Ưu đãi thuế mạnh hơn nữa để cứu DN

Hiện nay nhiều DN thua lỗ nên không phải đóng thuế thu nhập doanh nghiệp. Do đó giảm thuế này cũng không có nhiều ý nghĩa.

Chiều 21-5, tại buổi thảo luận tổ về dự thảo sửa đổi, bổ sung Luật Thuế giá trị gia tăng (GTGT) và sửa đổi, bổ sung Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN), nhiều đại biểu Quốc hội (ĐBQH) thuộc đoàn TP.HCM đề xuất mở chính sách ưu đãi thuế, giảm, miễn thuế mạnh hơn để hỗ trợ DN trong tình hình khó khăn hiện nay.

Cải cách thủ tục nộp thuế

ĐB Trần Du Lịch tán thành dự thảo sửa đổi Luật Thuế TNDN quy định giảm mức thuế suất phổ thông từ 25% xuống 22% (từ ngày 1-1-2014); DN vừa và nhỏ được hưởng thuế suất 20% (từ ngày 1-7-2013). Và kể từ ngày 1-1-2016, mức thuế suất phổ thông sẽ tiếp tục giảm xuống còn 20%; mức thuế suất ưu đãi 20% cũng được giảm tiếp xuống còn 17%. Tuy nhiên, ông Lịch thông tin thêm năm 2012, ở TP.HCM có đến khoảng 70% DN không có lãi hoặc thua lỗ nên không phải nộp thuế TNDN. Vì vậy việc giảm thuế suất TNDN cũng không có ý nghĩa với họ.

Vui với lộ trình giảm thuế nhưng ĐB Trương Trọng Nghĩa cũng cảnh báo: Chính sách ưu đãi, miễn, giảm thuế sẽ không có ý nghĩa nhiều nếu không thay đổi cơ chế hành thu. Chúng ta từng nhiều lần đưa ra chính sách ưu đãi nhưng nhà đầu tư nước ngoài lại không cần vì chi phí, công sức bỏ ra “chạy lo” cũng ngang ngửa với ưu đãi được hưởng. Điều quan trọng là phải cải cách thủ tục trong thi hành chính sách thuế, kê khai – nộp thuế, có cơ chế hành thu minh bạch, đơn giản, giảm tiêu cực, tránh lợi dụng chính sách ưu đãi thuế để trục lợi chung chi, rồi mặc cả “thay vì nộp thuế 10 đồng, giờ chỉ còn nộp 5 đồng thì anh chung chi 2 đồng đi”.

Đại biểu Trần Du Lịch cho biết năm 2012 ở TP.HCM có khoảng 70% DN không có lãi hoặc thua lỗ nên không phải nộp thuế TNDN.

Tranh luận về mức trần chi phí quảng cáo

Mặc dù dự thảo sửa đổi Luật Thuế TNDN đã tăng mức khống chế trần chi quảng cáo, khuyến mãi… từ 10% (hiện nay) lên 15% tổng chi phí nhưng nhiều ý kiến vẫn băn khoăn về nội dung này. Bởi lẽ báo cáo của Chính phủ cũng nhìn nhận hiện trên thế giới chỉ còn vài nước quy định “khống chế” mức trần chi phí quảng cáo (trong đó có Trung Quốc), còn các nước khác đã bỏ hết.

Ủng hộ quan điểm cần khống chế mức trần chi phí quảng cáo, tiếp thị nhưng ĐB Trần Du Lịch đề xuất mở cho DN dễ thở hơn với mức trần “15% doanh thu” (nhiều hơn mức “15% tổng chi phí” trong dự thảo). Quy định như vậy cũng giúp cho việc hạch toán thuận lợi, minh bạch hơn. “Ngay cả Trung Quốc họ vẫn quy định khống chế chi phí quảng cáo trên doanh thu, không tính trên tổng chi phí” – ông Lịch dẫn chứng.

ĐB Nguyễn Ngọc Hòa cho rằng xu hướng chung trên thế giới “không khống chế mức trần chi phí quảng cáo, khuyến mãi” nên VN cũng không nên đi ngược lại. DN bỏ tiền ra chi quảng cáo, khuyến mãi họ rất cân nhắc túi tiền của họ, nếu khống chế như thế DN Việt sẽ khó cạnh tranh thương hiệu với các DN nước ngoài.

Tuy nhiên, ĐB Huỳnh Ngọc Ánh lại lo ngại: “Đã xảy ra tình trạng DN nước ngoài đẩy chi phí quảng cáo rất cao, họ sẵn sàng để liên doanh chịu lỗ, đến khi DN Việt vốn ít “chịu hết nổi” rút vốn, thì họ hưởng hết thương hiệu, chiếm lĩnh thị trường, DN Việt trắng tay. Do vậy, dự thảo quy định chi quảng cáo tối đa 15% tổng chi phí là cần thiết”. Quan điểm này cũng được ĐB Phạm Văn Gòn ủng hộ.

Trong khi đó, ĐB Trương Trọng Nghĩa thẳng thắn: “Quy định này rơi vào căn bệnh “quản không nổi là siết quy định khống chế”. Không thể vì cơ quan chức năng quản lý yếu kém hay vì vài anh DN xấu, luồn lách mà đưa ra những chính sách điều chỉnh chung toàn thị trường. Thế thì chỉ chết những anh DN vừa và nhỏ thật thà, trung thực. Không thể đưa ra chính sách tùy thuộc vào năng lực quản lý”.

Hỗ trợ nhiều hơn cho báo chíBáo chí đang rất khó khăn để vừa hoàn thành nhiệm vụ tuyên truyền và vừa kinh doanh có lãi. Tuy dự thảo sửa đổi Luật Thuế TNDN lần này đã ưu đãi giảm thuế TNDN xuống 10% nhưng ưu đãi thuế TNDN chỉ có ý nghĩa với những báo đang có lãi, còn không ít báo đang gặp khó khăn, không có lãi thì cũng không được hưởng. Tốt nhất là nên hỗ trợ chính sách thuế nhằm giảm chi phí đầu vào. Đối với báo in nên đưa những vật tư đầu vào in báo (giấy, mực in…) vào danh mục chịu thuế VAT 5% (hiện thuế VAT những vật tư này 10%).Chi phí huê hồng thu hút quảng cáo của các báo cũng đang gặp khó do quy định khống chế mức trần 10%, nay dù dự thảo có tăng lên 15% cũng không thấm gì. Vì hiện nay có báo phải chi môi giới huê hồng quảng cáo đến 30% và phải tìm cách “lách luật” để có quảng cáo và thanh toán chi phí này.Ngoài ra, cần xem xét lại cơ chế ưu đãi khấu trừ chi phí báo biếu, báo tặng vì các báo khó có hóa đơn, chứng từ .ĐBQH ĐOÀN NGUYỄN THÙY TRANG, Phó Tổng biên tập báoKhoa Học Phổ Thông

Theo BÌNH MINH (phapluattp.vn)

Vai trò của luật sư trong hoạt động trợ giúp pháp lý

(VBF) – Trợ giúp pháp lý là việc cung cấp dịch vụ pháp lý miễn phí cho người được trợ giúp pháp lý theo quy định của Luật trợ giúp pháp lý, giúp người được trợ giúp pháp lý bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình, nâng cao hiểu biết pháp luật, ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật; góp phần vào việc phổ biến, giáo dục pháp luật, bảo vệ công lý, bảo đảm công bằng xã hội, phòng ngừa, hạn chế tranh chấp và vi phạm pháp luật.
Với ý nghĩa và mục tiêu quan trọng của trợ giúp pháp lý, kể từ khi thành lập cho đến nay Liên đoàn luật sư Vệt Nam đã không ngừng có những định hướng, những biện pháp nhằm thúc đây các tổ chức trong Liên đoàn và Đoàn luật sư các tỉnh, thành phố trong toàn quốc đẩy mạnh công tác trợ giúp pháp lý, đưa hoạt động trợ giúp pháp lý đến với người dân, để người dân hiểu và đặt niềm tin vào trợ giúp pháp lý.
Trong năm 2012, Trung tâm tư vấn pháp luật Liên đoàn luật sư Việt Nam đã tổ chức thành công nhiều buổi trợ giúp pháp lý lưu động trong đó phải kể đến Ngày tư vấn pháp luật miễn phí cho cộng đồng tại tỉnh Quảng Ninh 14/09/2012
Dưới sự chỉ đạo của Liên đoàn luật sư Việt Nam, Đoàn luật sư các tỉnh, thành phố cũng không ngừng khuyến khích các tổ chức hành nghề luật sư, các luật sư thành viên tham gia công tác trợ giúp pháp lý.
Xác định Trợ giúp pháp lý là nghĩa vụ cao quý của luật sư, trong những năm qua các luật sư thành viên của Đoàn luật sư các tỉnh, thành phố đã rất tích cực hưởng ứng các hoạt động trợ giúp pháp lý trên nhiều lĩnh vực. Đó có thể là trợ giúp pháp lý trong các vụ án, đó có thể là đại diện ngoài tố tụng, đó có thể là trợ giúp pháp lý lưu động…
Riêng ở Hà Nội, theo con số thống kê của Trung tâm trợ giúp pháp lý Nhà nước TP Hà Nội tính đến thời điểm hiện nay đã có hơn 300 luật sư của Đoàn luật sư TP Hà Nội tham gia với tư cách là luật sư Cộng tác viên của Trung tâm. Họ đều là những luật sư rất tâm huyết với công tác trợ giúp pháp lý. Đó là chưa kể số lượng luật sư tham gia vào các tổ chức xã hội khác có thực hiện các hoạt động trợ giúp pháp lý như Hội luật gia; trung tâm tư vấn pháp luật Liên đoàn luật sư Việt Nam; Hội bảo trợ tư pháp cho người nghèo…
Có thể nói luật sư tham gia trợ giúp pháp lý là một hoạt động có tính nhân văn, được xã hội thừa nhận.
Trong lĩnh vực tham gia tố tụng: Luật sư tham gia trợ giúp pháp lý với tư cách là người bào chữa cho các bị can, bị cáo người bị tạm giữ trong các vụ án Hình sự hoặc là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho đương sự trong các vụ án Dân sự, Hành chính, Lao động, Ly hôn, người bị hại trong các vụ án hình sự.Họ là những người thuộc diện được trợ giúp pháp lý.
Ngoài ra luật sư cũng trợ giúp pháp lý cho người chưa thành niên; người có nhược điểm về thể chất tâm thần; người có khung hình phạt cao nhất là tử hình theo quy định tại Điều 57 Bộ luật tố tụng hình sự… theo sự phân công của Trung tâm trợ giúp pháp lý, Đoàn luật sư và Tổ chức hành nghề luật sư trên cơ sở yêu cầu trợ giúp pháp lý của người thuộc diện trợ giúp pháp lý hoặc của Cơ quan tiến hành tố tụng.
Có luật sư tham gia trợ giúp pháp lý, quyền và lợi ích hợp pháp của các bị can, bị cáo, người bị tạm giữ, bị hại và các đương sự trong các vụ án được đảm bảo hơn. Đây là điều mà chính các cơ quan tiến hành tố tụng và người tiến hành tố tụng cũng phải thừa nhận.
Trong lĩnh vực đại diện ngoài tố tụng: Luật sư sẽ cùng người dân hoặc thay mặt người dân – những đối tượng thuộc diện được trợ giúp pháp lý để làm việc với các cá nhân, tổ chức, cơ quan nhà nước có thẩm quyền để giải quyết các vụ việc liên quan đến việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người dân. Thông thường, luật sư tham gia đại diện ngoài tố tụng thể hiện trong các lĩnh vực như Hành chính, Lao động, Khiếu nại…
Trong lĩnh vực trợ giúp pháp lý lưu động: Luật sư sẽ cùng một số các tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý như Trung tâm trợ giúp pháp lý, các Chi nhánh trợ giúp pháp lý, Đoàn luật sư; Hội luật gia… đi về các địa phương để trực tiếp tuyên truyền, tư vấn pháp luật cho người dân để người dân hiểu và tuân theo pháp luật. Luật sư có thể làm Báo cáo viên giảng giải những vấn đề pháp luật mà người dân quan tâm trong các buổi tuyên truyền đó.
Có thể nói, thông qua hoạt động trợ giúp pháp lý, luật sư đã đem đến cho người dân những thông tin pháp luật hữu ích, giải đáp những thắc mắc, giúp người dân hiểu hơn về các trình tự, thủ tục hành chính cần thiết khi giải quyết công việc, tránh việc đi lại nhiều lần dẫn đến tốn kém thời gian, tiền bạc và công sức của người dân, những người được trợ giúp pháp lý. Những vụ việc của họđược những luật sư trợ giúp pháp lý tư vấn, đại diện, kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết vụ việc nhanh chóng, đúng pháp luật, góp phần rất lớn vào công cuộc cải cách hành chính ở nước ta hiện nay.
Trong một số trường hợp, bằng sự trợ giúp pháp lý của mình, luật sư còn giúp chính quyền giải tỏa những vụ việc vướng mắc pháp luật, giải quyết những bất cập giữa chính quyền với dân trong đời sống hằng ngày tại địa phương, giữ gìn sự đoàn kết trong cộng đồng, giảm bớt các khiếu kiện vượt cấp, góp phần tạo niềm tin của nhân dân với chính quyền, làm cho người dân luôn “Sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật”./.

Cước vận tải nhấp nhổm tăng

Các doanh nghiệp vận tải, taxi, xe đò, xe buýt và các trường dạy lái xe, trung tâm sát hạch đang tính toán đến việc tăng giá cước vận tải, tăng phí học lái xe sau khi cơ quan chức năng thu phí bảo trì đường bộ (BTĐB).

Theo các doanh nghiệp, nếu không tăng giá thì không còn lợi nhuận.

Sau tết sẽ tăng cước vận tải

Theo ông Nguyễn Văn Dũng – chủ nhiệm Hợp tác xã vận tải và dịch vụ du lịch Sài Gòn (Q.Bình Thạnh, TP.HCM), mức thu phí BTĐB đã trở thành gánh nặng cho các xã viên hợp tác xã với 140 xe đò của đơn vị đang hoạt động ở bến xe miền Đông phải đóng 672 triệu đồng/năm phí BTĐB.

Trong khi Bộ Giao thông vận tải đã cho giải thể 17 trạm thu phí trên các tuyến quốc lộ, nhưng thực tế tại TP.HCM (hiện có sáu trạm thu phí) không có trạm thu phí nào giải thể. Như vậy, ôtô hoạt động ở TP.HCM vẫn phải chịu phí chồng phí: vừa nộp phí cho trạm thu phí vừa nộp phí BTĐB. “Dự kiến sau Tết Nguyên đán 2013 hợp tác xã sẽ tăng giá vé xe đò” – ông Dũng nhấn mạnh.

Đề nghị không thu phí đối với xe buýtTheo ông Phùng Đăng Hải – tổng giám đốc Liên hiệp hợp tác xã vận tải TP.HCM, Bộ Giao thông vận tải nên xem xét không thu phí BTĐB đối với xe buýt. Trước hết là góp phần cùng TP giảm ngân sách TP trợ giá cho xe buýt và để không tăng giá vé xe buýt. Hơn nữa, hiện nay toàn bộ xe buýt đã chịu chi phí khi đi qua các trạm thu phí ở TP.HCM. Trong khi đó, ông Bùi Văn Quản – chủ tịch Hiệp hội Vận tải hàng hóa TP.HCM – khẳng định tiếp tục kiến nghị cấp thẩm quyền không thu phí đối với rơmooc và nên cho thu phí BTĐB từng tháng vì tháng nào doanh nghiệp duy tu, sửa chữa xe sẽ không nộp phí.

Tương tự, ông Lê Đức Thành, giám đốc Công ty Thành Bưởi, cho biết doanh nghiệp hiện phải chịu rất nhiều loại phí khác nhau, nay thêm phí BTĐB nên càng khó khăn hơn. Nhà nước ra quy định thì tất nhiên doanh nghiệp phải đóng, nhưng ở góc độ doanh nghiệp kinh doanh vận tải thì không có cách nào khác là phải điều chỉnh nguồn thu, tức là phải tăng giá cước vận tải. “Từ nay đến Tết Nguyên đán 2013, do giá vé được phụ thu thêm 60% nên chưa cần tăng giá cước. Qua Tết Nguyên đán, doanh nghiệp sẽ có lộ trình tăng giá cước cụ thể để thông báo với hành khách và các đơn vị liên quan” – ông Thành cho biết.

Không chỉ xe đò, các hãng taxi cũng đang cân nhắc việc tăng giá cước taxi. Ông Tạ Long Hỷ – giám đốc Hãng taxi Vinasun – ước tính với 4.500 taxi hoạt động mỗi năm phải đóng gần 10 tỉ đồng phí BTĐB khiến doanh nghiệp bị giảm lợi nhuận.

Ông Nguyễn Đỗ Phương, trợ lý chủ tịch hội đồng quản trị Tập đoàn Mai Linh, nói Hãng taxi Mai Linh có khoảng 12.000 xe đang hoạt động, tính theo mức phí BTĐB thì mỗi năm Mai Linh sẽ chi thêm 20 tỉ đồng. Hãng Vinasun và Mai Linh khẳng định qua Tết Nguyên đán 2013 sẽ cùng các doanh nghiệp taxi khác bàn về lộ trình tăng cước.

Về mức thu phí BTĐB với xe buýt trên 40 chỗ ngồi là 7,1 triệu đồng/xe/năm, ông Phùng Đăng Hải, tổng giám đốc Liên hiệp hợp tác xã vận tải TP.HCM, cho rằng như vậy là quá nặng. Theo ông Hải, nếu ngân sách không trợ giá cho xe buýt về phí BTĐB thì nên xem xét cho các doanh nghiệp vận tải xe buýt được tăng giá vé.

Bởi vì nộp thêm phí BTĐB trong khi giá vé không tăng hoặc không được trợ giá thì xã viên xe buýt sẽ bị lỗ nặng. Ông Nguyễn Văn Triệu, chủ nhiệm Hợp tác xã xe buýt 19-5, xác định hợp tác xã sẽ có buổi làm việc với các xã viên đang quản 420 xe buýt về quyết định có nên kiến nghị tăng giá vé hay không.

Mặc dù chưa tính toán cụ thể sẽ tăng giá cước vận tải hàng hóa nhưng ông Bùi Văn Quản – chủ tịch Hiệp hội Vận tải hàng hóa TP.HCM – cho rằng các doanh nghiệp vận tải sẽ thương lượng với chủ hàng để điều chỉnh giá cước vận tải ở mức hợp lý.

Trong khi đó theo một số trường đào tạo lái ôtô ở TP.HCM, Bộ Giao thông vận tải quy định bắt đầu từ năm 2013 các trường phải tăng thời lượng đào tạo lái ôtô số tự động và nay lại có thêm việc nộp phí BTĐB khiến học phí đào tạo lái xe không đủ bù đắp chi phí. Ông Nguyễn Trọng Điệp – phó hiệu trưởng Trường cao đẳng Giao thông vận tải TP.HCM – thông tin sắp tới nhà trường sẽ bàn bạc điều chỉnh mức học phí lái xe vào thời điểm phù hợp.

Kiến nghị… sửa đường

Theo ông Vũ Đức Thiệu – hiệu trưởng Trường cao đẳng nghề Giao thông vận tải trung ương 3 (Q.Tân Phú), nếu lấy lý do nộp phí BTĐB để tăng học phí đào tạo lái xe là điều bất cập vì học phí tăng sẽ gây khó khăn cho người học lái.

Do đó, trường kiến nghị Bộ Giao thông vận tải không nên thu phí BTĐB đối với xe tập lái vì xe này chỉ là phương tiện để giảng dạy.

Ông Nguyễn Hoàng Long – giám đốc Trung tâm sát hạch Hoàng Gia (huyện Bình Chánh) – cho rằng để giảm gánh nặng cho người học lái ôtô, Bộ Giao thông vận tải nên miễn, giảm phí BTĐB đối với xe tập lái và miễn nộp phí BTĐB đối với xe thi sát hạch (có gắn thiết bị điện tử) do các xe này chỉ hoạt động trong trung tâm sát hạch, không lăn bánh trên đường.

Các trường cho biết sẽ tiếp tục kiến nghị Sở Giao thông vận tải TP đề nghị Bộ Giao thông vận tải xem xét miễn giảm phí đối với các loại xe tập lái, xe thi sát hạch.

Ông Lê Đức Thành cũng kiến nghị sau khi thu phí BTĐB, cơ quan nhà nước cần phải đầu tư tốt chất lượng đường sá để các doanh nghiệp đỡ bớt khoản phí… sửa xe. Ông Thành giải thích do quốc lộ 14 và quốc lộ 20 rất xấu nên mỗi năm các doanh nghiệp phải bỏ ra một số tiền lớn để sửa chữa xe do mặt đường xấu gây ra, trong khi phí BTĐB vẫn phải đóng.

NGỌC ẨN – MẬU TRƯỜNG

Công ty Luật Hưng Nguyên – Xử án kinh tế lúng túng vì thiếu hướng dẫn

Tại hội nghị chuyên đề về án xâm phạm trật tự quản lý kinh tế do VKSND TP.HCM vừa tổ chức.

 Đại diện các cơ quan tố tụng cho biết không chỉ lúng túng trong việc định tội, họ còn khó xác định khung hình phạt vì thiếu hướng dẫn.Theo VKSND TP.HCM, Chương XVI BLHS có 35 điều luật về các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế, hầu hết đều quy định về định lượng hay hậu quả làm căn cứ định tội hoặc định khung hình phạt. Chẳng hạn các tình tiết “số lượng lớn”, “rất lớn”, “đặc biệt lớn”; “thu lợi bất chính lớn”, “rất lớn”, “đặc biệt lớn”; “gây hậu quả nghiêm trọng”, “rất nghiêm trọng”, “đặc biệt nghiêm trọng”…Khó định tộiTuy nhiên, đến nay các ngành tư pháp trung ương lại chưa có văn bản hướng dẫn hoặc có văn bản hướng dẫn nhưng chưa cụ thể. Vì vậy, các cơ quan tố tụng rất lúng túng trong việc định tội.Đại diện VKSND TP dẫn chứng về vụ Mã Vĩ Hùng và đồng phạm sản xuất, buôn bán hơn 1.000 đĩa phim có nội dung cấm nên bị truy tố về tội sản xuất, buôn bán hàng cấm và truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy. Tòa trả hồ sơ, yêu cầu xác định rõ yếu tố định tội. Cơ quan điều tra, VKS gặp khó vì chưa có hướng dẫn bao nhiêu đĩa phim là “số lượng lớn”.Ông Cao Thành Ngưng (Phó Viện trưởng VKSND quận Tân Bình) đưa thêm dẫn chứng: Trần Nữ Hồng Nhung thuê người làm giả 40 vé tàu hỏa rồi đem bán, thu lợi bất chính 42 triệu đồng. Liên ngành hình sự quận Tân Bình đã bàn bạc, thống nhất xử lý Nhung và đồng phạm về tội làm vé giả (Điều 164 BLHS). Vấn đề là chưa có hướng dẫn tình tiết định tội “số lượng lớn” là bao nhiêu vé tàu giả nên VKSND quận Tân Bình phải xin ý kiến cấp TP. Sau đó, liên ngành hình sự TP lại yêu cầu cấp quận làm rõ thêm ý thức chiếm đoạt của Nhung để định tội xâm phạm sở hữu. Cuối cùng, VKSND quận Tân Bình đã truy tố Nhung về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản (Điều 139 BLHS).Theo ông Lý Thế Sơn (đại diện Cơ quan CSĐT Công an TP.HCM), cơ quan điều tra cũng đang gặp vướng mắc khi xác định thế nào là tình tiết định tội “quy mô thương mại” trong tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp (Điều 171 BLHS). Cạnh đó, các quy định pháp luật hình sự hiện hành chưa làm rõ khác biệt giữa hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp với hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả. Thực tiễn cho thấy nhiều trường hợp hành vi thỏa mãn các dấu hiệu cấu thành của tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp nhưng các cơ quan tố tụng lại xử lý về tội sản xuất, buôn bán hàng giả và ngược lại.Bổ sung, đại diện VKSND quận Bình Thạnh cho biết tội lừa dối khách hàng (Điều 162 BLHS) có cấu thành tội phạm giống tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản (Điều 139 BLHS), dẫn tới việc cơ quan tố tụng khó phân biệt khi giải quyết án…Rối định khungKhông chỉ khiến cơ quan tố tụng lúng túng trong việc định tội, việc thiếu hướng dẫn còn khiến cơ quan tố tụng khó xác định khung hình phạt.Chẳng hạn vụ Phù Thị Thu Nguyệt – giám đốc một công ty nhập khẩu rác thải là 140 tấn nhựa phế liệu nhưng khai báo hải quan là sắt phế liệu trị giá 30.800 USD nhằm trốn thuế nhập khẩu 10%. Do không có hướng dẫn thế nào là “số lượng lớn” nên VKS chỉ có thể truy tố Nguyệt về tội buôn lậu theo điểm a khoản 3 Điều 153 BLHS (trường hợp vật phạm pháp có giá trị từ 500 triệu đồng đến dưới 1 tỉ đồng).Ngoài ra, nhiều vụ án kinh tế còn vướng khi xác định hậu quả, dẫn đến chuyện giữa tòa và VKS có quan điểm không thống nhất. Cụ thể như vụ Võ Anh Bằng, giám đốc Công ty TNHH – TM – DV Quý Thành, bán tám hóa đơn GTGT cho Nguyễn Văn Huệ, giám đốc Công ty TNHH Thành Huệ, ghi nội dung doanh số giả gần 333 triệu đồng, thuế GTGT hơn 16,6 triệu đồng, thu lợi bất chính gần 6,7 triệu đồng. Huệ lại bán tám hóa đơn GTGT cho một số đơn vị khác với doanh số giả hơn 7 tỉ đồng, thuế GTGT 350 triệu đồng, thu lợi bất chính hơn 134 triệu đồng.Sau đó, VKSND TP truy tố Huệ, Bằng về tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành séc giả, các giấy tờ có giá giả khác theo khoản 1 và khoản 3 Điều 181 BLHS. Tuy nhiên, TAND TP lại xét xử Huệ theo khoản 2, Bằng theo khoản 1 Điều 181 BLHS…

Phân biệt nhiều tội khácTheo các đại biểu, cũng cần phân biệt rõ hai tội mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách Nhà nước (Điều 164a BLHS) và tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành séc giả, các giấy tờ có giá giả khác (Điều 181 BLHS). Bởi thực tế cùng một loại hành vi mua bán hóa đơn GTGT, có vụ xử tội này, có vụ xử tội kia trong khi mức hình phạt giữa hai tội có sự chênh lệch lớn (mức hình phạt cao nhất ở Điều 164a là năm năm tù, ở Điều 181 là 20 năm tù).Tương tự, cần phân biệt rõ giữa hai tội buôn lậu (Điều 153 BLHS) và tội trốn thuế (Điều 161 BLHS) trong lĩnh vực xuất nhập khẩu hàng hóa bởi có những điểm giống nhau về hành vi không khai báo, khai báo gian dối, không đúng chủng loại, số lượng hàng khi làm thủ tục hải quan để trốn thuế. Việc cùng một hành vi nhưng khi xử tội này, lúc xử tội kia trong khi khung hình phạt giữa hai tội chênh lệch rất lớn đã tạo sự bất công (hình phạt cao nhất ở Điều 153 là tù chung thân, còn ở Điều 161 chỉ có bảy năm tù).Sớm hướng dẫnTrong thời gian chờ BLHS được sửa đổi, bổ sung, liên ngành tư pháp trung ương cần sớm ban hành thông tư liên tịch hướng dẫn áp dụng thống nhất đối với các tình tiết định tội, định khung hình phạt trong nhóm tội về kinh tế. Đây là việc cần thiết để tháo gỡ khó khăn cho các cơ quan tố tụng.Ông NGUYỄN THẾ THÀNH, Kiểm sát viên cao cấp Viện Phúc thẩm III VKSND Tối cao

HOÀNG YẾN

Bộ luật hình sự 1999

BỘ LUẬT HÌNH SỰ
CỦA NƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM SỐ 15/1999/QH10

LỜI NÓI ĐẦU

Pháp luật hình sự là một trong những công cụ sắc bén, hữu hiệu để đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm, góp phần đắc lực vào việc bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức, góp phần duy trì trật tự an toàn xã hội, trật tự quản lý kinh tế, bảo đảm cho mọi người được sống trong một môi trường xã hội và sinh thái an toàn, lành mạnh, mang tính nhân văn cao. Đồng thời, pháp luật hình sự góp phần tích cực loại bỏ những yếu tố gây cản trở cho tiến trình đổi mới và sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh.

Bộ luật hình sự này được xây dựng trên cơ sở kế thừa và phát huy những nguyên tắc, chế định pháp luật hình sự của nước ta, nhất là của Bộ luật hình sự năm 1985, cũng như những bài học kinh nghiệm từ thực tiễn đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm trong nhiều thập kỷ qua của quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Bộ luật hình sự thể hiện tinh thần chủ động phòng ngừa và kiên quyết đấu tranh chống tội phạm và thông qua hình phạt để răn đe, giáo dục, cảm hoá, cải tạo người phạm tội trở thành người lương thiện; qua đó, bồi dưỡng cho mọi công dân tinh thần, ý thức làm chủ xã hội, ý thức tuân thủ pháp luật, chủ động tham gia phòng ngừa và chống tội phạm.

Thi hành nghiêm chỉnh Bộ luật hình sự là nhiệm vụ chung của tất cả các cơ quan, tổ chức và toàn thể nhân dân.

 

PHẦN CHUNG

CHƯƠNG I
ĐIỀU KHOẢN CƠ BẢN

Điều 1. Nhiệm vụ của Bộ luật hình sự

Bộ luật hình sự có nhiệm vụ bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, quyền làm chủ của nhân dân, bảo vệ quyền bình đẳng giữa đồng bào các dân tộc, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức, bảo vệ trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa, chống mọi hành vi phạm tội; đồng thời giáo dục mọi người ý thức tuân theo pháp luật, đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm.

Để thực hiện nhiệm vụ đó, Bộ luật quy định tội phạm và hình phạt đối với người phạm tội.

Điều 2. Cơ sở của trách nhiệm hình sự

Chỉ người nào phạm một tội đã được Bộ luật hình sự quy định mới phải chịu trách nhiệm hình sự.

 

Điều 3. Nguyên tắc xử lý

1. Mọi hành vi phạm tội phải được phát hiện kịp thời, xử lý nhanh chóng, công minh theo đúng pháp luật.

2. Mọi người phạm tội đều bình đẳng trước pháp luật, không phân biệt nam, nữ, dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo, thành phần, địa vị xã hội.

Nghiêm trị người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy, ngoan cố chống đối, lưu manh, côn đồ, tái phạm nguy hiểm, lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội; người phạm tội dùng thủ đoạn xảo quyệt, có tổ chức, có tính chất chuyên nghiệp, cố ý gây hậu quả nghiêm trọng.

Khoan hồng đối với người tự thú, thành khẩn khai báo, tố giác người đồng phạm, lập công chuộc tội, ăn năn hối cải, tự nguyện sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại gây ra.

3. Đối với người lần đầu phạm tội ít nghiêm trọng, đã hối cải, thì có thể áp dụng hình phạt nhẹ hơn hình phạt tù, giao họ cho cơ quan, tổ chức hoặc gia đình giám sát, giáo dục.

4. Đối với người bị phạt tù thì buộc họ phải chấp hành hình phạt trong trại giam, phải lao động, học tập để trở thành người có ích cho xã hội; nếu họ có nhiều tiến bộ thì xét để giảm việc chấp hành hình phạt.

5. Người đã chấp hành xong hình phạt được tạo điều kiện làm ăn, sinh sống lương thiện, hoà nhập với cộng đồng, khi có đủ điều kiện do luật định thì được xóa án tích.

 

Điều 4. Trách nhiệm đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm

1. Các cơ quan Công an, Kiểm sát, Toà án, Tư pháp, Thanh tra và các cơ quan hữu quan khác có trách nhiệm thi hành đầy đủ chức năng, nhiệm vụ của mình, đồng thời hướng dẫn, giúp đỡ các cơ quan khác của Nhà nước, tổ chức, công dân đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm, giám sát và giáo dục người phạm tội tại cộng đồng.

2. Các cơ quan, tổ chức có nhiệm vụ giáo dục những người thuộc quyền quản lý của mình nâng cao cảnh giác, ý thức bảo vệ pháp luật và tuân theo pháp luật, tôn trọng các quy tắc của cuộc sống xã hội chủ nghĩa; kịp thời có biện pháp loại trừ nguyên nhân và điều kiện gây ra tội phạm trong cơ quan, tổ chức của mình.

3. Mọi công dân có nghĩa vụ tích cực tham gia đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm.

CHƯƠNG II
HIỆU LỰC CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ

Điều 5. Hiệu lực của Bộ luật hình sự đối với những hành vi phạm tội trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa ViệtNam

1. Bộ luật hình sự được áp dụng đối với mọi hành vi phạm tội thực hiện trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa ViệtNam.

2. Đối với người nước ngoài phạm tội trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thuộc đối tượng được hưởng các quyền miễn trừ ngoại giao hoặc quyền ưu đãi và miễn trừ về lãnh sự theo pháp luật Việt Nam, theo các điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia hoặc theo tập quán quốc tế, thì vấn đề trách nhiệm hình sự của họ được giải quyết bằng con đường ngoại giao.

 

Điều 6. Hiệu lực của Bộ luật hình sự đối với những hành vi phạm tội ở ngoài lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa ViệtNam

1. Công dân ViệtNamphạm tội ở ngoài lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa ViệtNamcó thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự tại ViệtNamtheo Bộ luật này.

Quy định này cũng được áp dụng đối với người không quốc tịch thường trú ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa ViệtNam.

2. Người nước ngoài phạm tội ở ngoài lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Bộ luật hình sự Việt Nam trong những trường hợp được quy định trong các điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia.

download văn bản tại đây