Luật sư hà nội tư vấn Quy định liên quan đến Ngành nghề Kinh doanh
Doanh nghiệp có quyền kinh doanh tất cả các ngành mà pháp luật không cấm trừ kinh doanh các ngành, nghề gây phương hại đến quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức, thuần phong mỹ tục Việt Nam và sức khỏe của nhân dân. | Điều 7 – Luật Doanh nghiệp năm 2005
1. Doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế có quyền kinh doanh các ngành, nghề mà pháp luật không cấm. 2. Đối với ngành, nghề mà pháp luật về đầu tư và pháp luật có liên quan quy định phải có điều kiện thì doanh nghiệp chỉ được kinh doanh ngành, nghề đó khi có đủ điều kiện theo quy định. Điều kiện kinh doanh là yêu cầu mà doanh nghiệp phải có hoặc phải thực hiện khi kinh doanh ngành, nghề cụ thể, được thể hiện bằng giấy phép kinh doanh, giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh, chứng chỉ hành nghề, chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp, yêu cầu về vốn pháp định hoặc yêu cầu khác. 3. Cấm hoạt động kinh doanh gây phương hại đến quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, truyền thống lịch sử, văn hoá, đạo đức, thuần phong mỹ tục Việt Nam và sức khoẻ của nhân dân, làm huỷ hoại tài nguyên, phá huỷ môi trường. Chính phủ quy định cụ thể danh mục ngành, nghề kinh doanh bị cấm. 4. Chính phủ định kỳ rà soát, đánh giá lại toàn bộ hoặc một phần các điều kiện kinh doanh; bãi bỏ hoặc kiến nghị bãi bỏ các điều kiện không còn phù hợp; sửa đổi hoặc kiến nghị sửa đổi các điều kiện bất hợp lý; ban hành hoặc kiến nghị ban hành điều kiện kinh doanh mới theo yêu cầu quản lý nhà nước. 5. Bộ, cơ quan ngang bộ, Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân các cấp không được quy định về ngành, nghề kinh doanh có điều kiện và điều kiện kinh doanh.
|
Quyền thành lập, góp vốn, mua cổ phần và quản lý doanh nghiệp | Điều 13 – Luật Doanh nghiệp năm 2005
1. Tổ chức, cá nhân Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam theo quy định của Luật này, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này. 2. Tổ chức, cá nhân sau đây không được quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam: a) Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình; b) Cán bộ, công chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức; c) Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam; d) Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong các doanh nghiệp 100% vốn sở hữu nhà nước, trừ những người được cử làm đại diện theo uỷ quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác; đ) Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự; e) Người đang chấp hành hình phạt tù hoặc đang bị Toà án cấm hành nghề kinh doanh; g) Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật về phá sản. 3. Tổ chức, cá nhân có quyền mua cổ phần của công ty cổ phần, góp vốn vào công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh theo quy định của Luật này, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này. 4. Tổ chức, cá nhân sau đây không được mua cổ phần của công ty cổ phần, góp vốn vào công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh theo quy định của Luật này: a) Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam sử dụng tài sản nhà nước góp vốn vào doanh nghiệp để thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình; b) Các đối tượng không được góp vốn vào doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức.
|
Ngành nghề kinh doanh nào cần chứng chỉ hành nghề? |
Ngành, nghề kinh doanh phải có chứng chỉ hành nghề: – Chứng chỉ hành nghề kinh doanh di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia – Chứng chỉ kiểm tóan viên – Chứng chỉ hành nghề dịch vụ thú y – Dịch vụ sàn giao dịch bất động sản. – Kinh doanh dịch vụ thiết kế phương tiện vận tải Đối với doanh nghiệp kinh doanh các ngành, nghề phải có chứng chỉ hành nghề quy định trên thì kèm theo hồ sơ đăng ký kinh doanh phải có thêm bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề của chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh đối với Công ty hợp danh, thành viên Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc (Tổng giám đốc), các chức danh quản lý quan trọng khác do Điều lệ công ty quy định. |
Ngành nghề kinh doanh nào có quy định mức vốn pháp định? |
Ngành, nghề mà pháp luật quy định phải có vốn pháp định: – Hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngòai. 1/ Tổ chức tín dụng: – Chi nhánh ngân hàng nước ngoài: 15 triệu USD 2/ Quỹ tín dung nhân dân – Quỹ tín dụng nhân dân TW: 1.000 tỷ đồng – Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở: 0,1 tỷ đồng 3/ Tổ chức tín dụng phi ngân hàng: – Công ty tài chính: 300 tỷ đồng – Công ty cho thuê tài chính: 100 tỷ đồng Theo Thông tư 03/2006/TT-BKH ngày 19/10/2006 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn trình tự, thủ tục đăng ký kinh doanh thì vốn pháp định này phải được xác nhận bởi cơ quan cấp có thẩm quyền hoặc chứng chỉ, giấy tờ hợp pháp chứng minh về số vốn của doanh nghiệp nộp kèm hồ sơ đăng ký kinh doanh. 3/ Kinh doanh lữ hành – Kinh doanh lữ hành quốc tế: 250 triệu đồng
Theo Thông tư 04/2001/TT-TCDL ngày 24/12/2001 của Tổng cục Du lịch hướng dẫn thực hiện Nghị định số 27/2001/NĐ-CP ngày 5/6/2001 của Chính phủ về kinh doanh lữ hành, hướng dẫn du lịch thì sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp phải gửi vào tài khoản ký quỹ tại ngân hàng nơi doanh nghiệp mở tài khoản giao dịch chính trong suốt thời gian hoạt động kinh doanh lữ hành.
4/- Kinh doanh dịch vụ giới thiệu việc làm n Theo Thông tư 20/2005/TT-BLĐTBXH ngày 22/6/2005 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 19/2005/NĐ-CP ngày 28/2/2005 của Chính phủ quy định điều kiện, thủ tục thành lập và hoạt động của tổ chức giới thiệu việc làm thì sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp phải có ít nhất 300 triệu đồng Việt Nam ký quỹ tại ngân hàng để nộp vào hồ sơ xin cấp giấy phép hoạt động tại Sở Lao động Thương binh và Xã hội. |
Công ty luật hà nội, công ty luật tại hà nội, văn phòng luật sư hà nội, văn phòng luật sư tại hà nội, dịch vụ tư vấn luật, dịch vụ luật sư, dịch vụ pháp lý