Cách giải quyết trường hợp bị bên cho vay nặng lãi đe dọa đòi nợ.

Chào Luật sư, tôi có một vấn đề cần được Luật sư tư vấn như sau:

Tôi có vay của một người với số tiền là 150 triệu với lãi suất là 18 triệu/tháng để kinh doanh. Tính đến thời điểm hiện nay, tôi đã trả được tổng số tiền lãi là 50 triệu đồng. Tuy nhiên, do việc kinh doanh không thuận lợi, tôi không còn khả năng chi trả lãi hàng tháng, tôi có liên hệ xin được miễn tiền lãi để có thể trả tiền gốc nhưng họ không đồng ý và có gọi điện nhắn tin đe dọa sẽ đánh tôi nếu gặp ngoài đường.

Vậy xin hỏi Luật sư, theo lãi suất hàng tháng thì người đó cho tôi vay với lãi suất là 144%/năm gấp rất nhiều lần so với mức lãi suât nhà nước đưa ra là 20%/năm và số tiền lãi họ đã thu lợi bất chính của tôi đã vượt mức 30 triệu theo Điều 201 Bộ luật hình sự năm 2015 về tội cho vay nặng lãi trong giao dịch dân sự. Luật sư tư vấn giúp tôi, bây giờ tôi đang bị đe dọa thì nên làm thế nào?

 

Luật Hưng Nguyên cảm ơn bạn đã đặt câu hỏi tư vấn, về trường hợp của bạn, Luật sư tư vấn như sau:

  1. Về khoản vay.

Theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2015, Điều 463 quy định hợp đồng vay tài sản xác định: Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định khác. Như vậy bạn có vay 150 triệu đồng được xác định là có giao kết hợp đồng vay tài sản.

Về phần tính lãi suất mà bạn phải trả là tiền gốc 150 triệu, lãi suất là 18 triệu/ tháng tương đương với 144%/năm. Như vậy đã vi phạm quy định về lãi suất theo Điều 468 Bộ luật dân sự 2015.

“Điều 468. Lãi suất

1.Lãi suất vay do các bên thỏa thuận. Trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác. Căn cứ tình hình thực tế và theo đề xuất của Chính phủ, Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định điều chỉnh mức lãi suất nói trên và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất.

Trường hợp lãi suất theo thỏa thuận vượt quá lãi suất giới hạn được quy định tại khoản này thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực.

2.Trường hợp các bên có thoả thuận về việc trả lãi, nhưng không xác định rõ lãi suất và có tranh chấp về lãi suất thì lãi suất được xác định bằng 50% mức lãi suất giới hạn quy định tại khoản 1 Điều này tại thời điểm trả nợ”.

Ngoài ra, tùy thuộc vào tính chất,mức độ của hành vi cho vay nặng lãi và hậu quả của hành vi cho vay nặng lãi thì người vi phạm sẽ bị xử lý theo pháp luật, có thể là xử lý hành chính hoặc hình sự được quy định tại Điều 201 Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017:

“Điều 201. Tội cho vay nặng lãi trong giao dịch dân sự

  1. Người nào trong giao dịch dân sự mà cho vay với lãi suất gấp 05 lần mức lãi suất cao nhất quy định trong Bộ luật dân sự, thu lợi bất chính từ 30.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.
  2. Phạm tội thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
  3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm”.

Như vậy theo Điều 117 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định các điều kiện để hợp đồng có hiệu lực thì hợp đồng của bạn và bên cho vay đã bị vô hiệu. Theo quy định của pháp luật, hợp đồng vô hiệu, không phát sinh hiệu lực kể từ thời điểm giao kết. Vì vậy, các bên không có nghĩa vụ phải thực hiện giao dịch vô hiệu đó. Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận; nếu không hoàn trả được bằng hiện vật thì phải hoàn trả bằng tiền, trừ trường hợp tài sản giao dịch, hoa lợi, lợi tức thu được bị tịch thu theo quy định của pháp luật. Xuất phát từ giao dịch là sự thỏa thuận, hợp tác giữa các bên tham gia giao kết, vì vậy, pháp luật luôn khuyến khích các bên đàm phán, thỏa thuận giải quyết các mâu thuẫn, tranh chấp pháp sinh trong quá trình hợp tác, bao gồm cả việc thỏa thuận, đàm phán phương án khắc phục giao dịch vô hiệu, giải quyết hậu quả giao dịch vô hiệu, trước khi đưa tới tòa án để giải quyết.Do đó, bạn có nghĩa vụ hoàn trả lại cho bên cho vay 150 triệu đồng tiền nợ gốc và được nhận lại 50 triệu đồng tiền lãi đã trả. Ngoài ra, bạn và bên cho vay không có nghĩa vụ trả tiền nào thêm.

  1. Đối với việc bên cho vay đe dọa đánh đập bạn.

Đối với hành vi của bên cho vay đe dọa sẽ đánh đập bạn nhừng mục đích ép bạn phải trả số tiền trên là hành vi trái pháp luật. Bên cho vay có thể sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cưỡng đoạt tài sản theo Điều 135 Bộ luật Hình sự:

 “1. Người nào đe doạ sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm.

  1. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm:
  2. a) Có tổ chức;
  3. b) Có tính chất chuyên nghiệp;
  4. c) Tái phạm nguy hiểm;
  5. d) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;

đ) Gây hậu quả nghiêm trọng.

  1. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:
  2. a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;
  3. b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.
  4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm:
  5. a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;
  6. b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
  7. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.”

Trong trường hợp của bạn, khi đã bị đe dọa và có bằng chứng về hành vi đe dọa của bên cho vay, bạn có quyền yêu cầu cơ quan công án áp dụng các biện pháp cần thiết để bảo vệ sức khỏe, tài sản của bạn, Đồng thời, khởi tố vụ án cưỡng đoạt tài sản nhằm xử lý nghiêm minh hành vi trái pháp luật.

Trên đây là nội dung tư vấn của Công ty Luật Hưng Nguyên cho câu hỏi của bạn. Trong trường hợp có vấn đề nào thắc mắc, chưa rõ ràng, bạn xin vui lòng liên hệ với chúng tôi. Chúng tôi sẵn sàng giải đáp.

Địa chỉ: Công ty Luật TNHH Hưng Nguyên, số 14N2, ngõ 90 Nguyễn Tuân, phường Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

Điện thoại: 024.8585 7869                .                                

Hotline: 098 775 6263

Email: Congtyluathungnguyen@gmail.com

Web: http://congtyluathungnguyen.com

 

Luật sư tư vấn về hoạt động cho vay cầm đồ

Luật sư của công ty luật Hưng Nguyên

Câu hỏi: Đề nghị tăng cường quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh cho vay cầm đồ vì đây là một lĩnh vực nhạy cảm phát sinh nhiều hệ lụy tiêu cực trong xã hội.

Trả lời: 

Kinh doanh dịch vụ cầm đồ là một trong các loại nghề kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự, tiềm ẩn nhiều yếu tố phức tạp liên quan đến an ninh trật tự. Vì vậy, để quản lý hoạt động của loại hình kinh doanh này, ngày 03/9/2009 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 72/2009/NĐ-CP quy định điều kiện về an ninh, trật tự đối với một số ngành, nghề kinh doanh có điều kiện và Bộ Công an có Thông tư số 33/2010/TT-BCA, ngày 05/10/2010 hướng dẫn thực hiện Nghị định trên.

Thực hiện Nghị định của Chính phủ và Thông tư hướng dẫn của Bộ Công an, trong những năm qua, Công an các địa phương đã có nhiều biện pháp tăng cường công tác quản lý ngành nghề kinh doanh dịch vụ cầm đồ, góp phần phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật. Tuy nhiên, thời gian qua, nhiều cơ sở kinh doanh cầm đồ chứa chấp tài sản không rõ nguồn gốc, tài sản do người khác phạm tội mà có, cầm cố tài sản cho vay tiền với lãi xuất cao, một số cơ sở hoạt động không có giấy phép hoặc không đủ điều kiện… ảnh hưởng nghiêm trọng đến an ninh trật tự, gây bức xúc trong nhân dân. Trước tình hình trên, ngày 13/2/2012, Bộ Công an đã ban hành Kế hoạch số 378 chỉ đạo Công an các đơn vị, địa phương tăng cường quản lý cơ sở kinh doanh dịch vụ cầm đồ. Công an các địa phương đã tiến hành tổng kiểm tra, rà soát 27.050 cơ sở hoạt động kinh doanh dịch vụ cầm đồ; qua kiểm tra đã phát hiện và xử lý 2.873 lượt cơ sở vi phạm. Trong thời gian tới, Bộ Công an sẽ chỉ đạo thực hiện một số nội dung sau:

– Chỉ đạo Công an các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tham mưu với Ủy ban nhân dân địa phương chỉ đạo các ngành chức năng tăng cường công tác quản lý, kiểm tra, xử lý vi phạm đối với hoạt động kinh doanh dịch vụ cầm đồ.

– Đề nghị Bộ Công thương ban hành văn bản thay thế Thông tư số 13/1999/TT-BTM, ngày 19/5/1999 hướng dẫn kinh doanh dịch vụ cầm đồ nhưng đã hết hiệu lực pháp luật theo Quyết định số 01/2007/QĐ-BTM, ngày 04/01/2007 của Bộ Thương mại.

 Văn phòng luật sư Hưng Nguyên tại Hà Nội