“Chất lượng áo với những “hạt lạ” và dung dịch độn trong áo cần hỏi bên Bộ Công thương sẽ rõ hơn vì bên đó quản lý về chất lượng hàng hóa này”, ông Nguyễn Huy Quang, Phó vụ trưởng vụ Pháp chế, Bộ Y tế cho biết.
Trao đổi với phóng viên, ông Nguyễn Huy Quang, Phó vụ trưởng vụ Pháp chế, Bộ Y tế cho rằng: Ở khía cạnh của bộ Y tế chỉ có thể khuyến cáo người dân nên chọn sản phẩm áo ngực đảm bảo chất lượng, mặc vừa vặn không quá chật hay quá rộng để ngực không bị thắt, máu không lưu thông làm ảnh hưởng đến sức khỏe. Áo cần thấm mồ hôi.
Còn về chất lượng áo với những “hạt lạ” và dung dịch độn trong áo cần hỏi bên Bộ Công thương sẽ rõ hơn vì bên đó quản lý về chất lượng hàng hóa này.
Theo bà Tống Thị Hoàng Oanh, giám đốc nhãn hàng Triump tại Việt Namthì công ty này vừa khuyến cáo tới nhân viên và đến đại lý bán hàng cần cẩn trọng. Có thể vì ham lợi mà gắn nhãn Triump vào sản phẩm áo lót của Trung Quốc.
Bà Oanh khuyến cáo, khi mua sản phẩm nên đến đại lý của hãng và lấy hóa đơn, mã hàng đầy đủ để được đảm bảo quyền lợi khi sử dụng sản phẩm.
Các sản phẩm của hãng này đều theo tiêu chuẩn của Triump và được đăng ký tiêu chất chất lượng ở Đức. Sản phẩm tuân thủ theo quy định của luật Việt Nam về đồ vải sợi.
“Với áo lót phụ nữ, hãng cũng có loại áo có lớp lót là dầu (baby oil) vô hại cho sức khỏe con người. Bao ni lông bọc ngoài đảm bảo bảo không bị thủng bóp trừ phi dùng vật sắc, nhọn. Với sản phẩm này được chúng tôi khuyến cáo không dùng máy giặt”, bà Oanh nói.
Ngoài ra, sản phẩm của Triump không có 6 hạt bên trong như hàng của Trung Quốc.
“Về áo ngực Trung Quốc, tôi cũng không dám chắc họ làm vì mục đích gì. Có thể là sáng tạo mới chăng? Nhưng cái này cần có cơ quan chức năng kiểm nghiệm và kết luận.
Với người tiêu dùng, nên chọn mua áo có chất lượng, vì áo đó áp sát vào da. Sau đó mới chú ý đến kiểu dáng, màu sắc, thời trang. Chọn áo ngực vừa với ngực của mỗi người cho phù hợp để áo có thể nâng đỡ bộ ngực”, bà Oanh tư vấn.
Hàng Đào, chợ Đồng Xuân đầy áo ngực có chứa chất lạ
Sáng nay, 31/10, Đội quản lý thị trường Hà Nội vừa tiến hành kiểm tra mặt hàng áo lót phụ nữ tại các ki ốt trong chợ Đồng Xuân và phố Hàng Đào. Qua đó, phát hiện, thu giữ hàng trăm chiếc có chứa túi chất lỏng cùng hạt nhựa.
Tại chợ Đồng Xuân, Đội quản lý thị trường số 14 tiến hành kiểm tra đột xuất 4 ki ốt Hồng Trang 41-A1, Khoa Huyền 65-A1, Thuyên Mùi 77-A1, Ngọc Phương 78-A1.
Đội quản lý thị trường đã thu giữ 92 áo lót có chứa túi chất lỏng cùng hạt nhựa. Đó là chất lỏng màu trong suốt, hơi quánh, có độ nóng và có khả năng gây ngứa nếu dây ra tay.
Bên trong túi chất lỏng là ba hạt nhựa trắng, nhỏ được cho là có tác dụng massage. Nếu không được cảnh báo, người tiêu dùng rất khó phát hiện. Đa phần áo lót bị thu giữ mang nhãn hiệu Hunshi.
Cũng trong quá trình kiểm tra, Đội quản lý thị trường số 14 phát hiện và tạm giữ 134 áo lót nữ nghi giả nhãn hiệu Wacoal, một nhãn hiệu nổi tiếng của Nhật đã được bảo hộ tại Việt Nam.
Tại cửa hàng số 67 Hàng Đào, Đội quản lý thị trường số 2 cũng thu giữ 28 áo lót nữ có chứa túi chất lỏng cùng hạt nhựa nhãn hiệu Mengaeroi. Ngoài ra, đội cũng thu giữ 33 gel áo lót nữ khác.
Toàn bộ số hàng trên không có hóa đơn chứng từ hợp pháp, không đảm bảo chất lượng. Lực lượng quản lý thị trường đã thu giữ số áo lót chứa túi chất lỏng, hạt nhựa, tiến hành giám định chất lượng để có cơ sở xử lý theo đúng pháp luật.
Ông Dương Ngọc Viện, Đội trưởng Đội quản lý thị trường số 17 (Chi cục quản lý thị trường Hà Nội) cho biết: Trong ngày nay và cả ngày mai lực lượng quản lý thị trường sẽ tiếp tục kiểm tra các sản phẩm áo ngực phụ nữ trên địa bàn Hà Nội.
Liệu các chất trong áo ngực phụ nữ có hại hay không, ông Viện cho rằng: Đội quản lý thị trường vẫn tiếp tục kiểm tra. Về việc áo ngực này độc hại thế nào cần phải giám định. Tuy nhiên, cái khó là với mặt hàng áo lót phụ nữ chưa có hàng rào chất lượng quy định, chưa có tiêu chuẩn nào nêu rõ. Chính vì vậy, nếu có giám định thì cũng không biết giám định chất gì?.
Vì vậy, cần có thời gian để đánh giá. Còn với chức năng của lực lượng quản lý thị trường, nếu đó là hàng nhập lậu, không nhãn mác, giấy tờ thì sẽ bị tạm giữ.
Trong phần 1, chúng tôi đã phân tích: “Một số bất cập của Luật phá sản năm 2004”, trong nội dung của bài viết này, chúng tôi xin tiếp tục phân tích những bất cập của Luật phá sản doanh nghiệp 2004 (“LPSDN”) ở những nội dung sau:
1. Thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản:
Điều 23 LPSDN có quy định: “Trường hợp người nộp đơn không phải là chủ doanh nghiệp hoặc đại diện hợp pháp của doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản thì trong thời hạn năm ngày, kể từ ngày thụ lý đơn, Toà án phải thông báo cho doanh nghiệp, hợp tác xã đó biết”.
Theo quy định này, trường hợp người nộp đơn không phải là chủ doanh nghiệp hoặc đại diện hợp pháp của doanh nghiệp, có thể là các chủ nợ, thì trong thời hạn năm ngày, kể từ ngày thụ lý đơn, Toà án phải thông báo cho doanh nghiệp, hợp tác xã đó biết.
Trên thực tế, việc quản lý và kiểm tra về địa điểm hoạt động kinh doanh ở Việt Nam còn lỏng lẻo, dẫn đến tình trạng nhiều doanh nghiệp đăng ký hoạt động được một thời gian, sau đó thì “mất tích”, tức là khi chuyển địa điểm kinh doanh, doanh nghiệp, hợp tác xã cũng không thông báo với cơ quan thuế trực tiếp quản lý được biết. Chính vì vậy, khi có chủ nợ làm đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp đó thì Toà án không xác định được trụ sở doanh nghiệp ở đâu. Trong những trường hợp này, vừa rất khó xác định thẩm quyền giải quyết yêu cầu mở thủ tục phá sản của Toà án và vừa không đủ điều kiện để Toà án thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản.
Có những trường hợp Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, Chủ sở hữu là người nước ngoài, sau khi kinh doanh thua lỗ bỏ về nước, thì Tòa án cũng rất khó để xác định được địa chỉ của Chủ sở hữu ở nước ngoài, để gửi thông báo. Hoặc giả sử, những chủ sở hữu là người nước ngoài có nhận được thông báo của Tòa án thì họ cũng không đến Việt Nam để giải quyết. Thậm chí, có những trường hợp thực tế đã xảy ra, đó là chủ sở hữu là người Nước ngoài, sau khi nhận được thông báo của Tóa án, họ đồng ý đến Việt Nam giải quyết mọi vấn đề liên quan, những với điều kiện là phía Việt Nam phải bảo đảm cho họ xuất cảnh (rời khỏi Việt Nam) bất cứ lúc nào họ muốn.
Đối với những trường hợp như trên, Tòa án thường rất khó để giải quyết, trong khi với sức ép của người lao động và của các chủ nợ đòi hỏi Tòa án phải mở thủ tục tuyên bố phá sản doanh nghiệp để bảo đảm quyền và lợi ích của họ. Có nhiều Tòa án đã áp dụng điểm 5 Điều 24 Luật Phá sản để trả lại đơn. Thực ra, đây chỉ là biện pháp tình thế, nhưng việc này gây rất nhiều khó khăn cho các chủ nợ, đặc biệt là Ban quản lý các khu công nghiệp, khu chế xuất, khi mà diện tích nhà xưởng bị bỏ không, người thuê không sử dụng nhưng không thể thu hồi cho người khác thuê. Công nhân không được trả nợ lương, Ban quản lý các khu công nghiệp, khu chế xuất vẫn phải thuê người bảo quản trông nom tài sản của doanh nghiệp.
2. Xác định mở hay không mở thủ tục phá sản:
Khoản 1, điều 28, LPSDN quy định: “Trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, Toà án phải ra quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản”.
Theo quy định thì Tòa án chỉ có thời hạn là ba mươi ngày để xác định việc mở thủ tục phá sản hay không. Thực tế, khi hồ sơ đến tay Thẩm Phán thì thời hạn này chỉ còn khoảng hơn hai mươi ngày để xem hồ sơ và ra quyết định. Khoảng thời gian này thường không đủ để Thẩm phán xem xét hồ sơ, triệu tập các phiên họp cần thiết với sự tham gia của chủ doanh nghiệp, các cá nhân và tổ chức khác có liên quan để xem xét những bằng chứng chứng minh doanh nghiệp thật sự lâm vào tình trạng phá sản.
3.Việc thành lập Tổ quản lý, thanh lý tài sản:
Điều 9, LPSDN quy định: “Đồng thời với việc ra quyết định mở thủ tục phá sản, Thẩm phán ra quyết định thành lập Tổ quản lý, thanh lý tài sản để làm nhiệm vụ quản lý, thanh lý tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản”.
Mục 5.1, chương I của Nghị quyết 03/2005/NQ-HĐTP ngày 28/4/2005 của Toà án nhân dân tối cao thì quy định như sau: “Sau khi thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản và trong quá trình nghiên cứu hồ sơ việc phá sản, Thẩm phán phải có công văn gửi cá nhân, cơ quan, tổ chức quy định tại khoản 2 Điều 9 của LPS yêu cầu họ cử người tham gia Tổ quản lý, thanh lý tài sản. Trong công văn phải ghi rõ về yêu cầu chuyên môn nghiệp vụ, tính chất của doanh nghiệp, hợp tác xã bị yêu cầu mở thủ tục phá sản và yêu cầu cử người đại diện cụ thể (họ tên, tuổi, chức vụ, chuyên môn nghiệp vụ) tham gia Tổ quản lý, thanh lý tài sản.Sau khi nhận được công văn về việc cử người tham gia Tổ quản lý, thanh lý tài sản, nếu thấy người được cử không đạt yêu cầu về chuyên môn, nghiệp vụ, thì Thẩm phán yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức đó cử người khác thay thế”.
Điều 16 của Nghị định 67/2006/NĐ-CP ngày 11/7/2006 quy định: “Đồng thời với việc ra quyết định mở thủ tục phá sản, Thẩm phán gửi văn bản đề nghị cử người tham gia Tổ quản lý, thanh lý tài sản tới cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan quy định tại Điều 15 của Nghị định này. Trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản của Thẩm phán, các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan có trách nhiệm cử người tham gia Tổ quản lý, thanh lý tài sản”.
Từ các quy định trên, cho thấy có sự mâu thuẫn giữa các văn bản hướng dẫn về việc thành lập Tổ quản lý, thanh lý tài sản.
Trên thực tế, việc phối hợp giữa Toà án và các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan thường bị chậm trễ do không cử được người tham gia Tổ quản lý, thanh lý tài sản. Tình trạng này đã dẫn đến việc không kịp thời thành lập Tổ quản lý, thanh lý tài sản nên đã tạo ra lỗ hổng pháp lý cho doanh nghiệp tẩu tán tài sản.
4. Vấn đề xử lý tài sản của doanh nghiệp yêu cầu tuyên bố phá sản
Đối với tài sản là quyền sử dụng đất của các doanh nghiệp được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất, giao đất có thu tiền sử dụng đất có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước hoặc cho thuê đất thu tiền thuê đất hàng năm, đa số doanh nghiệp được Nhà nước cho thuê đất để xây dựng nhà xưởng, văn phòng làm việc nhưng khi doanh nghiệp tiến hành giải quyết phá sản thường bị Nhà nước ra quyết định thu hồi đất theo quy định tại khoản 2 Điều 38 Luật đất đai năm 2003. Vì vậy, khi tiến hành bán đấu giá tài sản của doanh nghiệp thì chỉ được bán tài sản trên đất, nên số tài sản này thường không bán được dẫn đến thiệt hại cho doanh nghiệp, hợp tác xã bị phá sản và các chủ nợ. Mặt khác, việc thanh lý tài sản của doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản phải qua nhiều thủ tục, mất nhiều thời gian, tài sản để lâu dẫn đến giảm rất nhiều hoặc không còn giá trị sử dụng, trong khi nhu cầu mua có nhưng người mua không mua được.
Về việc thanh lý, thu hồi khoản nợ của doanh nghiệp, hợp tác xã, cá nhân nợ doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản (“con nợ”) hiện chưa có quy định cụ thể. Do đó, có nhiều trường hợp phía con nợ gây khó khăn không chịu trả, kéo dài thời gian thu hồi nợ của doanh nghiệp. Nhưng tổ thanh lý tài sản cũng không có biện pháp gì khác để tiến hành thu khoản nợ này.
Từ những bất cập của LPSDN nêu trên, thì trong thời gian tới, cần tiếp tục ban hành, sửa đổi, bổ sung các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật Phá sản năm 2004, nhằm hoàn thiện Luật và đưa vào thực tiễn áp dụng./.
ĐẦU TƯ CỦA QUỐC HỘI NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM SỐ 59/2005/QH11 NGÀY 29 THÁNG 11 NĂM 2005
Căn cứ vào Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung theo Nghị quyết số 51/2001/QH10 ngày 25 tháng 12 năm 2001 của Quốc hội khóa X, kỳ họp thứ 10;
Luật này quy định về hoạt động đầu tư.
CHƯƠNG I NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Luật này quy định về hoạt động đầu tư nhằm mục đích kinh doanh; quyền và nghĩa vụ của nhà đầu tư; bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư; khuyến khích và ưu đãi đầu tư; quản lý nhà nước về đầu tư tại Việt Nam và đầu tư từ Việt Nam ra nước ngoài.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài thực hiện hoạt động đầu tư trên lãnh thổ ViệtNamvà đầu tư từ ViệtNamra nước ngoài.
2. Tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động đầu tư.
Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Đầu tư là việc nhà đầu tư bỏ vốn bằng các loại tài sản hữu hình hoặc vô hình để hình thành tài sản tiến hành các hoạt động đầu tư theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Đầu tư trực tiếp là hình thức đầu tư do nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư và tham gia quản lý hoạt động đầu tư.
3. Đầu tư gián tiếp là hình thức đầu tư thông qua việc mua cổ phần, cổ phiếu, trái phiếu, các giấy tờ có giá khác, quỹ đầu tư chứng khoán và thông qua các định chế tài chính trung gian khác mà nhà đầu tư không trực tiếp tham gia quản lý hoạt động đầu tư.
4. Nhà đầu tư là tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động đầu tư theo quy định của pháp luật ViệtNam, bao gồm:
a) Doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế thành lập theo Luật doanh nghiệp;
b) Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã thành lập theo Luật hợp tác xã;
c) Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được thành lập trước khi Luật này có hiệu lực;
d) Hộ kinh doanh, cá nhân;
đ) Tổ chức, cá nhân nước ngoài; người Việt Nam định cư ở nước ngoài; người nước ngoài thường trú ở Việt Nam;
e) Các tổ chức khác theo quy định của pháp luật Việt Nam .
5. Nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức, cá nhân nước ngoài bỏ vốn để thực hiện hoạt động đầu tư tại Việt Nam.
6. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài bao gồm doanh nghiệp do nhà đầu tư nước ngoài thành lập để thực hiện hoạt động đầu tư tại Việt Nam ; doanh nghiệp Việt Nam do nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần, sáp nhập, mua lại.
7. Hoạt động đầu tư là hoạt động của nhà đầu tư trong quá trình đầu tư bao gồm các khâu chuẩn bị đầu tư, thực hiện và quản lý dự án đầu tư.
8. Dự án đầu tư là tập hợp các đề xuất bỏ vốn trung và dài hạn để tiến hành các hoạt động đầu tư trên địa bàn cụ thể, trong khoảng thời gian xác định.
9. Vốn đầu tư là tiền và các tài sản hợp pháp khác để thực hiện các hoạt động đầu tư theo hình thức đầu tư trực tiếp hoặc đầu tư gián tiếp.
10. Vốn nhà nước là vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước, vốn tín dụng do Nhà nước bảo lãnh, vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước và vốn đầu tư khác của Nhà nước.
11. Chủ đầu tư là tổ chức, cá nhân sở hữu vốn hoặc người thay mặt chủ sở hữu hoặc người vay vốn và trực tiếp quản lý, sử dụng vốn để thực hiện hoạt động đầu tư.
12. Đầu tư nước ngoài là việc nhà đầu tư nước ngoài đưa vào Việt Nam vốn bằng tiền và các tài sản hợp pháp khác để tiến hành hoạt động đầu tư.
13. Đầu tư trong nước là việc nhà đầu tư trong nước bỏ vốn bằng tiền và các tài sản hợp pháp khác để tiến hành hoạt động đầu tư tại Việt Nam.
14. Đầu tư ra nước ngoài là việc nhà đầu tư đưa vốn bằng tiền và các tài sản hợp pháp khác từ Việt Nam ra nước ngoài để tiến hành hoạt động đầu tư.
15. Lĩnh vực đầu tư có điều kiện là lĩnh vực chỉ được thực hiện đầu tư với các điều kiện cụ thể do pháp luật quy định.
16. Hợp đồng hợp tác kinh doanh (sau đây gọi tắt là hợp đồng BCC) là hình thức đầu tư được ký giữa các nhà đầu tư nhằm hợp tác kinh doanh phân chia lợi nhuận, phân chia sản phẩm mà không thành lập pháp nhân.
17. Hợp đồng xây dựng – kinh doanh – chuyển giao (sau đây gọi tắt là hợp đồng BOT) là hình thức đầu tư được ký giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư để xây dựng, kinh doanh công trình kết cấu hạ tầng trong một thời hạn nhất định; hết thời hạn, nhà đầu tư chuyển giao không bồi hoàn công trình đó cho Nhà nước Việt Nam.
18. Hợp đồng xây dựng – chuyển giao – kinh doanh (sau đây gọi tắt là hợp đồng BTO) là hình thức đầu tư được ký giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư để xây dựng công trình kết cấu hạ tầng; sau khi xây dựng xong, nhà đầu tư chuyển giao công trình đó cho Nhà nước Việt Nam; Chính phủ dành cho nhà đầu tư quyền kinh doanh công trình đó trong một thời hạn nhất định để thu hồi vốn đầu tư và lợi nhuận.
19. Hợp đồng xây dựng – chuyển giao (sau đây gọi tắt là hợp đồng BT) là hình thức đầu tư được ký giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư để xây dựng công trình kết cấu hạ tầng; sau khi xây dựng xong, nhà đầu tư chuyển giao công trình đó cho Nhà nước Việt Nam; Chính phủ tạo điều kiện cho nhà đầu tư thực hiện dự án khác để thu hồi vốn đầu tư và lợi nhuận hoặc thanh toán cho nhà đầu tư theo thoả thuận trong hợp đồng BT.
20. Khu công nghiệp là khu chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện các dịch vụ cho sản xuất công nghiệp, có ranh giới địa lý xác định, được thành lập theo quy định của Chính phủ.
21. Khu chế xuất là khu công nghiệp chuyên sản xuất hàng xuất khẩu, thực hiện dịch vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu và hoạt động xuất khẩu, có ranh giới địa lý xác định, được thành lập theo quy định của Chính phủ.
22. Khu công nghệ cao là khu chuyên nghiên cứu phát triển, ứng dụng công nghệ cao, ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao, đào tạo nhân lực công nghệ cao, sản xuất và kinh doanh sản phẩm công nghệ cao, có ranh giới địa lý xác định, được thành lập theo quy định của Chính phủ.
23. Khu kinh tế là khu vực có không gian kinh tế riêng biệt với môi trường đầu tư và kinh doanh đặc biệt thuận lợi cho các nhà đầu tư, có ranh giới địa lý xác định, được thành lập theo quy định của Chính phủ.
Điều 4. Chính sách về đầu tư
1. Nhà đầu tư được đầu tư trong các lĩnh vực và ngành, nghề mà pháp luật không cấm; được tự chủ và quyết định hoạt động đầu tư theo quy định của pháp luật Việt Nam .
2. Nhà nước đối xử bình đẳng trước pháp luật đối với các nhà đầu tư thuộc mọi thành phần kinh tế, giữa đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài; khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động đầu tư.
3. Nhà nước công nhận và bảo hộ quyền sở hữu tài sản, vốn đầu tư, thu nhập và các quyền, lợi ích hợp pháp khác của nhà đầu tư; thừa nhận sự tồn tại và phát triển lâu dài của các hoạt động đầu tư.
4. Nhà nước cam kết thực hiện các điều ước quốc tế liên quan đến đầu tư mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
5. Nhà nước khuyến khích và có chính sách ưu đãi đối với đầu tư vào các lĩnh vực, địa bàn ưu đãi đầu tư.
Điều 5. Áp dụng pháp luật đầu tư, điều ước quốc tế, pháp luật nước ngoài và tập quán đầu tư quốc tế
1. Hoạt động đầu tư của nhà đầu tư trên lãnh thổ Việt Nam phải tuân theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Hoạt động đầu tư đặc thù được quy định trong luật khác thì áp dụng quy định của luật đó.
3. Trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác với quy định của Luật này thì áp dụng theo quy định của điều ước quốc tế đó.
4. Đối với hoạt động đầu tư nước ngoài, trong trường hợp pháp luật Việt Nam chưa có quy định, các bên có thể thỏa thuận trong hợp đồng việc áp dụng pháp luật nước ngoài và tập quán đầu tư quốc tế nếu việc áp dụng pháp luật nước ngoài và tập quán đầu tư quốc tế đó không trái với nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam.
CHƯƠNG II BẢO ĐẢM ĐẦU TƯ
Điều 6. Bảo đảm về vốn và tài sản
1. Vốn đầu tư và tài sản hợp pháp của nhà đầu tư không bị quốc hữu hóa, không bị tịch thu bằng biện pháp hành chính.
2. Trường hợp thật cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh và lợi ích quốc gia, Nhà nước trưng mua, trưng dụng tài sản của nhà đầu tư thì nhà đầu tư được thanh toán hoặc bồi thường theo giá thị trường tại thời điểm công bố việc trưng mua, trưng dụng.
Việc thanh toán hoặc bồi thường phải bảo đảm lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư và không phân biệt đối xử giữa các nhà đầu tư.
3. Đối với nhà đầu tư nước ngoài, việc thanh toán hoặc bồi thường tài sản quy định tại khoản 2 Điều này được thực hiện bằng đồng tiền tự do chuyển đổi và được quyền chuyển ra nước ngoài.
Hãng kiểm toán Ernst & Young nhận định trong vòng 25 năm tới Việt Nam sẽ tăng trưởng trung bình 6% mỗi năm và số người có thu nhập trên 30.000 USD mỗi năm có thể cao gấp 10 vào năm 2021.
Công ty Luật
Trong báo cáo “Dự báo các thị trường tăng trưởng nhanh: Mùa thu 2012” công bố hôm qua, hãng kiểm toán Mỹ nhận định Việt Nam là một ngôi sao đang lên trong số 25 quốc gia tăng trưởng nhanh của thế giới.
E&Y nhận định cuộc khủng hoảng tài chính tại Mỹ và châu Âu đã gây ra nhiều tác động tiêu cực. Hàng hóa tăng giá đánh mạnh vào thu nhập của người nghèo. Chi phí năng lượng lên cao khiến nhiều doanh nghiệp điêu đứng. Tuy nhiên, các yếu tố nền tảng tại những thị trường mới nổi không biến động lớn. Vì vậy, nhu cầu nội địa và đầu tư vào cơ sở hạ tầng được dự báo sẽ làm tăng tốc quá trình phục hồi.
Báo cáo này đã chọn Việt Nam, Thổ Nhĩ Kỳ và Indonesia là các nền kinh tế đặc biệt mạnh. Kể từ 2007, Việt Nam đã thu hút hơn 6,5 tỷ USD vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) hàng năm.
Ông Alexis Karklins-Marchay – Giám đốc trung tâm nghiên cứu các nền kinh tế mới nổi tại Ernst & Young cho biết: “5 năm trước, đây là các quốc gia mà nhà đầu tư của chúng tôi không quan tâm. Nhưng việc đó giờ đã thay đổi. Thổ Nhĩ Kỳ, Việt Nam và Indonesia là những ví dụ rất rõ ràng”. Thổ Nhĩ Kỳ và Indonesia thường xuyên được nhắc đến trong nhóm các nền kinh tế phát triển mạnh, nhưng Việt Nam thì không.
Karklins-Marchay đề cập đến hai yếu tố chính thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư. Đó là vị trí địa lý thuận lợi và nguồn nhân lực dồi dào. Việt Nam hiện có 90 triệu người và 80% trẻ em đang học trung học, trong khi giá nhân lực lại chỉ bằng nửa Trung Quốc hay Thái Lan.
Báo cáo cũng ước tính số người có thu nhập trên 30.000 USD một năm tại đây sẽ tăng từ 6.000 năm ngoái lên 60.000 năm 2021. Việc này sẽ khuyến khích Việt Nam chuyển sang mô hình sản xuất và xuất khẩu các mặt hàng giá trị cao. Ngân hàng Thế giới (WB) cũng dự đoán năm tới, điện thoại di động và các sản phẩm liên quan sẽ đóng góp vào kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam nhiều hơn dệt may.
E&Y tập trung nghiên cứu vào lĩnh vực ngân hàng và thị trường vốn. Hãng này chỉ ra rằng Nga, Trung Đông và các ngân hàng châu Á rất có tiềm năng đầu tư vào Việt Nam. Trên 50% dân số Việt Nam sẽ có tài khoản ngân hàng và Chính phủ cũng đặt mục tiêu giảm số lượng nhà băng tại đây từ 38 xuống 15.
Các ngân hàng tại đây đang lên kế hoạch mở rộng mạng lưới và áp dụng công nghệ mới để tiếp cận khách hàng nông thôn. E&Y dự đoán khi các nhà đầu tư lấy lại niềm tin, những loại hình tài chính tiên tiến như quỹ quản lý tiền mặt hay giao dịch ngoại hối sẽ tràn vào Việt Nam.
Tuy nhiên, E&Y cũng cho rằng nhà đầu tư vào ba nước này vẫn phải cảnh giác về bong bóng tài sản và các cú shock kinh tế từ bên ngoài. Việc tài chính toàn cầu đang phục hồi, tình hình châu Âu bất ổn và Trung Quốc có nguy cơ hạ cánh cứng sẽ khiến các nước này gặp rủi ro.
Đã có một số cải tiến về thể chế, nhưng môi trường kinh doanh của Việt Nam vẫn bị hạ một bậc và rớt xuống mức thấp nhất 6 năm qua, theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới.
công ty Luật
Ngân hàng Thế giới ngày 23/10 công bố báo cáo Môi trường Kinh doanh 2013. Năm nay, Việt Nam tụt hạng một bậc, xuống đứng vị trí 99 trên tổng số 183 nước được xếp hạng. Đây là thứ hạng thấp nhất của Việt Nam kể từ năm 2006.
Trong 10 hạng mục để đánh giá môi trường kinh doanh, Việt Nam chỉ cải thiện được 3 so với năm ngoái là thành lập doanh nghiệp, tiếp cận điện năng và nộp thuế. Một số lĩnh vực khác kém xa thế giới như bảo vệ nhà đầu tư (xếp hạng 169 trên 183 nước), hay Xử lý doanh nghiệp mất khả năng thanh toán (xếp hạng 149).
Mặc dù vậy, Ngân hàng Thế giới đánh giá rằng Việt Nam cũng đã có nhiều tiến bộ, thực hiện tổng cộng 18 cải cách về thể chế hoặc pháp lý ở 8 trên 10 lĩnh vực trong 8 năm qua. Gần đây nhất, Việt Nam đã tạo thuận lợi trong thủ tục thành lập doanh nghiệp bằng việc cho phép doanh nghiệp trong nước sử dụng hóa đơn thuế giá trị gia tăng tự in.
Ngoài ra, nếu như hồi 2009, tính toán của World Bank cho thấy mỗi năm doanh nghiệp Việt tốn hơn 1.000 giờ chỉ riêng cho việc đi nộp thuế thì năm nay con số trên giảm còn hơn 870 giờ. Tuy nhiên, các doanh nghiệp khác tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương chỉ mất trung bình hơn 200 giờ đồng hồ cho việc đóng thuế mỗi năm, và ở các nước OECD thì con số này là 176 giờ.
“Một trong những ưu tiên hàng đầu của Nhóm Ngân hàng Thế giới là hỗ trợ nâng cao sức cạnh tranh của Việt Nam,” bà Victoria Kwakwa, Giám đốc Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam khẳng định, “Kết quả báo cáo thể hiện rằng cần nỗ lực nhiều hơn để đưa Việt Nam sánh ngang với các nền kinh tế trong khu vực.”
Tính trên phạm vi toàn cầu, Singapore năm thứ 7 liên tiếp có môi trường pháp lý thuận lợi nhất thế giới cho kinh doanh, đứng thứ hai vẫn là Đặc khu Hành chính Hong Kong. Các quốc gia khác có mặt trong Top 10 là New Zealand, Mỹ, Đan Mạch, Na Uy, Anh, Hàn Quốc, Gruzia, và Australia.
Cũng theo báo cáo, các quốc gia khác trong khu vực Đông Á – Thái Bình Dương có sự cải thiện môi trường kinh doanh mạnh mẽ hơn so với Việt Nam. Trong tám năm qua, Trung Quốc là nền kinh tế có nhiều tiến bộ nhất khu vực về cải cách các quy định kinh doanh tạo thuận lợi cho doanh nghiệp trong nước.
Báo cáo Môi trường Kinh doanh phân tích các quy định áp dụng cho các doanh nghiệp trong một nền kinh tế trong vòng đời của doanh nghiệp, trong đó có các quy định về thành lập và hoạt động của doanh nghiệp, thương mại quốc tế, nộp thuế và bảo vệ nhà đầu tư. Thứ hạng chung về mức độ thuận lợi kinh doanh được đánh giá dựa trên 10 chỉ số của 185 nền kinh tế. Báo cáo Môi trường Kinh doanh không đánh giá toàn bộ các lĩnh vực của môi trường kinh doanh có ảnh hưởng đến doanh nghiệp và nhà đầu tư. Chẳng hạn, báo cáo không phân tích chất lượng quản trị tài chính, các mặt của sự ổn định kinh tế vĩ mô, trình độ kỹ năng của lực lượng lao động hay sự ổn định của hệ thống tài chính. Các kết quả trong báo cáo đã thúc đẩy quá trình thảo luận về chính sách trên toàn thế giới và tạo điều kiện tăng cường nghiên cứu về ảnh hưởng của các quy định ở cấp doanh nghiệp tới kết quả hoạt động chung của các nền kinh tế. Đây là năm thứ 10 liên tiếp World Bank thực hiện báo cáo này.
Vấn đề gây nhiều tranh cãi là những pháp nhân nào phải chịu trách nhiệm hình sự?. Bởi lẽ, nếu quy định tất cả mà không có loại trừ sẽ dẫn đến thiếu khả thi.
Công ty Luật Hưng Nguyên
Do BLHS hiện hành chỉ quy định trách nhiệm hình sự của cá nhân nên khi đặt ra vấn đề trách nhiệm hình sự của pháp nhân theo nhiều chuyên gia, nó sẽ kéo theo hàng loạt vấn đề khác về năng lực chịu trách nhiệm hình sự, lỗi, hình phạt…Nói như vậy để thấy rằng nếu đưa vấn đề trên vào BLHS sửa đổi thì phải cân nhắc thận trọng và có sự nghiên cứu, điều chỉnh, bổ sung các quy định liên quan.
Một vấn đề quan trọng khác đó là việc xác định chủ thể trách nhiệm hình sự của pháp nhân. Nhiều ý kiến cho rằng nên phải giới hạn chủ thể chịu trách nhiệm hình sự là các tổ chức có tư cách pháp nhân. Không nên đưa nhà nước là chủ thể phải chịu trách nhiệm hình sự vì Nhà nước là phạm trù rộng, đặc biệt, nhà nước đặt ra chính sách hình sự và nhà nước không thể tự mình trừng trị mình.
Tội phạm kinh tế, môi trường: Cần quy định pháp nhân phải chịu trách nhiệm hình sự
Một số chuyên gia cho rằng, nên quy định, các chủ thể chịu trách nhiệm hình sự của pháp nhân bao gồm: các cơ quan của Chính phủ, các cơ quan chính quyền địa phương, các cơ quan hành chính – sự nghiệp, các đoàn thể, tổ chức xã hội, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, các tổng công ty, công ty, xí nghiệp nhà nước, doanh nghiệp của các tổ chức chính trị – xã hội được thành lập phục vụ lợi ích công cộng.
Tuy nhiên, theo TS. Cao Thị Oanh, Khoa Pháp luật Hình sự, Trường Đại học Luật Hà Nội thì bước đầu, nếu bổ sung trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân vào BLHS thì nên quy định ở các tội mà khả năng pháp nhân là chủ thể của tội phạm cao như các tội phạm về kinh tế, các tội phạm về môi trường, một số tội phạm về ma túy và một số tội phạm về an toàn công cộng, trật tự công cộng.
TS Oanh cũng cho rằng, từ góc độ áp dụng pháp luật, để truy cứu trách nhiệm hình sự tổ chức, chỉ cần chứng minh hành vi phạm tội, lỗi của người lãnh đạo, chỉ huy tổ chức và các điều kiện khác của trách nhiệm hình sự (như vai trò lãnh đạo, chỉ huy của cá nhân trong tổ chức, nhân danh, thay mặt tổ chức, vì lợi ích của tổ chức…) là đủ.
Bên cạnh đó, cần áp dụng nguyên tắc trách nhiệm kép trong giải quyết vấn đề trách nhiệm hình sự của pháp nhân ở nước ta là hoàn toàn hợp lý. Như vậy, nếu người lãnh đạo, người đại diện của pháp nhân phạm tội vì lợi ích hoặc trong khuôn khổ hoạt động của pháp nhân thì cả pháp nhân và người lãnh đạo, người đại diện đó phải chịu trách nhiệm về tội phạm được thực hiện.
Đồng tình với TS. Oanh, một số chuyên gia nhấn mạnh, trong điều kiện hiện nay, để phù hợp với tình hình và đảm bảo tính khả thi của luật, nên tập trung quy định trách nhiệm hình sự của pháp nhân vào các nhóm tội cơ bản như tội phạm kinh tế, tội phạm môi trường..
Vi phạm vì lợi ích pháp nhân: phải xử lý
Tuy nhiên để có thể xử lý một cách “tận gốc” tội phạm hình sự do pháp nhân thực hiện trong điều kiện hiện nay (hành vi phạm tội được thực hiện rất tinh vi, phức tạp) thì cần phải quy định rất chặt chẽ, cụ thể về các điều kiện để truy cứu trách nhiệm hình sự.
Ví dụ, hiện nay, điển hình trong các vi phạm về trốn thuế hay môi trường, nhiều vụ không phải do chính người đứng đầu cơ quan, tổ chức thực hiện mà họ ủy quyền cho người khác thực hiện (ví dụ như cấp phó). Những trường hợp này cũng cần xác định cũng là do pháp nhân thực hiện. Hay những trường hợp không phải là ủy quyền nhưng thực hiện nhân danh pháp nhân thì cũng phải được coi là chính pháp nhân đó vi phạm.
Phó Chủ nhiệm Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội Trịnh Quốc Toàn cho rằng, nếu chỉ xử lý về hình sự đối với người đại diện, những người được ủy quyền hoặc những nhân viên thừa hành thực hiện thì rõ ràng là bỏ lọt tội phạm, trái với nguyên tắc công bằng trong BLHS. Đã đến lúc vấn đề TNHS của pháp nhân – tổ chức phải được giải quyết về mặt hình sự một cách trực tiếp.
Do đó, nhiều chuyên gia cho rằng điều kiện để truy cứu TNHS của pháp nhân là có một cá nhân thực hiện tội phạm trong khuôn khổ hoạt động hoặc vì lợi ích của pháp nhân.
Một trong những chủ trương sửa đổi BLHS hiện hành là tăng phạt tiền, giảm phạt tù thì đối với pháp nhân, ngoài việc xác định hệ thống hình phạt liên quan đến trách nhiệm hình sự thì cần quy định một hệ thống hình phạt riêng bao gồm hình phạt chính, hình phạt bổ sung, trong đó cần chú trọng hình phạt tiền.
Văn hóa trong hoạt động xét xử góp phần tích cực vào việc giữ gìn và phát triển văn hóa Việt Nam, được hình thành và tồn tại trong hoạt động xét xử của tòa án.
Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân, văn hóa phiên tòa chưa được quan tâm đúng mức. Hiện vẫn chưa có quy ước, chuẩn mực chung cho những người tham gia tố tụng và tiến hành tố tụng về ứng xử trước tòa nên vẫn còn lắm phiên tòa “cười ra nước mắt”.
Công ty Luật Hưng Nguyên
Tại phiên tòa, không ít người tham gia tố tụng và cả người tiến hành tố tụng có những lời nói, hành động thiếu văn hóa. Trụ sở tòa án nào cũng có bảng nội quy: “Mọi người đến dự phiên tòa phải ăn mặc nghiêm chỉnh, không nói chuyện, không vỗ tay, không đi lại trong phòng xử án, phải tắt điện thoại di động; trẻ em dưới 16 tuổi không được vào phòng xử án, nếu không được tòa triệu tập…” nhưng các quy định này ít được chấp hành. Có phiên tòa còn để cho người nhà nạn nhân quấn khăn xô, mặc áo tang, mang di ảnh của người bị hại vào ngồi hết cả mấy hàng ghế đầu của phòng xử án. Có phiên tòa mà ở đó tiếng la hét, kêu gào của thân nhân bị hại, tiếng khóc của trẻ em, tiếng chuông điện thoại thay nhau lên tiếng và người ta thản nhiên nói cười như ở nhà! Có trường hợp các đương sự mắng chửi, rượt đuổi, đánh HĐXX ngay tại phiên tòa. Thậm chí có phiên tòa bị cáo bê cả vành móng ngựa ném lên HĐXX; có vụ phải huy động cả lực lượng cơ động đến để “giải vây”… Để xảy ra tình trạng thiếu văn hóa này, không chỉ có lỗi từ phía người dự phiên tòa mà không ít trường hợp lỗi từ phía những người tiến hành tố tụng và công tác tổ chức phiên tòa. Ở các nước, nếu ai có cử chỉ hoặc lời lẽ xúc phạm tòa án sẽ bị xử phạt rất nặng. Còn ở ta, nếu có người vi phạm nội quy cũng chỉ bị nhắc nhở và yêu cầu khắc phục, nặng nhất là yêu cầu rời khỏi phòng xử án!
Ngôn ngữ dùng trong phiên tòa cũng rất tùy hứng; tiếng nước ngoài, tiếng địa phương, tiếng lóng, thậm chí có cả những từ ngữ người ta chỉ thấy ở “đầu đường, xó chợ” cũng được dùng trong phiên tòa! Có trường hợp thiếu kiềm chế rồi chửi thề, cười nói oang oang trong phiên tòa; có người tiến hành tố tụng còn nói lắp, nói ngọng. Có phiên tòa không cho bị cáo xưng tôi, còn đối với người tham gia tố tụng khác thì lại được! Chủ tọa phiên tòa cũng không giải thích vì sao lại bất nhất như vậy? Luật sư hỏi bị cáo hoặc người tham gia tố tụng khác nhưng khi họ trả lời lại phải trả lời cho HĐXX chứ không được trả lời cho luật sư, cũng chẳng thấy ai giải thích và mỗi người tự “diễn nôm” theo cách hiểu của mình. Có những phiên tòa bị cáo ít học nhưng chủ tọa cứ vặn đi vặn lại: “Thời điểm bị cáo gây án lúc 9 giờ tối là mấy giờ?” làm bị cáo sững sờ không hiểu. Tòa cứ lặp đi lặp lại nhiều lần câu hỏi và bị cáo vẫn một mực trả lời “9 giờ tối”. Bực mình, chủ tọa mới nói rõ ý định “thống nhất giờ giấc” của mình: 9 giờ là 21 giờ, sao bị cáo chậm tiêu quá! “Khen” bị cáo xong, chủ tọa cũng chẳng giải thích vì sao lại quy đổi rắc rối như thế…
Hoạt động xét xử tại phiên tòa giữ một vị trí rất quan trọng, là nơi tập trung trí tuệ, thể hiện đầy đủ nhất trình độ, năng lực, kinh nghiệm nghề nghiệp của những người tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng, đồng thời là nơi biểu hiện tập trung nhất của nền văn hóa tư pháp. Thông qua phiên tòa, những giá trị văn hóa có tác dụng giáo dục không chỉ đối với những người tham gia tố tụng, mà còn đối với những người dự phiên tòa.
Để một phiên tòa có văn hóa, cần phải chuẩn hóa cách tổ chức phiên tòa, từ cách sắp xếp chỗ ngồi, trang phục, cách xưng hô… và phải coi đây là một trong những nội dung cơ bản của tiến trình cải cách tư pháp.
Thanh tra Chính phủ phối hợp với Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) ngày 16/10 tổ chức Hội nghị đối thoại chính sách với DN tại Hà Nội. Các đại biểu tham dự hội nghị tập trung làm rõ về tính minh bạch và nhất quán trong thực hiện các quy định liên quan tới lĩnh vực tín dụng – ngân hàng; đất đai; thanh tra, kiểm tra và phòng, chống tham nhũng.
Công ty Luật Hưng Nguyên
Nguy cơ nảy sinh hối lộ
Theo thống kê của VCCI, hiện khá nhiều DN Việt Nam dường như vẫn còn xa lạ với khái niệm minh bạch, nhất quán. Trong khi đó, đối với các Cty đa quốc gia đang hoạt động kinh doanh tại Việt Nam, khái niệm trên lại khá phổ biến. Các DN này coi thực hiện tính minh bạch, nhất quán là một đặc trưng trong phương thức kinh doanh, thậm chí xác định nó là giá trị cốt lõi của DN.
Tại hội nghị nhiều đại biểu cho rằng, chính sách nhất quán, minh bạch sẽ giúp chính DN xây dựng được hình ảnh, duy trì sự tin cậy của các đối tác, khách hàng, cổ đông… cải thiện năng lực cạnh tranh, chất lượng sản phẩm và môi trường kinh doanh nói chung.
Tuy nhiên, không ít DN gặp phải nhiều hạn chế trong khả năng tiếp cận thông tin liên quan tới các lĩnh vực đất đai, tín dụng – ngân hàng, thanh tra, kiểm tra, chống gian lận trong kinh doanh và phòng, chống tham nhũng. Từ đó nảy sinh những bất cập trong chính sách, pháp luật có nguy cơ làm nảy sinh tệ hối lộ, tác động tiêu cực tới tính liêm chính và minh bạch trong hoạt động kinh doanh.
Theo ông Vũ Tiến Vinh – Giám đốc Pháp lý và Tuân thủ, Cty TNHH ABB Việt Nam, nhất quán và minh bạch là những yếu tố vô cùng quan trọng để có thể giúp các tổ chức, DN giảm thiểu chi phí bất hợp lý. Về lâu dài, các đại biểu khuyến nghị cần sửa đổi, hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật nhằm tăng cường công khai, minh bạch, tạo điều kiện thuận lợi cho DN trong sản xuất, kinh doanh, tạo thêm nhiều công ăn việc làm cho người lao động.
Thẳng thắn đối thoại cùng DN
Liên quan đến hoạt động kinh doanh của các cơ quan quân đội và công an liệu có ảnh hưởng gì tới các DN khác, Phó Cục trưởng Cục Chống tham nhũng (Thanh tra Chính phủ) Ngô Mạnh Hùng nhấn mạnh, quan trọng là chúng ta đã có các cơ chế thanh tra, giám sát các DN này để khi tham gia hoạt động kinh tế họ không có đặc quyền, đặc lợi.
Hơn nữa, chủ trương của Đảng và Nhà nước hiện nay là đang “bóc tách” chức năng quản lý nhà nước với chức năng kinh doanh của các cơ quan quản lý; đang xây dựng cơ chế để bảo đảm tính cạnh tranh bình đẳng như các chủ thể DN chứ không có chuyện “xin chính sách” để tạo thuận lợi hơn cho các DN đặc thù. Trên tinh thần ấy, Dự thảo Luật Phòng chống tham nhũng (sửa đổi) cũng đang xây dựng cơ chế kiểm tra, thanh tra bình đẳng giữa các DN.
Về khiếu nại, tố cáo liên quan đến đất đai, theo Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách và Pháp chế (Bộ TN&MT) Bùi Sỹ Dũng, khiếu nại về đất đai chủ yếu là liên quan đến đền bù, giải phóng mặt bằng, trong đó phần lớn là giá đất bồi thường của Nhà nước khác xa so với giá thị trường. Vì vậy, để giải quyết căn bản vấn đề này, Luật Đất đai (sửa đổi) tới đây dự kiến sẽ đổi mới quy định khung giá được chi tiết hóa theo các tỉnh, so với trước đây là theo vùng, còn bảng giá được ổn định trong vòng 5 năm, so với trước đây là 1 năm…
Trao đổi với báo chí bên lề Hội nghị đối thoại, Chánh Văn phòng Cơ quan Thanh tra Giám sát ngân hàng (NHNN Việt Nam) Trương Ngọc Anh cho biết, vấn đề công khai, minh bạch trong lĩnh vực tín dụng – ngân hàng có 2 góc độ. Đối với các tổ chức tín dụng là các ngân hàng thương mại, lại là Cty CP đại chúng mà niêm yết cổ phiếu thì phải công khai theo Luật Chứng khoán. Nội dung công khai của tổ chức tín dụng bao gồm tài chính và một số nội dung khác.Đối với NHNN, trước hết công khai toàn bộ các quy phạm pháp luật. Riêng hoạt động thanh tra, kiểm tra thì cũng có yêu cầu về công khai kết luận thanh tra nhưng hiện nay kết luận thanh tra mới được công khai từng phần. NHNN cũng đang xây dựng Đề án công khai, minh bạch trình Thủ tướng Chính phủ và hy vọng là đầu năm 2013, Thủ tướng Chính phủ sẽ xem xét phê duyệt Đề án này.
Bàn kế hoạch thu chi ngân sách năm 2013, ông Phùng Quốc Hiển, Chủ nhiệm UB Tài chính – Ngân sách đề xuất Chính phủ không nên tạo gánh nặng về thuế đối với người dân, doanh nghiệp.
Công ty Luật Hưng Nguyên
UB Tài chính – Ngân sách QH chủ trì thẩm tra báo cáo ngân sách 2012, dự toán 2013 của Chính phủ. Hụt thu ngân sách năm nay và chuyện thuế, phí, tiền lương cho năm tới là những vấn đề được quan tâm nhất.
Điều chỉnh viện phí phải chọn lúc phù hợp
So với nhiều năm trước, thu ngân sách 2012 không có khả năng vượt cao. Nhiều lĩnh vực, nhiều địa phương bị hụt thu. Trong bối cảnh đó, cơ quan tài chính của Quốc hội vẫn nhấn mạnh mục tiêu phải đảm bảo các khoản chi phục vụ dân sinh và không tiếp tục tăng gánh nặng thuế, phí lên người lao động.
Theo ông Phùng Quốc Hiển, trong những tháng cuối năm nay, Chính phủ cần tích cực khai thác nguồn thu, rà soát, điều chỉnh hợp lý mức thuế suất thuế xuất nhập khẩu với một số mặt hàng (dầu thô, xăng dầu, sắt thép) và một số loại phí, lệ phí để góp phần khuyến khích tiêu dùng.
Triệt để tiết kiệm, giảm loại bỏ các khoản chi phô trương, hình thức. Kiên quyết không ban hành những chế độ, chính sách làm phát sinh các khoản chi chưa thật cấp bách.
Chưa hài lòng với chính sách điều chỉnh viện phí, cơ quan thẩm tra cho rằng việc điều chỉnh cần có lộ trình phù hợp, đồng bộ với chất lượng dịch vụ và điều chỉnh mức thu bảo hiểm xã hội tương ứng để bảo đảm nguồn thanh toán của quỹ BHXH.
Trong dự toán ngân sách cho năm 2013 sắp tới, Chính phủ cần rà soát lại toàn bộ hệ thống chính sách thu. Đặc biệt, quán triệt tinh thần không tạo gánh nặng về thuế với người dân, doanh nghiệp. Mặt khác, đảm bảo nguồn thu để giữ vững an ninh tài chính quốc gia, tránh hụt thu lớn do điều chỉnh chính sách thuế mà chưa có phương án bù đắp.
Ưu tiên bố trí ngân sách để chú trọng chi cho con người, bảo đảm an sinh xã hội và các lĩnh vực như y tế, giáo dục, môi trường, khoa học công nghệ.
Với mục tiêu dự toán tăng 14,4% so với năm 2012, thấp hơn các năm, cơ quan thẩm tra đề nghị Chính phủ cân nhắc điều chỉnh tăng thêm 3-5% để tạo nguồn lực thực hiện lộ trình cải cách tiền lương.
Tính toán nguồn thu từ dầu thô, Chính phủ dự kiến mức 99.000 tỷ đồng với sản lượng 14,14 triệu tấn dầu, giá bình quân 90USD/thùng. Khoản thu lãi dầu khí nước chủ nhà thêm khoảng 10.000 tỷ đồng.
Tuy nhiên, theo UB Tài chính – Ngân sách, số thu từ dầu thô phụ thuộc chủ yếu vào giá dầu thế giới. Việc xây dựng dự toán với mức giá quá cao có khả năng dẫn đến nguy cơ mất cân đối ngân sách.
Làm rõ chính sách miễn, giảm thuế
Trước đó, lý giải việc thu ngân sách đến thời điểm này không đạt kỳ vọng, UB Tài chính – Ngân sách cho rằng, do nhiều mục tiêu kinh tế quan trọng không đạt như chỉ tiêu Quốc hội đề ra. Việc miễn, giảm, giãn thuế trên diện rộng với nhiều đối tượng trong thời gian tương đối dài dù có tác dụng khuyến khích đối với doanh nghiệp, cá nhân song đã tác động ngược, làm giảm thu không nhỏ.
Trong khi đó, thị trường bất động sản, thị trường tài chính lại trầm lắng dẫn đến thu hẹp không gian khai thác, làm giảm nguồn thu trong lĩnh vực này.
Tổng thu nội địa giảm lớn (ước giảm 17.600 tỷ đồng) chủ yếu giảm ở các khoản thu từ sản xuất kinh doanh. Chính sách kiểm soát hạn chế nhập khẩu hàng tiêu dùng, thực hiện miễn, giảm, giãn thuế, theo đó, tạo nên tác động trực tiếp.
Cùng với việc tăng lương và tốc độ trượt giá, nguồn kinh phí được cấp dành cho chi lương và các khoản có tính chất lương ngày càng cao, chiếm tỷ trọng lớn, dẫn đến nguồn kinh phí tiết kiệm được từ việc giảm biên chế lại rất thấp.
Cơ quan thẩm tra yêu cầu Chính phủ đánh giá sâu hơn, làm rõ kết quả cũng như những bất cập trong áp dụng chính sách thu ngân sách năm 2012, nhất là việc miễn, giảm, giãn thuế.
Một trong những vấn đề lý luận quan trọng được đặt ra trong lần sửa đổi, bổ sung Bộ luật Hình sự lần này là có thể truy cứu trách nhiệm hình sự (TNHS) đối với pháp nhân không. Tại Việt Nam đang có nhiều ý kiến về vấn đề này,, nhưng ở nhiều nước thì việc thừa nhận TNHS của pháp nhân trong luật hình sự là xu thế tất yếu.
Công ty Luật Hưng Nguyên
Từ giữa thế kỷ XIX, một số nước như Anh, Mỹ, Canada, Australia sau một thời gian cải cách pháp luật hình sự đã quay lại áp dụng chế định TNHS của pháp nhân trong thực tiễn xét xử. Bắt đầu vào nửa cuối thế kỷ XIX trở đi, nhiều nước châu Âu cũng quy định nguyên tắc TNHS của pháp nhân trong luật thực định. Chẳng hạn, Hà Lan năm 1950 đối với các tội phạm kinh tế và đến năm 1976 đối với mọi tội phạm, Bồ Đào Nha năm 1982, Pháp năm 1992, Phần Lan năm 1995, Vương quốc Bỉ năm 1999, Thụy Sỹ năm 2003, Luxembourg và Tây Ban Nha năm 2010…
Hiện nay, chế định TNHS của pháp nhân được xây dựng không chỉ trong luật hình sự ở những nước trên mà còn được thừa nhận trong luật hình sự của một số nước châu Á như Nhật Bản, Singapore, Trung Quốc…
Đối với pháp luật quốc tế, TNHS của pháp nhân chính thức được khuyến nghị trong nhiều văn bản pháp luật của Liên hợp quốc và của khu vực. Cụ thể là, khoản 1 Điều 5 Công ước quốc tế về trừng trị việc tài trợ cho khủng bố của Liên hợp quốc, Công ước về bảo vệ môi trường bằng pháp luật hình sự, Công ước của Liên hợp quốc về chống tham nhũng, Khuyến cáo số 12 và số 18 của Ủy ban các Bộ trưởng Hội đồng châu Âu về tình trạng tội phạm về kinh tế, thương mại…
Trong một số điều ước quốc tế mà Việt Nam đã tham gia hoặc phê chuẩn như Công ước của Liên hợp quốc về tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia, Công ước của Liên hợp quốc về chống tham nhũng đều có quy định về việc khuyến nghị các quốc gia thiết lập chế định TNHS của pháp nhân. Mặc dù Việt Nam tuyên bố không bị ràng buộc bởi một số quy định mang tính tùy nghi, không bắt buộc áp dụng của Công ước, trong đó có chế định TNHS của pháp nhân nhưng về lâu dài, các chuyên gia pháp lý cho rằng: Để Việt Nam có thể thực hiện hiệu quả các quy định của các Công ước quốc tế cũng như nhận được sự đồng thuận của các quốc gia trong lĩnh vực phòng, chống tội phạm, đặc biệt là phòng, chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia, tội phạm tham nhũng thì cần nghiên cứu tiếp thu kinh nghiệm lập pháp của các nước và từng bước nội luật hóa vấn đề TNHS của pháp nhân trong pháp luật hình sự nhằm tạo cơ sở pháp lý thống nhất, đồng bộ cho sự hợp tác về các lĩnh vực này.
Không những thế, vấn đề trên cũng đã thể hiện rất rõ trong Quyết định số 445/2010/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch thực hiện Công ước của Liên hợp quốc về chống tham nhũng. Trong đó, có yêu cầu nghiên cứu bổ sung tội danh tham nhũng và quy định pháp nhân là chủ thể của hành vi tham nhũng.
Công ty Luật Hưng Nguyên – theo Uyên San