Sập cầu ở Lai Châu: Có thể khởi tố 1 trong 3 tội danh

0
Có 2,062 lượt xem

(Seatimes) “Trường hợp nguyên nhân sập cầu từ yếu tố thiếu trách nhiệm, hành vi tiêu cực trong thẩm định, thiết kế, thi công, duy tu, sửa chữa công trình cầu treo của chủ đầu tư, bên thi công, thẩm định thiết kế thì tùy theo hành vi vi phạm, có thể khởi tố, điều tra về 1 trong 3 tội danh”, luật sư Nguyễn Văn Nguyên chia sẻ.

Sau 4 ngày điều tra, Tổ công tác kỹ thuật của Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) đã ban đầu xác định nguyên nhân sập cầu treo Chu Va 6 là do bị đứt ắc neo tăng đơ tại đầu neo cáp, đầu cầu hướng bản Chu Va 8, phía thượng lưu cầu dẫn đến mất khả năng chịu lực của cáp chủ thượng lưu, gây lật mặt cầu, hất người đi trên cầu xuống suối.

Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Lai Châu đang khẩn trương tiến hành khám nghiệm hiện trường, thu thập chứng cứ, tang vật để củng cố hồ sơ xem xét việc khởi tố vụ án.

Sập câu treo ở Lai Châu có thể khởi tố vụ án

Trả lời trên Seatimes về vụ việc này luật sư Nguyễn Văn Nguyên, Giám đốc công ty luật Hưng Nguyên, Đoàn luật sư TP Hà Nội cho biết: “Vụ việc sập cầu treo ở bản Chu Va 6, xã Sơn Bình, huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu vào ngày 24/02/2014 là một sự việc rất đau lòng, gây ra cái chết cho nhiều người và làm xôn xao trong dư luận về chất lượng công trình xây dựng và trách nhiệm cá nhân.”

“Hiện tại các cơ quan chức năng đang tích cực điều tra xác minh vụ việc sập cầu treo. Trường hợp nguyên nhân sập cầu từ yếu tố thiếu trách nhiệm, hành vi tiêu cực trong thẩm định, thiết kế, thi công, duy tu, sửa chữa công trình cầu treo của chủ đầu tư, bên thi công, thẩm định thiết kế thì tùy theo hành vi vi phạm, có thể khởi tố, điều tra về một trong các tội Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng (Điều 285 Bộ luật hình sự), tội Vi phạm quy định về xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng (Điều 229) hoặc tội Vi phạm về duy tu, sửa chữa, quản lý các công trình giao thông” (Điều 220).

Được biết các tội danh này có khunh hình phạt từ 3 năm đến 20 năm tù.

Trước đó trả lời phóng viên Seatimse về trách nhiệm bồi thường thiệt hai cho nạn nhân vụ sập cầu treo ở Lai Châu luật sư Phạm Thị Hương, Công ty luật Song Thanh đã phân tích: “Theo quy định tại Điều 627, Bộ luật dân sự thì: Chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao quản lý, sử dụng nhà cửa, công trình xây dựng khác phải bồi thường thiệt hại, nếu để nhà cửa, công trình xây dựng khác đó bị sụp đổ, hư hỏng, sụt lở gây thiệt hại cho người khác, trừ trường hợp thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi của người bị thiệt hại hoặc do sự kiện bất khả kháng.”

Và sẽ được bồi thường theo quy định về bồi thường thiệt hại ngoài Hợp đồng tại Chương XXI, Bộ luật dân sự và  Nghị quyết 03/2006/NQ-HĐTP ngày 08 tháng 7 năm 2006 của Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật dân sự năm 2005 về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.

Nếu con ốc neo cầu bị gãy không phải do nguyên nhân quá tải trọng thì cần phải bồi thường thiệt hại cho người dân một cách thỏa đáng, đồng thời xem xét đến việc xử lý trách nhiệm của cá nhân, đơn vị có liên quan.”

Như đã đưa tin khoảng 8h30 phút ngày 24/2 trong khi nhân dân bản Chu Va 6 và vùng lân cận thuộc xã Sơn Bình, huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu đang tổ chức tang lễ đưa thi hài đến giữa cầu treo dân sinh Chu Va 6 nối hai bản Chu Va 6 và Chu Va 8 thì xảy ra sự cố sập cầu hất văng nhiều người dự tang lễ xuống suối. Hậu quả, 9 người chết và 37 người bị thương.

Mời quý vị xem video

Theo (seatime.com.vn)