Luật sư Nguyễn Văn Nguyên phân tích vụ cựu Giám đốc Bệnh viên Bưu điện bị điều tra về tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” điều 281 BLHS

“Hành vi của giám đốc Bệnh viện Bưu Điện có dấu hiệu phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng với số tiền 66 tỷ đồng có thể bị điều tra, truy tố, xét xử theo khoản 3 điều 281 Bộ luật hình sự”, luật sư Nguyễn Văn Nguyên, giám đốc Công ty Luật Hưng Nguyên, đoàn luật sư thành phố Hà Nội nhận định.

Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng Bộ Công an vừa tống đạt quyết định khởi tố bị can, thực hiện lệnh khám xét, bắt tạm giam đối với ông Nguyễn Văn Oai (60 tuổi), cựu giám đốc Bệnh viện Bưu điện (thuộc Tập đoàn Bưu chính viễn thông VN – VNPT).

Báo Nguoiduatin.vn trích đăng bài phân tích của luật sư Nguyễn Văn Nguyên, giám đốc Công ty luật Hưng Nguyên về hành vi mà cựu giám đốc Bệnh viện Bưu Điện đang bị cơ quan công an khởi tố để điều tra:

Hành vi của giám đốc Bệnh viện Bưu điện có đầy đủ dấu hiệu của tội Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ (Điều 281 Bộ luật hình sự). Cụ thể:

Về mặt chủ thể, người lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ phải là chủ thể đặc biệt tức là người có chức vụ quyền hạn, như: Người được bổ nhiệm, được bầu cử, hợp đồng. Người có chức vụ nói trên đây là người do bổ nhiệm, do bầu cử, do hợp đồng hoặc do một hình thức khác, có hưởng lương hoặc không hưởng lương, được giao thực hiện một công vụ nhất định và có quyền hạn nhất định trong khi thực hiện công vụ được quy định tại điều 277 Bộ luật hình sự.

Về mặt khách quan, hành vi của người phạm tội này đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình để làm trái với công vụ tức là chức trách và nhiệm vụ được giao. Về khách thể thì hành vi này xâm phạm hoạt động đúng đắn của cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội, quyền và lợi ích của công dân.

Xét trên yếu tố mặt chủ quan, lỗi của người phạm tội là lỗi cố ý. Người phạm tội biết được hành vi của mình là trái pháp luật, vi phạm điều cấm, không được phép nhưng vì vụ lợi, vì động cơ cá nhân mà vẫn bất chấp và vẫn thực hiện. Động cơ thực hiện tội phạm và vì vụ lợi, động cơ cá nhân khác như củng cố địa vị, uy tín… cá nhân.

Mục đích của hành vi là nhằm chiếm đoạt lợi ích vật chất hoặc củng cố địa vị uy tín cá nhân.. Hành vi lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ được coi là hoàn thành khi gây ra hậu quả cho nhà nước, xã hội, quyền và lợi ích của công dân.

Hành vi của Cựu giám đốc Bệnh viện Bưu Điện có dấu hiệu phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng với số tiền 66 tỷ đồng có thể bị điều tra, truy tố, xét xử theo khoản 3 điều 281 Bộ luật hình sự với khung hình phạt từ mười năm đến mười lăm năm.

Ngoài ra, người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ một năm đến năm năm, có thể bị phạt tiền từ ba triệu đồng đến ba mươi triệu đồng.

Trước đó, cơ quan điều tra đã khởi tố vụ án “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ” xảy ra tại Bệnh viện Bưu điện. Quá trình xác minh đơn thư tố cáo tiêu cực tại Bệnh viện Bưu điện, CQĐT phát hiện trong thời gian giữ chức giám đốc, ông Nguyễn Văn Oai đã chỉ đạo một số cán bộ dưới quyền lập khống chứng từ, báo cáo sai sự thật số bệnh nhân điều trị tại bệnh viện này để được Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam hỗ trợ khoản tiền hơn 66 tỷ đồng. Phần lớn số tiền trên được ông Oai chia cho cán bộ nhân viên BV và mua sắm trang thiết bị.Ông Nguyễn Văn Oai (SN 1953, quê ở Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương) tốt nghiệp Đại học Y Hà Nội chuyên khoa nội năm 1978.

Năm 1979, bác sĩ Nguyễn Văn Oai lên đường nhập ngũ. Năm 1985, sau một thời gian dài phục vụ trong quân ngũ, bác sĩ Nguyễn Văn Oai chuyển ngành và được điều về làm việc tại Bệnh viện Y học dân tộc Hà-Nam-Ninh.

Từ năm 1986 đến năm 1995, ông Oai là PGĐ Bệnh viện Y học dân tộc Hà-Nam-Ninh; từ năm 1996 chuyển về Bệnh viện Bưu điện.

Năm 1997, bác sĩ Nguyễn Văn Oai được phong tặng danh hiệu “Thầy thuốc Ưu tú”; tháng 3/2008 được phong danh hiệu cao quý “Thầy thuốc Nhân dân”.

Ông Nguyễn Văn Oai giữ chức vụ giám đốc bệnh viện Bưu điện từ năm 1997 đến năm 2012. Dưới thời kỳ ông làm lãnh đạo, bệnh viện Bưu điện được coi như điểm sáng trong ngành y với danh xưng “Bệnh viện không phong bì”. Theo nguoiduatin.vn

Công ty luật tại Hà Nội: Hỗ trợ DN xúc tiến thương mại tại Ấn Độ và Bangladesh

Luật sư tư vấn đầu tư – Văn phòng luật sư Hưng Nguyên  – Dự kiến từ ngày 17-24/12/2013, Bộ Công Thương sẽ tổ chức đoàn gồm 15 doanh nghiệp xúc tiến thương mại tại thành phố New Dehli (Ấn Độ) và thành phố Dhaka (Bangladesh). Các doanh nghiệp sau khi được lựa chọn tham gia chương trình sẽ được nhà nước hỗ trợ tiền vé máy bay khứ hồi từ Việt Nam sang Ấn Độ và Bangladesh; và chi phí tổ chức Diễn đàn doanh nghiệp.

Hoạt động này nằm trong Chương trình Xúc tiến thương mại quốc gia năm 2013.

Các doanh nghiệp tham gia lần này tập trung vào các ngành hàng như điện thoại các loại và linh kiện, máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng, cao su, cà phê, hạt tiêu, dược phẩm, xơ, sợi dệt các loại, hạt điều, chất dẻo, thức ăn gia súc và nguyên liệu, ngô, bông, xi măng, clinker, hoá chất, nguyên phụ liệu dệt may da giày… Đây là những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam mà hai thị trường này có nhu cầu cao.

Hiện Ấn Độ là thị trường lớn nhất của Việt Nam tại khu vực Nam Á và cũng là đối tác thương mại lớn thứ 6 của Việt Nam. Kể từ sau khi Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN – Ấn Độ (AITIG) được ký kết vào năm 2009. Năm 2012, kim ngạch thương mại giữa Việt Nam và Ấn Độ đạt gần 4 tỷ USD, trong đó, Việt Nam xuất khẩu đạt 1,8 tỷ USD và nhập khẩu đạt 2,2 tỷ USD.

Cà phê là một trong những sản phẩm chủ lực của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Ấn Độ và Bangladesh

Ấn Độ đang tích cực triển khai chính sách “Hướng Đông” nhằm tăng cường quan hệ với các nước thuộc khu vực Đông Á, đặc biệt là khu vực ASEAN. Hai nước Việt Nam – Ấn Độ đang từng bước phấn đấu đạt được mục tiêu kim ngạch thương mại hai chiều lên 7 tỷ USD.

Trong khi đó, Bangladesh là thị trường có nhiều tiềm năng tại khu vực Nam Á, với dân số trên 160 triệu người và sức tiêu thụ lớn.

Trong cơ cấu ngoại thương với Bangladesh, Việt Nam luôn ở thế xuất siêu. Năm 2012, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Bangladesh đạt gần 390 triệu USD, trong đó Việt Nam xuất khẩu đạt xấp xỉ 353 triệu USD và nhập khẩu đạt 36 triệu USD.

Mặc dù giữa Việt Nam và Bangladesh có nhiều điểm tương đồng trong cơ cấu sản xuất hàng xuất khẩu, song vẫn còn nhiều lĩnh vực ngành hàng có thể bổ sung cho nhau từ hàng hoá phục vụ sản xuất tới tiêu dùng dân sinh.

Được biết, trong chương trình công tác tại Ấn Độ và Bangladesh, Bộ Công thương sẽ phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam – Ấn Độ tại thành phố New Dehli và Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam – Bangladesh tại thành phố Dhaka.

Bên cạnh đó, Bộ Công Thương sẽ tổ chức cho đoàn doanh nghiệp Việt Nam tham quan Hội chợ Thương mại ASEAN- Ấn Độ (IABF) với sự tham gia của Ấn Độ và 10 nước ASEAN. Đây là những cơ hội tốt để các doanh nghiệp trực tiếp gặp gỡ, thảo luận, tiến hành giao thương, tìm kiếm các cơ hội hợp tác với các đối tác Ấn Độ và Bangladesh nhằm thiết lập quan hệ làm ăn và đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang những thị trường này.

Các doanh nghiệp sau khi được lựa chọn tham gia chương trình sẽ được nhà nước hỗ trợ tiền vé máy bay khứ hồi từ Việt Nam sang Ấn Độ và Bangladesh; và chi phí tổ chức Diễn đàn doanh nghiệp. Các chi phí khác bao gồm: lệ phí visa, tiền khách sạn, tiền ăn uống, xe ô tô đi lại, lệ phí tham quan các sự kiện thương mại, các chi phí phát sinh khác theo yêu cầu của doanh nghiệp… trong thời gian làm việc tại Ấn Độ và Bangladesh do doanh nghiệp tự chi trả.

Các doanh nghiệp quan tâm, gửi hồ sơ đăng ký tham gia gồm:

– Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (sao y bản chính, đóng dấu đơn vị)

– Báo cáo hoạt động kinh doanh trong 2 năm gần đây của doanh nghiệp

– Đơn đăng ký tham gia (theo mẫu gửi kèm)

– Quyết định cử nhân sự tham gia Chương trình

– Hộ chiếu của người tham gia còn hiệu lực kèm 04 ảnh 4×6, tiền đặt cọc thuê khách sạn và lệ phí visa là 500 USD

Hồ sơ gửi trước thứ 6, ngày 23/ 8/2013, theo địa chỉ sau:

Vụ Thị trường Châu Phi, Tây Á, Nam Á – Bộ Công Thương

Địa chỉ: 54 Hai Bà Trưng, Hà Nội

Điện thoại: 04 22205479-Fax: 04 22205517

Người liên hệ: Ông Lê Phương.

ĐTDĐ: 091 238 1997, Email: PhuongL@moit.gov.vn

Theo Bao Dau Tu

>>>Mẫu Đăng ký tham gia xúc tiến thương mại Ấn Độ và Bangladesh

công ty luật hà nội, cong ty luat ha noi, tư vấn đầu tư, tu van dau tu, dịch vụ tư vấn luật, luật đầu tư, luật thương mại, đầu tư ra nước ngoài

Đầu tư sang Singapore: hấp dẫn nhưng không dễ dàng

Nhiều doanh nghiệp tại hội thảo “Cơ hội đầu tư ra nước ngoài cho doanh nghiệp Việt Nam” tỏ ra quan tâm nhiều đến thị trường Singapore, nhưng theo các diễn giả việc đầu tư vào nước này cần một số cân nhắc.

công ty luật hà nội

Theo diễn giả Pádraig Seif, luật sư, cố vấn pháp luật đến từ Singapore, việc đầu tư vào nước này được nhiều nhà đầu tư xem xét bởi Singapore có hệ thống ngân hàng đáng tin cậy, dịch vụ hỗ trợ tốt, nằm ở vị trí địa lý thuận lợi, giao dịch đơn giản. Đồng thời đây là nước có hạ tầng hiện đại, người dân biết nhiều thứ tiếng…. Ông này cho rằng đây là thời điểm nhiều công ty nhỏ gặp khó, nên giá cổ phiếu sẽ thấp, rất thuận tiện cho những người có tiềm lực tài chính muốn mua lại.

Đồng thời, ở Singapore, muốn thành lập công ty, cá nhân, tổ chức chỉ cần vốn pháp định 1 đô la Singapore. Tuy vậy, những đòi hỏi phải minh bạch về mọi vấn đề tài chính. Và điều kiện cần là trong ban giám đốc phải có một người Singapore.

Tuy vậy, ông Pádraig Seif cũng cho biết việc đầu tư vào nước này cũng đòi hỏi người nước ngoài phải nắm rõ một số luật lệ của Singapore, như các thủ tục pháp lý làm sao cho nhanh chóng, thuận tiện, và làm sao để được giảm, miễn thuế. Thuế thu nhập doanh nghiệp ở Singapore khoảng 16%, nhưng nếu thuê nhân công ở nước sở tại sẽ được giảm thêm. Đồng thời, việc vay vốn ngân hàng ở Singapore không dễ, phải thế chấp bằng bất động sản, không phải thế chấp bằng máy móc thiết bị, lãi suất vay cũng dao động ở mức lớn. Ngân hàng có thể cho vay lãi suất chỉ 1% nhưng cũng có thể lên đến 18-19%, tùy theo việc đánh giá tín dụng.

Vì chi phí thành lập rẻ nên vẫn tồn tại một số công ty làm ăn chụp giựt, dẫn đến việc các đối tác ở Việt Nam có thể mất tiền khi xuất sang Singapore như đối tác không trả tiền hàng. Trong trường hợp này, công ty Việt Nam nên thuê luật sư, để kiện đòi tiền lại. Nhưng nên tuân thủ nguyên tắc “tiền trao cháo múc” để đảm bảo hàng hóa được thanh toán đầy đủ.

Một số doanh nghiệp có mặt tại hội thảo tỏ ra quan tâm đến việc bỏ vốn đầu tư tại Singapore vào các ngành cơ khí, phần mềm, đều là doanh nghiệp nhỏ… Nhưng sau khi nghe các diễn giả trình bày, đa phần đều cho rằng sẽ xem xét kỹ lưỡng vì đầu tư vào thị trường này sẽ không dễ dàng.

Singapore là nước đứng thứ 6 về lượng vốn trong số các nước mà Việt Nam đầu tư trong năm 2012. Cụ thể đã có 4 dự án được triển khai, với tổng vốn 63 triệu đô la Mỹ. Tính đến hết năm ngoài, Việt Nam đã triển khai 46 dự án tại Singapore với 149 triệu đô la Mỹ, đứng thứ 10 trong các nước mà Việt Nam đầu tư. Đầu tư vào Singapore chủ yếu vẫn là doanh nghiệp nhà nước hoặc doanh nghiệp cổ phần có vốn nhà nước chi phối.

Hội thảo “Cơ hội đầu tư ra nước ngoài cho doanh nghiệp Việt Nam” do báo Doanh nhân Sài Gòn tổ chức vào cuối tuần qua tại TPHCM.

(TBKTSG Online)

luật sư hà nội, công ty luật hà nội, luật đầu tư, đầu tư ra nước ngoài, đầu tư singapore

Văn bản luật liên quan tới lĩnh vực đầu tư

Số/Ký hiệu Ngày ban hành Trích yếu
77/2013/TT-BTC 04/06/2013 Về việc qui định lãi suất cho vay tín dụng đầu tư, tín dụng xuất khẩu của Nhà nước và mức chênh lệch lãi suất được tính hỗ trợ sau đầu tư
54/2013/NĐ-CP 22/05/2013 Về bổ sung Nghị định số 75/2011/NĐ-CP ngày 30 tháng 8 năm 2011 của Chính phủ về tín dụng đầu tưvà tín dụng xuất khẩu của Nhà nước
08/2013/TT-BXD 17/05/2013 Hướng dẫn một số nội dung về lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình thủy điện Lai Châu
07/2013/QĐ-UBND 15/05/2013 V/v ban hành Quy chế phối hợp trong giải quyết các thủ tục hành chính theo mô hình “một cửa liên thông” đối với các dự án đầu tư ngoài các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Ninh Bình
37/2013/NĐ-CP 22/04/2013 Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 138/2007/NĐ-CP ngày 28 tháng 8 năm 2007 về tổ chức và hoạt động của Quỹ đầu tư phát triển địa phương
08/2013/TT-BCT 22/04/2013 Quy định chi tiết về hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam
07/2013/QĐ-UBND 11/04/2013 Về việc sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Quyết định số 29/2010/QĐ-UBND ngày 09/09/2010 của Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa “Quy định việc lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình, chi phí lập quy hoạch xây dựng và chi phí dịch vụ công ích đô thị trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa”
03/2013/QĐ-UBND 29/03/2013 Ban hành Quy định thực hiện cơ chế “một cửa liên thông” trong giải quyết một số thủ tục đầu tư đối với một số dự án đầu tư ngoài các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Thọ
18/2013/QĐ-UBND 22/03/2013 Ban hành trình tự, thủ tục và cơ chế, chính sách thu hút đầu tư vào Khu công nghiệp – Đô thị Tân Phú
31/2013/TT-BTC 18/03/2013 Hướng dẫn cơ chế quản lý tài chính Chương trình xúc tiến đầu tư quốc gia
04/2013/QĐ-UBND 08/03/2013 Về việc quy định cơ chế hỗ trợ xi măng để đầu tư các công trình đường thôn, xóm, đường ra đồng thực hiện Chương trình Xây dựng nông thôn mới tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2012 – 2015
02/2013/TT-BXD 08/03/2013 Hướng dẫn việc điều chỉnh cơ cấu căn hộ các dự án nhà ở thương mại, dự án đầu tư xây dựng khu đô thị và chuyển đổi nhà ở thương mại sang làm nhà ở xã hội hoặc công trình dịch vụ
05/2013/QĐ-UBND 25/02/2013 Về việc phân cấp, uỷ quyền thực hiện quyết định đầu tư và quy định về đấu thầu các dự án đầu tư xây dựng công trình sử dụng vốn ngân sách Nhà nước trên địa bàn tỉnh An Giang
17/2013/TT-BTC 19/02/2013 Sửa đổi Khoản 1 Điều 6 Thông tư số 10/2011/TT-BTC ngày 26/01/2011 của Bộ Tài chính quy định về quản lý, sử dụng chi phí quản lý dự án của các dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn ngân sách nhà nước
03/2013/QĐ-UBND 06/02/2013 Ban hành Quy chế phối hợp trong giải quyết thủ tục đầu tư trên địa bàn tỉnh Tiền Giang
07/2013/QĐ-UBND 05/02/2013 Về việc: Bãi bỏ, bổ sung một số khoản của Quy định ban hành kèm theo Quyết định số 02/2010/QĐ-UBND ngày 18/01/2010 và Quyết định số 48/2011/QĐ-UBND ngày 26/11/2011 của Ủy ban nhân dân Thành phố về thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư và làm nhà ở nông thôn tại điểm dân cư nông thôn trên địa bàn Thành phố Hà Nội
10/2013/TTLT-BNNPTNT-BKHĐT 01/02/2013 Hướng dẫn quản lý, sử dụng vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước thực hiện Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011 – 2020 theo Quyết định số 57/QĐ-TTg ngày 09/01/2012 của Thủ tướng Chính phủ
06/2013/QĐ-UBND 24/01/2013 Quy định mức thu phí đấu giá, phí tham gia đấu giá tài sản và phí tham gia đấu giá quyền sử dụng đất trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
02/2013/QĐ-UBND 22/01/2013 Về việc ban hành Quy định quy trình đầu tư và chính sách ưu đãi đầu tư xây dựng mới các chợ trên địa bàn tỉnh Bến Tre
06/2013/QĐ-UBND 21/01/2013 V/v bổ sung một số nội dung Quy định về cơ chế, chính sách hỗ trợ, khuyến khích đầu tư các xã xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011 – 2015 tỉnh Hà Nam ban hành kèm theo Quyết định số 15/2011/QĐ-UBND ngày 24/5/2011 và Quyết định số 04/2012/QĐ-UBND ngày 30/3/2012
09/2013/TT-BTC 17/01/2013 Sửa đổi Thông tư số 104/2012/TT-BTC ngày 25/6/2012 của Bộ Tài chính qui định lãi suất cho vay tín dụng đầu tư, tín dụng xuất khẩu của Nhà nước và mức chênh lệch lãi suất được tính hỗ trợ sau đầu tư
11/2013/NĐ-CP 14/01/2013 Về quản lý đầu tư phát triển đô thị
02/2013/QĐ-UBND 14/01/2013 V/v ban hành Quy chế phối hợp tổ chức và quản lý công tác dạy nghề trên địa bàn tỉnh Ninh Bình
02/2013/QĐ-UBND 14/01/2013 Về việc Quy định tạm thời một số nội dung quản lý nguồn vốn hỗ trợ từ ngân sách nhà nước cho Dự ánđầu tư Hệ thống cấp nước cho Khu kinh tế Vũng Áng
10/2013/NĐ-CP 11/01/2013 Quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ
05/2013/NĐ-CP 09/01/2013 Sửa đổi, bổ sung một số điều quy định về thủ tục hành chính của Nghị định số 43/2010/NĐ-CP ngày 15 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp
03/2013/QĐ-UBND 09/01/2013 Ban hành Quy định về một số nhiệm vụ quản lý đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
01/2013/QĐ-UBND 05/01/2013 Ban hành Quy định một số chính sách ưu đãi và hỗ trợ đầu tư trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
03/2013/NĐ-CP 04/01/2013 Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị quyết số 49/2010/QH12 ngày 19 tháng 6 năm 2010 của Quốc hội về dự án, công trình quan trọng quốc gia trình Quốc hội quyết định chủ trươngđầu tư
43/2012/TT-BCT 27/12/2012 Quy định về quản lý quy hoạch, đầu tư xây dựng dự án thủy điện và vận hành khai thác công trình thủy điện

Văn bản pháp luật liên quan tới Hải quan và xuất nhập khẩu

Số/Ký hiệu Ngày ban hành Trích yếu
59/2013/TT-BTC 08/05/2013 Hướng dẫn thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan đối với một số loại hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu và gửi kho ngoại quan
104/2012/NĐ-CP 05/12/2012 Quy định đối với tàu quân sự nước ngoài đến nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
208/2012/TT-BTC 30/11/2012 Sửa đổi mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đối với mặt hàng xăng máy bay, nhiên liệu bay thuộc nhóm 2710 tại Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi
207/2012/TT-BTC 29/11/2012 Hướng dẫn xác định giá bán thuốc lá còn chất lượng nhập lậu bị tịch thu cho doanh nghiệp thực hiện tái xuất và việc quản lý, sử dụng nguồn thu từ tái xuất thuốc lá theo Quyết định số 1112/QĐ-TTg ngày 21/8/2012 của Thủ tướng Chính phủ
201/2012/TT-BTC 16/11/2012 Hướng dẫn chính sách thuế đối với hàng nông sản chưa qua chế biến do phía Việt Nam hỗ trợ đầu tư, trồng tại Campuchia nhập khẩu về nước
34/2012/TTLT-BCT-BTNMT 15/11/2012 Hướng dẫn về điều kiện nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất
196/2012/TT-BTC 15/11/2012 Quy định thủ tục hải quan điện tử đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thương mại
94/2012/NĐ-CP 12/11/2012 Về sản xuất, kinh doanh rượu
87/2012/NĐ-CP 23/10/2012 Quy định chi tiết một số điều của Luật hải quan về thủ tục hải quan điện tử đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thương mại
80/2012/NĐ-CP 08/10/2012 Về quản lý cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá
27/2012/TT-BCT 26/09/2012 Quy định tạm ngừng áp dụng chế độ cấp giấy phép nhập khẩu tự động đối với một số mặt hàng theo quy định tại Thông tư số 24/2010/TT-BCT  ngày 28 tháng 5 năm 2010
47/2012/TT-BNNPTNT 25/09/2012 Quy định về quản lý khai thác từ tự nhiên và nuôi động vật rừng thông thường
154/2012/TT-BTC 18/09/2012 Sửa đổi mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đối với các mặt hàng thuộc mã số 2815.11.00 và mã số 2842.10.00 tại Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi
153/2012/TT-BTC 17/09/2012 Hướng dẫn việc in, phát hành, quản lý và sử dụng các loại chứng từ thu tiền phí, lệ phí thuộc ngân sách nhà nước
148/2012/TT-BTC 11/09/2012 Hướng dẫn thực hiện mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đối với một số mặt hàng thuộc nhóm 2710 tại Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi
04/2012/TT-BNG 06/09/2012 Hướng dẫn trình tự, thủ tục mở chính thức, mở mới, nâng cấp cửa khẩu, đường qua lại biên giới trên đất liền Việt Nam – Trung Quốc
04/2012/TT-BKHĐT 13/08/2012 Ban hành danh mục máy móc, thiết bị, phụ tùng thay thế, phương tiện  vận tải chuyên dùng, nguyên liệu, vật tư, bán thành phẩm  trong nước đã sản xuất được
30/2012/TT-BGTVT 01/08/2012 Quy định chi tiết Chương trình an ninh hàng không dân dụng Việt Nam và kiểm soát chất lượng an ninh hàng không dân dụng
37/2012/TT-BNNPTNT 30/07/2012 Ban hành Danh mục sửa đổi, bổ sung sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường nuôi trồng thuỷ sản được phép lưu hành tại Việt Nam
36/2012/TT-BNNPTNT 30/07/2012 Ban hành Danh mục sửa đổi, bổ sung sản phẩm thức ăn thuỷ sản được phép lưu hành tại Việt Nam
119/2012/TT-BTC 20/07/2012 Sửa đổi, bổ sung Thông tư số 157/2011/TT-BTC ngày 14/11/2011 của Bộ Tài chính ban hành Biểu thuế xuất khẩu, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi theo danh mục mặt hàng chịu thuế
117/2012/TT-BTC 19/07/2012 Hướng dẫn về hành nghề dịch vụ làm thủ tục về thuế
114/2012/TT-BTC 18/07/2012 Sửa đổi mức thuế suất thuế xuất khẩu đối với mặt hàng   dừa quả thuộc nhóm 0801 trong Biểu thuế xuất khẩu
07/2012/TT-BVHTTDL 16/07/2012 Hướng dẫn Nghị định số 32/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ về quản lý xuất khẩu, nhập khẩu văn hóa phẩm không nhằm mục đích kinh doanh
111/2012/TT-BTC 04/07/2012 Ban hành Danh mục hàng hoá và thuế suất thuế nhập khẩu để áp dụng hạn ngạch thuế quan
110/2012/TT-BTC 03/07/2012 Sửa đổi, bổ sung một số Điều của Quyết định số 33/2008/QĐ-BTC ngày 02/6/2008 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về Hệ thống Mục lục ngân sách nhà nước
109/2012/TT-BTC 03/07/2012 Hướng dẫn thực hiện mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đối với  một số mặt hàng thuộc nhóm 2710 tại Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi
ăn chăn nuôi gia súc, gia cầm được phép lưu hành tại Việt Nam

Thủ tục Cấp phép xây dựng

Luật sư tư vấn luật đầu tư –  THỦ TỤC CẤP GIẤY PHÉP XÂY DỰNG (Quy định tại nghị định của chính phủ số 16/2005/NĐ-CP ngày 07 tháng 02 năm 2005 về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình và Thông tư của Bộ Xây dựng số 09/2005/TT-BXD ngày 06 tháng 5 năm 2005 hướng dẫn một số nội dung về giấy phép xây dựng)

   Hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng công trình và nhà ở đô thị

1. Đơn xin cấp giấy phép xây dựng. Trường hợp xin cấp giấy phép xây dựng tạm có thời hạn thì trong đơn xin cấp giấy phép xây dựng còn phải có cam kết tự phá dỡ công trình khi Nhà nước thực hiện giải phóng mặt bằng.

2. Bản sao một trong những giấy tờ về quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai có công chứng.

3. Bản vẽ thiết kế thể hiện được vị trí mặt bằng, mặt cắt, mặt đứng điển hình; mặt bằng móng của công trình; sơ đồ vị trí hoặc tuyến công trình; sơ đồ hệ thống và điểm đấu nối kỹ thuật cấp điện, cấp nước, thoát nước; ảnh chụp hiện trạng (đối với công trình sửa chữa, cải tạo yêu cầu phải có giấy phép xây dựng).

Thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng

1. Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh uỷ quyền cho Giám đốc Sở Xây dựng cấp giấy phép xây dựng đối với các công trình xây dựng cấp đặc biệt, cấp I theo phân cấp công trình tại Nghị định quản lý chất lượng công trình xây dựng; công trình tôn giáo; công trình di tích lịch sử – văn hoá; công trình tượng đài, quảng cáo, tranh hoành tráng thuộc địa giới hành chính do mình quản lý; những công trình trên các tuyến, trục đường phố chính đô thị do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh đó quy định.

2. Uỷ ban nhân dân cấp huyện cấp giấy phép xây dựng các công trình còn lại và nhà ở riêng lẻ ở đô thị thuộc địa giới hành chính do huyện quản lý, trừ các công trình quy định tại khoản 1 Điều này.

3. Uỷ ban nhân dân xã cấp giấy phép xây dựng nhà ở riêng lẻ ở những điểm dân cư nông thôn đã có quy hoạch xây dựng được duyệt thuộc địa giới hành chính do xã quản lý theo quy định của Uỷ ban nhân dân huyện.

Gia hạn giấy phép xây dựng

1. Trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày được cấp giấy phép xây dựng mà công trình chưa khởi công thì người xin cấp giấy phép xây dựng phải xin gia hạn giấy phép xây dựng.

2. Hồ sơ xin gia hạn giấy phép xây dựng bao gồm:

  •  Đơn xin gia hạn giấy phép xây dựng;
  • Bản chính giấy phép xây dựng đã được cấp.

3. Thời gian xét cấp gia hạn giấy phép xây dựng chậm nhất là 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

4. Cơ quan cấp giấy phép xây dựng là cơ quan gia hạn giấy phép xây dựng.

Theo Cụcđầu tư

Công ty luật hưng nguyên

Thủ tục Tuyển dụng và quản lý lao động

Luật sư tư vấn luật đầu tư – TUYỂN DỤNG VÀ QUẢN LÝ LAO ĐỘNG NƯỚC NGOÀI LÀM VIỆC TẠI VIỆT NAM Người sử dụng lao động được tuyển lao động nước ngoài với tỷ lệ không quá 3% so với số lao động hiện có của doanh nghiệp, nhưng nhiều nhất không quá 50 người, ít nhất cũng được tuyển 01 người.

ĐIỀU KIỆN CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG NƯỚC NGOÀI

Người sử dụng lao động được tuyển lao động nước ngoài khi người lao động nước ngoài có đủ các điều kiện sau :

  • Đủ 18 tuổi trở lên.
  • Có sức khoẻ phù hợp với yêu cầu công việc.
  • Có chuyên môn kỹ thuật cao (bao gồm: kỹ sư hoặc người có trình độ tương đương kỹ sư trở lên; nghệ nhân những ngành nghề truyền thống), có nhiều kinh nghiệm trong nghề nghiệp, trong điều hành sản xuất, quản lý hoặc những công việc quản lý mà lao động Việt Nam chưa đáp ứng được.
  • Không có tiền án, tiền sự về tội xâm phạm an ninh quốc gia theo quy định của pháp luật Việt Nam; không có tiền án, tiền sự về tội hình sự khác; không thuộc diện đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, đang chấp hành hình phạt, chưa được xoá án theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật nước ngoài.
  • Có giấy phép lao động đối với người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam từ đủ 03 (ba) tháng trở lên, do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam cấp, trừ các trường hợp không phải cấp giấy phép lao động quy định dưới đây:
  • Người lao động nước ngoài vào Việt Nam làm việc dưới 03 (ba) tháng hoặc để xử lý trong trường hợp khẩn cấp (trường hợp khẩn cấp được quy định là những sự cố, tình huống kỹ thuật, công nghệ phức tạp nẩy sinh làm ảnh hưởng hoặc có nguy cơ ảnh hưởng tới sản xuất, kinh doanh mà các chuyên gia Việt Nam và các chuyên gia nước ngoài hiện đang ở Việt Nam không xử lý được).
  • Người nước ngoài là thành viên Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc, Giám đốc, Phó Giám đốc các doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam và có tư cách pháp nhân.
  • Người nước ngoài là Trưởng Văn phòng đại diện, Trưởng Chi nhánh tại Việt Nam.
  • Luật sư nước ngoài đã được Bộ Tư pháp cấp giấy phép hành nghề Luật sư tại Việt Nam theo quy định của pháp luật.
                                                  


HỒ SƠ, TRÌNH TỰ TUYỂN LAO ĐỘNG NƯỚC NGOÀI.

 Hồ sơ xin làm việc : người lao động nước ngoài nộp 02 (hai) bộ hồ sơ cho người sử dụng lao động, một bộ hồ sơ do người sử dụng lao động quản lý và một bộ hồ sơ để người sử dụng lao động làm thủ tục xin cấp giấy phép lao động. Mỗi bộ hồ sơ bao gồm :
  • Đơn xin làm việc;
  • Phiếu lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền của nước mà người lao động cư trú cấp. Trường hợp, người nước ngoài đã cư trú tại Việt Nam từ 06 (sáu) tháng trở lên thì ngoài phiếu lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp còn phải có phiếu lý lịch tư pháp do Sở Tư pháp của Việt Nam nơi người nước ngoài đang cư trú cấp;
  • Bản lý lịch tự thuật của người nước ngoài theo mẫu do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định và có dán ảnh;
  • Giấy chứng nhận sức khoẻ được cấp ở nước ngoài. Trường hợp, người nước ngoài đang cư trú ở Việt Nam thì giấy chứng nhận sức khoẻ cấp theo quy định của Bộ Y tế Việt Nam;
  •  Bản sao chứng chỉ về trình độ chuyên môn, tay nghề của người nước ngoài, bao gồm: bằng tốt nghiệp đại học hoặc trình độ tương đương trở lên, hoặc giấy chứng nhận về trình độ tay nghề của người lao động nước ngoài do cơ quan có thẩm quyền cấp theo quy định của nước đó.
  • Đối với người lao động nước ngoài là nghệ nhân những ngành nghề truyền thống hoặc người có kinh nghiệm trong nghề nghiệp, trong điều hành sản xuất, quản lý mà không có chứng chỉ thì phải có:
  • Bản nhận xét về trình độ chuyên môn, tay nghề và trình độ quản lý được cơ quan có thẩm quyền của nước mà người đó mang quốc tịch xác nhận;
  •  Ba ảnh mầu (kích thước 3cm x 4cm, đầu để trần, chụp chính diện, rõ mặt, rõ hai tai, không đeo kính), ảnh chụp không quá 01 (một) năm.
  • Các giấy tờ quy định trong hồ sơ nêu trên do cơ quan, tổ chức nước ngoài cấp hoặc công chứng, chứng thực phải được hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật Việt Nam và dịch ra tiếng Việt; bản dịch, bản sao phải được công chứng theo quy định của pháp luật Việt Nam.

THỦ TỤC, TRÌNH TỰ TUYỂN LAO ĐỘNG NƯỚC NGOÀI :

Đối với người sử dụng lao động :

  • Người sử dụng lao động phải đăng trên báo trung ương hoặc địa phương 03 (ba) số liền về nhu cầu tuyển lao động và thông báo đầy đủ các yêu cầu công việc và các quyền lợi của người lao động và người sử dụng lao động trong quá trình tuyển, khi làm việc và khi thôi việc.
  • Người sử dụng lao động phải làm thủ tục xin cấp giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam theo quy định như trên, sau khi người lao động nước ngoài nộp hồ sơ có đầy đủ các giấy tờ.

Đối với người lao động nước ngoài :

  • Người nước ngoài muốn làm việc tại Việt Nam phải nghiên cứu đầy đủ các quy định của pháp luật Việt Nam mà người sử dụng lao động cung cấp; đồng thời, phải chuẩn bị các giấy tờ cần thiết và thực hiện theo đúng quy định của Nghị định này.
  • Người nước ngoài muốn làm việc tại Việt Nam phải nộp hồ sơ xin làm việc
 Khi có giấy phép lao động, người lao động và người sử dụng lao động phải tiến hành giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản (trừ đối tượng người lao động nước ngoài do phía nước ngoài cử vào Việt Nam để làm việc), người sử dụng lao động có trách nhiệm gửi bản sao hợp đồng lao động đã giao kết về cơ quan đã cấp giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài đó. Nội dung công việc trong hợp đồng lao động không được trái với nội dung công việc ghi trong giấy phép lao động đã được cấp.

CẤP GIẤY PHÉP LAO ĐỘNG.

Người lao động nước ngoài làm việc cho doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức tại Việt Nam phải có giấy phép lao động. Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cấp giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài theo mẫu do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định.

 Hồ sơ xin cấp giấy phép lao động, gồm :
  • Văn bản đề nghị cấp giấy phép lao động của người sử dụng lao động theo mẫu do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định.
  • Hồ sơ xin làm việc của người lao động nước ngoài

Thời hạn của giấy phép lao động: thời hạn của giấy phép lao động được cấp theo thời hạn của hợp đồng lao động (đối với đối tượng giao kết hợp đồng lao động) hoặc theo quyết định của phía nước ngoài cử người lao động sang Việt Nam làm việc, nhưng không quá 36 tháng.

 Đối với các đối tượng không phải cấp giấy phép lao động thì người sử dụng lao động có trách nhiệm báo cáo với Sở Lao động – Thương binh và Xã hội địa phương (nơi doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức đóng trụ sở chính) danh sách trích ngang về người nước ngoài, bao ồm : họ tên, tuổi, quốc tịch, số hộ chiếu, ngày bắt đầu và ngày kết thúc làm việc, công việc đảm nhận của người nước ngoài. Báo cáo trước 07 (bảy) ngày khi người lao động nước ngoài bắt đầu làm việc.

Đối với người nước ngoài vào Việt Nam làm việc để thực hiện các loại hợp đồng (trừ hợp đồng lao động) giữa doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức ở Việt Nam với doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức ở nước ngoài thì doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức ở Việt Nam cũng thực hiện việc báo cáo như đối với người nước ngoài vào làm việc cho doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức tại Việt Nam với thời hạn làm việc dưới 03 (ba) tháng.

GIA HẠN GIẤY PHÉP LAO ĐỘNG

Gia hạn giấy phép lao động trong trường hợp người sử dụng lao động đã có kế hoạch và đang tiến hành đào tạo người lao động Việt Nam để thay thế cho công việc mà người lao động nước ngoài đang đảm nhận, nhưng người lao động Việt Nam chưa thay thế được. Không gia hạn giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài bị xử lý kỷ luật lao động theo quy định tại điểm b, điểm c, khoản 1 Điều 84 của Bộ Luật Lao độngđã được sửa đổi, bổ sung.

 Hồ sơ xin gia hạn giấy phép lao động:
  • Người sử dụng lao động làm đơn xin gia hạn giấy phép lao động theo quy định của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội. Trong đó phải nêu rõ lý do chưa đào tạo được người Việt Nam để thay thế, họ tên những người Việt Nam đã và đang đào tạo, kinh phí đào tạo, thời gian đào tạo, địa điểm đào tạo để thay thế người lao động nước ngoài.
  • Bản sao hợp đồng lao động hoặc văn bản của phía nước ngoài cử người nước ngoài tiếp tục làm việc ở Việt Nam (có xác nhận của người sử dụng lao động).
  • Giấy phép lao động đã được cấp.

Thời hạn gia hạn của giấy phép lao động:

 Thời hạn gia hạn của giấy phép lao động phụ thuộc vào thời gian làm việc tiếp của người lao động nước ngoài cho người sử dụng lao động được xác định trong hợp đồng lao động hoặc văn bản của phía nước ngoài cử người nước ngoài tiếp tục làm việc ở Việt Nam, thời hạn gia hạn tối đa là 36 (ba mươi sáu) tháng. Đối với các trường hợp hết thời hạn gia hạn lần thứ nhất, mà vẫn chưa đào tạo được người lao động Việt Nam thay thế thì giấy phép lao động được tiếp tục gia hạn nếu được sự chấp thuận của Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức đóng trụ sở chính.
Theo cục đầu tư
Công ty luật Hưng Nguyên

Thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu và nhập khẩu thương mại

Luật sư tư vấn luật đầu tư – Thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu và nhập khẩu thương mại

Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu thương mại , bao gồm:

  • Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu theo hợp đồng thương mại;
  • Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu theo loại hình tạm nhập tái xuất;
  • Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu theo loại hình chuyển khẩu
  • Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu theo loại hình nhập nguyên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu;
  • Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu để thực hiện hợp đồng gia công với thương nhân nước ngoài;
  • Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu để thực hiện các dự án đầu tư;
  • Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu kinh doanh theo loại hình xuất nhập khẩu biên giới;
  • Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu nhằm mục đích thương mại của tổ chức nhưng không phải là thương nhân (không có mã số thuế/ xuất nhập khẩu), của cá nhân;
  • Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu của các doanh nghiệp chế xuất;
  • Hàng hoá đưa vào đưa ra kho bảo thuế;
  • Hàng hoá tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập dự hội chợ triển lãm;
  • Hàng tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập là máy móc thiết bị, phương tiện vận tải phục vụ thi công công trình, phục vụ thi công công trình, phục vụ các dự án đầu tư, là tài sản đi thuê, cho thuê.

ĐỐI TƯỢNG PHẢI LÀM THỦ TỤC HẢI QUAN

  • Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh; vật dụng trên phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh; ngoại hối, tiền Việt Nam, kim khí quý, đá quý, văn hoá phẩm, di vật, bưu phẩm, bưu kiện xuất khẩu, nhập khẩu; hành lý của người xuất cảnh, nhập cảnh; các vật phẩm khác xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh hoặc lưu giữ trong địa bàn hoạt động của cơ quan hải quan.
  • Phương tiện vận tải đường bộ, đường sắt, đường hàng không, đường biển, đường sông xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, chuyển cảng.
THỦ TỤC HẢI QUAN
  • Khai và nộp tờ khai hải quan; nộp, xuất trình chứng từ thuộc hồ sơ hải quan;
  • Đưa hàng hoá, phương tiện vận tải đến địa điểm được quy định cho việc kiểm tra thực tế hàng hoá, phương tiện vận tải;
  • Nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật.

Khi làm thủ tục hải quan, người khai hải quan nộp cho cơ quan Hải quan bộ hồ sơ hải quan gồm các chứng từ sau:

Đối với hàng xuất khẩu:

  • Tờ khai hải quan: 02 bản chính

Tuỳ trường hợp cụ thể dưới đây, bộ hồ sơ hải quan được bổ sung thêm các          chứng từ sau:

  • Trường hợp hàng hoá có nhiều chủng loại hoặc đóng gói không đồng nhất: Bản kê chi tiết hàng hoá: 01 bản chính và 01 bản sao;
  • Trường hợp hàng phải có giấy phép xuất khẩu theo quy định của pháp luật: Giấy phép xuất khẩu của cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền: 01 bản (là bản chính nếu xuất khẩu một lần hoặc bản sao khi xuất khẩu nhiều lần và phải xuất trình bản chính để đối chiếu);
  • Đối với hàng xuất khẩu theo loại hình nhập nguyên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu, hàng gia công: Bản định mức sử dụng nguyên liệu của mã hàng : 01 bản chính ( chỉ phải nộp một lần đầu khi xuất khẩu đó);
  • Các chứng từ khác theo quy định của pháp luật liên quan phải có: 01 bản chính

Đối với hàng hoá nhập khẩu:

  • Tờ khai hải quan: 02 bản chính
  • Hợp đồng mua bán hàng hía hoặc các giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương hợp đồng: 01 bản sao ( trừ hàng hoá nêu ở điểm 5, 7 và 8 mục I, phần B);
  • Hoá đơn thương mại ( trừ hàng hoá nêu tại điểm 8, mục I phần B): 01 bản chính, và 01 bản sao;
  • Vận tải đơn ( trừ hàng hoá nêu tại điểm 7, mục I phần B): 01 bản sao chụp từ bản gốc hoặc bản chính của các bản vận tải đơn có ghi chữ copy;

Tuỳ trường hợp cụ thể dưới đây, bộ hồ sơ hải quan được bổ sung thêm các chứng từ sau:

  • Trường hợp hàng hoá có nhiều chủng loại hoặc đóng gói không đồng nhất Bản kê chi tiết hàng hoá: 01 bản chính và 01 bản sao;
  • Trường hợp hàng hoá nhập khẩu thuộc diện phải kiểm tra nhà nước về chất lượng: Giấy đăng ký kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hoá hoặc Giấy thông báo miễn kiểm tra nhà nước về chất lượng do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp 01 bản chính;
  • Trường hợp hàng hoá được giải phóng hàng trên cơ sở kết quả giám định: Chứng thư giám định: 01 bản chính.
  • Trường hợp hàng hoá thuộc diện phải khai Tờ khai trị giá: Tờ khai trị giá hàng nhập khẩu: 01 bản chính;
  • Trường hợp hàng hoá phải có giấy phép nhập khẩu theo quy định của pháp luật: Giấy phép nhập khẩu của cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền: 01 bản ( là bản chính nếu nhập khẩumột lần hoặc bản sao khi nhập khẩu nhiều lần và phải xuất trình bản chính để đối chiếu);
  • Trường hợp chủ hàng có yêu cầu được hưởng thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt: Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá ( C/O): 01 bản gốc và 01 bản sao thứ 3.
  • Nếu hàng hoá nhập khẩu có tổng trị giá lô hàng ( FOB) không vượt quá 200 USD thì không phải nộp hoặc xuất trình C/O;
  • Các chứng từ khác theo quy định của pháp luật liên quan phải có: 01 bản chính.

ĐỊA ĐIỂM LÀM THỦ TỤC HẢI QUAN 

Địa điểm làm thủ tục hải quan là trụ sở Hải quan cửa khẩu, trụ sở Hải quan ngoài cửa khẩu.

Trong trường hợp cần thiết, việc kiểm tra thực tế hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu có thể được thực hiện tại địa điểm khác do Tổng cục Hải quan quy định.

Theo cục đầu tư

Công ty luật  Hưng Nguyên

Thủ tuc xuất nhập cảnh

Luật sư tư vấn luật đầu tư  – Thủ Tục Xuất Nhập Cảnh Và Hướng Dẫn Thi Hành THỦ TỤC NHẬP CẢNH, XUẤT CẢNH Đối với người nước ngoài nhập cảnh, xuất cảnh : Được quy định tại Pháp lệnh nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam. Nghị định của Chính phủ số 21/2001/NĐ-CP ngày 28 tháng 5 năm 2001quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh nhập cảnh,xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt nam

  • Người nước ngoài nhập cảnh, xuất cảnh phải có hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay hộ chiếu (sau đây gọi chung là hộ chiếu) và phải có thị thực do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam cấp, trừ trường hợp được miễn thị thực.
  • Người nước ngoài làm thủ tục xin cấp thị thực Việt Nam tại cơ quan quản lý xuất nhập cảnh thuộc Bộ Công an, cơ quan lãnh sự thuộc Bộ Ngoại giao, cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài.
  • Đơn xin cấp thị thực được trả lời trong thời hạn không quá 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.
  • Người dưới 14 tuổi đã được khai báo trong đơn xin cấp thị thực của người dẫn đi, thì không phải làm riêng thủ tục xin cấp thị thực.
 Đối tượng được mới người nước ngoài vào Việt Nam
 (Quy định tại Điều 2 của Pháp lệnh nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam )
 Cơ quan, tổ chức, cá nhân được mời người nước ngoài vào Việt Nam , gồm:
  • Trung ương Đảng, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ và các cơ quan trực thuộc;
  • Toà án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
  • Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các cơ quan trực thuộc;
  • Cơ quan Trung ương của các tổ chức nhân dân, đoàn thể quần chúng;
  • Doanh nghiệp được thành lập theo pháp luật Việt Nam;
  • Cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự nước ngoài, cơ quan đại diện tổ chức quốc tế thuộc Liên hợp quốc, tổ chức quốc tế liên Chính phủ đặt tại Việt Nam;
  • Chi nhánh các công ty nước ngoài; văn phòng đại diện tổ chức kinh tế, văn hoá và tổ chức chuyên môn khác của nước ngoài đặt tại Việt Nam;
  • Cơ quan, tổ chức khác được thành lập và hoạt động hợp pháp tại Việt Nam;
  • Công dân Việt Nam thường trú ở trong nước; công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài đang tạm trú tại Việt Nam;
  • Người nước ngoài thường trú và người nước ngoài tạm trú tại Việt Nam từ 6 tháng trở lên.
 Việc mời người nước ngoài của các cơ quan, tổ chức phải phù hợp với chức năng của mình hoặc giấy phép hoạt động do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp. Công dân Việt Nam thường trú ở trong nước, công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài đang tạm trú tại Việt Nam, người nước ngoài thường trú và người nước ngoài tạm trú từ 6 tháng trở lên được mời người nước ngoài vào Việt Nam để thăm viếng.
 Cục Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an thông báo cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài cấp thị thực cho người nước ngoài trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản. Nếu phát hiện người nước ngoài thuộc trường hợp chưa được nhập cảnh thì Cục Quản lý xuất nhập cảnh thông báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân mời người nước ngoài biết.
 Cơ quan, tổ chức, cá nhân có nhu cầu xin cấp thị thực tại cửa khẩu quốc tế của Việt Nam cho người nước ngoài thuộc trường hợp quy định tại Điều 6 của Pháp lệnh thì gửi văn bản đề nghị tới Cục Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an. Những trường hợp xin cấp thị thực tại cửa khẩu vì lý do khẩn cấp thì văn bản đề nghị phải được gửi chậm nhất 12 giờ trước khi người nước ngoài đến cửa khẩu.
 Giá trị và thời hạn của thị thực:
  • Thị thực một lần hoặc nhiều lần có giá trị không quá 12 tháng được cấp cho người vào Việt Nam thực hiện các dự án theo giấy phép đầu tư hoặc hợp đồng hợp tác với các cơ quan, tổ chức của Việt Nam; người vào làm việc tại các cơ quan nước ngoài đặt tại Việt Nam và thân nhân ruột thịt cùng đi;
  • Thị thực một lần hoặc nhiều lần có giá trị không quá 6 tháng được cấp cho người được cơ quan, tổ chức, cá nhân mời vào Việt Nam không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản này;
  • Thị thực một lần có giá trị 15 ngày được cấp cho người xin nhập cảnh không có cơ quan, tổ chức, cá nhân ở Việt Nam mời.
  • Khi thị thực hết hạn, nếu người mang thị thực có nhu cầu tiếp tục nhập cảnh, xuất cảnh Việt Nam thì phải làm thủ tục xin cấp thị thực mới.

Hồ sơ và trình tự

  • Sau khi nhận được văn bản trả lời của Cục Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an hoặc của Cục Lãnh sự Bộ Ngoại giao, cơ quan, tổ chức, cá nhân mời người nước ngoài vào Việt Nam thông báo cho người nước ngoài đến nộp đơn, ảnh và nhận thị thực tại cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài; đối với người nước ngoài được cấp thị thực tại cửa khẩu quốc tế của Việt Nam thì cơ quan, tổ chức, cá nhân mời thông báo cho người nước ngoài nộp đơn, ảnh và nhận thị thực tại cơ quan quản lý xuất nhập cảnh ở cửa khẩu.
  • Cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài căn cứ thông báo của Cục Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an hoặc của Cục Lãnh sự Bộ Ngoại giao cấp thị thực cho người nước ngoài ngay khi nhận được đơn xin thị thực và ảnh.
  • Người nước ngoài xin thị thực để nhập cảnh Việt Nam nếu không có cơ quan, tổ chức, cá nhân ở Việt Nam mời, đón thì nộp đơn xin thị thực và ảnh tại cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài và được cơ quan này xem xét, cấp thị thực có giá trị 15 ngày.
  • Việc xem xét, cấp thị thực được thực hiện trong thời hạn không quá 03 ngày làm việc, kể từ khi nhận đơn và ảnh.

Theo Cục đầu tư

Công ty luật Hưng Nguyên

Thủ tục mở tài khoản vốn đầu tư trực tiếp bằng ngoại tệ

Luật sư tư vấn luật đầu tư – Người cư trú là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và bên nước ngoài tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh phải mở tài khoản vốn đầu tư trực tiếp bằng ngoại tệ tại một tổ chức tín dụng được phép để thực hiện các giao dịch thu, chi sau đây

  • Thu tiền góp vốn điều lệ, vốn thực hiện đầu tư trực tiếp và vốn vay nước ngoài trung và dài hạn;
  • Thu ngoại tệ từ tài khoản tiền gửi ngoại tệ của người cư trú là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và bờn nước ngoài tham gia hợp đồng hợp tỏc kinh doanh;
  • Chi ngoại tệ chuyển vào tài khoản tiền gửi ngoại tệ của người cư trú là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và bên nước ngoài tham gia hợp đồng hợp tỏc kinh doanh;
  • Chi trả tiền gốc, lãi, chi phí của cỏc khoản vay nước ngoài trung và dài hạn ra khỏi Việt Nam;
  • Chi chuyển vốn, lợi nhuận và cỏc khoản thu nhập hợp phỏp của nhà đầu tư nước ngoài ra khỏi Việt Nam;
  • Các giao dịch thu, chi khác liên quan đến hoạt động đầu tư trực tiếp.

Hồ sơ mở tài khoản bao gồm:

  • Giấy đăng ký mở tài khoản (theo mẫu của Tổ chức tín dụng quy định)
  • Giấy phép hành nghế (đối với ngành nghề pháp luật quy định)
  • Văn bản xác định tư cách Tổng giám đốc, Giám đốc, Thủ trưởng đơn vị (quyết định bổ nhiệm, hợp đồng,
    …)
  • Giấy phép đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đầu tư
  • Hợp đồng liên doanh (nếu là Công ty liên danh)

Mở và sử dụng tài khoản vốn đầu tư gián tiếp bằng đồng Việt Nam

Người không cư trú là nhà đầu tư nước ngoài phải mở tài khoản vốn đầu tư gián tiếp bằng đồng Việt Nam tại tổ chức tín dụng được phép để thực hiện đầu tư gián tiếp tại Việt Nam. Vốn đầu tư bằng ngoại tệ phải bán lấy đồng Việt Nam để đầu tư gián tiếp tại Việt Nam. Mọi giao dịch liên quan đến hoạt động đầu tư gián tiếp phải thực hiện thông qua tài khoản vốn đầu tư gián tiếp bằng đồng Việt Nam.

Tài khoản vốn đầu tư gián tiếp bằng đồng Việt Nam được sử dụng để thực hiện các giao dịch thu, chi sau đây:

  • Thu từ bán ngoại tệ cho tổ chức tín dụng được phép;
  • Thu từ tiền lương, thưởng và các khoản thu nhập hợp pháp của người không cư trú là Nhà đầu tư nước ngoài;
  • Thu từ việc chuyển nhượng vốn góp, cổ phần, bán chứng khoán, nhận cổ tức và các khoản thu khác phát sinh từ hoạt động đầu tư gián tiếp;
  • Chi góp vốn, mua cổ phần, mua chứng khoán và các khoản chi khác liên quan đến hoạt động đầu tư gián tiếp;
  • Chi mua ngoại tệ tại tổ chức tín dụng được phép để chuyển ra nước ngoài;
  • Chi thanh toán các khoản chi phí phát sinh tại Việt Nam;
  • Các giao dịch thu, chi khác liên quan đến đầu tư gián tiếp tại Việt Nam.
  • Thu tiền góp vốn điều lệ, vốn thực hiện đầu tư trực tiếp và vốn vay nước ngoài trung và dài hạn;
  • hu ngoại tệ từ tài khoản tiền gửi ngoại tệ của người cư trú là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và bờn nước ngoài tham gia hợp đồng hợp tỏc kinh doanh;
  • Chi ngoại tệ chuyển vào tài khoản tiền gửi ngoại tệ của người cư trú là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và bên nước ngoài tham gia hợp đồng hợp tỏc kinh doanh;
  • Chi trả tiền gốc, lãi, chi phí của cỏc khoản vay nước ngoài trung và dài hạn ra khỏi Việt Nam;
  • Chi chuyển vốn, lợi nhuận và cỏc khoản thu nhập hợp phỏp của nhà đầu tư nước ngoài ra khỏi Việt Nam;
  • Các giao dịch thu, chi khác liên quan đến hoạt động đầu tư trực tiếp.

Hồ sơ mở tài khoản bao gồm:

  • Giấy đăng ký mở tài khoản (theo mẫu của Tổ chức tín dụng quy định)
  • Giấy phép hành nghế (đối với ngành nghề pháp luật quy định)
  • Văn bản xác định tư cách Tổng giám đốc, Giám đốc, Thủ trưởng đơn vị (quyết định bổ nhiệm, hợp đồng,…)
  • Giấy phép đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đầu tư
  • Hợp đồng liên doanh (nếu là Công ty liên danh)
Theo Cục đầu tư
Công ty luật Hưng Nguyên