Hát karaoke 6 người bị chết, trách nhiệm pháp lý thuộc về ai

(ĐSPL) – “Trách nhiệm của chủ quán và những người khác liên quan là không thể tránh khỏi trong lỗi vô ý và thiếu trách nhiệm để hậu quả xẩy ra. Việc cho khách hát karaoke lưu trú qua đêm ngay tại phòng hát, có cả nam và nữ là trái phép”, luật sư Nguyễn Văn Nguyên nhận định.

Liên quan 6 người chết trong quán Karaoke Queen Club có địa chỉ tại xã Quảng Chính, huyện Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh đã gây tử vong cho 6 người và 6 người khác bị ngạt khí phải đi cấp cứu thì nguyên nhân tử vong bước đầu đã được xác định là do các nạn nhân đã bị ngạt khí CO2 của máy phát điện, ngoài ra các nạn nhân đã sử dụng chất kích thích.

Trao đổi về vấn đề này, luật sư Nguyễn Văn Nguyên, giám đốc công ty luật Hưng Nguyên, Đoàn luật sư TP. HN cho biết: “Việc cho khách hát karaoke lưu trú qua đêm ngay tại phòng hát, có cả nam và nữ là trái phép. Khách thuê phòng hát từ tối 7/9/2014 mà đến khoảng 16h chiều 8/9/2014 bên quán karaoke mới vào kiểm tra phòng và phát hiện sự việc đáng thương như trên”.

Luật sư Nguyễn Văn Nguyên.

Theo nguyên nhân xác định ban đầu thì do mất điện nên chủ quán đã sử dụng máy phát điện để phục vụ khách hàng hát tiếp nhưng lại để máy phát trong trong nhà dẫn đến gậu quả 6 nạn nhân tử vong vì bị suy hô hấp do ngạt khí máy phát điện, ngoài ra các nạn nhân đã sử dụng chất kích thích . Nhận định về sự việc này, luật sư Nguyễn Văn Nguyên cho biết thêm: “Từ sự vô ý và thiếu trách nhiệm của chủ quán hát Karaoke. Trách nhiệm của chủ quán và những người khác liên quan là không thể tránh khỏi trong lỗi vô ý và thiếu trách nhiệm để hậu quả xảy ra”.

Từ đó, luật sư Nguyên cho rằng: “Theo tôi, Cơ quan chức năng cần làm rõ quán karaoke này hoạt động có phép hay không, có đảm bảo điều kiện về giấy phép hoạt động hay không, CQĐT cần khởi tố vụ án để điều tra làm rõ các sai phạm của chủ quán karaoke và những người có trách nhiệm liên quan. Trước tiên có thể khởi tố vụ án, khởi tố chủ quán karaoke về “tội vô ý làm chết người” theo quy định tại điều 98 BLHS. Nếu bị khởi tố điều tra,truy tố, mức án mà bị can phải đối mặt lên đến 10 năm tù.”

Theo đó, Điều 98. Tội vô ý làm chết người quy định:

1. Người nào vô ý làm chết người thì bị phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.

2. Phạm tội làm chết nhiều người thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm”.

Trước đó, theo Báo Quảng Ninh, Vào hồi 16h ngày 8/ 9 tại 2 phòng hát thuộc quán Karaoke Queen club thuộc xã Quảng Chính (Hải Hà) đã phát hiện ra vụ ngạt khí khiến 6 người tử vong.

Theo thông tin ban đầu từ các cơ quan chức năng huyện Hải Hà cho biết, 12 người này đã đến quán hát từ tối 7- 9 trong khi hát xảy ra mất điện, chủ nhà hàng đã sử dụng máy phát điện để phục vụ. Đến khoảng 16 giờ chiều 8/9, nhà hàng kiểm tra và phát hiện ra 6 người tử vong, những người còn lại trong tình trạng nguy kịch và được đưa đi cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa huyện Hải Hà, trong đó 5 nam, 1 nữ.

Các nạn nhân đã được nhanh chóng đưa đi cấp cứu.

Nhận được thông tin vụ việc, đồng chí Nguyễn Văn Đọc, Chủ tịch UBND tỉnh đã cử đồng chí Đặng Huy Hậu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, lãnh đạo Công An tỉnh, Sở Lao động Thương binh xã hội và Sở Y tế ra Hải Hà chỉ đạo và cứu chữa các nạn nhân.

Đồng chí Vũ Xuân Diện, Giám đốc Sở y tế cho biết: Đến 17 giờ 30 phút ngày 8/ 9, 3 đoàn công tác của Bệnh viện Móng Cái, Bệnh viện Bãi Cháy, Bệnh viện tỉnh đã đến Bệnh viện đa khoa huyện Hải Hà để phối hợp cứu chữa các nạn nhân. Trong đó có 1 chuyên gia chống độc của Bệnh viện Bạch Mai đã có mặt tại Bệnh viện đa khoa huyện Hải Hà, cùng các trang thiết bị phục vụ việc cứu chữa các nạn nhân.

Nguyên nhân ban đầu khiến các nạn nhân tử vong được xác định là do ngạt khí máy nổ, hiện các cơ quan chức năng đang tiếp tục điều tra làm rõ vụ việc.

KIỀU HOA

Cơ hội phát triển đầu tư, thương mại Việt – Mỹ

Luật sư Hưng Nguyên – Chuyến thăm chính thức của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tới Mỹ từ ngày 24 đến 26/7 có ý nghĩa rất quan trọng, mở ra một giai đoạn mới cho quan hệ hai nước sau gần 20 năm bình thường hóa quan hệ. Nhân dịp này, mời độc giả nhìn lại các cột mốc quan trọng về quan hệ đầu tư và thương mại song phương cũng như các cơ hội mới cho hai nước trong thời gian tới

Tiến triển trên nhiều mặt

Những năm gần đây, quan hệ Việt – Mỹ trên tất cả các lĩnh vực đã có nhiều tiến triển, đặc biệt là quan hệ về kinh tế, ngoại giao, quốc phòng được tăng cường.

Năm 2000, 6 năm sau khi Tổng thống Bill Clinton dỡ bỏ lệnh cấm vận thương mại của Mỹ đối với Việt Nam, hai nước đã ký Hiệp định thương mại song phương (BTA) lịch sử, mở ra một kỷ nguyên mới của hợp tác kinh tế. Kim ngạch thương mại song phương đã tăng từ 1,2 tỷ USD năm 2000 lên gần 25 tỷ USD trong năm 2012. Trong thời gian này, Việt Nam luôn được hưởng thặng dư thương mại hàng năm từ 454 triệu USD trong năm 2000 lên hơn 15,6 tỷ USD trong năm 2012. Mỹ hiện là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam và là một trong những nguồn thặng dư thương mại chính của Việt Nam.

Thông qua BTA, Mỹ muốn Việt Nam cam kết một loạt các cải cách về thương mại, đầu tư và các quy định tạo điều kiện dễ dàng hơn cho các nhà đầu tư và hàng hóa từ Mỹ vào Việt Nam. Kết quả, Mỹ là nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất tại Việt Nam trong năm 2009 với tổng vốn đầu tư đăng ký 9,8 tỷ USD. Mặc dù con số này đã giảm trong những năm gần đây, nhưng triển vọng tương lai vẫn tích cực. Theo kết quả của một cuộc khảo sát năm 2012 – 2013 về triển vọng kinh doanh tại khu vực ASEAN, Việt Nam là địa điểm phổ biến nhất cho việc mở rộng kinh doanh của các công ty Mỹ tại Đông Nam Á.

Việt Nam hiện là đối tác thương mại hàng hóa đứng thứ 29 của Mỹ, với tổng kim ngạch thương mại 2 chiều đạt 24,9 tỷ USD trong năm 2012. Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Mỹ vào Việt Nam đạt 4,6 tỷ USD, tăng 7,3% so với năm 2011, nhập khẩu hàng hóa từ Việt Nam đạt 20,3 tỷ USD, tăng 15,9% so với năm 2011. Mỹ thâm hụt thương mại với Việt Nam 15,6 tỷ USD trong năm 2012, tăng 18,7% (2,5 tỷ USD) so với năm 2011. Trong năm 2012, Việt Nam là thị trường hàng xuất khẩu đứng thứ 46 của Mỹ và là nền kinh tế xuất khẩu lớn thứ 23 vào Mỹ. Đầu tư trực tiếp (FDI) của Mỹ tại Việt Nam đạt 747 triệu USD trong năm 2011, tăng 19,9% so với năm 2010. FDI Việt Nam tại Mỹ là 20 triệu USD vào năm 2011, giảm 66,1% so với năm 2010.

Mối quan hệ kinh tế hai bên cùng thắng giúp xây dựng một nền tảng tốt cho việc tăng cường quan hệ ngoại giao và quốc phòng giữa hai nước. Mỹ coi Việt Nam là đối tác quan trọng trong nỗ lực của mình để thúc đẩy sự tham gia của Mỹ trong khu vực. Washington và Hà Nội đã hợp tác thông qua các diễn đàn khác nhau, bao gồm Diễn đàn khu vực ASEAN, Sáng kiến hạ lưu sông Mekong, Hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC), Hội nghị thượng đỉnh Đông Á và Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN cùng các đối tác.

Hai nước cũng đã tăng cường hợp tác trong lĩnh vực quốc phòng. Các hoạt động liên quan đến quốc phòng, bao gồm trao đổi cấp cao của các quan chức quốc phòng giữa cả hai nước, chuyến thăm Việt Nam của các tàu chiến Mỹ và các cuộc đối thoại chiến lược quốc phòng hàng năm. Các cuộc thảo luận an ninh cũng trở nên thường xuyên hơn.

Trong bản đánh giá sơ kết quốc phòng năm 2010, Bộ Quốc phòng Mỹ xác định Việt Nam là một quốc gia Đông Nam Á mà Mỹ cần hợp tác để phát triển mối quan hệ chiến lược mới giữa Mỹ với khu vực.

Cơ hội mới

Mỹ và Việt Nam đã tổ chức các cuộc thảo luận trong suốt năm 2011 theo Hiệp định khung về Thương mại và Đầu tư (TIFA), trong đó có cuộc gặp ở cấp bộ trưởng tháng 5-2011. TIFA tạo ra một diễn đàn giám sát và thực hiện các cam kết WTO của Việt Nam, giải quyết các vấn đề thương mại song phương, thúc đẩy và tăng cường thương mại, đầu tư. Tháng 6-2008, hai nước đã đàm phán về Hiệp định đầu tư song phương (BIT). Ba vòng đàm phán BIT đã được tổ chức trong năm 2009 và 2010. Các cuộc đối thoại thương mại công nghệ truyền thông đã được tổ chức trong năm 2009 và 2010.

Việt Nam và Mỹ là đối tác trong các cuộc đàm phán Hiệp định thương mại xuyên Thái Bình Dương (TPP) đang diễn ra. Trong đàm phán này, Mỹ đang tìm cách phát triển một tiêu chuẩn cao, theo đó thỏa thuận thương mại khu vực của thế kỷ 21 này sẽ hỗ trợ việc tạo ra và duy trì công ăn việc làm ở Mỹ và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Ngoài Mỹ và Việt Nam, các đối tác đàm phán TPP bao gồm Australia, Brunei, Canada, Chile, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru và Singapore. Bắt đầu với một nhóm các quốc gia có cùng quan điểm, mục tiêu là để mở rộng các thỏa thuận bao gồm các nước khu vực châu Á – Thái Bình Dương, cùng đại diện cho hơn một nửa sản lượng toàn cầu và hơn 40% thương mại thế giới. TPP được cho sẽ tạo cú hích cho quan hệ kinh tế Mỹ – Việt Nam, hai bên sẽ được tiếp cận lớn hơn thị trường xuất khẩu đồng thời với việc cải cách sâu rộng nền kinh tế.

Khi khách hàng Mỹ hiện nay đang chuyển sang mua hàng hóa Đông Nam Á thay vì từ các nhà cung cấp Trung Quốc, doanh nghiệp Việt Nam cần phải tận dụng tối đa các cơ hội tuyệt vời, Phòng Thương mại Mỹ tại Việt Nam (AmCham Việt Nam) nhận định. Tại hội thảo về TPP do AmCham Việt Nam tổ chức và Câu lạc bộ doanh nghiệp ở TPHCM tổ chức gần đây, Mark Gillin, Chủ tịch AmCham Việt Nam, cho biết TPP sẽ kích hoạt làn sóng đầu tư và thương mại giữa các thành viên. Nhiều nhà đầu tư Mỹ gần đây đã chuyển từ Trung Quốc sang Việt Nam.

Tuy nhiên, bất chấp những lợi thế của TPP cũng như các hiệp định thương mại tự do khác, các doanh nghiệp Việt Nam cần thu hút khách hàng Mỹ bằng cách thiết lập mối quan hệ đối tác thân thiết với các khách hàng tại Mỹ.
Trong thực tế, các công ty nước ngoài đầu tư vào Việt Nam chiếm đến 2/3 tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước, cho thấy không có nhiều công ty trong nước có thể xây dựng mối quan hệ trực tiếp với các đối tác Mỹ, những tập đoàn đã có chuỗi cung ứng với các quy trình nghiêm ngặt, ông Gillin nhận xét.

Theo Herb Cochran, Giám đốc điều hành Phòng Thương mại Mỹ (AmCham) tại TPHCM, các doanh nghiệp lớn của Mỹ, ví như Walmart, đều có quy trình chi tiết để quản lý mối quan hệ với nhà cung cấp. Vì vậy, các doanh nghiệp Việt Nam cần nghiên cứu nhu cầu tại Mỹ để trở thành nhà cung cấp trực tiếp cho họ.

Theo Khánh Minh
Sài Gòn Giải Phóng

Công ty luật Hưng Nguyên

Chuyến thăm chính thức của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tới Mỹ từ ngày 24 đến 26/7 có ý nghĩa rất quan trọng, mở ra một giai đoạn mới cho quan hệ hai nước sau gần 20 năm bình thường hóa quan hệ. Nhân dịp này, mời độc giả nhìn lại các cột mốc quan trọng về quan hệ đầu tư và thương mại song phương cũng như các cơ hội mới cho hai nước trong thời gian tới.

Một trong những siêu thị có bán hàng Việt Nam tại Mỹ
Một trong những siêu thị có bán hàng Việt Nam tại Mỹ.

 

Tiến triển trên nhiều mặt

Những năm gần đây, quan hệ Việt – Mỹ trên tất cả các lĩnh vực đã có nhiều tiến triển, đặc biệt là quan hệ về kinh tế, ngoại giao, quốc phòng được tăng cường.

Năm 2000, 6 năm sau khi Tổng thống Bill Clinton dỡ bỏ lệnh cấm vận thương mại của Mỹ đối với Việt Nam, hai nước đã ký Hiệp định thương mại song phương (BTA) lịch sử, mở ra một kỷ nguyên mới của hợp tác kinh tế. Kim ngạch thương mại song phương đã tăng từ 1,2 tỷ USD năm 2000 lên gần 25 tỷ USD trong năm 2012. Trong thời gian này, Việt Nam luôn được hưởng thặng dư thương mại hàng năm từ 454 triệu USD trong năm 2000 lên hơn 15,6 tỷ USD trong năm 2012. Mỹ hiện là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam và là một trong những nguồn thặng dư thương mại chính của Việt Nam.

Thông qua BTA, Mỹ muốn Việt Nam cam kết một loạt các cải cách về thương mại, đầu tư và các quy định tạo điều kiện dễ dàng hơn cho các nhà đầu tư và hàng hóa từ Mỹ vào Việt Nam. Kết quả, Mỹ là nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất tại Việt Nam trong năm 2009 với tổng vốn đầu tư đăng ký 9,8 tỷ USD. Mặc dù con số này đã giảm trong những năm gần đây, nhưng triển vọng tương lai vẫn tích cực. Theo kết quả của một cuộc khảo sát năm 2012 – 2013 về triển vọng kinh doanh tại khu vực ASEAN, Việt Nam là địa điểm phổ biến nhất cho việc mở rộng kinh doanh của các công ty Mỹ tại Đông Nam Á.

Việt Nam hiện là đối tác thương mại hàng hóa đứng thứ 29 của Mỹ, với tổng kim ngạch thương mại 2 chiều đạt 24,9 tỷ USD trong năm 2012. Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Mỹ vào Việt Nam đạt 4,6 tỷ USD, tăng 7,3% so với năm 2011, nhập khẩu hàng hóa từ Việt Nam đạt 20,3 tỷ USD, tăng 15,9% so với năm 2011. Mỹ thâm hụt thương mại với Việt Nam 15,6 tỷ USD trong năm 2012, tăng 18,7% (2,5 tỷ USD) so với năm 2011. Trong năm 2012, Việt Nam là thị trường hàng xuất khẩu đứng thứ 46 của Mỹ và là nền kinh tế xuất khẩu lớn thứ 23 vào Mỹ. Đầu tư trực tiếp (FDI) của Mỹ tại Việt Nam đạt 747 triệu USD trong năm 2011, tăng 19,9% so với năm 2010. FDI Việt Nam tại Mỹ là 20 triệu USD vào năm 2011, giảm 66,1% so với năm 2010.

Mối quan hệ kinh tế hai bên cùng thắng giúp xây dựng một nền tảng tốt cho việc tăng cường quan hệ ngoại giao và quốc phòng giữa hai nước. Mỹ coi Việt Nam là đối tác quan trọng trong nỗ lực của mình để thúc đẩy sự tham gia của Mỹ trong khu vực. Washington và Hà Nội đã hợp tác thông qua các diễn đàn khác nhau, bao gồm Diễn đàn khu vực ASEAN, Sáng kiến hạ lưu sông Mekong, Hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC), Hội nghị thượng đỉnh Đông Á và Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN cùng các đối tác.

Hai nước cũng đã tăng cường hợp tác trong lĩnh vực quốc phòng. Các hoạt động liên quan đến quốc phòng, bao gồm trao đổi cấp cao của các quan chức quốc phòng giữa cả hai nước, chuyến thăm Việt Nam của các tàu chiến Mỹ và các cuộc đối thoại chiến lược quốc phòng hàng năm. Các cuộc thảo luận an ninh cũng trở nên thường xuyên hơn.

Trong bản đánh giá sơ kết quốc phòng năm 2010, Bộ Quốc phòng Mỹ xác định Việt Nam là một quốc gia Đông Nam Á mà Mỹ cần hợp tác để phát triển mối quan hệ chiến lược mới giữa Mỹ với khu vực.

Cơ hội mới

Mỹ và Việt Nam đã tổ chức các cuộc thảo luận trong suốt năm 2011 theo Hiệp định khung về Thương mại và Đầu tư (TIFA), trong đó có cuộc gặp ở cấp bộ trưởng tháng 5-2011. TIFA tạo ra một diễn đàn giám sát và thực hiện các cam kết WTO của Việt Nam, giải quyết các vấn đề thương mại song phương, thúc đẩy và tăng cường thương mại, đầu tư. Tháng 6-2008, hai nước đã đàm phán về Hiệp định đầu tư song phương (BIT). Ba vòng đàm phán BIT đã được tổ chức trong năm 2009 và 2010. Các cuộc đối thoại thương mại công nghệ truyền thông đã được tổ chức trong năm 2009 và 2010.

Việt Nam và Mỹ là đối tác trong các cuộc đàm phán Hiệp định thương mại xuyên Thái Bình Dương (TPP) đang diễn ra. Trong đàm phán này, Mỹ đang tìm cách phát triển một tiêu chuẩn cao, theo đó thỏa thuận thương mại khu vực của thế kỷ 21 này sẽ hỗ trợ việc tạo ra và duy trì công ăn việc làm ở Mỹ và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Ngoài Mỹ và Việt Nam, các đối tác đàm phán TPP bao gồm Australia, Brunei, Canada, Chile, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru và Singapore. Bắt đầu với một nhóm các quốc gia có cùng quan điểm, mục tiêu là để mở rộng các thỏa thuận bao gồm các nước khu vực châu Á – Thái Bình Dương, cùng đại diện cho hơn một nửa sản lượng toàn cầu và hơn 40% thương mại thế giới. TPP được cho sẽ tạo cú hích cho quan hệ kinh tế Mỹ – Việt Nam, hai bên sẽ được tiếp cận lớn hơn thị trường xuất khẩu đồng thời với việc cải cách sâu rộng nền kinh tế.

Khi khách hàng Mỹ hiện nay đang chuyển sang mua hàng hóa Đông Nam Á thay vì từ các nhà cung cấp Trung Quốc, doanh nghiệp Việt Nam cần phải tận dụng tối đa các cơ hội tuyệt vời, Phòng Thương mại Mỹ tại Việt Nam (AmCham Việt Nam) nhận định. Tại hội thảo về TPP do AmCham Việt Nam tổ chức và Câu lạc bộ doanh nghiệp ở TPHCM tổ chức gần đây, Mark Gillin, Chủ tịch AmCham Việt Nam, cho biết TPP sẽ kích hoạt làn sóng đầu tư và thương mại giữa các thành viên. Nhiều nhà đầu tư Mỹ gần đây đã chuyển từ Trung Quốc sang Việt Nam.

Tuy nhiên, bất chấp những lợi thế của TPP cũng như các hiệp định thương mại tự do khác, các doanh nghiệp Việt Nam cần thu hút khách hàng Mỹ bằng cách thiết lập mối quan hệ đối tác thân thiết với các khách hàng tại Mỹ.
Trong thực tế, các công ty nước ngoài đầu tư vào Việt Nam chiếm đến 2/3 tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước, cho thấy không có nhiều công ty trong nước có thể xây dựng mối quan hệ trực tiếp với các đối tác Mỹ, những tập đoàn đã có chuỗi cung ứng với các quy trình nghiêm ngặt, ông Gillin nhận xét.

Theo Herb Cochran, Giám đốc điều hành Phòng Thương mại Mỹ (AmCham) tại TPHCM, các doanh nghiệp lớn của Mỹ, ví như Walmart, đều có quy trình chi tiết để quản lý mối quan hệ với nhà cung cấp. Vì vậy, các doanh nghiệp Việt Nam cần nghiên cứu nhu cầu tại Mỹ để trở thành nhà cung cấp trực tiếp cho họ.

Theo Khánh Minh
Sài Gòn Giải Phóng

Người đàn ông buộc phải ly hôn vì bị vợ… bạo hành tinh thần

Từ xưa đến nay, chúng ta vẫn thường nghe chồng vũ phu bạo hành chứ ít ai thấy chuyện đàn ông phải hứng chịu bi kịch ngược lại.

Tuy nhiên thực tế, không phải cứ bị đánh đập mới gọi là bạo hành, mà đối với đàn ông, thì những lời đay nghiến, chì chiết của người vợ cũng chính là hành vi bạo lực khiến họ chai lì xảm xúc, chán nản… Khi những cảm xúc này xuất hiện, thì con đường dẫn đến ly hôn và nhiều hệ lụy đau lòng khác sẽ trở nên cực kỳ ngắn ngủi. Đây cũng là câu chuyện mà luật sư Nguyễn Văn Nguyên (giám đốc Công ty Luật Hưng Nguyên – Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội ) muốn kể và nhắc nhở để các chị, các mẹ giữ hạnh phúc.

Người đàn ông buộc phải ly hôn vì bị vợ… bạo hành tinh thần 1
Vợ bạo lực tinh thần chồng là con đường dẫn đến hồi kết của hôn nhân. Ảnh minh họa.

Những năm tháng  dằn vặt nhau

Thời gian khá lâu đã trôi qua, nhưng ký ức về tấn bi kịch gia đình đặc biệt này chưa thể phai mời với luật sư Nguyên. Trò chuyện cùng người viết, anh kể: “Anh Thiều và chị Oanh yêu nhau mặn nồng suốt bốn năm trời trước khi quyết định lên xe hoa bằng đám cưới ngập tràn hạnh phúc. Không lâu sau khi kết hôn, cả hai đưa nhau rời quê hương Thanh Hóa lên huyện Di Linh (tỉnh Lâm Đồng) làm kinh tế mới. Cuộc sống trong giai đoạn đó dẫu vất vả nhưng tràn ngập niềm hạnh phúc. Hai vợ chồng trẻ hết mực yêu thương nhau, chàng tần tảo, nàng chắt chiu nuôi nấng những đứa con lần lượt chào đời. Để cải thiện kinh tế gia đình, anh Thiều dồn tiền tích cóp, mua đất trồng cà phê. Sau này, khi làm ăn khấm khá, người chồng quần quật trồng cà, chăn nuôi dê, bò… cải thiện thu nhập. Kinh tế gia đình phất lên nhưng cũng vì thế, anh Thiều thường xuyên phải vắng nhà vì đi đổ mối hàng, nhậu nhẹt tạo quan hệ. Chính từ sự thay đổi này, bi kịch gia đình đã ập đến”.

Giọng trầm ngâm, luật sư Nguyên chép miệng buồn rầu nhớ lại, khi tìm đến anh, người chồng vẫn không hiểu nổi những thay đổi chóng vánh trong tính nết của vợ mình. Chồng phải vắng nhà vì công việc, nhưng chị luôn nổi cơn ghen bóng gió một cách vô lý. Mỗi lần đi giao dịch, làm ăn vắng nhà ít ngày trở về, anh lại phải nghe vợ chì chiết: “Anh sẵn tiền trong tay rồi đem cho gái phải không…”. Điệp khúc ấy cứ lập đi lập lại khiến anh Thiếu nhiều lúc không thể kiềm chế, gằn giọng quát mắng vợ. Chỉ chờ có thế, chị Oanh “nổi trận lôi đình”, khua chân múa tay chỉ mặt chồng quát nạt: “Anh ngoại tình rồi về chán vợ, chửi bới vợ, đánh vợ, bạo lực với vợ…”.  Từ đấy, hễ anh Thiều ra ngoài, người vợ lại suốt ngày gọi điện tra hỏi, làm phiền. Những lúc bận tiếp khách không nghe máy, anh lại phải đối mặt với những lời ngờ vực, trách móc khi về đến nhà.

“Ngồi tâm sự đến đây, anh Thiều não nuột than thở: “Khổ lắm, tôi đã cố gắng bỏ ngoài tai những cơn ghen tuông vô lối của vợ nhưng vẫn mệt mỏi vô cùng. Mỗi ngày về nhà nhìn vợ khó đăm đăm, than vãn, cằn nhằn không ngớt, rồi ca đi ca lại điệp khúc: “Tôi phải hy sinh suốt ngày vì anh, vì cái gia đình này rồi anh lại đem tiền đi cho con nào…”, thì tôi lại stress nặng. Một dạo, tôi chán nản đến mức không muốn về nhà nữa, chỉ suốt ngày tụ tập bạn bè nhậu nhẹt đến khi say khướt cho quên mọi chuyện””, luật sư Nguyên nhớ lại.

Để níu kéo hạnh phúc, nhiều lần, anh Thiều cũng nhỏ to nói chuyện, mong cùng vợ xua tan bầu không khí căng thẳng. Nhưng lần nào cũng vậy, mâu thuẫn cũ chưa được giải quyết thì cuộc trò chuyện lại làm bùng phát thêm những rắc rối mới. Dù anh Thiều có giải thích như thế nào, chị Oanh cũng nhất quyết không tin chồng vắng nhà, nhậu nhẹt mà lại không có bồ bịch. Thậm chí, người vợ còn lên tiếng thách thức: “Ly hôn đi để tôi còn có thế giới của mình”. Vì quá chán nản, anh Thiều đã muốn đồng ý để giải thoát cho bản thân. Nhưng khoảnh khắc ấy, tình phụ tử trỗi dậy lại khiến anh Thiều không thể chấp bút vào lá đơn. “Nghĩ đến các con, anh Thiều quyết định cùng vợ ly thân nhưng vẫn chung một nhà. Anh ấy vẫn tin, như thế sẽ có điều kiện chăm sóc các con, đồng thời hy vọng thời gian trôi qua sẽ khiến chị Oanh thấu hiểu mọi chuyện”, luật sư Nguyên cho biết. Thế nhưng, trong suốt khoảng thời gian “chiến tranh lạnh” này, người vợ tai ác vẫn không để anh Thiều yên thân. Thay vì chăm lo các con, bình tĩnh suy nghĩ để cảm thông cho chồng, chị Oanh liên tục nhắn tin chì chiết, thậm chí nhiều lần theo dõi sinh hoạt, công việc của anh Thiều.

Sự tan vỡ không đáng có

Sau 10 năm sống ly thân nhưng vợ không hề có biến chuyển, anh Thiều cực chẳng đã phải tìm đến luật sư, nhờ tư vấn cho việc ly hôn. Luật sư Nguyên cho biết: “Lời đầu tiên trước khi bắt đầu công việc, anh Thiều đã cay đắng thốt lên: “Tôi rất muốn níu giữ hạnh phúc này, nhưng thực sự là tôi kiệt sức. Càng gồng mình lên để hàn gắn, níu giữ gia đình trong những năm sống ly thân, tôi lại càng phải hứng chịu những căng thẳng, mệt mỏi. Oanh không những nhắn tin khủng bố tinh thần chồng mà còn bỏ mặc con cái, sống theo kiểu bất cần. Chứng kiến tình trạng ấy, tôi đành chấp nhận để cô ấy ra đi, cũng là cách tự giải thoát cho mình khỏi cuộc sống địa ngục trần gian”.

Người đàn ông buộc phải ly hôn vì bị vợ… bạo hành tinh thần 2

Luật sư Nguyễn Văn Nguyên

Theo luật sư Nguyên, ban đầu khi hay tin anh Thiều gửi đơn ly dị thì chị Oanh cũng phản đối kịch liệt. Nhưng sau một thời gian hòa giải bất thành, đồng thời tòa án xem xét khía cạnh hai vợ chồng đã nhiều năm ly thân, nên nguyện vọng của anh Thiều vẫn được giải quyết. “Ly thân là một giải pháp khá hợp lý cho các cặp vợ chồng đang rạn nứt về tình cảm nhìn nhận lại cuộc hôn nhân của mình, đồng thời tìm ra hướng đi thích hợp. Tuy nhiên nếu trong thời gian đó, một trong hai không hợp tác, hoặc không hài lòng về nhau, không hòa giải được có thể đơn phương đưa đơn ly hôn thì tòa sẽ xem xét và giải quyết”.

Từng bào chữa nhiều vụ án ly hôn, Luật sư Nguyên phân tích với chúng tôi: “Thật ra, chị Oanh chỉ hờn dỗi và đòi ly hôn để anh Thiều phải giữ mình lại như những lần trước. Chị không ngờ, anh Thiều lại lựa chọn giải pháp sống ly thân suốt 10 năm. Khoảng thời gian ấy, chị Oanh càng cay nghiệt vì nỗi ám ảnh chồng có bồ nên mới nghĩ ra đủ kiểu “làm tình làm tội”. Nhưng người phụ nữ này không hiểu, càng làm như vậy, chị càng đẩy chồng ra xa mình hơn.

Khi ly hôn, phụ nữ cũng là những người phải chịu nhiều thiệt thòi và đau khổ. Từ trường hợp đổ vỡ đáng tiếc của gia đình anh Thiều, chị Oanh, tôi nghĩ trong cuộc sống, người phụ nữ cần phải khéo léo để giữ hạnh phúc gia đình. Phải biết thông cảm, quan tâm để hiểu công việc của chồng, không nên ghen tuông mù quáng đẩy chồng vào tình thế áp lực và dẫn đến sự tan vỡ không đáng có”, luật sư Nguyên chia sẻ.

“Khi ly thân thì tình yêu đã chết”
Trao đổi cùng người viết về trường hợp bạo hành tinh thần khá hy hữu của cặp vợ chồng trong câu chuyện, PGS.TS Trịnh Hòa Bình, giám đốc trung tâm điều tra dư luận xã hội, Viện Xã Hội Học đánh giá: “Thường bạo lực tinh thần chủ yếu xảy ra ở nữ đối với nam, đó là việc không để cho người đàn ông thực hiện chức phận làm chồng, hoặc là từ chối quan hệ tình dục. Rồi suốt ngày lẩm bẩm tạo nên những vây ép căng thẳng, stress không đáng có từ những lời ăn tiếng nói hay thái độ vùng vằng, quăng quật làm cho đối phương không chịu được. Những cách thức bạo lực ấy rất dễ mang lại những hệ quả xấu. Tức là khi người đàn ông nín nhịn nhiều đến một lúc nào đó, người ta có thể bùng phát và đạp đổ hoàn toàn. Thậm chí trong cơn nóng giận họ có thể kết liễu mạng sống của người gieo giắt bạo lực cho họ. Hệ quả thứ hai là có thể dẫn đến người đàn ông bị chai lì, bị miễn nhiễm hoặc vô cảm đối với vợ và các thành viên khác trong gia đình, trong xã hội, cộng đồng… Đó là hai thái độ phổ biến. Khi các gia đình chọn ly thân để nhìn lại cuộc hôn nhân thì gần như, tình yêu đã chết. Nếu cứ thường xuyên tạo áp lực lên đối tác như thế thì con đường sớm muộn phải ly thân dẫn đến ly hôn là đương nhiên. Trong trường hợp này, ly hôn cũng có thể là đích của người tạo ra stress ấy, nhưng cũng có thể nếu đó không phải đích thì sẽ là một sự thất bại nặng nề”.

Kỳ 3:  Tự sự cay đắng của người phụ nữ phải rời bỏ hạnh phúc ngay sau… tuần trăng mật

Thanh Hiên – Theo giadinh.net.vn


Nỗi ám ảnh của người đàn bà hơn 2000 ngày bị chồng bạo hành để… trả thù cha mẹ vợ

Đến với nhau theo tiếng gọi con tim, cả những người đàn ông và phụ nữ ấy đều mong mỏi cuộc sống hôn nhân của mình sẽ hạnh phúc đến khi “đầu bạc răng long”. Nhưng thời gian trôi qua, điểm kết cho hành trình chung sống của rất nhiều cặp đôi lại là… cánh cửa tòa án.

Họ chia tay, khi người phụ nữ phải chịu sự bạo hành, ngược đãi khủng khiếp của chồng, vì sự can thiệp thô bạo của gia đình chồng vào các mối quan hệ. Cũng có khi, chính người chồng lại là nạn nhân bị người phụ nữ “đầu gối tay ấp” của mình hành hạ cả về thể xác lẫn tinh thần… Với luật sư Nguyễn Văn Nguyên (Giám đốc Công ty Luật Hưng Nguyên – Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội), người từng bào chữa nhiều vụ án về hôn nhân gia đình, thì mỗi bi kịch tan vỡ sau cánh cửa tòa án đều để lại thật nhiều nỗi ám ảnh và những bài học suy ngẫm cho cả xã hội.

“Nghiệt ngã thay, lúc chưa lấy được vợ thì dù có phải “trèo đèo lội suối”, dù bị gia đình người yêu ngăn cản, anh ta cũng cố gắng để lấy cho được người con gái mình yêu. Nhưng rồi sau khi cưới, chị Hiền mới phũ phàng nhận ra tất cả chỉ là một màn kịch. Lộ nguyên hình là một kẻ vũ phu, bạc ác, gã suốt ngày lấy cớ trả thù bố mẹ vợ để hành hạ người phụ nữ cùng mình đầu gối tay ấp”. Vừa tâm sự, luật sư Nguyễn Văn Nguyên vừa bảo câu chuyện hôn nhân đầy bi kịch ấy đến giờ vẫn còn khiến anh thấy xót xa mỗi lần nhớ lại.

 Những năm tháng tủi nhục

Luật sư Nguyên kể: “Một lần về thăm quê Nghệ An, tôi tình cờ được hàng xóm nhờ giúp đỡ người phụ nữ muốn ly hôn với chồng mãi tận Đăk Nông. Ngay lần đầu gặp, tôi đã bị ám ảnh bởi cái ngoại hình gầy gò, nước da đen sạm và khuôn mặt khắc khổ của một người đàn bà trải qua quá nhiều bất hạnh. Suốt cuộc trò chuyện nhờ tôi giúp làm thủ tục ly hôn, chị nói r?t ít, chốc chốc lại lấy tay lau nước mắt. Ngồi bên cạnh, bố mẹ chị phải đỡ lời: “Thời con gái, nó cũng xinh xắn, được bao người nhòm ngó. Vậy mà sau 8 năm đằng đẵng sống trong “địa ngục”, hình hài nó giờ thế này đây”.

Trở lại ngôi nhà sau một ngày với hy vọng người đàn bà đã bình tĩnh lại, tôi được chị kể về câu chuyện hôn nhân đầy bi kịch của mình. Chị tâm sự: “Cùng sinh năm 1975, lại lớn lên bên cạnh nhau với bao kỉ niệm gắn bó ngày thơ ấu, tôi và Thắng (chồng chị – PV) đến với nhau dường như có sự sắp đặt bởi “bàn tay số phận”. Còn nhớ ngày cha mẹ ly hôn, mỗi người mỗi phương, anh Thắng cũng phải theo mẹ dạt vào miền Nam. Nhưng chỉ được một thời gian, không hiểu sao anh ấy đột ngột quay về, sống nhờ ông bà nội ngoại. Khoảng thời gian này, hai đứa trẻ mới 14 tuổi, song trái tim đã biết rung cảm khi gặp lại nhau. Nhưng xen giữa khoảng thời gian yêu đương ấy, Thắng năm lần bảy lượt vào Nam, cuộc sống bất ổn khiến tình yêu của hai đứa cũng vì thế mà vấp phải sự phản đối dữ dội của cha mẹ tôi”.

Nhớ lại đoạn ký ức ngọt ngào nhưng đầy trắc trở, chị tâm sự: “Ngày tôi về xin phép cha mẹ tác thành cho hai đứa, không chỉ các cụ thân sinh mà cả họ hàng biết chuyện cũng phản đối kịch liệt. Một phần vì ác cảm với quá khứ tan vỡ của cha mẹ Thắng, phần khác mọi người lại lo sợ cho cuộc sống của tôi sau này. Bởi trong suốt thời gian yêu nhau, Thắng hết chuyển từ lơ xe đến làm rẫy, bán hàng thuê mà chưa bao giờ kiếm được công việc gì ổn định. Nhưng lúc ấy, theo tiếng gọi trái tim, bao nhiêu lời khuyên nhủ, phân tích thiệt hơn của cha mẹ đều bị tôi bỏ ngoài tai. Nhiều lần, tôi bỏ cơm, khóc lóc đe dọa nếu không lấy được anh sẽ tự tử. Năm lần bảy lượt thuyết phục không được, vì thương con, cha mẹ tôi cũng đành nhắm mắt ưng thuận”.

Khoảng thời gian một năm sau khi cưới cũng là chuỗi ngày hạnh phúc hiếm hoi của chị Hiền. Cùng chồng dọn về ở nhà ông bà nội, dù kinh tế nghèo nàn, nhưng Thắng cũng chịu khó chắt chiu làm lụng. Rồi hạnh phúc nhân lên, khi chị sinh đứa con trai đầu lòng. Đúng lúc này, tâm sự với vợ, Thắng đề xuất đưa cả gia đình vào vùng kinh tế mới Đăk Nông, nơi mẹ anh ta đang sinh sống, để làm ăn. “Thuyền theo lái, gái theo chồng”, ngỡ Thắng thật lòng lo cho vợ con, gia đình, chị Hiền cũng thuận theo mà không ngờ, cuộc đời mình từ đây sẽ rẽ sang một bước ngoặt mới nhuốm màu bi kịch.

Giai đoạn đầu vào vùng kinh tế mới, Thắng cũng nhận được ít rẫy trồng ngô, cà phê. Công việc nặng nhọc, nên chị Hiền cũng không giúp được gì nhiều mà chủ yếu ở nhà lo chuyện chăm sóc con cái, phụ bán sản phẩm vào mùa thu hoạch. Cuộc sống nhọc nhằn là thế, nhưng người vợ trẻ luôn tin sẽ đến một ngày, kinh tế gia đình khấm khá lên. Thắng thì ngược lại, sau mỗi lần đi rẫy, đi nương là tụ tập nhậu nhẹt bê tha cùng bạn bè. Những hôm về nhà trong trạng thái say khướt, gã lộ nguyên hình là kẻ vũ phu, khi nhẫn tâm cậy tủ lấy hết tiền bạc rồi đay nghiến, đánh đập vợ. Lần nào giải thích cho hành động ấy, Thắng cũng chỉ một câu: “Tao phải đánh mày để trả thù gia đình mày đã coi tao không ra gì, khiến tao khổ sở mới lấy được vợ”.

Những màn bạo hành từ đấy diễn ra với mật độ dày đặc. Luật sư Chất kể: “Chị Hiền nói với tôi có lần đang ăn cơm, Thắng đi nhậu say về rồi không nói không rằng, lấy tay ụp cả nồi cơm nóng vào đầu vợ. Lần ấy, chị Hiền bị bỏng nặng, phải điều trị một thời gian dài mới khỏi. Có bận khác, cũng trong bộ dạng say xỉn, gã chồng vũ phu vô cớ lột hết quần áo, bắt trói vợ vào cột nhà sau đó dùng dây thừng đánh đập đến ngất xỉu. Đau lòng hơn, cả khi chị Hiền mang thai đứa con thứ hai, Thắng vẫn tàn nhẫn đấm đá, đến khi vợ đau đến mức sảy thai mới chịu dừng lại”.

Cuộc chạy trốn kẻ vũ phu giải thoát bản thân

Câu chuyện đến đây, dường như bị xúc động mạnh, luật sư Nguyên không nén nổi tiếng thở dài não nuột. Anh chia sẻ: “Lúc nghe đến đoạn chị Hiền nước mắt lưng tròng kể lại mình bị đánh đến sảy thai, tôi bức xúc hỏi: “Vì sao không ly dị ngay mà phải đợi đến tận bây giờ (?)”. Đáp lời tôi, chị ấy nghẹn ngào: “Tôi sợ (!). Sự thật là tôi bị ám ảnh bởi suy nghĩ nếu đòi ly hôn thì anh ta sẽ đánh đập mình cho đến chết”. Cũng bởi nỗi ám ảnh kinh hoàng ấy, người phụ nữ bất hạnh lại phải “ngậm bồ hòn làm ngọt”, vừa nuôi con, vừa cam chịu những trận đòn thừa sống thiếu chết. Thời gian trôi qua làm nguôi ngoai dần nỗi đau, chị lại sinh cho Thắng một đứa con gái nữa. Thế nhưng, sợi dây tình cảm mong manh ấy cũng không khiến gã chồng vũ phu có thêm một chút mủi lòng. Không thể chịu nổi cuộc sống “địa ngục trần gian”, chị Hiền âm thầm lập mưu chạy trốn từ Đăk Nông về quê ngoại tại Nghệ An. Chờ đến ngày mang cà phê và ngô ra chợ bán theo định kỳ để mua thức ăn cho cả gia đình, chị âm thầm lấy tiền mua vé xe khách ra đi. Hôm ấy là tròn 8 năm ngày chị Hiền theo chồng vào Đăk Nông làm kinh tế mới”. 

Về đến nhà ngoại, cha mẹ chị ai cũng kinh ngạc khi thấy con gái đi làm kinh tế mới sau mấy năm trở về thì trở nên quá tiều tụy. Nỗi uất hận dâng trào, chị không ngăn nổi hai dòng nước mắt, chạy ùa đến nép mình vào vai cha mong sự chở che. Lúc ấy, nhìn thấy khuôn mặt gầy gò hốc hác, cánh tay trần chằng chịt những vết sẹo của con gái, người cha từng trải việc đời đã lờ mờ hiểu chuyện khủng khiếp gì đã xảy ra với con gái mình. Ông không hỏi một lời mà chờ đến bữa cơm tối hôm đó, khi chị Hiền đã phần nào nguôi ngoai nỗi sợ, mới động viên để con gái kể lại toàn bộ khoảng thời gian sống chung đầy bi kịch với chồng. Quyết định tìm đến luật sư Nguyên để nhờ tư vấn, làm thủ tục ly hôn diễn ra sau đó như một hệ lụy tất yếu.

Chia sẻ cùng người viết, luật sư Nguyên kể: “Khi vụ ly hôn này khép lại, chị Hiền được phân chia một nửa tài sản và giành quyền nuôi đứa con gái nhỏ. Hiện giờ, người phụ nữ bất hạnh này cũng đã về hẳn Nghệ An, sống yên bình bên cạnh gia đình. Nhưng từ sâu thẳm trong lòng, tôi hiểu nỗi cay đắng mà chị đã phải chịu, vết thương lòng từ những ngày tháng phải sống trong sự bạo hành thì chắc còn lâu lắm, chị mới có thể xóa nhòa được”.

Gã chồng vũ phu đuổi đánh cả luật sư lẫn chính quyền
Trò chuyện cùng người viết, luật sư Nguyên bảo: “Nắm được toàn bộ câu chuyện của chị Hiền, tôi phải cùng thân chủ vào tận Đăk Nông giải quyết. Giáp mặt Thắng, tôi mới tưởng tượng được hết sự bạo ngược của gã đàn ông này. Không chỉ dọa giết vợ, anh ta còn cầm hung khí đuổi đánh cả luật sư lẫn chính quyền sở tại. Khi ra tòa, Thắng cũng nhất quyết không chịu ly hôn. Nhưng trước những bằng chứng bạo hành không th
ể chối cãi còn hằn trên thân thể chị Hiền, Tòa án đã quyết định trả tự do cho người phụ nữ”.

 Kỳ 2: Người đàn ông buộc phải ly hôn vì bị vợ… bạo hành tinh thần

Thanh Hiên ( theo giadinh.net.vn)

Tổng quan về quá trình hình thành các vùng kinh tế trọng điểm

Một trong những nhân tố đột phá then chốt để đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước là có những chính sách hợp lý nhằm đẩy nhanh tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế, bao gồm cơ cấu ngành, cơ cấu thành phần kinh tế và cơ cấu vùng kinh tế. Yêu cầu đổi mới cơ cấu kinh tế của đất nước là một yêu cầu khách quan cấp thiết trong tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập kinh tế quốc tế. 

Từ nghiên cứu các đặc điểm về vị trí địa lý; điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên; đặc điểm và thực trạng kinh tế – xã hội của mỗi tỉnh/thành phố trong cả nước; các yếu tố tác động từ bên ngoài đến nền kinh tế của đất nước như: bối cảnh kinh tế, chính trị, văn hoá – xã hội của các nước trong khu vực và trên thế giới cũng như xu hướng toàn cầu hoá nhằm rút ra kết luận về những lợi thế, thời cơ phát triển cũng như những hạn chế, thách thức đối với sự phát triển kinh tế – xã hội của mỗi tỉnh/thành phố trong cả nước nhằm giúp cho việc hoạch định những chính sách phát triển mang tính đột phá trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế quốc dân.

Để thúc đẩy sự phát triển chung của cả nước cũng như tạo mối liên kết và phối hợp trong phát triển kinh tế – xã hội giữa các vùng kinh tế, Chính phủ Việt Nam đã và đang cố gắng lựa chọn một số tỉnh/ thành phố để hình thành nên vùng kinh tế trọng điểm quốc gia có khả năng đột phá, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội của cả nước với tốc độ cao và bền vững, tạo điều kiện nâng cao mức sống của toàn dân và nhanh chóng đạt được sự công bằng xã hội trong cả nước. Việc hình thành các vùng kinh tế trọng điểm là nhằm đáp ứng những nhu cầu của thực tiễn nói chung và đỏi hỏi của nền kinh tế nước ta nói riêng.

Theo hướng đó, cuối năm 1997 và đầu năm 1998, Thủ tướng Chính phủ đã lần lượt phê duyệt các quyết định số 747/1997/QĐ-TTg, 1018/1997/QĐ-TTg và Quyết định số 44/1998/QĐ-TTg về Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội ba vùng kinh tế trọng điểm quốc gia đến năm 2010, bao gồm vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ, Trung bộ và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Trong 3 vùng kinh tế trọng điểm này, có 13 tỉnh/thành phố được xếp vào quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội các vùng kinh tế trọng điểm.

Bảng 1. Số tỉnh được xếp vào vùng kinh tế trọng điểm theo các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ năm 1997 và năm 1998

I-Vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ

1

Hà Nội

2

Hưng Yên

3

Hải Phòng

4

Quảng Ninh

5

Hải Dương

II- Vùng kinh tế trọng điểm Trung bộ

1

Thừa Thiên – Huế

2

Đà Nẵng

3

Quảng Nam

4

Quảng Ngãi

III- Vùng kinh tế trọng điểm Nam bộ

1

TP. Hồ Chí Minh

2

Bình Dương

3

Bà Rịa -Vũng Tàu

4

Đồng Nai

Tổng số: 13

 

Trong Hội nghị các tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm Nam bộ ngày 20-21/6/2003, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định mở rộng ranh giới của vùng. Văn phòng Chính phủ sau đó đã ra Thông báo số 99/TB-VPCP ngày 02/7/2003 về kết luận của Thủ tướng Chính phủ bổ sung vào vùng kinh tế trọng điểm Nam bộ thêm 3 tỉnh: Tây Ninh, Bình Phước, Long An. Tổng diện tích vùng kinh tế trọng điểm sau khi bổ sung là 23.994,2 km2, bằng 7,3% diện tích cả nước. Dân số (tính đến năm 2002) là 12,3 triệu người, bằng 15,4% so với cả nước.

Trong Hội nghị các tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ ngày 14-15/7/2003, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định mở rộng ranh giới của vùng; sau đó Văn phòng Chính phủ đã ra thông báo số 108/TB-VPCP ngày 30/7/2003 về kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại Hội nghị, trong đó có quyết định “Đồng ý bổ sung 3 tỉnh: Hà Tây, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc vào vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ”. Tổng diện tích vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ sau khi bổ sung là 15.277 km2, bằng 4,64% diện tích và dân số (tính đến năm 2002) là 13,035 triệu người, bằng 16,35% so với cả nước.    

Vùng kinh tế trọng điểm Trung bộ, theo quyết định phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ số 1018/1997/QĐ-TTg ngày 29/11/1997, gồm thành phố Đà Nẵng và các tỉnh Thừa Thiên – Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi. Nay quy mô của vùng được mở rộng thêm tỉnh Bình Định. Như vậy, vùng có diện tích tự nhiên 27.879 km2, dân số năm 2002 có khoảng 6 triệu người, chiếm 8,47% về diện tích tự nhiên và khoảng 7,49% dân số so với cả nước.

Sự phát triển kinh tế – xã hội của đất nước trong những năm vừa qua có được sự tăng trưởng cao và ổn định là do đường lối đúng đắn của Đảng và Nhà nước. Song sự tăng trưởng đó một phần là do sự tác động qua lại không chỉ giữa các vùng kinh tế trọng điểm mà còn do những tác nhân quan trọng khác như: hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông bao gồm: đường bộ, đường thuỷ, sân bay, các bến, cảng v.v trong các vùng kinh tế trọng điểm và các tỉnh/ thành phố trong cả nước nhằm mục tiêu tác động cùng phát triển…

Trong quá trình hình thành và phát triển, các vùng kinh tế trọng điểm đang phát huy lợi thế, tạo nên thế mạnh của mình theo cơ cấu kinh tế mở, gắn với nhu cầu thị trường trong và ngoài nước, và không chỉ tạo ra động lực thúc đẩy sự chuyển dịch nhanh cơ cấu nền kinh tế quốc dân theo chiều hướng tích cực mà còn góp phần ổn định nền kinh tế vĩ mô, đặc biệt là hỗ trợ và thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội của các tỉnh lân cận trong vùng. Nhà nước tiếp tục thúc đẩy các vùng kinh tế trọng điểm phát huy vai trò đầu tàu tăng trưởng nhanh, đồng thời tạo điều kiện và đầu tư thích đáng hơn cho vùng nhiều khó khăn. Thống nhất quy hoạch phát triển trong cả nước, giữa các vùng, tỉnh, thành phố, tạo sự liên kết trực tiếp về sản xuất, thương mại, đầu tư, giúp đỡ kỹ thuật về nguồn nhân lực, nâng cao trình độ dân trí và đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội của vùng và khu vực, gắn chặt phát triển kinh tế – xã hội với bảo vệ, cải thiện môi trường và quốc phòng an ninh.

Nhận thức được vị trí, vai trò và tầm quan trọng của các vùng kinh tế trọng điểm trong quá trình phát triển kinh tế – xã hội của đất nước; để đảm bảo cho sự vận hành về phát triển kinh tế của từng vùng cũng như giữa các vùng một cách hiệu quả, ngày 18 tháng 02 năm 2004, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 20/2004/QĐ-TTg về việc thành lập Tổ chức điều phối phát triển các vùng kinh tế trọng điểm ở cấp Trung ương. Cơ cấu, bộ máy của Tổ chức điều phối phát triển các vùng kinh tế trọng điểm bao gồm: Ban Chỉ đạo điều phối phát triển các vùng kinh tế trọng điểm (gọi tắt là Ban Chỉ đạo) và các Tổ điều phối của các Bộ, ngành và địa phương trong vùng kinh tế trọng điểm.

Ngày 13 tháng 8 năm 2004, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành các Quyết định số 145, 146, 148/2004/QĐ-TTg về phương hướng chủ yếu phát triển kinh tế -xã hội vùng kinh tế trọng điểm đến năm 2010 và tầm nhìn năm 2020. Trong các quyết định này, quy mô của các vùng kinh tế trọng điểm đã được mở rộng thêm 7 tỉnh gồm Hà Tây, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh (Bắc bộ); Bình Định (Trung bộ) và Tây Ninh, Bình Phước, Long An (Nam bộ). Đồng thời, các quyết định này cũng thay thế cho các quyết định số 747/1997/QĐ-TTg, 1018/1997/QĐ-TTg và Quyết định số 44/1998/QĐ-TTg đã ban hành năm 1997 và năm 1998.

Bảng 2: Số tỉnh được xếp vào các vùng kinh tế trọng điểm theo các Quyết định 145, 146, 148/2004/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ:

I-Vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ

1

Hà Nội

2

Hưng Yên

3

Hải Phòng

4

Quảng Ninh

5

Hải Dương

6

Hà Tây

7

Bắc Ninh

8

Vĩnh Phúc

II- Vùng kinh tế trọng điểm Trung bộ

1

Thừa Thiên – Huế

2

Đà Nẵng

3

Quảng Nam

4

Quảng Ngãi

5

Bình Định

III- Vùng kinh tế trọng điểm Nam bộ

1

TP. Hồ Chí Minh

2

Bình Dương

3

Bà Rịa – Vũng Tàu

4

Đồng Nai

5

Tây Ninh

6

Bình Phước

7

Long An

Tổng số: 20

 

Nhằm tạo ra sự thống nhất, đồng bộ để đạt được hiệu quả cao trong phát triển kinh tế, xã hội, bảo vệ môi trường và bảo đảm quốc phòng, an ninh của các vùng kinh tế trọng điểm, thực hiện thành công định hướng phát triển của các vùng kinh tế trọng điểm được xác định trong Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội; chủ trương, chính sách, đường lối phát triển kinh tế – xã hội của Đảng và Nhà nước về phát triển ba vùng kinh tế trọng điểm ở nước ta, ngày 10 tháng 10 năm 2007, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 159/2007/QĐ-TTg, ban hành Quy chế phối hợp giữa các Bộ, ngành, địa phương đối với các vùng kinh tế trọng điểm. Theo Quyết định này, quy mô của Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam được mở rộng, bao gồm các tỉnh, thành phố: Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Dương, Tây Ninh, Bình Phước, Long An, Tiền Giang.

Tại kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XII, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết số 15/2008/QH12 về việc điều chỉnh địa giới hành chính thành phố Hà Nội và một số tỉnh có liên quan. Theo đó, từ ngày 1 tháng 8 năm 2008, hợp nhất toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của tỉnh Hà Tây vào thành phố Hà Nội. Như vậy, Vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ bao gồm 7 tỉnh: Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh.

Ngày 16 tháng 4 năm 2009, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án thành lập vùng kinh tế trọng điểm vùng đồng bằng sông Cửu Long gồm 4 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương là: thành phố Cần Thơ, tỉnh An Giang, tỉnh Kiên Giang và tỉnh Cà Mau. Theo đó, xây dựng Vùng kinh tế trọng điểm vùng đồng bằng sông Cửu Long trở thành vùng phát triển năng động, có cơ cấu kinh tế hiện đại, có đóng góp ngày càng lớn vào nền kinh tế của đất nước, góp phần quan trọng vào việc xây dựng cả vùng đồng bằng sông Cửu Long giàu mạnh, các mặt văn hoá, xã hội tiến kịp mặt bằng chung của cả nước; bảo đảm ổn định chính trị và an ninh quốc phòng vững chắc.

Bảng 3: Số tỉnh được xếp vào các vùng kinh tế trọng điểm cho đến nay:

I – Vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ

1

Hà Nội

2

Hưng Yên

3

Hải Phòng

4

Quảng Ninh

5

Hải Dương

6

Bắc Ninh

7

Vĩnh Phúc

II- Vùng kinh tế trọng điểm Trung bộ

1

Thừa Thiên – Huế

2

Đà Nẵng

3

Quảng Nam

4

Quảng Ngãi

5

Bình Định

III- Vùng kinh tế trọng điểm Nam bộ

1

TP. Hồ Chí Minh

2

Bình Dương

3

Bà Rịa – Vũng Tàu

4

Đồng Nai

5

Tây Ninh

6

Bình Phước

7

Long An

8

Tiền Giang

IV- Vùng kinh tế trọng điểm

vùng đồng bằng sông Cửu Long

1

  TP. Cần Thơ

2

  An Giang

3

  Kiên Giang

4

  Cà Mau

Tổng số: 24

Tiến tới bộ TTHC trong thực hiện dự án đầu tư

Dự kiến, đến năm 2015, một bộ thủ tục đầu tư thống nhất, tinh gọn, minh bạch sẽ được ban hành giúp doanh nghiệp giảm tải được nhiều rủi ro trong các khâu pháp lý.

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường phát biểu tại hội thảo. Ảnh: VGP/Hồng Hạnh

Ngày 13/9 tại Đà Nẵng, Hội đồng Tư vấn cải cách Thủ tục hành chính, Cục Kiểm soát thủ tục hành chính (Bộ Tư pháp) và Phòng Công nghiệp và Thương mại Việt Nam (VCCI) phối hợp tổ chức Hội thảo bàn về một số giải pháp cải cách thủ tục hành chính (CCTTHC) trong thực hiện dự án đầu tư.

Dự Hội thảo có Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường và lãnh đạo chính quyền, doanh nghiệp, nhà đầu tư, văn phòng luật sư các tỉnh thành Thừa Thiên-Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam.

Những năm qua, tuy Chính phủ và các bộ, ngành luôn liên tục thúc đẩy quá trình CCTTHC, đặc biệt trong lĩnh vực đầu tư, nhưng vẫn còn rất nhiều vấn đề bất cập, thiếu thống nhất giữa các cơ quan ban ngành và giữa các địa phương.

Hiện ở Việt Nam chưa có một qui trình cụ thể, thống nhất các TTHC mà nhà đầu tư phải thực hiện khi muốn triển khai một dự án đầu tư. Trước “ma trận” này, các nhà đầu tư phải đối mặt với nhiều rủi ro từ những quy định không giống nhau có thể hiểu theo nhiều cách khác nhau.

Theo điều tra khảo sát của VCCI cho thấy, 8.053 doanh nghiệp trong nước và 1.540 doanh nghiệp FDI đánh giá những thủ tục phiền hà hàng đầu đối với nhà đầu tư là các thủ tục về đầu tư, đất đai, xây dựng. Chỉ tính riêng quy định pháp luật liên quan tới TTHC trong thực hiện dự án đầu tư đã có tới 6 luật, 10 nghị định, 9 thông tư.

Không chỉ vậy, ông Đậu Anh Tuấn, quyền Trưởng ban Pháp chế VCCI cho hay, mỗi địa phương đều có những văn bản qui định điều chỉnh khác nhau, số lượng và trình tự thực hiện TTHC khác nhau cho cùng một vấn đề, sự chồng chéo các thủ tục giữa các ban, ngành dẫn đến tình trạng “loạn sứ quân” gây ức chế đối với nhà đầu tư.

Hầu như không có cơ quan quản lý Nhà nước nào nắm toàn bộ hoạt động đầu tư của dự án. Sự phối hợp, cơ chế chia sẻ thông tin giữa các ban, ngành và nội bộ các cơ quan Nhà nước không thống nhất đã làm sức hút đầu tư FDI ở Việt Nam kém cạnh tranh hơn các quốc gia khác trong khu vực.

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường, Chủ tịch Hội đồng tư vấn CCTTHC của Thủ tướng Chính phủ, cũng thừa nhận: “Công tác CCHC, đơn giản hóa TTHC trong lĩnh vực đầu tư kinh doanh thời gian qua vẫn còn rườm rà, phức tạp, chi phí tuân thủ còn lớn, gây cản trở cho hoạt động đầu tư, làm ảnh hưởng đến môi trường đầu tư, kinh doanh của Việt Nam, đồng thời còn cản trở sự phát triển nhanh và bền vững của đất nước”.

Định hình bộ TTHC thống nhất

Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP. Đà Nẵng Võ Duy Khương cho rằng, nguyên nhân của vấn đề trên do nội dung hướng dẫn về đầu tư qui định còn tản mạn trong nhiều văn bản của bộ, ngành, đôi lúc còn chưa thật sự rõ ràng, đồng bộ.

Theo kiến nghị từ phía VCCI, trong giai đoạn ngắn hạn từ nay đến năm 2015, Chính phủ cần rà soát toàn bộ qui trình và tiến trình hài hòa để có sự thống nhất cao nhất, nhằm rút ngắn giấy tờ, thủ tục, thời gian, sự rủi ro cho nhà đầu tư. Ông Đậu Anh Tuấn nhấn mạnh, hiện nay Việt Nam đang tiến hành sửa đổi, bổ sung các luật quan trọng như Luật Đất đai, Xây dựng, Đầu tư… là cơ hội tốt để có một sự thống nhất trong các TTHC giữa bộ, ngành, có thể hình thành Luật TTHC cho nhà đầu tư, dùng “một luật sửa nhiều luật” liên quan.

Ông Võ Quang Huệ, Tổng Giám đốc Công ty Bosch tại Việt Nam, cho rằng để Việt Nam có sức cạnh tranh với các nước trong khu vực về thu hút đầu tư, thì cần đẩy nhanh hơn nữa tốc độ CCHC. Mà cụ thể là hoàn thiện kênh Chính phủ điện tử để chuyên nghiệp hóa các qui trình thực hiện TTHC trong đầu tư. Qua đó, tác động mạnh đến tính cạnh tranh thu hút đầu tư FDI tại các nước trong khu vực, cải thiện bức tranh môi trường đầu tư và nền kinh tế của Việt Nam trong tương lai.

Được biết, các ý kiến trong Hội thảo sẽ được tổng hợp trình Chính phủ xem xét trong tháng 10/2013. Các doanh nghiệp đều kỳ vọng có một bộ thủ tục đầu tư thống nhất, minh bạch, dễ thực hiện sớm được ban hành, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi nhất cho doanh nghiệp hoạt động, nâng cao sức cạnh tranh và hiệu quả.

Được biết, nếu bộ thủ tục này thông qua, sẽ rút ngắn được khoảng 1/2 thời gian thực hiện thủ tục liên quan đến dự án đầu tư từ 155-865 ngày xuống còn 80-385 ngày. Bên cạnh đó, các thủ tục cũng được rút gọn thống nhất hơn so với qui trình ban đầu như không yêu cầu nhà đầu tư thực hiện thủ tục cấp giấy phép, thẩm định, phê duyệt qui hoạch; không cần văn bản xác nhận hoặc thẩm định về nhu cầu sử dụng đất của cơ quan quản lý Nhà nước về tài nguyên-môi trường.

Hồng Hạnh (chinh phu)

Nâng cao hiệu quả thu hút, sử dụng FDI

Luật sư – Công ty luật Hưng Nguyên – Điều chỉnh một số nguyên tắc quản lý và phân cấp đầu tư; đổi mới hoạt động xúc tiến đầu tư; tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động đầu tư;…là những giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả thu hút, sử dụng và quản lý đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trong thời gian tới.

Ảnh minh họa

Tập trung sửa đổi chính sách ưu đãi đầu tư

Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết 103/NQ-CP về định hướng nâng cao hiệu quả thu hút, sử dụng và quản lý đầu tư trực tiếp nước ngoài trong thời gian tới.

Theo Nghị quyết, cần sửa đổi chính sách ưu đãi đầu tư bảo đảm tính hệ thống từ ưu đãi thuế (Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp, Luật Thuế xuất nhập khẩu), ưu đãi tài chính đến ưu đãi phi tài chính; thống nhất giữa chính sách thuế và chính sách đầu tư nhằm góp phần nâng cao tính cạnh tranh với các nước trong khu vực về thu hút đầu tư nước ngoài (ĐTNN).

Bên cạnh đó, điều chỉnh đối tượng hưởng ưu đãi về thuế theo hướng gắn ưu đãi theo ngành, lĩnh vực ưu tiên với theo vùng lãnh thổ để thúc đẩy sự phân công lao động giữa các địa phương; thực hiện ưu đãi đầu tư có chọn lọc phù hợp với định hướng mới đối với thu hút ĐTNN; nghiên cứu, bổ sung ưu đãi đối với các dự án đầu tư trong Khu công nghiệp.

Đồng thời, rà soát, bỏ bớt các hạn chế không cần thiết và cho phép tham gia nhiều hơn vào các thị trường vốn, thị trường tài chính trên nguyên tắc hiệu quả, nhưng chặt chẽ.

Ngoài căn cứ xét ưu đãi theo lĩnh vực và địa bàn, cần nghiên cứu bổ sung tiêu chí để xét ưu đãi đầu tư như: Dự án thuộc lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ, dự án có giá trị gia tăng cao, dự án sử dụng nhiều nguyên liệu, vật tư trong nước và dự án cam kết chuyển giao công nghệ tiên tiến…

Điều chỉnh một số nguyên tắc quản lý và phân cấp đầu tư

Một trong các giải pháp khác nhằm nâng cao hiệu quả thu hút, sử dụng và quản lý FDI trong thời gian tới là điều chỉnh một số nguyên tắc quản lý và phân cấp đầu tư.

Cụ thể, khẩn trương xây dựng cơ chế phối hợp trong công tác quản lý Nhà nước về ĐTNN nhằm tăng cường sự phối hợp giữa Bộ Kế hoạch và Đầu tư với các bộ, ngành và UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Tiếp tục hoàn thiện cơ chế phân cấp việc cấp giấy chứng nhân đầu tư (GCNĐT) nhằm phát huy tính năng động, sáng tạo, chịu trách nhiệm của địa phương, đồng thời đảm bảo quản lý thống nhất của Trung ương, trong đó, bổ sung quy trình thẩm định đối với dự án thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ, trong đó bao gồm cả các dự án quy mô lớn, có sức lan tỏa, có tác động mạnh đến sự phát triển kinh tế-xã hội của cả vùng và quốc gia, dự án sử dụng diện tích đất lớn.

Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát đối với các dự án có vốn ĐTNN đã được cấp, điều chỉnh GCNĐT. Kiên quyết đình chỉ đối với những dự án đã được cấp hoặc điều chỉnh GCNĐT mà không phù hợp với quy hoạch, quy trình, thủ tục…

Đối với dự án có quy mô lớn, có tác động lớn về kinh tế, xã hội, cơ quan cấp GCNĐT cần chú trọng xem xét, đánh giá về khả năng huy động vốn của nhà đầu tư, có các chế tài hoặc yêu cầu đặt cọc để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ triển khai dự án đúng tiến độ.

Đối với các dự án ĐTNN khai thác khoáng sản, việc chọn nhà đầu tư phải gắn khai thác với chế biến sâu, tạo ra giá trị gia tăng cao bằng việc sử dụng công nghệ, thiết bị hiện đại và hệ thống xử lý môi trường phù hợp để sử dụng nguồn tài nguyên có hiệu quả. Đối với một số địa bàn, khu vực có liên quan trực tiếp đến an ninh quốc phòng, cần lựa chọn nhà đầu tư nước ngoài phù hợp để đảm bảo hài hòa lợi ích về kinh tế và an ninh quốc phòng…

Các bộ, ngành cần quy định chi tiết, rõ ràng các tiêu chí, điều kiện đầu tư trong lĩnh vực phụ trách làm căn cứ cho việc cấp phép và quản lý sau cấp phép (suất đầu tư, tiêu chuẩn và yêu cầu kỹ thuật, công nghệ, môi trường…).

Đổi mới hoạt động xúc tiến đầu tư

Cũng theo Nghị quyết, cần đổi mới hoạt động xúc tiến đầu tư. Theo đó, hằng năm và từng thời kỳ, trên cơ sở nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội của cả nước và đặc thù, lợi thế của từng vùng, địa phương cũng như xu hướng của dòng vốn ĐTNN, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp ý kiến các bộ, ngành, ban hành tiêu chí hướng dẫn các bộ, ngành, địa phương xây dựng kế hoạch xúc tiến đầu tư (XTĐT). Các bộ, ngành, địa phương trên cơ sở tiêu chí do Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành để xây dựng kế hoạch XTĐT theo từng năm gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp, thống nhất, điều phối chung (về nội dung, thời gian, địa điểm…) và hướng dẫn phối hợp; khắc phục tình trạng chồng chéo, kém hiệu quả.

Bên cạnh đó, tăng cường XTĐT đối với các tập đoàn lớn, đa quốc gia; đồng thời, chú trọng XTĐT đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa, đặc biệt là trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ.

Khi tiến hành XTĐT ở nước ngoài, trong những trường hợp cần thiết (như: địa bàn XTĐT có nhiều nhà ĐTNN quan tâm, đối tác quan trọng, quy mô hoạt động XTĐT lớn hoặc có nhiều địa phương cùng đi XTĐT ở nước ngoài vào cùng thời gian và địa điểm…) thì Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ tổ chức Đoàn hoặc tham gia để hỗ trợ và trình bày về các chính sách chung, còn các bộ, ngành, địa phương sẽ trình bày về lợi thế, đặc thù, tiềm năng và sự hỗ trợ của ngành, địa phương mình.

Coi trọng XTĐT tại chỗ, theo đó, cần tăng cường hỗ trợ các dự án đã được cấp GCNĐT để các dự án này triển khai hoạt động một cách thuận lợi, có hiệu quả; tăng cường đối thoại với các nhà đầu tư giải quyết kịp thời những kiến nghị hợp lý của doanh nghiệp ĐTNN nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc. Phải coi việc XTĐT tại chỗ là kênh quan trọng và thông qua các nhà đầu tư đã thành công tại Việt Nam để trình bày về kinh nghiệm đầu tư tại Việt Nam và giới thiệu về môi trường đầu tư tại Việt Nam.

Tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động đầu tư

Nghị quyết nêu rõ, định kỳ hằng quý phải rà soát, phân loại các dự án ĐTNN để có hướng xử lý thích hợp đối với những dự án có khó khăn.

Bên cạnh đó, các cơ quan cấp phép đầu tư phải tăng cường kiểm tra, giám sát các dự án ĐTNN trên địa bàn để kịp thời phát hiện khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp để tìm giải pháp hỗ trợ và tháo gỡ khó khăn; đôn đốc các dự án chậm tiến độ, chậm triển khai hoặc chưa tuân thủ các cam kết; đồng thời, xử lý các trường hợp vi phạm pháp luật.

Cùng với đó là tăng cường kiểm tra, giám sát quá trình cấp phép và quản lý dự án ĐTNN của các cơ quan cấp GCNĐT để chấn chỉnh công tác cấp phép và quản lý sau cấp phép, tập trung vào các nội dung: Việc tuân thủ các quy trình, quy định của pháp luật trong quá trình tiếp nhận Hồ sơ, thẩm tra, cấp phép; việc quy định các ưu đãi đối với các dự án; việc thực hiện trách nhiệm kiểm tra, giám sát sau cấp phép,…

Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các bộ quản lý chuyên ngành cùng các cơ quan cấp GCNĐT tăng cường phối hợp, rà soát, khi cần thiết thì tiến hành kiểm tra đối với các dự án ĐTNN, đặc biệt lưu ý các dự án thuộc các nhóm: Có quy mô lớn; chiếm diện tích đất lớn; dự án có nguy cơ ô nhiễm môi trường; dự án tiêu tốn năng lượng; các dự án nhạy cảm khác… Trong quá trình kiểm tra, giám sát, khi phát hiện sai phạm thì tùy theo mức độ có thể kiến nghị cơ quan cấp GCNĐT thu hồi Giấy chứng nhận đầu tư đối với các dự án chậm triển khai, vi phạm quy định của pháp luật,… hoặc kiến nghị Thủ tướng Chính phủ bãi bỏ Quyết định cấp Giấy chứng nhận đầu tư của cơ quan cấp GCNĐT.

Thời gian qua, đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đã đóng góp tích cực vào thành tựu tăng trưởng và phát triển của Việt Nam. Tính đến tháng 6/2013, đã có 15.067 dự án còn hiệu lực, tổng vốn đăng ký khoảng 218,8 tỷ USD, vốn thực hiện khoảng 106,3 tỷ.

 

ĐTNN đóng góp ngân sách (khoảng 3,7 tỷ USD năm 2012), phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, tạo việc làm (trên 2 triệu lao động trực tiếp, từ 3-4 triệu lao động gián tiếp)…

Hoàng Diên (Chinh Phu)

Các chương trình hợp tác đầu tư của Việt Nam với nước ngoài

Chương trình hợp tác với các nước

Các văn bản Nhà nước về hợp tác kinh tế khu vực và quốc tế
Luật Đầu tư nước ngoài và các hiệp định của Chính phủ trong: hợp tác kinh tế , văn hóa và khoa học kỹ thuật giữa Chính phủ với các nước ASIA; thương mại WTO hội nhập kinh tế WTO.

Kết quả
– Về thu hút đầu tư nước ngoài:
+ Kể từ khi có Luật Đầu tư nước ngoài từ năm 1988 đến nay, tổng số dự án đăng ký trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh (còn hiệu lực) là 4.041 dự án với tổng vốn đầu tư đăng ký là 31,32 tỷ USD; tổng vốn đầu tư thực hiện là 12,4 tỷ USD, đạt gần 42,4% so với tổng vốn đầu tư đăng ký.
+ Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã đóng góp 23,2% vào GDP của thành phố; 38,6% vào giá trị sản xuất công nghiệp của thành phố; Giá trị xuất khẩu đạt 5,5 tỷ USD, chiếm 34,1% tổng kim ngạch xuất khẩu của thành phố; Ngoài ra các dự án có vốn đầu tư nước ngoài đóng góp 18,6% tổng vốn đầu tư toàn xã hội của thành phố; Đóng góp khoảng 13,5% tổng thu ngân sách trên địa bàn.
+ Các quốc gia/ vùng lãnh thổ có vốn đầu tư lớn vào Thành phố Hồ Chí Minh là Singapore; Malaysia; Hồng Kông; Hàn Quốc; Đài Loan …;
+ Các ngành nghề và lĩnh vực có vốn đầu tư mới dẫn đầu tại Thành phố Hồ Chí Minh: hoạt động kinh doanh bất động sản, tư vấn; công nghiệp; thương nghiệp, khách sạn, nhà; vận tải, kho bãi, bưu điện; xây dựng.
– Về đầu tư ra nước ngoài:
+ Chủ yếu các doanh nghiệp Thành phố đầu tư ra nước ngoài tại các nước khối ASIA, hiện tại Vương quốc Campuchia, nước Cộng hoa Dân Chủ Nhân dân Lào có khoảng 70 doanh nghiệp với vốn đăng ký đầu tư ra nước ngoài khoảng 2 nghìn tỷ đồng.

Các nhóm ngành Thành phố khuyến khích phát triển, thu hút đầu tư
– Thành phố khuyến khích phát triển 9 nhóm ngành dịch vụ: tài chính – tín dụng – ngân hàng – bảo hiểm; thương mại; vận tải, kho bãi, dịch vụ cảng – hậu cần hàng hải và xuất nhập khẩu; bưu chính – viễn thông và công nghệ thông tin – truyền thông; kinh doanh tài sản – bất động sản; dịch vụ thông tin tư vấn, khoa học – công nghệ; du lịch; y tế; giáo dục – đào tạo. Bảo đảm khu vực dịch vụ có tốc độ tăng trưởng và tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu kinh tế trên địa bàn.
– Thành phố cũng khuyến khích phát triển 4 ngành công nghiệp có hàm lượng khoa học – công nghệ và giá trị gia tăng cao: cơ khí, điện tử – công nghệ thông tin, hóa dược – cao su, chế biến tinh lương thực thực phẩm và các ngành công nghệ sinh học, công nghiệp sạch, tiết kiệm năng lượng, công nghiệp phụ trợ. Đầu tư hiện đại hóa ngành xây dựng sử dụng vật liệu mới, ứng dụng công nghệ xây dựng hiện đại; nâng tốc độ tăng trưởng của ngành xây dựng cao hơn tốc độ tăng trưởng các ngành công nghiệp.
– Ngoài ra, Thành phố cũng kêu gọi đầu tư cở sở hạ tầng, tạo bước đột phá về hệ thống kết cấu hạ tầng thành phố với định hướng xây dựng hệ thống đường sắt đô thị, phát triển đường vành đai, đường trên cao, đường cao tốc, luồng tàu đường biển, đường sông; cấp nước, thoát nước, chống ngập, xử lý chất thải, hạ tầng năng lượng và hạ tầng viễn thông.. . Khuyến khích tham gia đầu tư xây dựng vào các khu đô thị mới (Tây Bắc, Thủ Thiêm, Cảng Hiệp Phước).
– Trong nông nghiệp, tập trung phát triển nghiên cứu, ứng dụng công nghệ sinh học để sản xuất giống chất lượng cao. Tiếp tục chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi,… phát triển các đề án nâng cao chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm đối với nông sản thực phẩm; hỗ trợ các chương trình khuyến nông, chuyển giao và ứng dụng các tiến bộ khoa học, công nghệ trong sản xuất nông nghiệp.

Hạn chế can thiệp hành chính vào quan hệ dân sự

“Bộ luật Dân sự phải thực sự trở thành Bộ luật của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”…

“Là Bộ luật chi phối nhiều đạo luật khác trong hệ thống pháp luật nên Bộ luật Dân sự phải thực sự trở thành Bộ luật của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, tạo được cú hích đáng kể cho sự phát triển của các quan hệ thị trường…”, Phó thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh tại Hội nghị toàn quốc tổng kết thi hành Bộ luật Dân sự năm 2005 vừa diễn ra tại Hà Nội.

Đánh giá 7 năm thi hành Bộ luật Dân sự, Phó thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cho rằng, Bộ luật này có vị trí đặc biệt quan trọng, chi phối nhiều đạo luật khác trong hệ thống pháp luật và tác động tới tất cả các quan hệ dân sự trong xã hội. Bộ luật Dân sự cũng cụ thể hóa các quy định của Hiến pháp về các quyền tự do, bình đẳng về nhân thân và tài sản cá nhân…

Tuy nhiên đến nay, Bộ luật đã bộc lộ một số bất cập như chưa xác định rõ mối quan hệ với các luật khác điều chỉnh quan hệ dân sự, các quy định vẫn còn mang nặng tính hành chính, nhiều quy định chưa tương thích với các điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia…

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Đinh Trung Tụng đánh giá: “Bộ luật Dân sự 2005 cũng là lần đầu tiên quy định đầy đủ địa vị pháp lý, chuẩn mực pháp lý cho cách ứng xử của cá nhân, pháp nhân, chủ thể khác; quyền và nghĩa vụ của các chủ thể về nhân thân và tài sản trong các quan hệ dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động… Chính Bộ luật Dân sự 2005 đã đánh dấu bước phát triển mới, khẳng định một diện mạo mới không chỉ của pháp luật dân sự mà của cả hệ thống pháp luật Việt Nam”.

Ông Tụng cũng thừa nhận, sau hơn 7 năm thi hành Bộ luật Dân sự đã bộc lộ những bất cập, hạn chế; thiếu nhiều quy định cụ thể như quy định liên quan đến hộ gia đình, chuyển nhượng quyền sử dụng đất, bồi thường thiệt hại trong trường hợp gây thiệt hại cho nhiều người… Nhiều quy định thuộc phạm vi điều chỉnh của Bộ luật Dân sự nhưng đến nay chưa có văn bản hướng dẫn thi hành kịp thời hoặc chưa cụ thể nên khó thực thi trên thực tế… Một số quy định hướng dẫn không phản ánh kịp thời yêu cầu của thực tiễn.

Việc công nhận, thực hiện quyền dân sự về thân nhân, tài sản, sở hữu và giao dịch còn nhiều bất cập như hệ thống đăng ký sở hữu, quyền sử dụng đất, đăng ký giao dịch và công chứng giao dịch còn chưa thực sự liên thông, làm giảm tính công khai, minh bạch trong giao dịch…

Đó cũng là lí do tại Hội nghị tổng kết này, Bộ Tư pháp đặt vấn đề sửa đổi bổ sung Bộ luật Dân sự. Theo Thứ trưởng Đinh Trung Tụng, Bộ luật Dân sự phải được xây dựng trên cơ sở tôn trọng quyền tự do giao dịch dân sự giữa các cá nhân, tổ chức. Tiến tới hạn chế sự can thiệp của cơ quan công quyền vào quá trình hình thành, tồn tại và phát triển của các quan hệ giao dịch dân sự, bảo đảm các quan hệ này được hình thành một cách dễ dàng, phát triển ổn định.

Bộ luật Dân sự sửa đổi lần này phải có đầy đủ có cơ chế bảo đảm, bảo vệ thích hợp các quyền liên quan đến chế độ sở hữu, hình thức sở hữu, các biện pháp bảo vệ quyền sở hữu. Bên cạnh đó còn tiến hành hoàn thiện thêm một bước các quy định về quyền của các chủ thể đối với tài sản của người khác, đặc biệt là quyền sử dụng đất.

Bộ luật Dân sự phải hướng đến việc đề cao nguyên tắc tự do hợp đồng, bảo đảm quyền kinh doanh của các chủ thể và bảo đảm an toàn pháp lý cho các chủ thể khi tham gia vào các quan hệ dân sự.

Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, trong lần sửa đổi này Bộ luật Dân sự cần phải thể hiện được 2 quan điểm quan trọng: Phải thực sự trở thành nền tảng pháp lý của hệ thống pháp luật điều chỉnh các quan hệ có chủ thể bình đẳng, tự thỏa thuận, tự định đoạt và tự chịu trách nhiệm; phải thực sự trở thành Bộ luật của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, tạo được cú hích đáng kể cho sự phát triển của các quan hệ thị trường, thúc đẩy sự chủ động và sáng tạo của các chủ thể tham gia các hoạt động giao lưu dân sự, huy động mạnh mẽ các nguồn lực đầu tư cho sản xuất, kinh doanh, hạn chế đến mức thấp nhất sự can thiệp hành chính vào giao lưu dân sự…

Phó thủ tướng lưu ý phải xác định rõ mục tiêu, quan điểm và những định hướng lớn sửa đổi, bổ sung Bộ luật Dân sự năm 2005, nhất là trong giai đoạn lịch sử lập hiến, lập pháp của đất nước đang bước vào thời kỳ phát triển mới theo các quan điểm dân chủ, dân sinh, dân quyền thể hiện đậm nét trong Cương lĩnh xây dựng đất nước.

Công ty Luật Hưng Nguyên – theo Công Lê (Theo VnEconomy)

Việt Nam – nguy cơ trở thành “bãi phế thải” của Trung Quốc

Câu chuyện hàng Trung Quốc độc hại tràn ngập thị trường Việt Nam đã không còn là chuyện mới. Tuy nhiên càng ngày mức độ càng trầm trọng hơn, báo động hơn, có nguy cơ phá hoại nền kinh tế và đầu độc sức khỏe người dân.

Nhiều chuyên gia cho rằng thực chất đây là cái bẫy của thương mại tự do khiến chúng ta dễ trở thành bãi phế thải các loại hàng hóa phẩm chất xấu của Trung Quốc. Xây dựng một hàng rào kỹ thuật thương mại nghiêm ngặt là việc chúng ta cần phải làm ngay, không thể chậm trễ.

Sự quyến rũ chết người

Không thể không thừa nhận Trung Quốc với 1,3 tỷ dân và một nền kinh tế đứng thứ hai thế giới là một thị trường quyến rũ. Nhưng như nhận định của dư luận thế giới, đó là sự quyến rũ chết người. Hàng chục nước trên thế giới đang có vấn đề trong thương mại, đầu tư với Trung Quốc. Nhưng Trung Quốc cũng đang tỏ ra là nước sử dụng thành thạo việc kết hợp các sức ép ngoại giao, chính trị song hành với kinh tế để trả đũa các nước khác mỗi khi có “vấn đề” với Trung Quốc.

Bán cái chết cũng là chủ đề của cuốn sách đang nổi tiếng tại các nước phương Tây bàn về chất lượng hàng hóa Trung Quốc. Cuốn “Chết dưới tay Trung Quốc” được viết bởi Giáo sư Kinh tế và Chính sách Công cộng tại Đại học California, Irvine, Peter Navarro. Một loạt những vụ bê bối về thực phẩm độc hại của Trung Quốc trong suốt thời gian qua đã khiến cả thế giới phải rùng mình. Mỗi ngày qua đi lại có thêm một vụ thực phẩm bẩn, độc hại xuất hiện. Những “sát thủ giấu mặt” đó vẫn hàng ngày hàng giờ hiện diện trên bàn ăn của mỗi gia đình. Không chỉ thực phẩm mà cả những hàng hóa rẻ tiền, chất lượng kém, phát hiện có chất độc của Trung Quốc cũng đang làm nhiễu loạn thị trường thế giới. Nhiều nước đã đồng loạt tẩy chay hàng Trung Quốc.

Thương lái Trung Quốc hoành hành – đâu là bộ mặt thật?

Từ việc thương lái Trung Quốc thu gom móng trâu bò của đồng bào dân tộc, tận thu gốc rễ, gốc cây tiêu ở Tây Nguyên, thu mua hạt chè ở Thái Nguyên cho đến việc lừa đảo mặt hàng hải sản ở Đồng bằng Sông Cửu Long, hoa hồng ở Đà Lạt, mua đỉa ở khắp nơi, mua lá xoài khô, mua nguyên liệu đông dược trên mọi cánh rừng trong cả nước… Gần đây nhất, thương lái trung Quốc lại tìm mua rễ cây rừng ở xã Kon Pne, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai.

Hàng trăm câu chuyện mua bán với thương nhân Trung Quốc đã để lại những hậu quả xấu. Điển hình là năm 2011, người dân các huyện Hóc Môn, Củ Chi, TP Hồ Chí Minh ồ ạt rủ nhau đi bắt đỉa, gom về bán cho các đầu nậu. Nhưng sau đó, các đầu nậu bỏ đi, để lại những cánh đồng đầy đỉa và nỗi lo sợ cho người dân. Thương nhân Trung Quốc đã tổ chức mua móng trâu bò với giá cao, thậm chí chỉ bốn cái chân trâu, bò giá trị đã bằng nửa con trâu, bò. Vậy là dân đua nhau giết trâu bò đem bán. Từ đó, toàn bộ sức kéo nông nghiệp một vùng núi phía bắc bị hủy hoại. Lúc đó thương nhân Trung Quốc lại sang gạ bán trâu với giá cao gấp hai lần, đưa máy kéo nhỏ sang bán. Hết trâu bò rồi thì phải mua thôi.

Ở Cao Bằng, Lạng Sơn thương nhân Trung Quốc mua rễ cây hồi với giá cao. Vậy là hàng loạt cánh rừng hồi bị phá hủy bởi những kẻ đào trộm rễ hồi đem bán. Rồi các thương lái lại mua râu ngô non, xúi giục nông dân triệt phá nương ngô mang bán, đánh trúng vào cái dạ dày đồng bào. Hàng tốp thương lái Tàu xuất hiện từ Hà Giang cho đến Lâm Đồng để thu mua chè vàng, là thứ chè chặt thô phơi tái, không cần chế biến. Thương lái Tàu mua chè vàng với giá rất cao, kích thích nông dân chặt trụi đồi chè mang bán. Thế là thương lái Tàu đã triệt hạ vùng nguyên liệu của các nhà máy chè Việt Nam. Hoặc việc Trung Quốc thu mua cây phong ba có khả năng làm sạch không khí sẽ ảnh hưởng đến môi trường cũng như giá trị kinh tế về lâu dài. Cây mật gấu là cây thuốc quý, nằm trong sách đỏ Việt Nam, dùng để chữa kiết lỵ, tiêu chảy, viêm gan, vàng da, nhưng mấy năm nay, cây mật gấu bị khai thác mạnh làm thương phẩm bán sang Trung Quốc. Vì vậy cây mật gấu có nguy cơ tuyệt chủng rất lớn. Họ mua dây đồng vụn giá cao nhắm tới đường dây tải điện, mua cáp quang phế liệu nhắm tới đường truyền cáp quang… Họ mua gạo Việt Nam, nhưng đề nghị chúng ta trộn gạo thường vào gạo thơm rồi đem bán gây dư luận xấu về chất lượng gạo Việt Nam, mua tôm rồi bơm chất chất bẩn vào và đem bán ngay trên thị trường chúng ta…

Càng ngày, danh sách những thứ lạ đời mà thương lái Trung Quốc tìm mua tại Việt Nam càng được nối dài. Dù mua bán công khai hay lén lút với thương lái Trung Quốc thì đa số người dân cũng không rõ “Trung Quốc mua những thứ đó để làm gì”. Những chiến dịch mua bán của họ chỉ sau vài năm mới lộ ra ý đồ thật sự.

Đầu độc người dân Việt Nam

Cục Bảo vệ thực vật đã công bố nho Trung Quốc chứa hóa chất vượt ngưỡng 3-5 lần, được bày bán tại Việt Nam dưới mác “nho Mỹ” để đánh lừa người tiêu dùng với giá 40.000-60.000 đồng nhưng giá gốc trên hóa đơn chỉ có 6.000 đồng/kg. Táo Trung Quốc được trồng bằng công nghệ bọc túi tẩm thuốc sâu độc hại. Lê Trung Quốc chứa thuốc trừ sâu Endosulfan có tính độc cao và có thể phá vỡ hệ nội tiết hoặc gây ảnh hưởng đến cơ quan sinh sản của con người. Với lợi thế giá rẻ và không bị ràng buộc về mặt chất lượng, nên các mặt hàng phổ thông, có tác động trực tiếp đến sự an toàn của người dân như đồ gia dụng, rau củ quả, trái cây “Made in China” được nhập về Việt Nam một cách thoải mái qua con đường tiểu ngạch. Tính trung bình, mỗi ngày có khoảng 1.000 tấn trái cây được nhập về Việt Nam. Ngày 21-4, tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lai Châu, 5 người dân tộc Dao, tại bản Phố Vây, xã Sì Lở Lầu, huyện Phong Thổ đã phải nhập viện do ăn phải hoa quả có nguồn gốc từ Trung Quốc. Sau đó, 1 bệnh nhân tử vong là cháu Tẩn U Mẩy (5 tuổi).

Báo chí cả trong nước lẫn quốc tế từ lâu đã cảnh báo mối họa nhập hàng hóa kém chất lượng từ Trung Quốc, ảnh hưởng đến sức khỏe của người tiêu dùng như: gạo giả, sữa bột giả, trứng giả, trái cây nhuộm chất hóa học, dư lượng thuốc trừ sâu, thịt đông lạnh hư thối… cho tới cả tiền giả đang phá hoại nền kinh tế Việt Nam một cách âm ỉ và có hệ thống.

Thủ đoạn kinh doanh

Thủ đoạn kinh doanh của các thương lái Trung Quốc đã bộc lộ rõ bản chất: thiếu đạo đức kinh doanh. Ban đầu, các thương nhân Trung Quốc thu mua nông sản ồ ạt, họ đặt trạm gom hàng nông sản khiến nhu cầu tăng đột biến, giá nông sản tăng nhanh. Các doanh nghiệp trong nước không cạnh tranh được đành chịu thiếu nguyên liệu sản xuất. Sau khi đã thao túng được thị trường, tất cả thương nhân Trung Quốc bắt đầu hạn chế và dừng mua đột ngột khiến giá giảm nhanh chóng. Đến khi giá giảm rất thấp thì họ bắt đầu quay trở lại ép giá thấp hơn nữa và bắt đầu thu mua.

Họ tự đặt ra các tiêu chuẩn “kì lạ” để có lý do ép giá nhiều hơn (ví dụ khoai lang củ to không mua, bắt phải giảm giá). Như trường hợp khoai lang tím, sau khi giá giảm chỉ còn 300,000 đồng/tạ, nông dân đã chủ động kéo dài thời gian thu hoạch, khoai lớn củ hơn nhưng giá lại bị ép xuống còn 250,000 đồng/tạ. Với cùng một thủ đoạn lặp đi lặp lại, các thương nhân Trung Quốc đã có thể ép giá dứa giảm hơn một nửa, khoai lang tím giảm tới 70%, và giá dừa thậm chí giảm đến 90%, còn gạo thì đang giảm giá liên tục và vẫn loay hoay tìm kiếm thị trường thay thế. Chúng ta đã có không ít hệ luỵ từ rất nhiều bài học trên thương trường mang tên “Trung Quốc” như những vụ thu mua một lượng lớn nông sản với giá trên trời, đến khi người dân đổ xô khai thác, thu hoạch thì các thương lái Trung Quốc lặn mất tăm.

Trung Quốc còn sử dụng “chiêu” đơn phương hủy các hợp đồng thương mại, sử dụng rào cản kiểm dịch và cố tình làm chậm việc thông quan hàng xuất khẩu của Việt Nam tại các cửa khẩu trên biên giới hai nước đã làm cho các doanh nghiệp Việt Nam thiệt hại, nhất là đối với các mặt hàng nông sản mà Việt Nam xuất sang Trung Quốc.

Đó là các thiệt hại trực tiếp cho nông dân, còn đối với các doanh nghiệp cần hàng sản xuất thì thiệt hại lại đau đớn hơn nhiều khi nguồn cung nguyên liệu của thị trường rất lớn nhưng họ lại không thể mua được và phải sản xuất dưới công suất do không thể cạnh tranh thu mua với thương lái Trung Quốc.

Việt Nam đang thành bãi phế thải của Trung Quốc

Vì Việt Nam thiếu các hàng rào kỹ thuật để kiểm soát hàng kém chất lượng nên lâu nay chúng ta đã trở thành nơi tiêu thụ “thượng vàng hạ cám” của Trung Quốc. Trên thị trường Việt Nam đủ các loại hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, hàng vứt đi vẫn đang tồn tại đầy rẫy ngoài chợ, thậm chí cả trong siêu thị: gà thải loại, trứng gà giả, trái cây, rau quả tẩm ướp hóa chất độc hại, gừng tỏi, gia vị, và thậm chí các loại phụ gia gây ung thư cũng được nhập về và bày bán khắp nơi. T.S Nguyễn Minh Phong, chuyên gia kinh tế cho rằng điều này đã tạo ra 2 mối nguy cho Việt Nam: trước hết đó là hàng hóa thực phẩm giá rẻ tràn vào nhưng không được kiểm soát tốt về chất lượng, thứ hai, nguy hiểm hơn là Trung Quốc có chiến lược “đẩy” hàng nghìn thiết bị công nghệ sản xuất lạc hậu sang các nước, trong đó có Việt Nam, nếu không cẩn thận, chúng ta sẽ thành “bãi phế thải” công nghệ, bãi phế thải của những hàng hóa phẩm chất xấu của Trung Quốc.

TS Lê Đăng Doanh, Nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Quản lý kinh tế Trung ương: Có dấu hiệu phá hoại nền kinh tế

Hàng hóa Trung Quốc đang tràn ngập thị trường Việt Nam? Nhập siêu luôn tăng qua các năm. Là một chuyên gia kinh tế, ông nhìn nhận vấn đề này như thế nào?

Hàng Trung Quốc càng ngày càng nhập ồ ạt vào Việt Nam, từ cái tăm cho đến trang thiết bị dẫn đến nhập siêu rất lớn. Các thương nhân Trung Quốc sang Việt Nam mua hàng có dấu hiệu phá hoại nền kinh tế của chúng ta như mua lá cây hồi, mua lá cây điều… Điều này diễn ra với tất cả các nước, đặt biệt là những nước có biên giới chung với Trung Quốc. Tôi sang Thái Lan, Thái Lan cũng kêu. Miến Điện cũng kêu nhưng với Việt Nam đặc biệt nghiêm trọng vì Việt Nam có đường biên giới với Trung Quốc rất dài. Thứ hai là hàng Trung Quốc làm ra rất rẻ, chất lượng nhiều mặt hàng kém. Họ sản xuất được nhiều mặt hàng tốt nhưng họ xuất đi nước khác chứ không xuất sang Việt Nam. Xuất sang nước ta là có chính sách, có chủ ý, những mặt hàng có chất lượng thấp, giá rất rẻ.

Ông có thể giải thích rõ hơn vì sao hàng Trung Quốc độc hại và kém chất lượng như vậy nhưng chúng ta vẫn ồ ạt nhập về?

Có mấy lý do: Chênh lệch giá giữa hàng của chúng ta và hàng Trung Quốc quá lớn, ví dụ như quả trứng gà. Trứng gà thải loại Trung Quốc có giá 500 đồng, đó là họ bán phá giá. Thứ hai là chúng ta đã ký hiệp định thương mại tự do giữa ASEAN và Trung Quốc trong đó chúng ta cam kết các thuế nhập khẩu của hàng Trung Quốc vào Việt Nam được giảm từ 0-5%. Và điều quan trọng nhất là những rào cản kỹ thuật về thương mại chúng ta làm quá chậm nên giờ chúng ta đối phó rất khó. Nhiều người dân ở vùng biên giới nghèo nên đi làm cửu vạn để chuyển hàng từ Trung Quốc về Việt Nam. Chúng ta đã bắt nhưng không bắt được người cầm đầu cho nên bắt cóc bỏ đĩa, bắt người này thì lại có những người khác.

Hệ lụy của tình trạng này là gì, thưa ông?

Về kinh tế là rất đáng báo động. Đó là những điều hết sức đáng lo ngại cả về mặt kinh tế và sức khỏe của người dân, về ổn định trật tự xã hội.

Chúng ta có thể có những giải pháp nào để hạn chế việc nhập khẩu và tiêu thụ hàng Trung Quốc độc hại tại Việt Nam?

Chúng ta đã ký hiệp định thương mại nên không thể nói là tẩy chay hàng Trung Quốc. Chúng ta chỉ có thể cực lực tố cáo những mặt hàng có hại cho sức khỏe, kêu gọi người dân không sử dụng những hàng hóa đó. Ví dụ ăn một quả trứng 500 đồng nhưng mang bệnh vào người và phải bỏ ra 100 triệu đồng để chữa trị. Cần phải nói rõ để mọi người dân hiểu.

Doanh nghiệp và người tiêu dùng Việt Nam cần làm gì để bảo vệ mình?

Các doanh nghiệp Việt Nam cũng phải tham gia tích cực, có những rào cản kỹ thuật và những biện pháp để bảo vệ. Người Việt Nam cần dùng hàng Việt Nam trước hết để bảo vệ sức khỏe của mình, sau là bảo vệ doanh nghiệp Việt Nam, chứ không phải là người tiêu dùng mù quáng. Doanh nghiệp tự đổi mới, cải tiến để nâng cao tính cạnh tranh. Ví dụ chúng ta thấy những năm gần đây dệt may Việt Nam được đánh giá rất cao, người tiêu dùng đã chọn hàng Việt Nam thay vì hàng Trung Quốc. Hay bia Vạn Lực trước đây bán tốt nhưng gần đây không bán được nữa. Và bản thân người tiêu dùng phải tự bảo vệ mình và gia đình mình.

Cơ quan quản lý hàng nhập khẩu là Bộ Công thương. Ông có ý kiến gì về các biện pháp quản lý của Việt Nam?

Tôi thấy biện pháp của Bộ Công thương rất kém hiệu quả. Bộ Công thương rất chậm chạp trong việc có hàng rào kỹ thuật. Thí dụ ta xác định những mặt hàng nào độc hại thì phải phối hợp với Bộ Y tế là có những biện pháp kiểm soát rất nghiêm ngặt. Vừa qua chúng ra đã làm chiến dịch ngăn chặn gà lậu qua biên giới và kêu gọi các cơ quan liên ngành vào cuộc nên có những kết quả và biến đổi bước đầu. Nhưng cần làm quyết liệt và đồng bộ hơn ở nhiều mặt hàng khác.

Xin cảm ơn ông!

Theo Khánh Huyền – Trần Việt
ANTĐ