tích, trong Hiến pháp quy định, mọi người đều có quyền về họ tên của mình trong đó cũng có thể đặt tên họ và cũng có quyền thay đổi họ, tên và chữ đệm nếu không thấy phù hợp. Đây là quyền nhân thân của mỗi một con người. Điều này cũng được quy định trong bộ luật Dân sự 2005. Theo đó, để đảm bảo quyền  nhân thân của một con người và ở đó không bị hạn chế về kiểu tên, số lượng chữ, từ trong thành phần kết cấu nên việc đặt tên chỉ cần phát âm bằng tiếng Việt là được.

Con tôi, tôi đặt tên thế nào là quyền của tôi, sao anh có thể bắt tôi phải đặt lại. Anh có thể cho rằng, cái tên này là không hay, không văn hóa nhưng với tôi không thấy như thế và ngược lại. vậy căn cứ vào chuẩn mực nào mà anh bắt tôi làm theo quy định? Cũng như vậy, không lẽ bây giờ đặt tên cho con, tôi cứ phải ngồi đếm số chữ?  Và căn cứ vào đâu lại quy định đặt tên, họ và chữ đệm không quá 25 chữ cái, tạị sao không phải là 30 hoặc 20 chữ cái? Để luật được đi vào thực tiễn, không nên quy định những vấn đề một cách cứng nhắc, thiếu cơ sở thực tiễn, đặc biệt bộ luật Dân sự được xem là một bộ luật gốc, điều chỉnh hầu hết các quan hệ dân sự trong xã hội”, luật sư Nguyên nói. . Theo OL (BÁO NGƯỜI ĐƯA TIN Số 58 Thứ Năm Ngày 14/5/2015)