Cảnh báo về các chiêu thức, thủ đoạn lừa đảo qua điện thoại

Thời gian gần đây, các đối tượng lừa đảo với nhiều thủ đoạn tinh vi trên không gian mạng và qua các cuộc gọi, tin nhắn điện thoại, khiến nhiều người nhẹ dạ cả tin mất sạch tiền. Cảnh báo về các chiêu thức, thủ đoạn lừa đảo qua điện thoại sẽ được đề cập trong nội dung bài viết của Luật Hưng Nguyên dưới đây:

Mục lục bài viết

  1. Cảnh báo về các chiêu thức, thủ đoạn lừa đảo qua điện thoại 
  2. Kiểm tra dấu hiệu lừa đảo qua điện thoại như thế nào?
  3. Cần làm gì để không bị mất tiền oan?

 

1. Cảnh báo về các chiêu thức, thủ đoạn lừa đảo qua điện thoại

Điện thoại là một công cụ, phương tiện hữu hiệu trong xã hội hiện đại ngày nay. Ngoài những công dụng mang tính tích cực thì những đối tượng có mục đích lừa đảo lợi dụng điểm đó để tiến hành việc lừa đảo người dân với mục đích chiếm đoạt tài sản. Và dạo gần đây, lợi dụng tình hình dịch covid, người dân ở nhà nên các đối tượng lừa đảo tấn công trong khoảng thời gian đó cho đến nay vẫn diễn ra rất nhiều các vụ lừa đảo với những thủ đoạn vô cùng tinh vi. Dưới đây là một số chiêu thức lừa đảo qua điện thoại phổ biến hiện nay:

Giả danh cơ quan pháp luật:

Chiêu thức này, những kẻ giả danh, lừa đảo sử dụng công nghệ cao, ẩn danh dưới số điện thoại giống hệt số điện thoại công khai của cơ quan Công an, Viện Kiểm sát để gọi điện cho bị hại, thông báo họ đang bị kiện vì nợ tiền hoặc có liên quan đến một vụ án, chuyên án mà Cơ quan Công an đang điều tra, xác minh, đã có lệnh bắt của Viện Kiểm sát nhân dân…; yêu cầu bị hại kê khai tài sản, số tiền mặt hiện có và số tiền gửi trong các tài khoản ngân hàng.

Sau đó, các đối tượng dùng lời lẽ đe dọa sẽ bắt tạm giam nạn nhân để điều tra và yêu cầu họ chuyển tiền hoặc đọc mã OTP để chúng thực hiện việc chuyển tiền vào các tài khoản của chúng với vỏ bọc để xác minh, điều tra.

Giả danh nhân viên ngân hàng:

Những kẻ giả danh thuê người lập trình trang web giống trang web ngân hàng, đào tạo “nhân sự” gọi điện cho bị hại rồi từng bước lừa họ đăng nhập vào trang web đánh cắp thông tin và chiếm đoạt tiền trong tài khoản của nạn nhân.

Giả danh các sàn thương mại điện tử:

Các đối tượng giả danh các sàn thương mại điện tử như shopee, lazada, sendo… để thực hiện làm nhiệm vụ mua bán đơn hàng để được ăn hoa hồng chiết khấu, hay như làm việc trên nền tảng tiktok công việc đơn giản chỉ vào các bài viết người nổi tiếng thả tim hay like để tăng tương tác rồi được trả tiền. Và cứ thế, các đối tượng lừa đảo yêu cầu người dân phải nạp tiền để mua đơn hàng, sau đó sẽ được chiết khấu hoa hồng cao, những đơn hàng đầu tiền với mức giá mua 300 nghìn đồng hay 500 nghìn đồng sẽ nhận được tiền chuyển về, về sau các đơn hàng với giá tiền càng cao, người dân với tâm lý tin tưởng đã chuyển tiền hết đơn hàng này đến đơn hàng khác với mục đích lấy lại được số tiền đã chuyển. Thực tế, đã có rất nhiều người bị lừa với số tiền lên đến hàng trăm triệu đồng, thậm chí là vài tỷ đồng…

Khóa thuê bao điện thoại

Cuộc gọi lừa đảo thông báo khóa thuê bao điện thoại không phải là chiêu trò mới nhưng tái diễn ở thời điểm này, giữa lúc thuê bao điện thoại di động cần cập nhật, chuẩn hóa thông tin cá nhân theo quy định của cơ quan quản lý nhà nước. người dùng sẽ nhận được một cuộc gọi thông báo họ sắp bị khóa thuê bao và yêu cầu thực hiện theo các bước. Lúc này, các đối tượng lừa đảo tự nhận là nhân viên nhà mạng, yêu cầu người dùng cung cấp số chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân để kiểm tra trên hệ thống thuê bao đã đăng ký thông tin chính chủ hay chưa.

Nếu người dùng từ chối cung cấp, các đối tượng đưa ra nhiều lời đe dọa sẽ khóa thuê bao di động và yêu cầu người dùng làm theo hướng dẫn. Nếu thực hiện theo sẽ có nguy cơ mất quyền kiểm soát SIM điện thoại và kẻ xấu sẽ tiến hành chiếm đoạt các tài khoản khác như mã OTP ngân hàng, tài khoản mạng xã hội…

Lừa nâng cấp sim 4G:

Đối tượng mạo danh là nhân viên của các nhà mạng gọi điện, nhắn tin hướng dẫn cú pháp để thực hiện nâng cấp sim 3G thành sim 4G nhằm lừa đảo, chiếm đoạt quyền kiểm soát sim điện thoại, đánh cắp các thông tin thẻ tín dụng, lấy mã OTP của tài khoản ngân hàng đăng ký theo số điện thoại đó

Lừa đảo trúng thưởng:

Đối tượng lừa đảo gọi điện thoại thông báo trúng thưởng (xe, điện thoại…), yêu cầu đóng phí để nhận thưởng rồi chiếm đoạt tiền.

 Mạo danh công ty tài chính:

Cung cấp khoản vay tiền với lãi suất thấp, thủ tục đơn giản, yêu cầu nạn nhân đóng phí làm thủ tục vay rồi chiếm đoạt.

Giả danh cán bộ xử lý vi phạm giao thông:

Thông báo nạn nhân từ vi phạm lỗi giao thông và liên quan đến đường dây tội phạm, yêu cầu chuyển tiền để phục vụ điều tra.

Tuyển cộng tác viên bán hàng:

Đối tượng lừa đảo với hình thức cho người bị hại đặt mua đơn hàng trên mạng, nhân tiền chiết khấu ở 1-2 lần đầu, đến đơn hàng lớn hơn sẽ bị lừa mất tiền chuyển mua hàng.

Mạo danh cơ quan bảo hiểm xã hội:

Đối tượng giả danh Fanpage Facebook của BHXH Việt Nam để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản của người dân. Thông báo nạn nhân đang nợ tiền bảo hiểm xã hội. Yêu cầu đóng phí để chiếm đoạt.

2.  Kiểm tra dấu hiệu lừa đảo qua điện thoại như thế nào?

Thực tế lừa đảo diễn ra ngày càng phổ biến, vấn đề người dân quan tâm đó là làm sao để kiểm tra được là có phải lừa đảo hay không? Dưới đây, là một số cách kiểm tra dấu hiệu lừa đảo qua điện thoại như sau:

– Khi bị số điện gọi lạ gọi điện đến tự xưng là Cảnh sát giao thông gọi điện đến thì có thể tra cứu số điện của cảnh sát giao thông trên google, thông thường số điện thoại của cơ quan nhà nước sẽ là số điện thoại bàn chứ không phải số điện thoại di động của cá nhân.

– Tra cứu thông tin của đối tượng nghi ngờ lừa đảo trên google: trường hợp nhận được cuộc gọi hay tin nhắn của đối tượng tự xưng là cửa hàng thông báo trúng thưởng, trước khi làm theo yêu cầu của đối phương thì nên tra cứu thông tin cửa hàng, đơn vị đó hoặc tìm hiểu kỹ về chương trình đó. Hoặc tốt nhất, người dân nên yêu cầu cung cấp đầy đủ thông tin trụ sở chính, cửa hàng chính để kiểm tra, xem xét và đến trực tiếp giải quyết.

3. Cần làm gì để không bị mất tiền oan?

Với những hình thức lừa đảo như trên, để tránh bị lừa đảo, mất tiền oan, người dân cần cảnh giác: không chuyển tiền cho bất cứ ai khi chưa biết rõ họ; Cơ quan nhà nước Không làm việc qua điện thoại; Tuyệt đối không cung cấp mã OTP cho bất kỳ ai; Gọi điện xác nhận khi có người nhắn tin vay, mượn tiền; Các cách kiếm tiền “việc nhẹ, lương cao” trên mạng đều là lừa đảo.

Người dân cần lưu ý một số nội dung như sau:

– Chủ động nâng cao cảnh giác và tuyên truyền với người thân, gia đình, bạn bè, đồng nghiệp về các phương thức, thủ đoạn hoạt động của các đối tượng lừa đảo để phòng tránh.

– Không cung cấp thông tin cá nhân, số điện thoại, số chứng minh thư (căn cước công dân), địa chỉ nhà ở, số tài khoản ngân hàng, mã OTP trên điện thoại cá nhân… cho bất kỳ ai không quen biết hoặc khi chưa biết rõ nhân thân, lai lịch.

– Khi nhận các cuộc điện thoại có dấu hiệu nêu trên, người dân cần bình tĩnh, không lo sợ, nhanh chóng liên hệ với người thân, bạn bè, giáo viên chủ nhiệm của con em, người thân để được tư vấn.

– Trường hợp có nghi ngờ về hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản thì kịp thời thông báo cho Cơ quan Công an nơi gần nhất hoặc tra cứu địa chỉ tố giác tội phạm trên Chuyên mục “Hướng dẫn tố giác tội phạm” của Cổng Thông tin điện tử Bộ Công an (địa chỉ http://bocongan.gov.vn hoặc http://mps.gov.vn) để được tiếp nhận và hướng dẫn giải quyết.

Như vậy trên đây là toàn bộ thông tin về Cảnh báo về các chiêu thức, thủ đoạn lừa đảo qua điện thoại  mà Công ty Luật Hưng Nguyên muốn gửi đến quý khách mang tính tham khảo. Nếu quý khách còn vướng mắc về vấn đề trên hoặc mọi vấn đề pháp lý khác, quý khách hãy vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua tổng đài: 0987 756 263 hoặc qua email: congtyluathungnguyen@gmail.com

Lợi dụng người khuyết tật Lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Xin chào Luật sư, tôi có vấn đề cần được Luật sư tư vấn như sau:

Em gái tôi bị khuyết tật,sử dụng Facebook bị người ta lừa 47 triệu đồng. Gia đình tôi đã gửi đơn tố cáo lên công an huyện. Tuần trước họ hẹn em mình lên. Nhưng bắt em mình chờ cả sang không tiếp. Xong bảo về hôm khác hẹn lên sau. Nhưng đến nay chưa thấy gì. Giờ gia đình tôi phải làm gì? Có nên viết đơn yêu cầu xử lý sự việc hay không? Xin cảm ơn Luật sư?

 

Luật Hưng Nguyên cảm ơn câu hỏi của bạn, đối với trường hợp của bạn Luật sư của chúng tôi tư vấn như sau:

  1. Ai có quyền tố cáo lừa đảo tài sản qua mạng?

Theo Điều 478 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 thì cá nhân có quyền tố cáo với cơ quan, người có thẩm quyền về hành vi vi phạm pháp luật của bất kỳ người có thẩm quyền tiến hành tố tụng nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

      Như vậy, người có quyền tố cáo lừa đảo tài sản qua mạng là bất kỳ cá nhân nào phát hiện hành vi lừa đảo tài sản qua mạng.

  1. Gửi đơn tố cáo lừa đảo qua mạng ở đâu?

Căn cứ vào Khoản 2 Điều 145; Khoản 3 Điều 146 và Khoản 2 Điều 481 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 ( sửa đổi, bổ sung), người tố cáo có thể gửi đơn tố cáo lừa đảo qua mạng đến các cơ quan, tổ chức sau:

  • Cơ quan điều tra;
  • Viện kiểm sát;
  • Cơ quan, tổ chức khác theo quy định của pháp luật;
  • Công an xã, phường, thị trấn, Đồn Công an.

Theo quy định tại Điều 22 Luật tố cáo 2018 ( sửa đổi, bổ sung), ngoài hình thức gửi đơn tố cáo lừa đảo qua mạng để thực hiện tố cáo thì người tố cáo có thể đến trực tiếp các cơ quan nêu trên để thực hiện tố cáo.

  1. Thời hạn giải quyết đơn tố cáo lừa đảo qua mạng là bao lâu?

Căn cứ vào quy định tại Khoản 3,4 Điều 481 Bộ luật tố tụng hình sự 2015, thời hạn giải quyết tố cáo không quá 30 ngày kể từ ngày nhận được tố cáo; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết tố cáo có thể kéo dài nhưng không quá 60 ngày.

Đơn tố cáo liên quan đến hành vi giữ người trong trường hợp khẩn cấp, bắt, tạm giữ, tạm giam trong giai đoạn điều tra, truy tố thì phải được Viện trưởng Viện kiểm sát cùng caaos hoặc Viện trưởng Viện kiểm sát có thẩm quyền xem xét, giải quyết trong thời hạn 24 giờ kể từ khi nhận được tố cáo. Trường hợp phải xác minh thêm thì thời hạn không quá 03 ngày kể từ ngày nhận được tố cáo.

Như vậy, trong trường hợp bạn đã có đơn tố cáo gửi công an huyện thì trong thời hạn quy định của pháp luật tối đa là 60 ngày cơ quan công an huyện phải có kết quả giải quyết đơn tố cáo của bạn.

Pháp luật không có quy định về việc đề nghị giải quyết vụ việc. Vì vậy, nếu cơ quan công an điều tra chưa có kết quả giải quyết đơn tố cáo của bạn thì gia đình có thể có đơn đề nghị gửi tới các cơ quan có thẩm quyền nêu trên để vụ việc nhanh chóng được xem xét giải quyết.

Trong trường hợp còn có vấn đề thắc mắc , còn sự phối hợp đẩy nhanh tiến độ giải quyết vụ việc. Quý bạn có thể liên hệ với chúng tôi, chúng tôi sẵn sàng hỗ trợ.

Địa chỉ: Công ty Luật TNHH Hưng Nguyên, số 14N2, ngõ 90 Nguyễn Tuân, phường Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

Điện thoại: 024.8585 7869                .                                

Hotline: 098 775 6263

Email: Congtyluathungnguyen@gmail.com

Web: http://congtyluathungnguyen.com

 

Trách nhiệm pháp lý trong trường hợp nhận được tiền chuyển khoản nhầm cố tình không trả.

 

Ngày 9/12/2022, trên các nền tảng mạng xã hội đang nổi lên vụ việc một cô giáo tiểu học đăng tin tìm kiếm thông tin của người chuyển khoản nhầm 1 tỷ 9 cho mình.

Cụ thể, một vị khách sau khi mua quần áo, tính tiền một hóa đơn trị giá 1,9 triệu đồng không trả tiền mặt mà yêu cầu chuyển khoản. Vì phải tính tiền cho những khách kế tiếp, chủ cửa hàng không đọc kĩ tin nhắn mà chỉ lướt xem qua khi có thông báo tiền đến tài khoản. Sau khi kiểm tra sao kê thì chủ cửa hàng mới phát hiện trong tài khoản của mình có một số tiền lớn và cho rằng vị khách mua quần áo đã chuyển nhầm cho mình nên người này đăng tin lên mạng xã hội đề nhờ tìm người phụ nữ.

Thật may, sau khi biết tin vị khách đã đến trực tiếp cửa hàng để đối chiếu thông tin và được chuyển khoản lại tiền ngay lập tức.

Trách nhiệm pháp lý trong trường hợp nhận được tiền chuyển khoản nhầm mà không trả lại sẽ bị xử lý như thế nào?

            Theo quy định của pháp luật, việc nhận được tiền chuyển khoản nhầm mà không trả lại được coi là chiếm hữu tài sản không có căn cứ pháp luật. Khi đó, người nhận tiền có nghĩa vụ hoàn trả lại cho chủ sở hữu căn cứ theo quy định tại Điều 579 Bộ luật dân sự 2015.

Người chiếm hữu, sử dụng tài sản của người khác không có căn cứ pháp luật phải hoàn trả cho chủ sở hữu, người có quyền khác với tài sản đó. Nếu không tìm được người cần trả tài sản thì phải giao cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền”

Nghĩa vụ hoàn trả cho chủ sở hữu là nghĩa vụ bắt buộc. Theo quy định tại Điều 580 Bộ luật dân sự năm 2015 thì người chiếm hữu, sử dụng phải hoàn trả toàn bộ tài sản thu được, nếu không đây được coi là hành vi vi phạm pháp luật, tùy vào tính chất, mức độ có thể bị áp dụng xử phạt hành chính hoặc hình sự.

  • Mức xử phạt hành chính đối với hành vi chiếm giữ trái phép tài sản của người khác:

Điểm e Khoản 2 Điều 15 Nghị định 167/2013/NĐ –CP của Chính phủ quy định mức xử phạt đối với hành vi chiếm giữ trái phép tài sản của người khác là từ 2 đến 5 triệu đồng.

“Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

  1. a) Hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác;
  2. b) Gây mất mát, hư hỏng hoặc làm thiệt hại tài sản của Nhà nước được giao trực tiếp quản lý;
  3. c) Dùng thủ đoạn hoặc tạo ra hoàn cảnh để buộc người khác đưa tiền, tài sản;
  4. d) Gian lận hoặc lừa đảo trong việc môi giới, hướng dẫn giới thiệu dịch vụ mua, bán nhà, đất hoặc các tài sản khác;

đ) Mua, bán, cất giữ hoặc sử dụng tài sản của người khác mà biết rõ tài sản đó do vi phạm pháp luật mà có;

  1. e) Chiếm giữ trái phép tài sản của người khác.
  • Tội chiếm giữ trái phép tài sản theo quy định của pháp luật hình sự.

“Điều 176. Tội chiếm giữ trái phép tài sản

  1. Người nào cố tình không trả lại cho chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc không giao nộp cho cơ quan có trách nhiệm tài sản trị giá từ 10.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng101 hoặc dưới 10.000.000 đồng nhưng tài sản là102 di vật, cổ vật103 bị giao nhầm hoặc do mình tìm được, bắt được, sau khi chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc cơ quan có trách nhiệm yêu cầu được nhận lại tài sản đó theo quy định của pháp luật, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm. 2. Phạm tội chiếm giữ tài sản trị giá 200.000.000 đồng trở lên hoặc bảo vật quốc gia, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.”

Theo quy định tại Điều 176 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 thì người nào cố tình không trả lại tài sản cho chủ sở hữu, người quản lý hoặc không giao nộp cho cơ quan có trách nhiệm tài sản trị giá từ 10 triệu đồng trở lên có thể bị xử lý về tội Chiếm giữ trái phép tài sản/ Trong trường hợp số tiền chiếm giữ từ 10 triệu đến dưới 200 triệu đồng, người phạm tội sẽ bị áp dụng tình tiết định khung tại Khoản 1 Điều này với khung hình phạt là 10-50 triêu đồng, cài tạo không giam giữ đến 2 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm.

Trong trường hợp tài sản chiếm giữ có trị giá trên 200 triệu thì có thể chịu mức phạt cao nhất lên tới 5 năm tù.

Thông tin liên hệ với Công ty Luật Hưng Nguyên

            Trên đây là những chia sẻ về “nhận tiền chuyển nhầm mà không trả lại”. Mong rằng những thông tin pháp lý trên sẽ cung cấp cho bạn đọc những kiến thức bổ ích. Nếu quý bạn đọc còn những thắc mắc cần giải đáp, hãy liên hệ tới chúng tôi, chúng tôi sẵn sàng giải đáp.

Địa chỉ: Công ty Luật TNHH Hưng Nguyên, số 14N2, ngõ 90 Nguyễn Tuân, phường Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

Điện thoại: 024.8585 7869                .                                

Hotline: 098 775 6263

Email: Congtyluathungnguyen@gmail.com

Web: http://congtyluathungnguyen.com

 

 

Cảnh giác với chiêu thức lừa đảo khi nhận đơn đặt hàng qua mạng.

         Lợi dụng vào sự thiếu hiểu biết pháp luật và lòng tham của người dân, các đối tượng lừa đảo thường tạo dựng ra các tình huống với những món quà, đơn hàng có giá trị cao. Các đối tượng lừa đảo sử dụng nhiều chiêu thức, thủ đoạn tinh vi thường tập trung vào sơ hở trong quá trình thanh toán số của ứng dụng mua sắm trực tuyến, sự bất cẩn của người dân để lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Về vấn đề này người dân phải nâng cao cảnh giác.

Xin chào Luật sư Hưng Nguyên. Gần đây, tôi có nhận được email có nội dung như sau:

“Chúng tôi muốn thông báo với bạn rằng nhân viên ngoại giao vận chuyển hộp ký gửi trị giá 10,5 triệu đô la Mỹ đã thất lạc địa chỉ của bạn và anh ta hiện đang bị mắc kẹt tại sân bay quốc tế Nội Bài – Việt Nam, ngay bay giờ. Chúng tôi yêu cầu bạn xác nhận lại các thông tin bên dưới để chúng tôi có thể giao nộp ký gửi cho bạn ngay ngày hôm nay.

Tên:

Địa chỉ:

Số di động:

 Tên sân bay gần nhất của bạn:

Bản sao giấy tờ nhận dạng của bạn:

Địa chỉ bưu điện của bạn:

Nghề nghiệp:

Vui lòng liên hệ với đại lý ngoại giao bằng địa chỉ hiện tại của bạn bên dưới với thông tin được yêu cầu thông qua địa chỉ email này: Người liên hệ Mr.Agent Phillip Ochikeve. Email: agentphillipochikeve176@gmail.com

Anh ấy đang đợi tin từ bạn hôm nay với thông tin “vì lí do bảo mật” hãy đọc dưới đây: Tôi đã không cho đại lý giao hàng biết rằng hộp lý gửi của bạn chứa số đô la mỹ đã đề cập ở trên và trong mọi trường hợp, bạn không nên cho anh ấy biết nội dung là …”

Tôi đang rất phân vân có nên gửi thông tin cho người đó hay không? Vì đối với tôi, số tiền đó là rất lớn. Rất mong Luật sư hướng dẫn tôi, xin cảm ơn Luật sư!

 

Luật sư Hưng Nguyên tư vấn: Khi nhận được email có dạng “quà từ nước ngoài” “bưu phẩm từ nước ngoài” hay email do người nước ngoài gửi có yêu cầu cung cấp thông tin cá nhân thì bạn cần hết sức cảnh giác bởi rất có thể đó là chiêu thức lừa đảo mới, tinh vi, xuyên quốc gia. Các hành vi này có dấu hiệu của Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo quy định tại Điều 174 Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017

“ Điều 174. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

  1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
  2. a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;
  3. b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
  4. c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
  5. d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ
  6. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
  7. a) Có tổ chức;
  8. b) Có tính chất chuyên nghiệp;
  9. c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
  10. d) Tái phạm nguy hiểm;

đ) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

  1. e) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;
  2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
  3. a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

b)(được bãi bỏ)

  1. c) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.
  2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:
  3. a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;

b)(được bãi bỏ)

  1. c) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.
  2. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.”

Ngoài ra hành vi trên còn bị xử phạt vi phạm hành chính theo Điều 15 Nghị định 144/2021/NĐ-CP.

Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây: – Trộm cắp tài sản, xâm nhập vào khu vực nhà ở, kho bãi hoặc địa điểm khác thuộc quản lý của người khác nhằm mục đích trộm cắp, chiếm đoạt tài sản;

– Công nhiên chiếm đoạt tài sản;

– Dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản hoặc đến thời điểm trả lại tài sản do vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng, mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả;

– Không trả lại tài sản cho người khác do vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng nhưng sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản;

– Thiếu trách nhiệm gây thiệt hại đến tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.

Một số thủ đoạn lừa đảo qua mạng internet xuất hiện gần đây:

–          Giả danh cán bộ cơ quan chức năng: Các đối tượng sử dụng các số điện thoại có đầu số lạ: +0084, +067, +066… gọi điện cho nạn nhân giả danh là cán bộ đơn vị Viễn thông, Bảo hiểm, Công an, Viện kiểm sát,… thông báo nạn nhân nợ cước viễn thông, nợ tiền Bảo hiểm, thông báo vi phạm giao thông hoặc thông báo trong tài khoản nạn nhân nhận được hàng tỷ đồng nghi do liên quan đến tội phạm nguy hiểm. Để tạo áp lực, các đối tượng liên tục gọi điện không cho nạn nhân tắt máy hoặc báo cho người khác, sau đó yêu cầu nạn nhân giữ bí mật và trực tiếp đến ngân hàng nộp tiền vào các tài khoản ngân hàng cá nhân do chúng chỉ định (để chiếm đoạt) nếu không, sẽ ra lệnh bắt, tạm giam… Sau đó, các đối tượng yêu cầu nạn nhân cung cấp thông tin cá nhân với lí do để kiểm tra thông tin, nhưng thực chất là đang yêu cầu nạn nhân cung cấp thông tin cá nhân và thông tin tài khoản ngân hàng. Các đối tượng thực hiện các lệnh chuyển tiền từ tài khoản ngân hàng của nạn nhân sang các tài khoản ngân hàng khác rồi chiếm đoạt mà nạn nhân không hề biết.

–          Giả danh người nước ngoài thành đạt: Thông qua mạng xã hội, các đối tượng giả danh người nước ngoài thành đạt chủ động vào kết bạn làm quen, tán tỉnh, tạo lòng tin rồi thông báo gửi quà, ngoại tệ cao về Việt Nam cho nạn nhân. Sau đó, kết hợp với các đối tượng người Việt Nam yêu cầu nạn nhân gửi tiền đóng các khoản phí, thuế… qua các tài khoản ngân hàng do chúng chỉ định để nhận bưu phẩm rồi chiếm đoạt.

–          Sử dụng đường link thu thập thông tin tài khoản ngân hàng: Trong giao dịch mua bán online, thông qua các bài đăng rao bán hàng hóa trên mạng xã hội facebook, zalo… của nạn nhân (các chủ shop), các đối tượng đóng giả là khách đang cư trú ở nước ngoài chủ động liên hệ để mua hàng. Sau thỏa thuận giữa 02 bên, đối tượng đề nghị nạn nhân truy cập vào website do đối tượng cung cấp và điền các thông tin theo yêu cầu như: tên ngân hàng, tên tài khoản, mật khẩu, mã OTP… để nhận tiền cọc, tiền hàng. Khi có được thông tin tài khoản ngân hàng của nạn nhân, các đối tượng tiến hành các giao dịch nhằm chiếm đoạt. Một trong nhũng đường link có đường dẫn là: https://www.westems-unions.com/un; https://www.xacthuckieuhoi.247.weebly.com hoặc htttps://www…weeby.com

–          Sử dụng đường link thu thập thông tin tài khoản mạng xã hội: Các đối tượng lấy thông tin họ tên, hình ảnh của 1 tài khoản facebook chính chủ sau đó tạo ra facebook ảo rồi kết bạn với những người trong danh sách bạn bè và yêu cầu kích vào website do chúng tạo ra để tham gia bình chọn. Để hoàn thành việc bình chọn, đối tượng yêu cầu nạn nhân xác nhận tài khoản facebook bằng cách nhập tên đăng nhập, mật khẩu (tại bước này đối tượng sẽ thu thập thông tin của nạn nhân). Khi có được thông tin trên, các đối tượng tiến hành đăng nhập, đổi mật khẩu và chiếm quyền tài khoản facebook của nạn nhân, sau đó nhắn tin mượn tiền các tài khoản trong danh sách bạn bè và yêu cầu chuyển tiền vào các tài khoản ngân hàng do chúng chỉ định để chiếm đoạt.

–          Giả danh nhân viên ngân hàng, Lazada, Shopee: Các đối tượng giả danh nhân viên của các ngân hàng, nhân viên Lazada, Shopee,… gọi điện, nhắn tin cho nạn nhân, thông báo nạn nhân là khách hàng may mắn đã trúng được giải thưởng lớn, yêu cầu nạn nhân nộp các khoản phí để làm thủ tục nhận giải thông qua các tài khoản ngân hàng do đối tượng cung cấp để thực hiện chiếm đoạt tài sản.

–          Thủ đoạn chiếm quyền sử dụng (hack) sim điện thoại rồi đăng ký vay tiền qua mạng internet: Các đối tượng giả danh nhân viên tổng đài, nhân viên chăm sóc khách hàng gọi điện thoại yêu cầu khách hàng nhắn tin theo cú pháp để được chuyển đổi từ mạng 3G thành 4G và nhận quà tặng miễn phí. Thực hiện theo yêu cầu của các đối tượng, sim điện thoại của nạn nhân sẽ bị khóa và số điện thoại của khách hàng chuyển quyền sử dụng sang sim mới của đối tượng. Lúc này đối tượng tiến hành đăng ký các khoản vay trên mạng internet của các công ty tài chính. Tiếp đó đối tượng sử dụng CMND giả đến các địa điểm giao dịch của nhà mạng với lý do mất điện thoại và cung cấp 5 số điện thoại liên hệ gần nhất để làm mới sim. Lúc này sim điện thoại của nạn nhân sẽ bị khóa và số điện thoại của khách hàng chuyển quyền sử dụng sang sim của đối tượng. Sau khi chiếm đoạt được số điện thoại các đối tượng tiến hành các khoản vay tiền trên mạng internet.

–          Vay tiền qua mạng internet bằng cách tải và cài đặt các ứng dụng (app) trên điện thoại: Đặc điểm của loại hình cho vay này rất đơn giản, nhanh chóng, không cần gặp mặt và không cần thế chấp tài sản. Người vay chỉ cần gửi hình ảnh CMND/CCCD, khuôn mặt, tài khoản ngân hàng, số điện thoại chính chủ, Zalo, Facebook,.,chỉ sau thời gian ngắn tiền sẽ được chuyển vào tài khoản của người vay. Quá trình vay tiền cần cài đặt ứng dụng (app) trên điện thoại và phải chấp thuận các điều khoản như được phép truy cập vào danh bạ điện thoại, tin nhắn, hình ảnh trên điện thoại di động phục vụ việc đòi nợ sau này. Lúc này các đối tượng sẽ thu thập toàn bộ các thông tin để sử dụng cho các mục đích đòi nợ sau này. Nếu người vay không trả được nợ thì nhân viên đòi nợ sẽ tiếp tục giới thiệu các ứng dụng (app) khác để người vay tiếp tục vay trả cho nợ trước. Từ chỗ chỉ vay của 1 ứng dụng (app) sau đó phải vay tiếp của nhiều ứng dụng khác dẫn đến số tiền lãi và tiền phạt tăng theo cấp số nhân hằng ngày. Khi người vay không có khả năng chi trả, thì các đối tượng gọi điện thoại cho người thân để quấy rối, đăng hình ảnh xúc phạm trên mạng xã hội facebook, zalo để đòi nợ.

–          Giao dịch quyền chọn nhị phân (Binary Option – BO) là hình thức đầu tư tài chính trá hình Forex, là giao dịch mà người mua sẽ đưa ra dự đoán xu hướng tăng hoặc giảm của các loại tài sản như: hàng hóa, tiền tệ, cổ phiếu, chỉ số tại thời điểm dự đoán. Nếu dự đoán đúng sẽ có lợi nhuận theo tỉ lệ sàn đưa ra, nếu dự đoán sai sẽ mất toàn bộ số tiền giao dịch. Hầu hết hoạt động của các sàn giao dịch quyền chọn nhị phân như Wefinex, Raidenbo, Bitono, Pocinex, Deniex, Remitex, AresBO, Bhianex, Fxtradingmarket, GardenBO, Hitoption, WolfBroker … trên không gian mạng tại Việt Nam đều có dấu hiệu tổ chức kinh doanh, điều hành theo mô hình đa cấp trái phép, lừa đảo và chiếm đoạt tài sản người tham gia. Để đánh bóng tên, tuổi, một số đối tượng tự nhận là “chuyên gia đọc lệnh, hot girl tỉa nến, thợ đục sàn” tạo nhóm kín chia sẻ kinh nghiệm cho nhà đầu tư, đăng nhiều tin bài trên các trang mạng xã hội thể hiện là người giàu có, thu nhập cao, kiếm hàng triệu đồng một ngày, đi xe sang hay du lịch đắt tiền và không quên nhấn mạnh những thành quả đạt được là nhờ đầu tư Forex.

Để phòng ngừa các thiệt hại không đáng có, người dân cần nâng cao cảnh giác với các số điện thoại lạ; tuyệt đối không mua, bán, cho mượn giấy CMND, không cung cấp các tài khoản cá nhân; không thực hiện các yêu cầu chuyển tiền thông qua tin nhắn của các trang mạng xã hội; cẩn trọng, xác minh thông tin khi thực hiện các giao dịch chuyển tiền…

Trong trường hợp là nạn nhân của hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản thông qua các hình thức trên, người dân cần liên hệ với cơ quan có thẩm quyền để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

Địa chỉ: Công ty Luật TNHH Hưng Nguyên, số 14N2, ngõ 90 Nguyễn Tuân, phường Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

Điện thoại: 024.8585 7869        .                                

Hotline: 098 775 6263

Email: Congtyluathungnguyen@gmail.com

Web: http://congtyluathungnguyen.com

Luật sư tư vấn – Xâm hại tình dục trẻ em

Xin chào Luật sư, tôi có vụ việc cần sự tư vấn của Luật sư như sau:

Cách đây 4 ngày, em họ của tôi là nữ 15 tuổi bị xâm hại tình dục, đối tượng xâm hại là một bạn trai 20 tuổi có quen biết với em tôi. Trong một lần đi chơi qua đêm, em tôi trở về với tình trạng uể oải, tinh thần không ổn định, trở nên ít nói và cơ thể xuất hiện nhiều vết bầm tím. Gia đình tôi đã cố gắng hết sức để dò hỏi và tìm thêm thông tin sự việc nhưng càng hỏi thì em tôi lại càng trở nên sợ hãi và kiệt quệ về mặt sức khỏe và tinh thần. Sau khi gia đình tôi trình báo lên các cơ quan chức năng thì đối tượng xâm hại em tôi đã tự ra đầu thú.

Em tôi từ bé đã có tâm lý không ổn định, mẹ của em bị bệnh thần kinh và bố bỏ đi từ khi em tôi còn nhỏ. Sau khi bị xâm hại thì em tôi có biểu hiện trầm cảm nặng và thần kinh suy yếu, không những thế, các vết bầm tím trên cơ thể của em tôi bắt đầu trở nên nặng hơn.

Luật sư cho tôi hỏi trong tình huống này tôi cần phải làm gì để lấy lại quyền lợi và buộc đối tượng xâm phạm phải chịu những hình phạt thích đáng của Pháp luật

Xin cảm ơn Luật sư.  

 

Chào bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Luật Hưng Nguyên. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

Dựa vào những tình tiết bạn đưa ra, đội ngũ luật sư Luật Hưng Nguyên nhận định đối tượng xâm hại có thể phải chịu trách nhiệm hình sự về Tội hiếp dâm trẻ em dưới 16 tuổi. Cụ thể:

  • Về mặt khách quan: Các dấu hiệu thương tích trên cơ thể em gái bạn như các vết bầm tím có thể là căn cứ của việc đối tượng đã sử dụng vũ lực được hiểu là dùng sức mạnh vật chất như trói, gây thương tích, vật ngã, xé quần áo, bóp cổ, khoá chân tay… nhằm đè bẹp sự kháng cự của em gái bạn để giao cấu trái ý muốn.
  • Về mặt chủ quan: đối tượng xâm hại thực hiện hành vi phạm tội này với lỗi cố ý. Lần phạm tội này đã được lên kế hoạch và chuẩn bị từ trước, qua các chi tiết có thể thấy rằng đối tượng này đã theo dõi và có sự hiểu biết một cách rõ ràng về hoàn cảnh gia đình cũng như là tình trạng tâm lý, sức khỏe của em bạn.
  • Khách thể: Hành vi phạm tội đã xâm phạm quyền được bảo vệ thân thể, nhân phẩm, danh dự của trẻ em dưới 16 tuổi.

Hành vi hiếp dâm nêu trên xâm phạm đến sức khoẻ, tính mạng của nạn nhân là trẻ em làm ảnh hưởng xấu đến trật tự an toàn xã hội, ảnh hưởng tiêu cực đến thuần phong mỹ tục đồng thời, gây ảnh hưởng xấu đến sự phát triển bình thường về tâm, sinh lý của trẻ em.

  • Chủ thể: Đối tượng là nam, 20 tuổi, có năng lực trách nhiệm hình sự

Căn cứ theo Điều 142 Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017:

Điều 142. Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi

  1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
  2. a) Dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi trái với ý muốn của họ;
  3. b) Giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người dưới 13 tuổi.
  4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:
  5. a) Có tính chất loạn luân;
  6. b) Làm nạn nhân có thai;
  7. c) Gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây ri loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;
  8. d) Đối với người mà người phạm tội có trách nhiệm chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh;

đ) Phạm tội 02 lần trở lên;

  1. e) Đối với 02 người trở lên;
  2. g) Tái phạm nguy hiểm.
  3. Phạm tội thuộc một trong các trường hp sau đây, thì bị phạt tù 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình:
  4. a) Có tổ chức;
  5. b) Nhiều người hiếp một người;
  6. c) Đối với người dưới 10 tuổi;
  7. d) Gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

đ) Biết mình bị nhiễm HIV mà vẫn phạm tội;

  1. e) Làm nạn nhân chết hoặc tự sát.
  2. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Cụ thể theo Khoản 1 Điều 142 Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 thì hành vi hiếp dâm trẻ em dưới 16 tuổi của đối tượng xâm hại bị phạt tù từ 07 năm đến 12 năm tùy thuộc vào những yếu tố như nhân thân hoặc có các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự.

Ngoài ra, nếu hành vi của đối tượng gây tổn hại đến sức khỏe và tinh thần của em bạn thì đối tượng xâm hại phải bồi thường cho gia đình bạn theo quy định của Luật dân sự năm 2015 như sau:

“Điều 590. Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm

  1. Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm bao gồm:
  2. a) Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại;
  3. b) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại;
  4. c) Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần phải có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại;
  5. d) Thiệt hại khác do luật quy định.
  6. Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp sức khỏe của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có sức khỏe bị xâm phạm không quá năm mươi lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.”

Như vậy, gia đình bạn và em bạn sẽ nhận được bồi thường cho các khoản chi phí hợp lý để cứu chữa, bồi dưỡng phục hồi sức khỏe và chức năng bị ảnh hưởng; các chi phí hợp lý trong thời gian điều trị. Ngoài ra, người xâm phạm sức khoẻ của người khác còn phải bồi thường một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì mức tối đa không quá năm mươi lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.

Trên đây là nội dung tư vấn của Công ty Luật Hưng Nguyên cho câu hỏi của quý khách hàng. Trong trường hợp có vấn đề nào thắc mắc, chưa rõ ràng, quý khách xin vui lòng liên hệ với chúng tôi. Chúng tôi sẵn sàng giải đáp.

Địa chỉ: Công ty Luật TNHH Hưng Nguyên, số 14N2, ngõ 90 Nguyễn Tuân, phường Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

Điện thoại: 024.8585 7869                .                                

Hotline: 098 775 6263

Email: Congtyluathungnguyen@gmail.com

Web: http://congtyluathungnguyen.com

 

Chứng khoán quốc tế – Đầu tư hay lừa đảo?

Lợi nhuận cao, rút tiền dễ dàng, không phí môi giới … là những lời hứa hẹn mà nhân viên các sàn môi giới tiền tệ, chứng khoán gắn mác “quốc tế” để dụ dỗ, chào mời các nhà đầu tư. Trên các phương tiện truyền thông đại chúng luôn cảnh báo về các chiêu lừa đảo từ chứng khoán quốc tế. Tuy nhiên, thực tế vẫn có rất nhiều trường hợp người dân bị dắt mũi lừa đảo hàng trăm triệu bởi những chiêu trò dụ dỗ tinh vi, ma mãnh. Rất nhiều trường hợp nhà đầu tư có lãi trên sàn nhưng không rút ra được, khi đó app yêu cầu phải nộp thêm phí để rút tiền và người chơi lại thực hiện vòng lặp không thể lấy được tiền.

Đầu tư hàng trăm triệu đồng nhưng khổng rút được tiền.

Theo Báo Tiền Phong, Ngày 10/8, anh Đào Công H. ở Tả Thanh Oai (Thanh Trì, Hà Nội) được một số zalo 03296800xx có tên “Nguyễn Thùy Chi” kết nối mời tham gia giao dịch chứng khoán trên cổng giao dịch V-Gate. Tài khoản này gửi đường link qua Telegram (ứng dụng trò chuyện trên nền tảng) với tên “thùy chi” cho anh H. tải về cài đặt vào máy điện thoại, nạp tiền để giao dịch. “Người chơi sẽ đưa ra vốn khả dụng, người hướng dẫn sẽ tính toán dự tính lợi nhuận khi mua mã tăng trần. Ví dụ, hằng ngày họ sẽ đưa ra bảng tính như: Với vốn 2 tỷ đồng và tham gia cả mã tăng trần T+1 (ngày giao dịch thứ 1 sau ngày mua, bán) và T+2 thì dự kiến lợi nhuận trung bình một cổ phiếu là 5% (chưa bao giờ dưới 5%) thì lợi nhuận một tháng đạt được sẽ không dưới 620 triệu đồng (chưa tính lãi kép)”, anh H. nói và cho biết, những quảng cáo lợi nhuận nạp nhiều càng lãi nhiều như thế, sau hơn 1 tháng, số tiền anh H. nạp vào cổng giao dịch V-Gate và khoảng 10 tài khoản ngân hàng liên kết với cổng này là hơn 472 triệu đồng. Khi tài khoản còn hơn 300 triệu đồng, anh H. muốn rút tiền nhưng không thực hiện được. Liên hệ với bộ phận chăm sóc khách hàng thì anh được yêu cầu nộp bảo lãnh 190 triệu đồng mới rút được. Anh đóng thêm số tiền được yêu cầu trên qua tài khoản ngân hàng người hướng dẫn cung cấp. Tuy nhiên, anh H vẫn không thể rút được tiền và không thể liên lạc được với nhóm người này. Theo anh H., trong quá trình tham gia cổng giao dịch chứng khoán này, ngoài anh còn có rất nhiều nhà đầu tư khác tiền đầu tư lên đến nhiều tỷ đồng. Sau gần 2 tháng tham gia, anh H. phát hiện đối tượng mời gọi có nhiều dấu hiệu lừa đảo nên đã làm đơn trình báo, tố giác đến Công an thành phố Hà Nội. Vụ việc được chuyển về Công an huyện Thanh Trì thụ lý giải quyết. Không chỉ anh H, gần đây, đường dây nóng của báo Tiền Phong liên tục nhận được nhiều cuộc gọi kêu cứu vì chứng khoán quốc tế bị sập bẫy vì không thể rút được tiền ra. Có bạn đọc đưa phóng viên vào nhóm zalo “kêu cứu”, gồm hơn 50 người mất hơn 1 tỷ đồng vì chứng khoán quốc tế. Họ tố cáo khắp nơi nhưng chưa có kết quả.

Ngày 5/10, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước ra khuyến cáo nhà đầu tư về hoạt động cung cấp dịch vụ chứng khoán trên không gian mạng khi chưa được đơn vị này cấp phép. Một số doanh nghiệp đã thiết lập các website, app giao dịch (như Passion Invest, Finhay, Tikop, Infina, Savenow, BUFF,…) sử dụng công cụ truyền thông, báo chí quảng bá cho các sản phẩm, dịch vụ của mình để huy động vốn của các nhà đầu tư dưới hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh, có dấu hiệu hoạt động quản lý quỹ và quản lý danh mục đầu tư chứng khoán. Hoạt động này không được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp phép, quản lý, giám sát theo quy định của pháp luật về chứng khoán. Do đó, nhà đầu tư có thể gặp rủi ro khi tranh chấp xảy ra mà không được pháp luật bảo vệ quyền và lợi ích của mình.

Thời gian gần đây, những mô hình lừa đảo loại này có phần gia tăng. Tinh vi hơn, các đối tượng đã thành lập app mẹ, phía trong là các app con, hay app đổi tên, còn nội dung bên trong là một, như Stock X thành APPE; Trading FT thành V-GATE… mạo danh mô hình các sàn chứng khoán tại Việt Nam. Hằng ngày, nhiều người tự xưng là người của sàn giao dịch chứng khoán quốc tế gọi điện quấy nhiễu người dân. Anh Hoàng Hạnh (Thái Bình) cho biết, anh liên tục nhận được các cuộc gọi từ người lạ giới thiệu ở công ty đầu tư chứng khoán quốc tế muốn tư vấn… Tuy nhiên, anh đã đọc cảnh báo nên tắt máy luôn. Nhiều người khác cũng nhận được những cuộc gọi với nội dung tương tự.

Về vấn đề này, Luật sư Nguyễn Văn Nguyên –  Giám đốc Công ty Luật Hưng Nguyên nhận định: “Đây là những sàn chứng khoán không được phép giao dịch tại Việt Nam. Những hành vi nêu trên có yếu tố lừa đảo. “Những đối tượng mời gọi “đánh” vào sự nhẹ dạ, cả tin, thiếu hiểu biết của người tham gia. Lúc đầu, người tham gia sẽ được trả những khoản lợi nhuận nhất định nhưng sau đó sẽ lún dần vào hệ thống và mất hết. Trong khi đó, để xử lý những đối tượng có hành vi lừa đảo rất khó, vì đa phần họ sử dụng công nghệ, nick ảo, nhờ người khác đứng tên tài khoản; hệ thống vận hành, điều hành rất phức tạp, khó truy vết. Văn phòng luật cũng từng tiếp nhận thông tin từ những nạn nhân tham gia sàn chứng khoán như vậy bị lừa hàng chục tỷ đồng nhưng hiện vẫn chưa xử lý được”. Theo luật sư Nguyên, những giao dịch này thường là dân sự. Dù biết được người nhận tiền qua số tài khoản nhưng họ chỉ là trung gian hoặc người tham gia chơi. Họ chỉ là đầu mối của một đầu mối khác cũng bị mất tiền, cũng là bị hại.

Tư vấn pháp luật hình sự trong vụ án tín dụng, ngân hàng

Chuyên gia Tư vấn pháp luật hình sư trong vụ án tín dụng, ngân hàng

Trong những năm qua nhiều vụ án trong lĩnh vực tài chính tín dụng, Ngân hàng đã được điều tra, truy tố, xét xử. Quy mô, tính chất và độ phức tạp, hậu quả của những hành vi phạm tội dường như vụ án sau hơn vụ án trước. Ví như: Vụ án lừa đảo của siêu lừa Huỳnh Thị Huyền Như  (nguyên quyền Trưởng phòng giao dịch Điện Biên Phủ, Vietinbank chi nhánh TP HCM) gây thất thoát khoảng 4.000 tỷ đồng đã được TANDTC đưa ra xét xử năm 2014. Hiện nay giai đoạn hai của vụ án đang được tiếp tục điều tra để truy tố và xét xử.

Vụ án Phạm Công Danh xảy ra tại Ngân hàng TMCP Xây dựng Việt Nam với quy mô hơn 9.000 tỷ đồng. Cùng với hàng chục bị cáo được khởi tố và xét xử. Vụ án Hà văn Thắm vi phạm quy định về cho vay và cố ý làm trái gây hậu quả nghiêm trọng tại Ngân hàng TMCP Đại Dương – OCEAMBANK. Mới đây Cơ quan CSĐT – C46 Bộ công an đang tiếp tục khởi tố, điều tra giai đoạn II của vụ án Ngân hàng xây dựng phần liên quan đến thành viên Hội đồng quản trị, ban điều hành, Hội đồng tín dụng do Hoàng Văn Toàn, Trần Sơn Nam, Ngô Kim Huệ với sự cầm đầu của Hứa Thị Phấn. Các vụ án đã có hàng chục luật sư tham gia tố tụng. Vụ Huỳnh Thị Huyền Như có 47 Luật sư bào chữa cho 23 bị cáo, vụ án Phạm Công Danh có 50 luật sư tham gia bào chữa cho 47 bị cáo ngoài ra có hàng chục luật sư tư vấn cho các người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan cùng tham gia tố tụng.

Công ty Luật Hưng Nguyên

Cung cấp dịch vụ tư vấn pháp luật và cử luật sư bào chữa trong các vụ án hình sự kinh tế, tài chính ngân hàng tín dụng.

Tổng đài tư vấn: 0987756263

 

Tai nạn thảm khốc, 7 người chết: Trách nhiệm của đơn vị sửa đường?

Trong vụ tai nạn thảm khốc khiến 7 người chết trên đèo Prenn, với hành vi không đặt biển cảnh báo khi tiến hành sửa chữa đường đèo, chủ đầu tư và đơn vị thi công có thể bị xử phạt.

Liên quan vụ tai nạn xe khách thảm khốc trên đèo Prenn khiến 7 người tử vong xảy ra vào trưa ngày 19/6, tại buổi họp sau tai nạn giữa UBND tỉnh Lâm Đồng và Bộ Giao thông Vận tải, ông Khuất Việt Hùng – Phó chủ tịch Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia – cho rằng, công tác thi công giữa đèo Prenn hết sức lỏng lẻo, đặc biệt là vấn đề không đặt biển báo từ xa.

“Khu vực đèo Prenn quanh co, nguy hiểm vậy mà tôi không thấy biển cảnh báo gì cả. Đối với tuyến đường này, đơn vị sửa chữa phải đặt biển từ xa để tài xế điều khiển phương tiện được biết” – Phó Chủ tịch Uỷ ban An toàn Giao thông Quốc phát biểu.

Được biết, vụ tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng và thương tâm trên đèo Prenn để lại nhiều đau thương cho thân nhân những người bị nạn. Cùng với đó, dư luận cũng đang đặt ra những trách nhiệm của đơn vị thi công và chủ đầu tư khi tiến hành sửa đường đèo mà không hề đặt bất kỳ biển cảnh báo này cho người tham gia giao thông.

Trao đổi với phóng viên về vấn đề trên, Luật sư Nguyễn Văn Nguyên, Giám đốc Công ty Luật Hưng Nguyên (Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội) cho biết, theo thông tin được đăng tải trên báo chí thì nguyên nhân vụ tai nạn có một phần trách nhiệm thuộc về  đơn vị đang thi công, sửa chữa đường vì không đặt biển cảnh báo từ xa nên dễ dẫn đến các tình huống tai nạn.

Cụ thể, với hành vi này, chủ đầu tư và đơn vị thi công có thể bị xử phạt vi phạm hành chính theo Nghị định 121/2013/NĐ-CP ngày 10/10/2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng, kinh doanh bất động sản, khai thác, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; quản lý phát triển nhà và công sở, cụ thể:

Chủ đầu tư có thể bị xử phạt theo quy định tại điểm a, khoản 1, Điều 15.Vi phạm quy định về giám sát thi công xây dựng công trình:

“1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Không treo biển báo tại công trường thi công hoặc biển báo không đầy đủ nội dung theo quy định;”

– Đơn vị thi công có thể bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại điểm d, khoản 1, Điều 28 Nghị định 121/2013/NĐ-CP ngày 10/10/2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng, kinh doanh bất động sản, khai thác, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; quản lý phát triển nhà và công sở quy định (Vi phạm quy định về an toàn trong thi công xây dựng công trình), nếu đơn vị thi công trong quá trình thi công không có biển báo an toàn thì có thể bị xử phạt từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng.

Trường hợp nếu xác định lỗi trực tiếp của cá nhân thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 229 Bộ luật hình sự về  Tội vi phạm quy định về xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng.

“1. Người nào vi phạm quy định về xây dựng trong các lĩnh vực khảo sát, thiết kế, thi công, sử dụng nguyên liệu, vật liệu, máy móc, nghiệm thu công trình hay các lĩnh vực khác nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 220 của Bộ luật này gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác, thì bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm:

a) Là người có chức vụ, quyền hạn;

b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

3. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ tám năm đến hai mươi năm.
4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm”.

Theo Đậu Vũ (nguoi dua tin)

Để trở thành Luật sư giỏi

Hiện nay, việc cá nhân, tổ chức có quyền lợi bị xâm phạm thuê Luật sư để bảo vệ không còn là một chuyện xa lạ với xã hội nữa. Đây cũng là một tín hiệu đáng mừng trong tiến trình xây dựng một Nhà nước pháp quyền.

(luật sư giỏi, luật sư uy tín) Để trở thành một Luật sư giỏi, ngoài những kiến thức pháp lý (luật nội dung- luật hình thức), người Luật sư còn cần phải có những kỹ năng nghề nghiệp vững chắc.

I. Những yếu tố giúp bạn trở thành một luật sư giỏi: 

1. Đạo đức nghề nghiệp:

Là một luật sư nói riêng và người làm trong lĩnh vực pháp luật nói chung thìnhất thiết bạn phải có đạo đức – chính trị tốt, luôn trung thành với sự thật. Người ta vẫn ví những người làm trong lĩnh vực tư pháp là những người có thể đổi trắng thay đen, biến một người có tội nặng thành tội nhẹ, tội nhẹ thành vô tội và ngược lại. Cũng có câu ví luật sư như những con rắn có cái lưỡi không xương uốn éo sẵn sàng giối trá. Câu nói này xuất phát từ hiện tượng có không ít người đã vì lợi ích cá nhân mà dám bóp méo sự thật. Những người như vậy không sớm thì muộn cũng sẽ bị pháp luật trừng trị. Nghề nào cũng cần phải có đạo đức nghề nghiệp, tuy nhiên nghề luật là nghề cần thiết hơn cả. Sự trung thực với sự thật, trung thành với luật pháp của những người luật sư sẽ góp phần làm cho xã hội trong sạch hơn.

2. Kỹ năng giao tiếp, thuyết phục, giải quyết vấn đề:

Người ta vẫn thường hay gọi luật sư là các thầy cãi cũng bởi nghề luật là nghề nói, nghề cãi. Vì vậy kỹ năng giao tiếp cũng như kỹ năng thuyết phục, diễn giải vấn đề 1 cách khúc chiết luôn là những kỹ năng quan trọng nhất. Hãy thử tưởng tượng xem, trong 1 phiên tòa mà vị luật sư cứ nói ấp a ấp úng, diễn đạt lủng củng, không rành mạch… thì liệu thân chủ của anh ta có bao nhiêu phần trăm thắng cuộc? Để có được những kỹ năng này, bạn cần phải chịu khó rèn luyện ngay từ bây giờ. Hãy tập nói 1 mình trước gương hay cùng 1 vài người bạn tập hợp lại để tranh luận về một vấn đề cùng quan tâm. Bạn cũng có thể tham gia các khoa học về kỹ năng giao tiếp, thuyết trình. Một điều nữa là trước khi diễn thuyết, bạn nên tìm hiểu thật kỹ vấn đề mình sẽ nói, lên dàn bài cho nội dung mình sẽ nói…

3. Tư duy phân tích, tổng hợp, phán đoán, và tư duy logic:

Bạn cần phân tích các hành vi xảy ra trong vụ kiện, sau đó xâu chuỗi tất cả những hành vi này thành một hệ thống, thấy đâu là nguyên nhân, là điều cốt lõi của vụ kiện hay là một cánh cửa mở để đi theo nó mà thu thập thông tintiếp. Tất cả những sự tư duy này luôn phải đảm bảo nguyên tắc logic chứ không thể đem cách suy nghĩ cảm tính vào được. Sự hiểu biết về tâm lý con người nói chung và tâm lý tội phạm nói riêng cũng sẽ giúp cho những luật sư dễ dàng tìm ra nguyên nhân của những hành vi phạm tội.

4.Ngoại ngữ:

Bên cạnh những điều kiện, kỹ năng trên, bạn cũng cần phải có trình độ ngoại ngữ tốt để có thể làm việc tốt trong thời đại hội nhập ngày nay. Là một luật sự giỏi, bạn hoàn toàn có thể tham gia vào các vụ kiện tụng mang tính chất quốc tế hay các vụ kiện tụng có sự tham gia của người nước ngoài ở ViệtNam. Những vụ như vậy sẽ đem lại cho bạn rất nhiều kinh nghiệm cũng như một khoản thù lao không nhỏ đó. Đừng để rào cản ngôn ngữ mà hạn chế khả năng, cơ hội của mình.

II. Kỹ năng và giá trị cần có của luật sư tại Mỹ:

Báo cáo MacCrate về tình hình giáo dục và công tác đào tạo của Ban Giáo dục Pháp luật và Công nhận Luật sư của Hội Luật gia Hoa Kỳ vào năm 1992 đã đưa ra những kỹ năng và giá trị có ý nghĩa vô cùng quan trọng để có thể hành nghề luật sư một cách thành thạo. Báo cáo này được công nhận trong toàn nước Mỹ như văn bản quan trọng trong vấn đề phát triển đội ngũ luật sư.

  • Các kỹ năng:

 Giải quyết vấn đề;

 Phân tích và suy luận pháp lý;

 Nghiên cứu pháp luật;

 Điều tra thực tế; giao tiếp;

 Tư vấn;

 Thương lượng;

 Kiến thức về tranh tụng và các thủ tục giải quyết tranh chấp;

 Tổ chức và quản lý công việc pháp lý;

 Nhận biết và giải quyết các tình huống khó xử về đạo đức.

  • Các giá trị:

 Đại diện theo đúng thẩm quyền;

 Đấu tranh thúc đẩy công lý, công bằng và đạo đức;

– Tự phát triển về chuyên môn.

Theo dân trí.

Hát karaoke 6 người bị chết, trách nhiệm pháp lý thuộc về ai

(ĐSPL) – “Trách nhiệm của chủ quán và những người khác liên quan là không thể tránh khỏi trong lỗi vô ý và thiếu trách nhiệm để hậu quả xẩy ra. Việc cho khách hát karaoke lưu trú qua đêm ngay tại phòng hát, có cả nam và nữ là trái phép”, luật sư Nguyễn Văn Nguyên nhận định.

Liên quan 6 người chết trong quán Karaoke Queen Club có địa chỉ tại xã Quảng Chính, huyện Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh đã gây tử vong cho 6 người và 6 người khác bị ngạt khí phải đi cấp cứu thì nguyên nhân tử vong bước đầu đã được xác định là do các nạn nhân đã bị ngạt khí CO2 của máy phát điện, ngoài ra các nạn nhân đã sử dụng chất kích thích.

Trao đổi về vấn đề này, luật sư Nguyễn Văn Nguyên, giám đốc công ty luật Hưng Nguyên, Đoàn luật sư TP. HN cho biết: “Việc cho khách hát karaoke lưu trú qua đêm ngay tại phòng hát, có cả nam và nữ là trái phép. Khách thuê phòng hát từ tối 7/9/2014 mà đến khoảng 16h chiều 8/9/2014 bên quán karaoke mới vào kiểm tra phòng và phát hiện sự việc đáng thương như trên”.

Luật sư Nguyễn Văn Nguyên.

Theo nguyên nhân xác định ban đầu thì do mất điện nên chủ quán đã sử dụng máy phát điện để phục vụ khách hàng hát tiếp nhưng lại để máy phát trong trong nhà dẫn đến gậu quả 6 nạn nhân tử vong vì bị suy hô hấp do ngạt khí máy phát điện, ngoài ra các nạn nhân đã sử dụng chất kích thích . Nhận định về sự việc này, luật sư Nguyễn Văn Nguyên cho biết thêm: “Từ sự vô ý và thiếu trách nhiệm của chủ quán hát Karaoke. Trách nhiệm của chủ quán và những người khác liên quan là không thể tránh khỏi trong lỗi vô ý và thiếu trách nhiệm để hậu quả xảy ra”.

Từ đó, luật sư Nguyên cho rằng: “Theo tôi, Cơ quan chức năng cần làm rõ quán karaoke này hoạt động có phép hay không, có đảm bảo điều kiện về giấy phép hoạt động hay không, CQĐT cần khởi tố vụ án để điều tra làm rõ các sai phạm của chủ quán karaoke và những người có trách nhiệm liên quan. Trước tiên có thể khởi tố vụ án, khởi tố chủ quán karaoke về “tội vô ý làm chết người” theo quy định tại điều 98 BLHS. Nếu bị khởi tố điều tra,truy tố, mức án mà bị can phải đối mặt lên đến 10 năm tù.”

Theo đó, Điều 98. Tội vô ý làm chết người quy định:

1. Người nào vô ý làm chết người thì bị phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.

2. Phạm tội làm chết nhiều người thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm”.

Trước đó, theo Báo Quảng Ninh, Vào hồi 16h ngày 8/ 9 tại 2 phòng hát thuộc quán Karaoke Queen club thuộc xã Quảng Chính (Hải Hà) đã phát hiện ra vụ ngạt khí khiến 6 người tử vong.

Theo thông tin ban đầu từ các cơ quan chức năng huyện Hải Hà cho biết, 12 người này đã đến quán hát từ tối 7- 9 trong khi hát xảy ra mất điện, chủ nhà hàng đã sử dụng máy phát điện để phục vụ. Đến khoảng 16 giờ chiều 8/9, nhà hàng kiểm tra và phát hiện ra 6 người tử vong, những người còn lại trong tình trạng nguy kịch và được đưa đi cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa huyện Hải Hà, trong đó 5 nam, 1 nữ.

Các nạn nhân đã được nhanh chóng đưa đi cấp cứu.

Nhận được thông tin vụ việc, đồng chí Nguyễn Văn Đọc, Chủ tịch UBND tỉnh đã cử đồng chí Đặng Huy Hậu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, lãnh đạo Công An tỉnh, Sở Lao động Thương binh xã hội và Sở Y tế ra Hải Hà chỉ đạo và cứu chữa các nạn nhân.

Đồng chí Vũ Xuân Diện, Giám đốc Sở y tế cho biết: Đến 17 giờ 30 phút ngày 8/ 9, 3 đoàn công tác của Bệnh viện Móng Cái, Bệnh viện Bãi Cháy, Bệnh viện tỉnh đã đến Bệnh viện đa khoa huyện Hải Hà để phối hợp cứu chữa các nạn nhân. Trong đó có 1 chuyên gia chống độc của Bệnh viện Bạch Mai đã có mặt tại Bệnh viện đa khoa huyện Hải Hà, cùng các trang thiết bị phục vụ việc cứu chữa các nạn nhân.

Nguyên nhân ban đầu khiến các nạn nhân tử vong được xác định là do ngạt khí máy nổ, hiện các cơ quan chức năng đang tiếp tục điều tra làm rõ vụ việc.

KIỀU HOA