Tại hội nghị chuyên đề về án xâm phạm trật tự quản lý kinh tế do VKSND TP.HCM vừa tổ chức.
Đại diện các cơ quan tố tụng cho biết không chỉ lúng túng trong việc định tội, họ còn khó xác định khung hình phạt vì thiếu hướng dẫn.Theo VKSND TP.HCM, Chương XVI BLHS có 35 điều luật về các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế, hầu hết đều quy định về định lượng hay hậu quả làm căn cứ định tội hoặc định khung hình phạt. Chẳng hạn các tình tiết “số lượng lớn”, “rất lớn”, “đặc biệt lớn”; “thu lợi bất chính lớn”, “rất lớn”, “đặc biệt lớn”; “gây hậu quả nghiêm trọng”, “rất nghiêm trọng”, “đặc biệt nghiêm trọng”…Khó định tộiTuy nhiên, đến nay các ngành tư pháp trung ương lại chưa có văn bản hướng dẫn hoặc có văn bản hướng dẫn nhưng chưa cụ thể. Vì vậy, các cơ quan tố tụng rất lúng túng trong việc định tội.Đại diện VKSND TP dẫn chứng về vụ Mã Vĩ Hùng và đồng phạm sản xuất, buôn bán hơn 1.000 đĩa phim có nội dung cấm nên bị truy tố về tội sản xuất, buôn bán hàng cấm và truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy. Tòa trả hồ sơ, yêu cầu xác định rõ yếu tố định tội. Cơ quan điều tra, VKS gặp khó vì chưa có hướng dẫn bao nhiêu đĩa phim là “số lượng lớn”.Ông Cao Thành Ngưng (Phó Viện trưởng VKSND quận Tân Bình) đưa thêm dẫn chứng: Trần Nữ Hồng Nhung thuê người làm giả 40 vé tàu hỏa rồi đem bán, thu lợi bất chính 42 triệu đồng. Liên ngành hình sự quận Tân Bình đã bàn bạc, thống nhất xử lý Nhung và đồng phạm về tội làm vé giả (Điều 164 BLHS). Vấn đề là chưa có hướng dẫn tình tiết định tội “số lượng lớn” là bao nhiêu vé tàu giả nên VKSND quận Tân Bình phải xin ý kiến cấp TP. Sau đó, liên ngành hình sự TP lại yêu cầu cấp quận làm rõ thêm ý thức chiếm đoạt của Nhung để định tội xâm phạm sở hữu. Cuối cùng, VKSND quận Tân Bình đã truy tố Nhung về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản (Điều 139 BLHS).Theo ông Lý Thế Sơn (đại diện Cơ quan CSĐT Công an TP.HCM), cơ quan điều tra cũng đang gặp vướng mắc khi xác định thế nào là tình tiết định tội “quy mô thương mại” trong tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp (Điều 171 BLHS). Cạnh đó, các quy định pháp luật hình sự hiện hành chưa làm rõ khác biệt giữa hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp với hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả. Thực tiễn cho thấy nhiều trường hợp hành vi thỏa mãn các dấu hiệu cấu thành của tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp nhưng các cơ quan tố tụng lại xử lý về tội sản xuất, buôn bán hàng giả và ngược lại.Bổ sung, đại diện VKSND quận Bình Thạnh cho biết tội lừa dối khách hàng (Điều 162 BLHS) có cấu thành tội phạm giống tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản (Điều 139 BLHS), dẫn tới việc cơ quan tố tụng khó phân biệt khi giải quyết án…Rối định khungKhông chỉ khiến cơ quan tố tụng lúng túng trong việc định tội, việc thiếu hướng dẫn còn khiến cơ quan tố tụng khó xác định khung hình phạt.Chẳng hạn vụ Phù Thị Thu Nguyệt – giám đốc một công ty nhập khẩu rác thải là 140 tấn nhựa phế liệu nhưng khai báo hải quan là sắt phế liệu trị giá 30.800 USD nhằm trốn thuế nhập khẩu 10%. Do không có hướng dẫn thế nào là “số lượng lớn” nên VKS chỉ có thể truy tố Nguyệt về tội buôn lậu theo điểm a khoản 3 Điều 153 BLHS (trường hợp vật phạm pháp có giá trị từ 500 triệu đồng đến dưới 1 tỉ đồng).Ngoài ra, nhiều vụ án kinh tế còn vướng khi xác định hậu quả, dẫn đến chuyện giữa tòa và VKS có quan điểm không thống nhất. Cụ thể như vụ Võ Anh Bằng, giám đốc Công ty TNHH – TM – DV Quý Thành, bán tám hóa đơn GTGT cho Nguyễn Văn Huệ, giám đốc Công ty TNHH Thành Huệ, ghi nội dung doanh số giả gần 333 triệu đồng, thuế GTGT hơn 16,6 triệu đồng, thu lợi bất chính gần 6,7 triệu đồng. Huệ lại bán tám hóa đơn GTGT cho một số đơn vị khác với doanh số giả hơn 7 tỉ đồng, thuế GTGT 350 triệu đồng, thu lợi bất chính hơn 134 triệu đồng.Sau đó, VKSND TP truy tố Huệ, Bằng về tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành séc giả, các giấy tờ có giá giả khác theo khoản 1 và khoản 3 Điều 181 BLHS. Tuy nhiên, TAND TP lại xét xử Huệ theo khoản 2, Bằng theo khoản 1 Điều 181 BLHS…
Phân biệt nhiều tội khácTheo các đại biểu, cũng cần phân biệt rõ hai tội mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách Nhà nước (Điều 164a BLHS) và tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành séc giả, các giấy tờ có giá giả khác (Điều 181 BLHS). Bởi thực tế cùng một loại hành vi mua bán hóa đơn GTGT, có vụ xử tội này, có vụ xử tội kia trong khi mức hình phạt giữa hai tội có sự chênh lệch lớn (mức hình phạt cao nhất ở Điều 164a là năm năm tù, ở Điều 181 là 20 năm tù).Tương tự, cần phân biệt rõ giữa hai tội buôn lậu (Điều 153 BLHS) và tội trốn thuế (Điều 161 BLHS) trong lĩnh vực xuất nhập khẩu hàng hóa bởi có những điểm giống nhau về hành vi không khai báo, khai báo gian dối, không đúng chủng loại, số lượng hàng khi làm thủ tục hải quan để trốn thuế. Việc cùng một hành vi nhưng khi xử tội này, lúc xử tội kia trong khi khung hình phạt giữa hai tội chênh lệch rất lớn đã tạo sự bất công (hình phạt cao nhất ở Điều 153 là tù chung thân, còn ở Điều 161 chỉ có bảy năm tù).Sớm hướng dẫnTrong thời gian chờ BLHS được sửa đổi, bổ sung, liên ngành tư pháp trung ương cần sớm ban hành thông tư liên tịch hướng dẫn áp dụng thống nhất đối với các tình tiết định tội, định khung hình phạt trong nhóm tội về kinh tế. Đây là việc cần thiết để tháo gỡ khó khăn cho các cơ quan tố tụng.Ông NGUYỄN THẾ THÀNH, Kiểm sát viên cao cấp Viện Phúc thẩm III VKSND Tối cao |
HOÀNG YẾN