4 ĐỐI TƯỢNG SẼ BỊ THU HỒI SỔ ĐỎ, NGƯỜI DÂN PHẢI BIẾT TRƯỚC KHI MUA BÁN ĐẤT ĐAI

Thu hồi đất từ người sử dụng là một trong những vấn đề hay gây tranh cãi. Đơn giản vì đất đai là tài sản và tư liệu sản xuất có giá trị lớn của người dân. Khi bị thu hồi đất, người dân cần biết được mục đích thu hồi đất là gì, quy trình thu hồi đất đúng hay chưa.

Theo quy định ở khoản 2 Điều 106 Luật Đất đai năm 2013 quy định, Nhà nước sẽ thu hồi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (gọi tắt là sổ hồng, sổ đỏ) đã cấp trong 04 trường hợp.

 

– Trường hợp 1: Nhà nước thu hồi toàn bộ diện tích đất trên sổ đã cấp.

– Trường hợp 2: Cấp đổi sổ mới.

– Trường hợp 3: Người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất mà phải cấp sổ mới.

– Trường hợp 4: Sổ đỏ, sổ hồng đã cấp không đúng thẩm quyền, không đúng đối tượng sử dụng đất, không đúng diện tích đất, không đủ điều kiện được cấp, không đúng mục đích sử dụng đất hoặc thời hạn sử dụng đất hoặc nguồn gốc sử dụng đất theo quy định của pháp luật đất đai, trừ trường hợp người được cấp sổ đã thực hiện chuyển quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất theo quy định của pháp luật đất đai.

 

Việc thu hồi sổ hồng, sổ đỏ trong trường hợp này được thực hiện như sau:

Trường hợp TAND có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai có bản án, quyết định có hiệu lực thi hành, trong đó có kết luận về việc thu hồi sổ đã cấp thì việc thu hồi được thực hiện theo bản án, quyết định đó.

Trường hợp cơ quan thanh tra có văn bản kết luận sổ đã cấp không đúng quy định của pháp luật đất đai thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền có trách nhiệm xem xét, nếu kết luận đó là đúng thì quyết định thu hồi sổ đã cấp; trường hợp xem xét, xác định sổ đã cấp là đúng quy định của pháp luật thì phải thông báo lại cho cơ quan thanh tra.

Trường hợp cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp sổ hồng, sổ đỏ phát hiện sổ đã cấp không đúng quy định của pháp luật về đất đai thì kiểm tra lại, thông báo cho người sử dụng đất biết rõ lý do và quyết định thu hồi sổ đã cấp không đúng quy định.

Trường hợp người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất phát hiện thì gửi kiến nghị bằng văn bản đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp sổ để kiểm tra, xem xét, quyết định thu hồi.

Lưu ý, trường hợp người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất không đồng ý với việc giải quyết của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc thu hồi thì có quyền khiếu nại theo quy định của pháp luật về khiếu nại

Thông tin liên hệ

Luật Hưng Nguyên với dịch vụ tư vấn chuyên nghiệp, uy tín, đúng thời hạn và chi phí phù hợp là sự lựa chọn hàng đầu của quý khách hàng trong tư vấn thủ tục đăng ký đầu tư ra nước ngoài, tố tụng, giải quyết tranh chấp…Mọi thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ tới chúng tôi.

Địa chỉ: Công ty Luật TNHH Hưng Nguyên, số 14N2, ngõ 90 Nguyễn Tuân, phường Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

Điện thoại: 024.8585 7869            .                                

Hotline: 098 775 6263

Email: Congtyluathungnguyen@gmail.com

Web: http://congtyluathungnguyen.com

 

 

Chúc mừng năm mới 2013

Công ty Luật Hưng Nguyên xin gửi đến Quý khách hàng, Đối tác, lời chào trân trọng, lời chúc hợp tác. Cảm ơn Quý khách đã tin tưởng, sử dụng dịch vụ tư vấn của Công ty Luật Hưng Nguyên trong thời gian vừa qua.

Nhân dịp đầu xuân năm mới Quý Tỵ 2013, Công ty Luật Hưng Nguyên trân trọng gửi đến Quý khách hàng, Đối tác và các cộng sự lời Chúc mừng năm mới SỨC KHỎE – HẠNH PHÚC – AN KHANG – THỊNH VƯỢNG – VẠN SỰ NHƯ Ý!

Với phương châm Đối tác pháp lý – Giá trị niềm tin, trong năm 2012 đầy biến động về kinh tế, tài chính, Công ty Luật Hưng Nguyên tự hào là người bạn sát cánh cùng Quý khách hàng, Đối tác trên các lĩnh vực tư vấn pháp luật đầu tư, doanh nghiệp, Luật sư tranh tụng, thực hiện dịch vụ được ủy quyền… thiết thực đồng hành cùng Quý khách hàng, Đối tác trên con đường phát triển.

Trong năm mới này, Công ty mong muốn được tiếp tục hợp tác và nỗ lực hơn nữa trong việc nâng cao chất lượng dịch vụ pháp lý, khẳng định thương hiệu, xứng đáng với niềm tin, mong đợi của Quý khách hàng, Đối tác với công ty.

Một lần nữa, xin gửi đến Quý khách hàng, Đối tác và cộng sự lời tri ân và lời chúc Năm Mới Thắng Lợi Mới!

Trân trọng kính chúc!

T/M. CÔNG TY LUẬT HƯNG NGUYÊN

Giám đốc

Luật sư, Luật gia: NGUYỄN VĂN NGUYÊN

Hơn 40.000 tỷ đồng “chết” trong núi hàng tồn nhà đất

“Thị trường bất động sản đang ở giai đoạn khó khăn nhất và còn tiếp tục khó. Chúng tôi đã chỉ đạo quyết liệt việc giải cứu nhưng cũng không thể khẳng định có thể tháo gỡ khó khăn tuyệt đối” – Bộ trưởng Xây dựng Trịnh Đình Dũng thẳng thắn trao đổi.

Chất vấn về “khối nợ” bất động sản hiện tại, Đại biểu Lê Thị Nga (Thái Nguyên) đặt vấn đề, quản lý thị trường thời gian qua còn kém dẫn đến tình trạng nhà nhà, người người đầu tư bất động sản. Các tập đoàn kinh tế nhà nước chưa làm xong nhiệm vụ của trong lĩnh vực chủ chốt mình cũng lao theo đầu tư bất động sản, làm vống giá trị nhà đất.

“Vậy nên có nhà đầu tư phát biểu, vì nhà nước quản lý kém nên tôi giàu lên nhanh quá” – bà Nga dẫn chuyện, yêu cầu Bộ trưởng Xây dựng nói rõ về nguyên nhân của tình trạng này cũng như trách nhiệm quản lý của Bộ.

Đại biểu Châu Thị Thu Nga (Hà Nội) “bồi” thêm vấn đề tồn kho quá lớn của thị trường, yêu cầu người đứng đầu ngành xây dựng giải trình kế hoạch giải cứu, phá băng cho thị trường, khôi phục niềm tin nhà đầu tư.

Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng thừa nhận, tồn kho bất động sản hiện tại “đúng là rất lớn” và không chỉ tồn kho theo các số liệu báo cáo mà còn “đọng” cả những sản phẩm dở dang như căn hộ đã có người mua đóng góp tiền nhưng chưa xong, những dự án không có đủ tiền để tiếp tục thực hiện. Tồn kho ở phần này theo ông Dũng cũng lớn khó lường. Ngoài ra còn lượng hàng tồn kho ở nền đất hạ tầng các khu công nghiệp.

Ông Dũng lý giải thị trường trầm lắng, đóng băng là do quá trình phát triển các dự án tự phát, mang tính chất phong trào, thiếu tuân thủ quy hoạch, kế hoạch. Số dự án quá nhiều, vượt rất xa so với nhu cầu thực của thị trường, nhu cầu của người tiêu dùng. Cơ cấu bất động sản cũng bất cập, vừa thừa vừa thiếu – thừa nhà cao cấp, trung bình nhưng thiếu nhà phục vụ người dân có thu nhập thấp.

Vốn cho thị trường chủ yếu dựa vào vốn vay tín dụng và một phần vốn đóng góp của người dân mua nhà. Chủ đầu tư lại hầu hết chỉ có khoản vốn chủ sở hữu rất thấp nên khi tín dụng cho bất động sản bị thắt chặt, lãi suất tăng cao, các dự án lập tức rơi vào tình trạng đóng băng, không thực hiện được. Thị trường thiếu những nguồn vốn bền vững dài hơi như quỹ phát triển nhà ở, quỹ tín dụng nhân dân…

Bộ trưởng Xây dựng cho biết đang tập trung rà soát toàn bộ các dự án bất động sản, phân loại để dừng ngay những dự án chưa giải phóng mặt bằng, giãn tiến độ các dự án đang thực hiện, chuyển mục đích đầu tư để xây nhà ở xã hội, cơ cấu lại các căn hộ cho phù hợp với người thu nhập thấp đối với dự án đã xong hạ tầng… Các dự án đầu tư thương mại được khuyến khích chuyển sang các mục đích này với chính sách hỗ trợ tiền sử dụng đất, thuế.

Mặt khác, Bộ Xây dựng cũng đề nghị ngành ngân hàng tiếp tục cho vay, giảm thuế VAT với người mua nhà để ở lần đầu, mua nhà ở xã hội… để kích cầu thị trường.

Đại biểu Nguyễn Thành Tâm (Tây Ninh) hỏi sang vấn đề khả năng kiểm soát sự tác động của cá nhóm lợi ích dẫn đến tình trạng bong bóng bất động sản, ảnh hưởng đén quyền lợi  chính đáng của những người có nhu cầu mua nhà để ở. Ông Tâm nêu nghịch lý, nhà ở xã hội trước đây cũng “toàn người đi ô tô đến mua”. Vấn đề khi giải cứu thị trường, theo đại biểu không phải là vì lợi ích của nhà đầu tư, thậm chí phải đề cập đến trách nhiệm của họ trong việc này.

Đại biểu Nguyễn Anh Sơn (Nam Định) cho rằng, cần nhìn thẳng thực tế thị trường bất động sản đang ở ngưỡng nguy hiểm, nếu đổ vỡ sẽ để lại hệ lụy to lớn. Ông Sơn muốn biết kịch bản đối phó khi tình huống này xảy ra.

Để lâu nợ xấu càng tăng

Đại biểu Phùng Văn Hùng (Cao Bằng) tỏ ý nghi ngờ về tính khả thi của những giải pháp đưa ra. “Khối lượng căn hộ và biệt thự tồn đọng cực lớn riêng tại 2 thành phố Hà Nội, TPHCM là mối quan ngại lớn, được ví như “cục máu đông” làm ách tắc nền kinh tế, nguyên nhân quan trọng gây nên tình trạng nợ xấu. Dư nợ bất động sản hiện đã hơn 1 triệu tỷ đồng, bằng 1/2 tổng dư nợ tín dụng. Số tồn đọng do cung vượt cầu quá lớn, đều là sản phẩm cao cấp, dù giá nhà có hạ 30-40% cũng không ai mua, không mấy người có khả năng mua. Theo kế hoạch của Bộ trưởng, một vài năm tới có xử lý, giải cứu được thị trường?” – ông Hùng tung một câu hỏi “hóc”.

Về yêu cầu cung cấp số liệu cụ thể của đại biểu, Bộ trưởng Xây dựng cho biết, thống kê 44 tỉnh thành (đều những tỉnh có nhiều dự án bất động sản), tính đến 30/8/2012, cả nước còn “tồn” hơn 16.000 căn hộ chung cư (Hà Nội 2.300 căn, TPHCM 10.108 căn), nhà thấp tầng 5000 căn (Hà Nội hơn 3000 căn, TPHCM 1.800 căn), đất nền 1,6 triệu m2… Tổng giá trị tồn kho ước tính 40.750 tỷ đồng.

Ông Dũng cũng thanh minh, thị trường bất động sản ở Việt Nam còn non trẻ, kinh nghiệm nhà quản lý, cả nhà nước và nhà kinh doanh đều hạn chế trong khi ngành nàylại  liên quan đến nhiều ngành quản lý, cả ở TƯ và địa phương. Vì vậy, để giải cứu thị trường đòi hỏi hệ thống giải pháp đồng bộ hoàn chỉnh. Đặc biệt là vai trò các địa phương vì đây là đơn vị trực tiếp quản lý dự án. Có điều chỉnh dự án, cơ cấu lại căn hộ, dự án, thời gian nhanh hay chậm… phụ thuộc hoàn toàn vào địa phương và cơ quan chuyên môn tham mưu và quyết tâm của doanh nghiệp.

“Về trách nhiệm của mình Bộ chúng tôi đã chỉ đạo làm quyết liệt. Hi vọng các địa phương cùng đồng lòng vào cuộc. Nhưng cũng không thể khẳng định được là có thể tháo gỡ khó khăn tuyệt đối vì phải cân đối cung cầu. Cung thì có nhưng cầu phải có tiền. Nền kinh tế nước ta còn khó khăn, còn nghèo nên phải tháo gỡ từng bước” – Bộ trưởng Xây dựng phân trần.

Ông Dũng cũng mong được chia sẻ vì thị trường đang ở giai đoạn khó khăn nhất và theo dự báo, còn tiếp tục khó. Cần phải tháo gỡ từng bước vì càng để lâu nợ xấu càng tăng thêm. Nhưng Ông Dũng vẫn quả quyết “chắc chắn thị trường sẽ ấm dần lên theo cầu của nền kinh tế”.

P.Thảo