Thủ tục mở tài khoản vốn đầu tư trực tiếp bằng ngoại tệ

Luật sư tư vấn luật đầu tư – Người cư trú là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và bên nước ngoài tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh phải mở tài khoản vốn đầu tư trực tiếp bằng ngoại tệ tại một tổ chức tín dụng được phép để thực hiện các giao dịch thu, chi sau đây

  • Thu tiền góp vốn điều lệ, vốn thực hiện đầu tư trực tiếp và vốn vay nước ngoài trung và dài hạn;
  • Thu ngoại tệ từ tài khoản tiền gửi ngoại tệ của người cư trú là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và bờn nước ngoài tham gia hợp đồng hợp tỏc kinh doanh;
  • Chi ngoại tệ chuyển vào tài khoản tiền gửi ngoại tệ của người cư trú là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và bên nước ngoài tham gia hợp đồng hợp tỏc kinh doanh;
  • Chi trả tiền gốc, lãi, chi phí của cỏc khoản vay nước ngoài trung và dài hạn ra khỏi Việt Nam;
  • Chi chuyển vốn, lợi nhuận và cỏc khoản thu nhập hợp phỏp của nhà đầu tư nước ngoài ra khỏi Việt Nam;
  • Các giao dịch thu, chi khác liên quan đến hoạt động đầu tư trực tiếp.

Hồ sơ mở tài khoản bao gồm:

  • Giấy đăng ký mở tài khoản (theo mẫu của Tổ chức tín dụng quy định)
  • Giấy phép hành nghế (đối với ngành nghề pháp luật quy định)
  • Văn bản xác định tư cách Tổng giám đốc, Giám đốc, Thủ trưởng đơn vị (quyết định bổ nhiệm, hợp đồng,
    …)
  • Giấy phép đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đầu tư
  • Hợp đồng liên doanh (nếu là Công ty liên danh)

Mở và sử dụng tài khoản vốn đầu tư gián tiếp bằng đồng Việt Nam

Người không cư trú là nhà đầu tư nước ngoài phải mở tài khoản vốn đầu tư gián tiếp bằng đồng Việt Nam tại tổ chức tín dụng được phép để thực hiện đầu tư gián tiếp tại Việt Nam. Vốn đầu tư bằng ngoại tệ phải bán lấy đồng Việt Nam để đầu tư gián tiếp tại Việt Nam. Mọi giao dịch liên quan đến hoạt động đầu tư gián tiếp phải thực hiện thông qua tài khoản vốn đầu tư gián tiếp bằng đồng Việt Nam.

Tài khoản vốn đầu tư gián tiếp bằng đồng Việt Nam được sử dụng để thực hiện các giao dịch thu, chi sau đây:

  • Thu từ bán ngoại tệ cho tổ chức tín dụng được phép;
  • Thu từ tiền lương, thưởng và các khoản thu nhập hợp pháp của người không cư trú là Nhà đầu tư nước ngoài;
  • Thu từ việc chuyển nhượng vốn góp, cổ phần, bán chứng khoán, nhận cổ tức và các khoản thu khác phát sinh từ hoạt động đầu tư gián tiếp;
  • Chi góp vốn, mua cổ phần, mua chứng khoán và các khoản chi khác liên quan đến hoạt động đầu tư gián tiếp;
  • Chi mua ngoại tệ tại tổ chức tín dụng được phép để chuyển ra nước ngoài;
  • Chi thanh toán các khoản chi phí phát sinh tại Việt Nam;
  • Các giao dịch thu, chi khác liên quan đến đầu tư gián tiếp tại Việt Nam.
  • Thu tiền góp vốn điều lệ, vốn thực hiện đầu tư trực tiếp và vốn vay nước ngoài trung và dài hạn;
  • hu ngoại tệ từ tài khoản tiền gửi ngoại tệ của người cư trú là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và bờn nước ngoài tham gia hợp đồng hợp tỏc kinh doanh;
  • Chi ngoại tệ chuyển vào tài khoản tiền gửi ngoại tệ của người cư trú là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và bên nước ngoài tham gia hợp đồng hợp tỏc kinh doanh;
  • Chi trả tiền gốc, lãi, chi phí của cỏc khoản vay nước ngoài trung và dài hạn ra khỏi Việt Nam;
  • Chi chuyển vốn, lợi nhuận và cỏc khoản thu nhập hợp phỏp của nhà đầu tư nước ngoài ra khỏi Việt Nam;
  • Các giao dịch thu, chi khác liên quan đến hoạt động đầu tư trực tiếp.

Hồ sơ mở tài khoản bao gồm:

  • Giấy đăng ký mở tài khoản (theo mẫu của Tổ chức tín dụng quy định)
  • Giấy phép hành nghế (đối với ngành nghề pháp luật quy định)
  • Văn bản xác định tư cách Tổng giám đốc, Giám đốc, Thủ trưởng đơn vị (quyết định bổ nhiệm, hợp đồng,…)
  • Giấy phép đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đầu tư
  • Hợp đồng liên doanh (nếu là Công ty liên danh)
Theo Cục đầu tư
Công ty luật Hưng Nguyên

Thủ tục Đăng ký lại, chuyển đổi doanh nghiệp

Đăng ký lại, chuyển đổi doanh nghiệp

Các hình thức chuyển đổi doanh nghiệp

 Doanh nghiệp liên doanh và doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài có từ hai chủ sở hữu trở lên chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên.
  • Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài do một tổ chức hoặc cá nhân nước ngoài đầu tư chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên.
  • Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là công ty trách nhiệm hữu hạn chuyển đổi thành công ty cổ phần và ngược lại.
 Điều kiện chuyển đổi doanh nghiệp
  • Doanh nghiệp chuyển đổi phải đáp ứng các điều kiện chung theo quy định của Luật Doanh nghiệp đối với từng trường hợp chuyển đổi.
  • Trường hợp doanh nghiệp chuyển đổi thành công ty cổ phần thì chủ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài phải là cổ đông sáng lập. Trường hợp có nhiều chủ doanh nghiệp thì ít nhất phải có một chủ doanh nghiệp là cổ đông sáng lập.
 Hồ sơ chuyển đổi doanh nghiệp
  • Văn bản đề nghị chuyển đổi doanh nghiệp, trong đó nêu rõ nội dung chuyển đổi do đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp ký;
  • Dự thảo Điều lệ của doanh nghiệp phù hợp với các quy định của pháp luật về doanh nghiệp;
  • Quyết định chuyển đổi doanh nghiệp của chủ doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, Hội đồng quản trị doanh nghiệp liên doanh hoặc Đại hội đồng cổ đông của công ty cổ phần có vốn đầu tư nước ngoài. Quyết định chuyển đổi doanh nghiệp phải có các nội dung chủ yếu về: tên, địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp chuyển đổi và của doanh nghiệp sau khi chuyển đổi; thời hạn và điều kiện chuyển tài sản, phần vốn góp, cổ phần, trái phiếu của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thành tài sản, phần vốn góp, cổ phần, trái phiếu của doanh nghiệp chuyển đổi; phương án sử dụng lao động; thời hạn thực hiện chuyển đổi.
  • Quyết định chuyển đổi doanh nghiệp phải được gửi đến tất cả các chủ nợ và thông báo cho người lao động trong doanh nghiệp biết trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày thông qua quyết định;
  • Bản sao hợp lệ Giấy phép đầu tư và các Giấy phép điều chỉnh.
 Trường hợp chuyển đổi có bổ sung thêm thành viên mới thì trong hồ sơ nói trên còn bao gồm:
  • Đối với thành viên mới là cá nhân: bản sao Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác;
  • Đối với thành viên mới là pháp nhân: bản sao Quyết định thành lập, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc tài liệu tương đương khác của pháp nhân; Quyết định uỷ quyền, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đại diện theo uỷ quyền.
  • Đối với thành viên mới là pháp nhân nước ngoài thì bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và Điều lệ phải có chứng thực của cơ quan nơi pháp nhân đó đã đăng ký không quá 3 tháng trước ngày nộp hồ sơ.
 Trường hợp khi chuyển đổi doanh nghiệp có yêu cầu điều chỉnh các nội dung liên quan đến đăng ký kinh doanh và dự án đầu tư thì trong hồ sơ chuyển đổi còn bao gồm các tài liệu mà pháp luật quy định tương ứng với nội dung điều chỉnh.
 Trình tự chuyển đổi doanh nghiệp
 Việc chuyển đổi doanh nghiệp có thể được tiến hành sau khi doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đăng ký lại hoặc đồng thời với việc đăng ký lại.
  • Doanh nghiệp đề nghị chuyển đổi nộp hồ sơ tới cơ quan nhà nước quản lý đầu tư và phải chịu trách nhiệm về tính trung thực, chính xác về nội dung hồ sơ chuyển đổi doanh nghiệp.
  • Trong thời hạn 30 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan cấp Giấy chứng nhận đầu tư xem xét và cấp Giấy chứng nhận đầu tư. Nếu từ chối hoặc có yêu cầu sửa đổi, bổ sung thì thông báo rõ lý do với doanh nghiệp bằng văn bản

Công ty luật Hưng Nguyên

Quy định về triển khai và tổ chức kinh doanh dự án đầu tư

QUY ĐỊNH VỀ TRIỂN KHAI DỰ ÁN ĐẦU TƯ VÀ TỔ CHỨC KINH DOANH TRIỂN KHAI DỰ ÁN ĐẦU TƯ Nhà đầu tư có trách nhiệm triển khai thực hiện dự án đầu tư theo đúng mục tiêu, nội dung, tiến độ đã cam kết và các quy định tại Giấy chứng nhận đầu tư; tuân thủ các quy định pháp luật về đất đai, về môi trường, về lao động, về đăng ký kinh doanh, đăng ký đầu tư và pháp luật có liên quan trong quá trình triển khai thực hiện dự án đầu tư.
TRIỂN KHAI THỰC HIỆN DỰ ÁN GẮN VỚI XÂY DỰNG

Nhà đầu tư khi triển khai thực hiện dự án đầu tư có xây dựng công trình phải tuân thủ quy định của pháp luật về quản lý xây dựng.

THUÊ QUẢN LÝ

– Nhà đầu tư được thuê tổ chức, cá nhân để quản lý đầu tư và quản lý hoạt động kinh doanh theo yêu cầu hoạt động của mình.

– Việc thuê tổ chức, cá nhân quản lý được thực hiện thông qua hợp đồng ký giữa nhà đầu tư với tổ chức, cá nhân.

– Quyền, nghĩa vụ của nhà đầu tư, tổ chức và cá nhân được quy định trong hợp đồng.

– Phí quản lý do các bên thỏa thuận trong hợp đồng và được tính vào chi phí quản lý của doanh nghiệp.

– Việc thuê tổ chức, cá nhân thực hiện dịch vụ quản lý phải bảo đảm phù hợp với quy định của điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

–  Tổ chức, cá nhân thực hiện dịch vụ quản lý phải nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật về thuế và pháp luật có liên quan.

CHUYỂN NHƯỢNG VỐN

– Tổ chức kinh tế có quyền chuyển nhượng vốn của mình trong doanh nghiệp và thực hiện thủ tục đăng ký thành viên, đăng ký cổ đông trong sổ đăng ký thành viên, sổ đăng ký cổ đông theo quy định của Luật Doanh nghiệp và pháp luật có liên quan.

– Đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, khi chuyển nhượng vốn doanh nghiệp phải thông báo cho cơ quan cấp Giấy chứng nhận đầu tư về việc chuyển nhượng vốn để điều chỉnh Giấy chứng nhận đầu tư.

Điều kiện chuyển nhượng vốn:

– Bảo đảm các yêu cầu theo quy định của Luật Doanh nghiệp, Nghị định này và pháp luật có liên quan;

–  Bảo đảm tỷ lệ và các điều kiện phù hợp với quy định trong điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên;

–  Việc chuyển nhượng vốn là giá trị quyền sử dụng đất phải phù hợp với quy định pháp luật về đất đai và pháp luật có liên quan.

CHUYỂN NHƯỢNG DỰ ÁN

–  Nhà đầu tư có quyền chuyển nhượng dự án do mình thực hiện cho nhà đầu tư khác. Điều kiện chuyển nhượng dự án thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 65 Nghị định này.

– Trường hợp chuyển nhượng dự án của tổ chức kinh tế không gắn với việc chấm dứt hoạt động của tổ chức kinh tế chuyển nhượng thì việc chuyển nhượng dự án sẽ tuân thủ các điều kiện và thủ tục chuyển nhượng vốn quy định tại Điều 65 Nghị định này.

– Trường hợp chuyển nhượng dự án gắn với việc chấm dứt hoạt động đầu tư kinh doanh của tổ chức kinh tế chuyển nhượng thì việc chuyển nhượng dự án phải tuân thủ quy định về điều kiện và thủ tục sáp nhập, mua lại doanh nghiệp quy định tại Điều 56 Nghị định này.

– Trường hợp chuyển nhượng dự án đầu tư gắn với việc chấm dứt hoạt động của tổ chức kinh tế chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng thành lập tổ chức kinh tế để tiếp tục triển khai dự án đầu tư đó thì thực hiện thủ tục đầu tư theo quy định của Nghị định này.

– Hồ sơ chuyển nhượng dự án đầu tư gồm: văn bản đăng ký chuyển nhượng dự án; hợp đồng chuyển nhượng dự án; văn bản về tư cách pháp lý của bên nhận chuyển nhượng; báo cáo tình hình hoạt động triển khai dự án.

– Cơ quan cấp Giấy chứng nhận đầu tư cấp mới (đối với trường hợp chưa có Giấy chứng nhận đầu tư) hoặc điều chỉnh Giấy chứng nhận đầu tư trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

TẠM NGỪNG, GIÁN TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN DỰ ÁN ĐẦU TƯ

– Nhà đầu tư khi tạm ngừng hoặc giãn tiến độ thực hiện dự án đầu tư mà làm thay đổi tiến độ thực hiện dự án đầu tư đã cam kết thì phải thông báo bằng văn bản với cơ quan nhà nước quản lý đầu tư về lý do và thời hạn tạm ngừng, giãn tiến độ thực hiện dự án chậm nhất 15 ngày làm việc trước ngày tạm ngừng hoặc giãn tiến độ thực hiện dự án đầu tư.

–  Trường hợp cơ quan cấp Giấy chứng nhận đầu tư không chấp nhận việc tạm ngừng hoặc giãn tiến độ thực hiện dự án thì phải có văn bản trả lời cho nhà đầu tư trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo của nhà đầu tư.

Trường hợp hoạt động trở lại, nhà đầu tư thông báo bằng văn bản cho cơ quan nhà nước quản lý đầu tư.

CHẤP DỨT HOẠT ĐỘNG DỰ ÁN

–  Việc chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư thực hiện theo quy định tại Điều 65 của Luật Đầu tư.

–  Cơ quan cấp Giấy chứng nhận đầu tư có quyền quyết định chấm dứt hoạt động của dự án trong trường hợp:

+ Dự án đã được cấp Giấy chứng nhận đầu tư mà sau 12 tháng, nhà đầu tư không triển khai hoặc dự án chậm tiến độ quá 12 tháng so với tiến độ thực hiện dự án đầu tư quy định tại Giấy chứng nhận đầu tư, trừ trường hợp được tạm ngừng hoặc giãn tiến độ thực hiện dự án theo quy định tại Điều 67 Nghị định 108/2006/NĐ-CP;

+ Vi phạm nghiêm trọng các quy định của pháp luật mà theo đó pháp luật quy định phải chấm dứt hoạt động.

+ Trường hợp theo bản án, quyết định của toà án, trọng tài về việc chấm dứt hoạt động dự án do vi phạm nghiêm trọng pháp luật, cơ quan cấp Giấy chứng nhận đầu tư căn cứ vào quyết định, bản án của toà án, trọng tài để quyết định chấm dứt hoạt động.

+ Quyết định chấm dứt dự án đầu tư được gửi cho nhà đầu tư và lưu tại cơ quan cấp Giấy chứng nhận đầu tư.

Cơ quan cấp Giấy chứng nhận đầu tư căn cứ quyết định chấm dứt dự án đầu tư để thu hồi Giấy chứng nhận đầu tư và thông báo cho các cơ quan có liên quan.

THANH LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ

– Trong quá trình hoạt động đầu tư nếu dự án đầu tư chấm dứt theo các điều kiện quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 65 của Luật Đầu tư thì nhà đầu tư thông báo cho cơ quan cấp Giấy chứng nhận đầu tư, làm thủ tục thanh lý dự án đầu tư và nộp lại Giấy chứng nhận đầu tư.

– Thủ tục thanh lý dự án đầu tư như sau:

+ Trường hợp thanh lý dự án đầu tư mà không gắn với việc giải thể tổ chức kinh tế thì việc thanh lý thực hiện theo quy định pháp luật về thanh lý tài sản, thanh lý hợp đồng;

+ Trường hợp thanh lý dự án gắn với việc giải thể tổ chức kinh tế thì nhà đầu tư thực hiện thủ tục giải thể tổ chức kinh tế theo quy định của Luật Doanh nghiệp và pháp luật có liên quan.

+ Thời hạn thanh lý dự án đầu tư không quá 6 tháng kể từ ngày quyết định chấm dứt hoạt động dự án đầu tư. Trường hợp được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép thì thời hạn thanh lý dự án đầu tư được kéo dài nhưng tối đa không quá 12 tháng.

Sau khi kết thúc việc thanh lý, nhà đầu tư phải thông báo cho cơ quan cấp Giấy chứng nhận đầu tư và nộp lại Giấy chứng nhận đầu tư đã cấp.

+ Trường hợp các nhà đầu tư trong tổ chức kinh tế có tranh chấp dẫn tới không thực hiện được việc thanh lý dự án đầu tư trong thời hạn quy định tại khoản 3 Điều này thì tranh chấp được đưa ra giải quyết tại toà án, trọng tài theo quy định của pháp luật.

+ Trong quá trình thanh lý dự án đầu tư, nếu tổ chức kinh tế không có khả năng thanh toán các khoản nợ thì việc thanh lý sẽ chấm dứt và được xử lý theo quy định của pháp luật về phá sản.

KHO BẢO THUẾ

– Đối với khu chế xuất, khu công nghiệp, tổ chức kinh tế sản xuất hàng xuất khẩu được lập kho bảo thuế để phục vụ cho hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu. Hàng hoá đưa vào kho bảo thuế thuộc diện chưa phải nộp thuế nhập khẩu.

Việc thành lập kho bảo thuế và điều kiện lập kho bảo thuế thực hiện theo quy định tại Nghị định số 154/2005/NĐ-CP ngày 15 tháng 12 năm 2005 quy định chi tiết một số điều của Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan.

– Hàng hoá đưa vào kho bảo thuế không được bán tại thị trường Việt Nam. Trường hợp hàng hoá đó không thuộc diện cấm nhập khẩu, tạm ngừng nhập khẩu, nếu bán tại thị trường Việt Nam thì nhà đầu tư phải làm thủ tục nhập khẩu tại cơ quan hải quan, nộp thuế nhập khẩu và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật.

– Hàng hoá đưa vào kho bảo thuế nếu bị hư hỏng, giảm phẩm chất không đáp ứng yêu cầu sản xuất thì phải tái xuất khẩu hoặc tiêu huỷ. Việc tiêu huỷ phải thực hiện theo đúng quy định của pháp luật về hải quan, pháp luật về thuế và pháp luật về môi trường.

Thủ tục đầu tư và hình thức đầu tư của nước ngoài vào Việt Nam

 GIỚI THIỆU HÌNH THỨC ĐẦU TƯ VÀ CƠ QUAN ĐĂNG KÝ ĐẦU TƯ

CÁC HÌNH THỨC ĐẦU TƯ

Đầu tư trực tiếp

  • Thành lập tổ chức kinh tế 100% vốn của nhà đầu tư trong nước hoặc 100% vốn của nhà đầu tư nước ngoài.
  • Thành lập tổ chức kinh tế liên doanh giữa các nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài.
  • Đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC, hợp đồng BOT, hợp đồng BTO, hợp đồng BT.
  • Đầu tư phát triển kinh doanh.
  • Mua cổ phần hoặc góp vốn để tham gia quản lý hoạt động đầu tư.
  • Đầu tư thực hiện việc sáp nhập và mua lại doanh nghiệp.
  • Các hình thức đầu tư trực tiếp khác.

Đầu tư gián tiếp

  • Mua cổ phần, cổ phiếu, trái phiếu và các giấy tờ có giá khác;
  • Thông qua Quỹ đầu tư chứng khoán;Thông qua các định chế tài chính trung gian khác.

Hoạt động đầu tư thông qua mua, bán cổ phần, cổ phiếu, trái phiếu và giấy tờ có giá khác của tổ chức, cá nhân và thủ tục thực hiện hoạt động đầu tư gián tiếp theo quy định của pháp luật về chứng khoán và pháp luật khác có liên quan.

THỦ TỤC ĐẦU TƯ ĐỐI VỚI TỪNG DỰ ÁN

LĨNH VỰC QUY MÔ  DỰ ÁN Dưới 15 tỷ đồng ViệtNam 15 tỷ đồng Việt Namđến dưới 300 tỷ đồng ViệtNam 300 tỷ đồng ViệtNam trở lên
Không thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện và không thuộc Dự án do Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư Trong nước Không phải đăng ký Đăng ký đầu tư Thẩm tra đầu tư
Nước ngoài Đăng ký đầu tư Đăng ký đầu tư Thẩm tra đầu tư
Thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện và thuộcDự án do Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư Trong nước và nước ngoài Thẩm tra đầu tư Thẩm tra đầu tư Thẩm tra đầu tư

CƠ QUAN CHẤP THUẬN CHỦ TRƯƠNG,ĐĂNG KÝ ĐẦU TƯ VÀ TIẾP NHẬN HỒ SƠ DỰ ÁN

DỰ ÁN DO THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ CHẤP THUẬN CHỦ TRƯƠNG ĐẦU TƯ

Các dự án đầu tư không phân biệt nguồn vốn, quy mô đầu tư trong những lĩnh vực sau:

o        Xây dựng và kinh doanh cảng hàng không; vận tải hàng không;

o        Xây dựng và kinh doanh cảng biển quốc gia;

o        Thăm dò, khai thác, chế biến dầu khí; thăm dò, khai thác khoáng sản;

o        Phát thanh, truyền hình;

o        Kinh doanh casino;

o        Sản xuất thuốc lá điếu;

o        Thành lập cơ sở đào tạo đại học;

o        Thành lập khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và khu kinh tế.

Dự án đầu tư không thuộc quy định trên, không phân biệt nguồn vốn và có quy mô vốn đầu tư từ 1.500 tỷ đồng Việt Nam trở lên trong những lĩnh vực sau:

o        Kinh doanh điện; chế biến khoáng sản; luyện kim;

o        Xây dựng kết cấu hạ tầng đường sắt, đường bộ, đường thuỷ nội địa;

o        Sản xuất, kinh doanh rượu, bia.

Dự án có vốn đầu tư nước ngoài trong các lĩnh vực sau:

o        Kinh doanh vận tải biển;

o        Thiết lập mạng và cung cấp dịch vụ bưu chính, chuyển phát, viễn thông và internet; thiết lập mạng truyền dẫn phát sóng;

o        In ấn, phát hành báo chí; xuất bản;

o        Thành lập cơ sở nghiên cứu khoa học độc lập.

Trường hợp dự án đầu tư nằm trong quy hoạch (trừ những dự án quy định ở trên) đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt hoặc ủy quyền phê duyệt và đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật và điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên thì cơ quan cấp Giấy chứng nhận đầu tư thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đầu tư mà không phải trình Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư.

Trường hợp dự án đầu tư nằm trong quy hoạch (trừ những dự án quy định ở trên)  không nằm trong quy hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt hoặc  ủy quyền phê duyệt hoặc dự án không đáp ứng các điều kiện mở cửa thị trường quy định tại điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên thì cơ quan cấp Giấy chứng nhận đầu tư chủ trì, lấy ý kiến Bộ quản lý ngành, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các cơ quan khác có liên quan để tổng hợp, trình Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư.

TTrường hợp dự án đầu tư nằm trong quy hoạch (trừ những dự án quy định ở trên)  thuộc lĩnh vực chưa có quy hoạch thì cơ quan cấp Giấy chứng nhận đầu tư lấy ý kiến Bộ quản lý ngành, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các cơ quan khác có liên quan để tổng hợp, trình Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư.

DỰ ÁN DO ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN ĐẦU TƯ

Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện việc đăng ký đầu tư, cấp giấy chứng nhận đầu tư cho các dự án trong địa bàn tỉnh sau đây:

–          Dự án đầu tư ngoài khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế, bao gồm cả dự án đầu tư đã được Thủ tướng chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư;

–          Dự án đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao đối với những địa phương chưa thành lập Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất và khu công nghệ cao.

Sở Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan tiếp nhận hồ sơ các dự án đầu tư thực hiện trên địa bàn tỉnh thuộc thẩm quyền của Uỷ ban nhân dân tỉnh.

Đối với dự án đầu tư thực hiện trên trên địa bàn nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nhưng nhà đầu tư đặt hoặc dự kiến đặt trụ sở chính hoặc chi nhánh hoặc văn phòng điều hành để thực hiện dự án đầu tư đó tại địa bàn tỉnh, thì hồ sơ đầu tư được nộp tại Sở Kế hoạch và Đầu tư

DỰ ÁN DO BAN QUẢN LÝ KHU CÔNG NGHIỆP, KHU CHẾ XUẤT, KHU CÔNG NGHỆ CAO, KHU KINH TẾ (GỌI TẮT LÀ BAN QUẢN LÝ) CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN ĐẦU TƯ

Ban Quản lý thực hiện việc đăng ký đầu tư, cấp Giấy chứng nhận đầu tư đối với dự án đầu tư vào khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế trong địa bàn tỉnh bao gồm cả các dự án đầu tư đã được Thủ tướng chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư.

Ban Quản lý tiếp nhận hồ sơ dự án đầu tư thực hiện trên địa bàn do Ban Quản lý cấp giấy chứng nhận đầu tư.

Công ty luật Hưng Nguyên