Quy trình giải quyết hồ sơ cấp thẻ BHYT bắt buộc

Quy trình giải quyết hồ sơ cấp thẻ BHYT bắt buộc (Phiếu giao nhận hồ sơ 102, 02 bản):
2.1. Quy trình tóm tắt :
– Mục đích: để giải quyết hồ sơ cấp thẻ BHYT bắt buộc.
– Thời hạn trả kết quả: 10 ngày làm việc.
– Diễn giải quy trình:
+ Bước 1: Phòng (Bộ phận) TNHS. Thời hạn 0,5 ngày.
+ Bước 2: Phòng (Bộ phận) Thu. Thời hạn 4,5 ngày.
+ Bước 3: Phòng (Bộ phận) Cấp sổ, thẻ. Thời hạn 04 ngày.
+ Bước 4: Phòng (Bộ phận) TNHS. Thời hạn 01 ngày.

2.2. Quy trình chi tiết:
2.2.1 Cấp thẻ BHYT cho đối tượng thuộc ngành Lao động Thương binh và Xã hội quản lý; Thân nhân cán bộ, chiến sĩ Công an.
Bước 1: Phòng (Bộ phận) TNHS. Thời hạn 0,5 ngày làm việc.
– Tiếp nhận, kiểm đếm hồ sơ theo Phiếu giao nhận hồ sơ.
– Kiểm tra số người giảm trên danh sách, xác định số lượng thẻ BHYT thu hồi.
– Vào phần mềm SMS cấp mã đơn vị tham gia BHYT với đơn vị mới và ghi vào Danh sách tham gia (nếu có).
– Vào Hệ thống quản trị thông tin (gọi tắt là IMS) cấp tài khoản sử dụng (user) cho đơn vị mới để trao đổi thông tin trên trang web IMS (nếu có).
– Nếu có dữ liệu (USB) thì cập nhật vào phần mềm TNHS và đánh dấu vào Phiếu giao nhận hồ sơ.
– Cập nhật tình trạng hồ sơ vào phần mềm TNHS, chuyển Phiếu giao nhận hồ sơ 102 và hồ sơ cho Phòng (Bộ phận) Thu.
Bước 2: Phòng (Bộ phận) Thu. Thời hạn 4,5 ngày làm việc.
– Tiếp nhận Phiếu giao nhận hồ sơ 102 và hồ sơ, dữ liệu trên phần mềm SMS từ Phòng (Bộ phận) TNHS, xác nhận việc giao nhận hồ sơ trên phần mềm TNHS.
– Kiểm tra toàn diện và chi tiết hồ sơ để bảo đảm tính đúng đắn, đầy đủ hợp lệ của hồ sơ.
– Kiểm tra các thẻ BHYT thu hồi với danh sách D03-TS giảm.
– Duyệt cấp thẻ BHYT.
– Trình ký ký hợp đồng đóng BHYT (mẫu C04-TS) hoặc Biên bản thanh lý hợp đồng đóng BHYT (mẫu C04a-TS) – nếu có.
– Nhập dữ liệu thu (hoặc xử lý file, kiểm tra và import số liệu) vào phần mềm SMS, xác định số lượng thẻ được cấp và số phải thu.
– Đối chiếu số phải thu và số đã thu từ dữ liệu của Phòng (Bộ phận) Kế hoạch – Tài chính (kể cả trường hợp có chứng từ nộp tiền).
– Trình ký, đóng dấu các biểu.
– Lưu 01 bản Hợp đồng đóng BHYT – nếu có (mẫu C04-TS), 01 Biên bản thanh lý hợp đồng – nếu có (mẫu C04a-TS), 01 Danh sách Tăng, Giảm người chỉ tham gia BHYT (mẫu D03-TS, D03-TS(T), D03-TS(G)).
– Cập nhật tình trạng hồ sơ vào phần mềm TNHS, chuyển Phiếu giao nhận hồ sơ 102 và hồ sơ cho Phòng (Bộ phận) Cấp sổ, thẻ.
Lưu ý:
– Chậm nhất trước ngày 20 của tháng cuối quý, cán bộ Thu in và gửi thông báo đóng tiền BHYT cho đơn vị.
– Trường hợp thanh lý hợp đồng thì cán bộ Thu đối chiếu tình hình nộp tiền của đơn vị với Phòng (Bộ phận) Kế hoạch – Tài chính trước khi trình lãnh đạo ký Biên bản thanh lý.

Bước 3: Phòng (Bộ phận) Cấp sổ, thẻ. Thời hạn 04 ngày làm việc.
– Tiếp nhận Phiếu giao nhận hồ sơ 102 và toàn bộ hồ sơ, dữ liệu trên SMS từ Phòng (Bộ phận) Thu, xác nhận việc giao nhận hồ sơ trên phần mềm TNHS.
– Kiểm tra, đối chiếu dữ liệu trên SMS với danh sách D03-TS. Trường hợp dữ liệu đối tượng trên SMS chưa đúng so với danh sách D03-TS hoặc dữ liệu nhập không đầy đủ để in thẻ thì cán bộ Cấp sổ, thẻ lập Phiếu điều chỉnh (mẫu C02-TS) chuyển cho cán bộ Thu. Sau 0,5 ngày kể từ thời điểm nhận phiếu điều chỉnh, cán bộ Thu chuyển trả kết quả giải quyết để cán bộ Cấp sổ, thẻ cập nhật dữ liệu cấp thẻ BHYT.
– Xử lý hồ sơ:
+ Kiểm tra, đối chiếu số lượng thẻ BHYT thu hồi, thực hiện thao tác tập hợp thu hồi thẻ trên phần mềm SMS.
+ In thẻ BHYT và 02 Biên bản giao nhận thẻ BHYT.
+ In 02 Phiếu sử dụng phôi thẻ BHYT (mẫu C07-TS), cán bộ chuyên quản Cấp sổ, thẻ lưu 01 bản cùng với hồ sơ, 01 bản chuyển cho cán bộ Tổng hợp quản lý phôi sổ BHXH, phôi thẻ BHYT để quyết toán với Phòng Cấp sổ, thẻ BHXH Thành phố.
– Lưu 01 bản Hợp đồng đóng BHYT – nếu có (mẫu C04-TS), 01 Biên bản thanh lý hợp đồng – nếu có (mẫu C04a-TS), 01 Danh sách Tăng, Giảm người chỉ tham gia BHYT (mẫu D03-TS, D03-TS(T), D03-TS(G)), thẻ BHYT thu hồi.
– Cập nhật tình trạng hồ sơ vào phần mềm TNHS chuyển Phiếu giao nhận hồ sơ 102 và hồ sơ cho Phòng (Bộ phận) TNHS.
Bước 4: Phòng (Bộ phận) TNHS. Thời hạn 01 ngày làm việc.
– Tiếp nhận Phiếu giao nhận hồ sơ 102 từ Phòng (Bộ phận) Cấp sổ, thẻ chuyển trả cho khách hàng gồm:
+ 02 Hợp đồng đóng BHYT – nếu có (mẫu C04-TS).
+ 02 Biên bản thanh lý hợp đồng – nếu có (mẫu C04a-TS).
+ 01 Danh sách Tăng, Giảm người chỉ tham gia BHYT (mẫu D03-TS, D03-TS(T), D03-TS(G)).
+ 02 Biên bản giao nhận thẻ BHYT
+ Thẻ BHYT.
– Bộ phận TNHS yêu cầu đơn vị ký vào 02 Biên bản giao nhận thẻ: 01 bản giao đơn vị, 01 bản, chuyển 01 bản còn lại Phòng (Bộ phận) Cấp sổ, thẻ.
– Cập nhật phần mềm TNHS.
2.2.2. Cấp thẻ BHYT trẻ em dưới 6 tuổi:
Bước 1: Phòng (Bộ phận) TNHS. Thời hạn 0,5 ngày làm việc.
– Tiếp nhận, kiểm đếm hồ sơ theo phiếu giao nhận hồ sơ 102.
– Kiểm tra số Trẻ giảm trên danh sách tham gia BHYT (mẫu D03-TS(TE)), xác định số lượng thẻ BHYT thu hồi.
– Vào phần mềm SMS cấp mã đơn vị tham gia BHYT và ghi vào Danh sách tham gia đối với UBND phường, xã mới tham gia (nếu có).
– Vào Hệ thống quản trị thông tin (gọi tắt là IMS) cấp tài khoản sử dụng (user) cho đơn vị mới tham gia để trao đổi thông tin trên trang web IMS (nếu có).
– Nếu có dữ liệu (USB) thì cập nhật vào phần mềm TNHS và đánh dấu vào Phiếu giao nhận hồ sơ.
– Cập nhật tình trạng hồ sơ vào phần mềm TNHS, chuyển Phiếu giao nhận hồ sơ 102 và hồ sơ cho Phòng (Bộ phận) Thu.
Bước 2: Phòng (Bộ phận) Thu. Thời hạn 4,5 ngày làm việc.
– Tiếp nhận Phiếu giao nhận hồ sơ 102 và hồ sơ, dữ liệu trên phần mềm SMS từ Phòng (Bộ phận) TNHS, xác nhận việc giao nhận hồ sơ trên phần mềm TNHS.
– Kiểm tra các thẻ BHYT thu hồi với danh sách D03-TS(TE).
– Duyệt cấp thẻ BHYT.
– Trình ký ký hợp đồng đóng BHYT (mẫu C04-TS) – nếu có.
– Nhập dữ liệu thu (hoặc xử lý file, kiểm tra và import số liệu) vào phần mềm SMS, xác định số lượng thẻ được cấp và số phải thu.
– Trình ký, đóng dấu các biểu.
– Lưu 01 bản Hợp đồng đóng BHYT – nếu có (mẫu C04-TS), 01 biểu D03-TS(TE).
– Cập nhật tình trạng hồ sơ vào phần mềm TNHS, chuyển Phiếu giao nhận hồ sơ 102 và hồ sơ cho Phòng (Bộ phận).
Lưu ý: Thời hạn sử dụng ghi trên thẻ BHYT đối với đối tượng trẻ em dưới 6 tuổi được ghi từ ngày đầu của tháng nộp hồ sơ cấp thẻ đến ngày trẻ đủ 72 tháng tuổi.
Bước 3: Phòng (Bộ phận) Cấp sổ, thẻ. Thời hạn 04 ngày làm việc.
– Tiếp nhận Phiếu giao nhận hồ sơ 102 và toàn bộ hồ sơ, dữ liệu trên SMS từ Phòng (Bộ phận) Thu, xác nhận việc giao nhận hồ sơ trên phần mềm TNHS.
– Kiểm tra, đối chiếu dữ liệu trên SMS với danh sách D03-TS(TE). Trường hợp dữ liệu đối tượng trên SMS chưa đúng so với danh sách D03-TS(TE) hoặc dữ liệu nhập không đầy đủ để in thẻ thì cán bộ Cấp sổ, thẻ lập Phiếu điều chỉnh (mẫu C02-TS) chuyển cho cán bộ Thu. Sau 0,5 ngày kể từ thời điểm nhận Phiếu điều chỉnh, cán bộ Thu chuyển trả kết quả giải quyết để cán bộ Cấp sổ, thẻ cập nhật dữ liệu cấp thẻ BHYT.
– Xử lý hồ sơ:
+ Kiểm tra, đối chiếu số lượng thẻ BHYT thu hồi, thực hiện thao tác tập hợp thu hồi thẻ trên phần mềm SMS.
+ In thẻ BHYT và 02 Biên bản giao nhận thẻ BHYT.
+ In 02 Phiếu sử dụng phôi thẻ BHYT (mẫu C07-TS), cán bộ chuyên quản Cấp sổ, thẻ lưu 01 bản cùng với hồ sơ, 01 bản chuyển cho cán bộ Tổng hợp quản lý phôi sổ BHXH, phôi thẻ BHYT để quyết toán với Phòng Cấp sổ, thẻ BHXH Thành phố.
– Lưu 01 biểu D03-TS(TE), 01 Hợp đồng đóng BHYT – nếu có (mẫu C04-TS), thẻ BHYT thu hồi.
– Cập nhật tình trạng hồ sơ vào phần mềm TNHS và chuyển Phiếu gia nhận hồ sơ 102 và hồ sơ cho Phòng (Bộ phận) TNHS.

Bước 4: Phòng (Bộ phận) TNHS. Thời hạn 01 ngày làm việc.
– Tiếp nhận Phiếu giao nhận hồ sơ 102 và toàn bộ hồ sơ từ Phòng (Bộ phận) cán bộ Cấp sổ, thẻ chuyển trả khách hàng gồm:
+ 02 Hợp đồng đóng BHYT – nếu có (mẫu C04-TS).
+ 01 biểu D03-TS(TE).
+ 02 Biên bản giao nhận thẻ BHYT.
+ Thẻ BHYT.
– Yêu cầu đơn vị ký vào 02 Biên bản giao nhận thẻ BHYT: trả đơn vị 01 bản, chuyển 01 bản còn lại cho Phòng (Bộ phận) Cấp sổ, thẻ.
– Cập nhật tình trạng hồ sơ vào phần mềm TNHS.
2.2.3. Cấp thẻ BHYT cho người đã hiến bộ phận cơ thể người cho y học, thực hiện tại cơ quan BHXH Thành phố:
Bước 1: Phòng (Bộ phận) TNHS. Thời hạn 0,5 ngày làm việc.
– Tiếp nhận, kiểm đếm hồ sơ theo phiếu giao nhận hồ sơ 102.
– Hỏi người được cấp thẻ BHYT, đăng ký nơi khám chữa bệnh ban đầu.
– Lập Danh sách Tăng, Giảm người chỉ tham gia BHYT (mẫu D03-TS, 03 bản), ghi đầy đủ các thông tin và nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu.
– Cập nhật tình trạng hồ sơ vào phần mềm TNHS và chuyển Phiếu giao nhận hồ sơ 102 và hồ sơ cho Phòng (Bộ phận) Thu.
Bước 2: Phòng (Bộ phận) Thu. Thời hạn 4,5 ngày làm việc.
– Tiếp nhận Phiếu giao nhận hồ sơ 102 và hồ sơ, dữ liệu trên phần mềm SMS từ Phòng (Bộ phận) TNHS, xác nhận việc giao nhận hồ sơ trên phần mềm TNHS.
– Kiểm tra, đối chiếu và nhập dữ liệu thu vào phần mềm SMS.
– Lập Phiếu đề nghị in thẻ BHYT.
– Trình lãnh đạo ký duyệt hồ sơ.
– Vào tháng đầu mổi quý phòng Thu lập Phụ lục 01 (ban hành kèm theo thông tư 09/2009/TTLT-BYT-BTC) chuyển Sở Tài chính đề nghị chuyển kinh phí vào quỹ BHYT cho cơ quan Bảo hiểm xã hội.
– Cập nhật tình trạng hồ sơ vào phần mềm TNHS, chuyển Phiếu giao nhận hồ sơ 102 và hồ sơ cho Phòng (Bộ phận) Cấp sổ, thẻ gồm:
+ 02 bản D03-TS.
+ Phiếu đề nghị in thẻ BHYT.
Bước 3: Phòng (Bộ phận) Cấp sổ, thẻ. Thời hạn 04 ngày làm việc.
– Tiếp nhận Phiếu giao nhận hồ sơ 102 và toàn bộ hồ sơ, dữ liệu trên SMS từ Phòng (Bộ phận) Thu, xác nhận việc giao nhận hồ sơ trên phần mềm TNHS.
– Kiểm tra, đối chiếu dữ liệu trên SMS với danh sách D03-TS. Trường hợp dữ liệu đối tượng trên SMS chưa đúng so với Danh sách D03-TS hoặc dữ liệu nhập không đầy đủ để in thẻ thì cán bộ Cấp sổ, thẻ lập Phiếu điều chỉnh (mẫu C02-TS) chuyển cho cán bộ Thu. Sau 0,5 ngày kể từ thời điểm nhận Phiếu điều chỉnh, cán bộ Thu chuyển trả kết quả giải quyết để cán bộ Cấp sổ, thẻ cập nhật dữ liệu cấp thẻ BHYT.
– Xử lý hồ sơ:
+ In thẻ BHYT và 02 Biên bản giao nhận thẻ BHYT.
+ In 02 Phiếu sử dụng phôi thẻ BHYT (mẫu C07-TS), cán bộ chuyên quản Cấp sổ, thẻ lưu 01 bản cùng với hồ sơ, 01 bản chuyển cho cán bộ Tổng hợp quản lý phôi sổ BHXH, phôi thẻ BHYT để quyết toán với Phòng Cấp sổ, thẻ BHXH Thành phố.
– Lưu 01 Phiếu đề nghị in thẻ, 01 biểu D03-TS.
– Cập nhật tình trạng hồ sơ vào phần mềm TNHS và chuyển Phiếu giao nhận hồ sơ 102 và hồ sơ cho Phòng (Bộ phận) TNHS.
Bước 4: Cán bộ TNHS. Thời hạn 01 ngày làm việc.
– Tiếp nhận Phiếu giao nhận hồ sơ và toàn bộ hồ sơ từ Phòng (Bộ phận) Cấp sổ, thẻ chuyển trả khách hàng gồm:
+ 01 biểu D03-TS.
+ 02 Biên bản giao nhận thẻ BHYT.
+ Thẻ BHYT.
– Yêu cầu người được cấp thẻ BHYT ký vào 02 Biên bản giao nhận thẻ BHYT: trả 01 bản cho người được cấp thẻ BHYT, chuyển 01 bản còn lại cho Phòng (Bộ phận) Cấp sổ, thẻ.
– Cập nhật tình trạng hồ sơ vào phần mềm TNHS.

Công ty luật Hưng Nguyên

Quy trình giải quyết hồ sơ đăng ký BHXH, BHYT

Quy trình giải quyết hồ sơ đăng ký BHXH, BHYT (Phiếu giao nhận hồ sơ 101, 02 bản).
1.1. Quy trình tóm tắt:
– Mục đích: để giải quyết việc đăng ký tham gia BHXH, BHYT cho đơn vị mới (kể cả trường hợp đơn vị chuyển từ nơi khác đến).
– Điều kiện: đơn vị nộp hồ sơ sau khi đã được cơ quan BHXH hướng dẫn thủ tục, lập biểu mẫu.
– Thời hạn trả kết quả: 10 ngày làm việc.
– Diễn giải quy trình:
+ Bước 1: Phòng (Bộ phận) TNHS. Thời hạn 0,5 ngày.
+ Bước 2: Phòng (Bộ phận) Thu. Thời hạn 4,5 ngày.
+ Bước 3: Phòng (Bộ phận) Cấp sổ Thẻ. Thời hạn 04 ngày.
+ Bước 4: Phòng (Bộ phận) TNHS. Thời hạn trả kết quả 01 ngày.
1.2. Quy trình chi tiết:
1.2.1. Bước chuẩn bị:
– Phòng (Bộ phận) Thu hướng dẫn tập huấn nghiệp vụ, lập biểu mẫu hồ sơ đăng ký theo lịch đăng ký vào thứ 5 hàng tuần ở Thành phố (và ngày quy định ở BHXH quận, huyện).
– Trường hợp cá biệt thì Phòng Thu, Giám đốc BHXH quận, huyện bố trí cán bộ hướng dẫn tại Phòng Tiếp Công dân.
1.2.2. Bước tiếp nhận hồ sơ tại Phòng (Bộ phận) TNHS:
Bước 1: Phòng (Bộ phận) TNHS. Thời hạn 0,5 ngày làm việc.
– Kiểm đếm hồ sơ theo Phiếu giao nhận và kiểm tra tính hợp lệ hợp pháp của hồ sơ.
– Kiểm tra hồ sơ:
+ Kiểm tra để bảo đảm có đầy đủ thông tin trong Phiếu đăng ký tham gia BHXH, BHYT.
+ Kiểm tra thông tin trên Tờ khai tham gia BHXH, BHYT (mẫu A01-TS) có đầy đủ không.
+ Đối chiếu số lượng Tờ khai với Danh sách đề nghị cấp sổ BHXH, thẻ BHYT (mẫu A01a-TS).
– Vào phần mềm SMS cấp mã đơn vị tham gia BHXH và ghi vào 02 Phiếu đăng ký tham gia BHXH, BHYT.
– Vào Hệ thống quản trị thông tin (gọi tắt là IMS) cấp tài khoản sử dụng (user) cho đơn vị để trao đổi thông tin trên trang web IMS.
– Nếu có dữ liệu (USB) thì cập nhật vào phần mềm TNHS và đánh dấu vào Phiếu giao nhận hồ sơ.
– Cập nhật thông tin vào phần mềm TNHS; ghi thời hạn trả hồ sơ vào Phiếu giao nhận hồ sơ.
– Chuyển Phiếu giao nhận hồ sơ 101 và hồ sơ cho Phòng (Bộ phận) Thu.
Lưu ý: Yêu cầu đơn vị nộp toàn bộ số tiền bảo hiểm phải đóng (hoặc số tiền bảo hiểm một tháng tham gia của toàn bộ người lao động trong danh sách) trong thời gian 03 ngày làm việc kể từ ngày cơ quan BHXH nhận hồ sơ để được cấp thẻ BHYT.
Bước 2: Phòng (Bộ phận) Thu. Thời hạn 4,5 ngày làm việc.
– Tiếp nhận Phiếu giao nhận hồ sơ 101 và hồ sơ từ Phòng (Bộ phận) TNHS, xác nhận việc giao nhận hồ sơ trên phần mềm TNHS.
– Kiểm tra toàn diện và chi tiết hồ sơ để bảo đảm tính đúng đắn, đầy đủ hợp lệ của hồ sơ. Lưu ý một số vấn đề sau:
+ Đối chiếu để bảo đảm sự phù hợp giữa thông tin trên Tờ khai tham gia BHXH, BHYT; Danh sách đề nghị cấp sổ BHXH, thẻ BHYT (mẫu A01a-TS) và Danh sách tham gia BHXH, BHYT (mẫu D02-TS).
+ Kiểm tra việc thực hiện mức lương, nơi đăng ký khám chữa bệnh, quyền lợi BHYT… có phù hợp với quy định không.
+ Nếu đơn vị có lập Bảng tính lãi truy thu BHXH, BHYT, BHTN (mẫu D02b-TS) thì đối chiếu thông tin có tương ứng với Danh sách tham gia BHXH, BHYT (mẫu D02-TS) hay không.
– Xử lý hồ sơ:
+ Vào phần mềm SMS kiểm tra những trường hợp trùng số CMND:
* Nếu phát hiện người lao động đã được cấp sổ BHXH trước đó thì không cấp số sổ mới, mà sử dụng số sổ đã cấp để tiếp tục quản lý việc tham gia BHXH.
* Trường hợp phát hiện người lao động đã được cấp nhiều sổ, thì tạm thời sử dụng số sổ đã được cấp đầu tiên để tiếp tục quản lý, đồng thời thông báo cho đơn vị lập thủ tục gộp sổ theo quy định.
+ Ký duyệt 02 Tờ khai tham gia BHXH, BHYT (mẫu A01-TS).
+ Cấp số sổ BHXH cho những người mới tham gia lần đầu, cấp sổ cho người chưa có sổ; ghi các số liệu về sổ vào biểu A01a-TS.
+ Ghi số lượng, giá trị thẻ BHYT đề nghị cấp vào biểu A01a-TS.
+ Nhập dữ liệu thu (hoặc xử lý file, kiểm tra và import số liệu) vào phần mềm SMS. Đối với người lao động đã hưởng trợ cấp BHXH một lần nhưng chưa hưởng trợ cấp thất nghiệp có giấy xác nhận (mẫu C15a-TS), thì cán bộ Thu cập nhật quá trình đóng BHTN chưa hưởng vào phần mềm SMS (theo mã CQxxxx nếu ở nơi khác chuyển đến).
+ In phần tổng hợp số liệu từ phần mềm SMS vào 03 bản D02-TS cho đơn vị.
+ In 02 Bảng tính lãi truy thu BHXH, BHYT, BHTN (mẫu D02b-TS) cho đơn vị đối với các trường hợp đơn vị không lập hoặc có lập nhưng số liệu tính toán có sai sót.
+ Trình ký, đóng dấu các biểu A01a-TS, biểu D02-TS, D02b-TS.
+ Lưu 01 phiếu đăng ký, 01 biểu A01a-TS, 01 biểu D02-TS, 01 biểu D02b-TS, văn bản giải trình, bản sao văn bản xử lý… và các loại hồ sơ đăng ký tham gia BHXH, BHYT.
+ Cập nhật tình trạng hồ sơ vào phần mềm TNHS, chuyển Phiếu giao nhận hồ sơ 101 và hồ sơ cho Phòng (Bộ phận) Cấp sổ, thẻ.
Lưu ý:
– Trường hợp đơn vị có thời gian truy đóng trước tháng 01/2007 thì lọc ra thành Danh sách truy đóng (theo mẫu), để báo cáo cơ quan Thanh tra Lao động xử lý vào cuối mỗi tháng. Hàng tháng, khi có ý kiến xử lý của Thanh tra Lao động thì lưu vào hồ sơ từng đơn vị theo quy định.
– Các trường hợp phát hiện đã có số sổ không cấp số mới; nhân thân khác với dữ liệu đang quản lý, thì cán bộ Thu phải ghi lý do không cấp, thông tin nhân thân không trùng khớp với dữ liệu vào cột ghi chú biểu A01a-TS (hoặc trao đổi qua hệ thống IMS) để thông báo cho đơn vị biết thực hiện điều chỉnh.
– Trường hợp đơn vị chưa nộp tiền theo quy định, thì cán bộ Thu chưa cấp thẻ BHYT. Sau khi đơn vị nộp tiền thì hướng dẫn lập hồ sơ gia hạn thẻ BHYT cho người lao động theo Phiếu giao nhận hồ sơ 103.
Bước 3: Phòng (Bộ phận) Cấp sổ, thẻ: Thời hạn 04 ngày làm việc.
– Tiếp nhận Phiếu giao nhận hồ sơ 101 và hồ sơ, dữ liệu trên phần mềm SMS từ Phòng (Bộ phận) Thu, xác nhận việc giao nhận hồ sơ trên phần mềm TNHS.
– Kiểm tra, đối chiếu thông tin ghi trên Tờ khai tham gia BHXH, BHYT (mẫu A01-TS) và Danh sách đề nghị cấp sổ BHXH, thẻ BHYT (mẫu A01a-TS) với dữ liệu hồ sơ cá nhân nhập trong phần mềm SMS. Trường hợp không đầy đủ hoặc chưa đúng so với Tờ khai, Danh sách A01a-TS thì cán bộ Cấp sổ, thẻ lập Phiếu điều chỉnh (mẫu C02-TS) chuyển cho cán bộ Thu. Sau 0,5 ngày kể từ thời điểm nhận Phiếu điều chỉnh, cán bộ Thu chuyển trả kết quả giải quyết để cán bộ Cấp sổ, thẻ cập nhật dữ liệu cấp thẻ BHYT, tờ bìa sổ BHXH.
– Xử lý hồ sơ:
+ In thẻ BHYT và 02 Biên bản giao nhận thẻ BHYT.
+ In tờ bìa sổ BHXH và 02 Biên bản giao nhận sổ BHXH.
+ In cấp lại tờ rời có quá trình đóng BHTN (mẫu C15a-TS) – nếu có.
+ Cắt thời gian đã hưởng trợ cấp BHXH 01 lần – nếu có.
+ In 02 Phiếu sử dụng phôi bìa sổ BHXH (mẫu C06-TS), 02 Phiếu sử dụng phôi thẻ BHYT (mẫu C07-TS), cán bộ chuyên quản Cấp sổ, thẻ lưu 01 bản cùng với hồ sơ, 01 bản chuyển cho cán bộ Tổng hợp quản lý phôi sổ BHXH, phôi thẻ BHYT để quyết toán với Phòng Cấp sổ, thẻ BHXH Thành phố.
+ Ký duyệt 02 Tờ khai tham gia BHXH, BHYT (mẫu A01-TS).
+ Trình ký, đóng dấu Tờ khai, tờ bìa sổ BHXH.
+ Lưu 01 Tờ khai/người, 01 biểu A01a-TS, 01 biểu D02-TS, giấy xác nhận thu hồi sổ BHXH (mẫu C15a-TS) – nếu có.
– Cập nhật tình trạng hồ sơ vào phần mềm TNHS, chuyển Phiếu giao nhận hồ sơ 101 và hồ sơ cho Phòng (Bộ phận) TNHS.
Bước 4: Phòng (Bộ phận) TNHS. Thời hạn 01 ngày làm việc.
– Tiếp nhận Phiếu giao nhận hồ sơ 101 và hồ sơ từ Phòng (Bộ phận) Cấp sổ, thẻ chuyển trả khách hàng gồm: 01 Phiếu đăng ký tham gia BHXH, BHYT, 01 Tờ khai/người, 01 biểu A01a-TS, 01 biểu D02-TS, thẻ BHYT, Tờ bìa sổ BHXH, Tờ rời có quá trình đóng BHTN (mẫu C15a-TS) – nếu có, 02 Biên bản giao nhận thẻ BHYT, 02 Biên bản giao nhận sổ BHXH.
– Yêu cầu đơn vị ký vào Biên bản giao nhận thẻ BHYT, giao nhận sổ BHXH. Trả đơn vị 01 bản, chuyển lại 01 bản cho Phòng (Bộ phận) Cấp sổ, thẻ.
– Cập nhật tình trạng hồ sơ vào phần mềm TNHS

Công ty luật Hưng Nguyên

Thu BHXH, BHYT bắt buộc

Phiếu giao nhận hồ sơ  Thu BHXH, BHYT bắt buộc

Số Hồ sơ: 103/……………/THU                                          CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Số Hồ sơ: 103/……………/THU-ĐC                                                   Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Số Hồ sơ: 103/……………/THU-GH

PHIẾU GIAO NHẬN HỒ SƠ

Loại hồ sơ: Thu BHXH, BHYT bắt buộc

(Thời hạn giải quyết loại hồ sơ này: 10 ngày làm việc,

riêng hồ sơ điều chỉnh chức danh, mức lương, gia hạn thẻ: 05 ngày làm việc)

1. Tên đơn vị: ………………………………………………….. Mã đơn vị:…………………………….
2. Điện thoại: …………………………………………. Email:…………………………………………..

STT

Loại giấy tờ, biểu mẫu

Số lượng

I. Hồ sơ thu BHXH, BHYT khi có biến động:  
1. Danh sách lao động tham gia BHXH, BHYT (mẫu D02-TS, 03 bản)  
– Trường hợp báo tăng lao động đóng BHXH, BHYT, hồ sơ bổ sung:  
1. Danh sách người lao động đề nghị cấp sổ BHXH, thẻ BHYT (mẫu A01a-TS, 03 bản)  
2. Tờ khai tham gia BHXH, BHYT đối với người tham gia BHXH lần đầu (mẫu A01-TS, 02 bản/người)  
3. Giấy xác nhận đã thu hồi sổ BHXH đối với ngươi đã hưởng trợ cấp BHXH 01 lần – nếu có (mẫu C15a-TS, 01 bản/người)  
– Trường hợp báo giảm lao động đóng BHXH, BHYT, hồ sơ bổ sung:  
1. Văn bản của đơn vị (mẫu D01b-TS)  
2. Thẻ BHYT còn thời hạn sử dụng (01 thẻ/người)  
3. Biên bản trả thẻ BHYT đối với trường hợp đơn vị đã nộp trước đó – nếu có (Bản chính)  
4. Quyết định/Thông báo chấm dứt hợp đồng lao động… (Bản sao, 01 bản/người) hoặc Quyết định/Thông báo chấm dứt hợp đồng lao động tập thể đính kèm danh sách (Bản sao)  
– Trường hợp điều chỉnh chức danh công việc, mức lương đóng BHXH, BHYT, hồ sơ bổ sung:  
1. Văn bản giải trình của đơn vị đối với trường hợp chậm điều chỉnh từ 03 tháng trở lên (mẫu D01b-TS)  
2. Quyết điều chỉnh chức danh công việc, Quyết định điều chỉnh tiền lương… (Bản sao, 01 bản/người)  
– Trường hợp truy thu BHXH, BHYT, hồ sơ bổ sung:  
1. Văn bản giải trình của đơn vị (mẫu D01b-TS)  
2. Bảng tính lãi truy thu BHXH, BHYT, BHTN – nếu có (mẫu D02b-TS, 02 bản)  
3. Văn bản xử lý vi phạm về BHXH, BHYT, BHTN của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền – nếu có (Bản sao)  
Lưu ý: Đơn vị phải lưu Hợp đồng lao động; Bảng thanh toán tiền lương, tiền công tháng ứng với thời gian truy thu để phục vụ công tác kiểm tra, đối chiếu khi cần thiết.  
II. Hồ sơ gia hạn thẻ BHYT:  
1. Văn bản đề nghị gia hạn thẻ BHYT của đơn vị (mẫu D01b-TS)  
2. Chứng từ nộp tiền – nếu có (Bản sao)  
– Trường hợp có thay đổi nơi đăng ký khám, chữa bệnh ban đầu, hồ sơ bổ sung:  
1. Danh sách đề nghị thay đổi thông tin của người tham gia BHXH, BHYT, BHTN (mẫu D07-TS, 03 bản).  
III . Hồ sơ khác:  
…. ………………………………………………………………………………………………………………………..………………………………………………………………………………………………………………..  
IV. File dữ liệu: Chuyển bằng IMS;   £     bằng USB;   £      bằng email;     £  

Ngày trả kết quả: ……………./……………../……………..

Ngày trả kết quả hồ sơ điều chỉnh chức danh, mức lương: …………/…………../………… (Quá hạn trả hồ sơ 30 ngày, các đơn vị chưa đến nhận, cơ quan BHXH sẽ chuyển hồ sơ vào kho lưu trữ).

……………, ngày…… tháng…… năm……

Cán bộ tiếp nhận hồ sơ                                                                             Người nộp hồ sơ

                        (Ký, ghi họ tên)                                                                                       (Ký, ghi họ tên)

 

Cấp thẻ BHYT bắt buộc

Số Hồ sơ: 102/……………/THU                                          CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

                                                                                                                Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

 

PHIẾU GIAO NHẬN HỒ SƠ

Loại hồ sơ: Cấp thẻ BHYT bắt buộc

(Thời hạn giải quyết loại hồ sơ này: 10 ngày làm việc)

 

1. Tên đơn vị: ………………………………………………….. Mã đơn vị:…………………………….
2. Điện thoại: …………………………………………. Email:…………………………………………..

 

STT

Loại giấy tờ, biểu mẫu

Số lượng

I. Hồ sơ cấp thẻ BHYT cho đối tượng thuộc ngành Lao động, Thương binh và Xã hội quản lý; Thân nhân cán bộ, chiến sĩ Công An:

 

1. Danh sách Tăng, Giảm người chỉ tham gia BHYT (mẫu D03-TS, 03 bản)
– Trường hợp giảm, bổ sung:

 

1. Thẻ BHYT còn giá trị sử dụng (01 thẻ/người)
II. Hồ sơ cấp thẻ BHYT cho đối tượng trẻ em dưới 06 tuổi:  
1. Danh sách Tăng, Giảm người chỉ tham gia BHYT đối tượng trẻ em dưới 06 tuổi (mẫu D03-TS (TE), 03 bản)
– Trường hợp chuyển đi (Trẻ giảm) thì bổ sung:
1. Thẻ BHYT còn giá trị sử dụng (01 thẻ/Trẻ)
III. Hồ sơ cấp thẻ BHYT cho người đã hiến bộ phận cơ thể người cho y học:  
1. Chứng minh nhân dân (Bản sao có chứng thực, 01 bản/người)
2. Giấy xác nhận hiến bộ phận cơ thể người cho y học (Bản sao có chứng thực, 02 bản/người)
IV. Hồ sơ khác:
…. ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
V. File dữ liệu: Chuyển bằng IMS;   £     bằng USB;   £      bằng email;     £  

 

 

Ngày trả kết quả: …………/…………../………….. (Quá hạn trả hồ sơ 30 ngày, các đơn vị chưa đến nhận, cơ quan BHXH sẽ chuyển hồ sơ này vào kho lưu trữ)

 

……………, ngày…… tháng…… năm……

Cán bộ tiếp nhận hồ sơ                                                                             Người nộp hồ sơ

                        (Ký, ghi họ tên)                                                                                       (Ký, ghi họ tên)

Phiếu Đăng ký BHXH, BHYT bắt buộc

Phiếu Đăng ký BHXH, BHYT bắt buộc

Số Hồ sơ: 101/……………/THU    CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

                                                                                   Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

PHIẾU GIAO NHẬN HỒ SƠ

Loại hồ sơ: Đăng ký BHXH, BHYT bắt buộc

(Thời hạn giải quyết loại hồ sơ này: 10 ngày làm việc)

 

1. Tên đơn vị: ………………………………………………….. Mã đơn vị:…………………………….
2. Điện thoại: …………………………………………. Email:…………………………………………..

STT

Loại giấy tờ, biểu mẫu

Số lượng

I. Hồ sơ yêu cầu:
1. Phiếu đăng ký tham gia BHXH, BHYT (mẫu 01/ĐKBB, 02 bản)
2. Quyết định thành lập hoặc Giấy phép kinh doanh/hoạt động (Bản sao có chứng thực)
3. Quyết định xếp hạng doanh nghiệp Nhà Nước – nếu có (Bản sao)
4. Danh sách người lao động đề nghị cấp sổ BHXH, thẻ BHYT (mẫu A01a-TS, 03 bản)
5. Danh sách người lao động tham gia BHXH, BHYT (mẫu D02-TS, 03 bản)
6. Tờ khai tham gia BHXH, BHYT đối với người tham gia BHXH lần đầu (mẫu A01-TS, 02 bản/người)
7. Giấy xác nhận đã thu hồi sổ BHXH đối với ngươi đã hưởng trợ cấp BHXH 01 lần – nếu có (mẫu C15a-TS, 01 bản/người)
– Đối với đơn vị đăng ký chậm so với giấy phép thành lập, có truy thu BHXH, BHYT, hồ sơ bổ sung:
1. Văn bản giải trình của đơn vị (mẫu D01b-TS)
2. Bảng tính lãi truy thu BHXH, BHYT, BHTN – nếu có (mẫu D02b-TS, 02 bản)
3. Văn bản xử lý vi phạm về BHXH, BHYT, BHTN của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền – nếu có (Bản sao)
Lưu ý: Đơn vị phải lưu Hợp đồng lao động; Bảng thanh toán tiền lương, tiền công tháng ứng với thời gian truy thu để phục vụ công tác kiểm tra, đối chiếu khi cần thiết.
– Đối với đơn vị đã tham gia BHXH tại nơi khác chuyển đến, hồ sơ bổ sung:
1. Thông báo kết quả đóng BHXH, BHYT của cơ quan BHXH tham gia trước đó (mẫu C12-TS)
II . Hồ sơ khác:
…. ………………………………………………………………………………………………………………………..……………………………………………………………………………………………………………….
III. File dữ liệu: Chuyển bằng IMS;   £    bằng USB;   £     bằng email;     £

 

Lưu ý: Đơn vị có trách nhiệm nộp toàn bộ số tiền bảo hiểm phải đóng (hoặc số tiền bảo hiểm một tháng tham gia của toàn bộ người lao động trong danh sách) trong thời gian 03 ngày làm việc kể từ ngày cơ quan BHXH nhận hồ sơ để được cấp thẻ BHYT.

 

Ngày trả kết quả: …………/…………../………….. (Quá hạn trả hồ sơ 30 ngày, các đơn vị chưa đến nhận, cơ quan BHXH sẽ chuyển hồ sơ này vào kho lưu trữ)

 

……………, ngày…… tháng…… năm……

Cán bộ tiếp nhận hồ sơ                                                                             Người nộp hồ sơ

                        (Ký, ghi họ tên)                                                                                       (Ký, ghi họ tên)

 

 

 

 

 

Luật sư Hà Nội chia sẻ kinh nghiệm làm đơn xin việc

Luat su ha noi – Người tìm việc viết đơn xin việc như thế nào?”
Các nhà tuyển dụng vẫn hay than phiền rằng nhiều ứng viên chưa hiểu hết giá trị của đơn xin việc. Vì thế, họ phải đọc rất nhiều lá đơn xin việc được viết một cách khuôn sáo, chung chung, không làm nổi bật nét riêng của ứng viên…..

Đơn xin việc (cover letter) hoàn toàn mang dấu ấn cá nhân của ứng viên. Nghĩa là đơn xin việc của bạn phải khác với lá đơn xin việc của các ứng viên khác. Có như thế, bạn mới mong thu hút được sự chú ý của nhà tuyển dụng.

Mục đích quan trọng nhất của lá đơn xin việc là giới thiệu bản thân người viết, làm nổi bật họ trước mắt nhà tuyển dụng. Trong khi resume (tạm dịch là sơ yếu lý lịch) mang nhiệm vụ tóm tắt về bằng cấp, kinh nghiệm của bạn, thì đơn xin việc chính là mảnh đất màu mỡ để bạn canh tác, tiếp thị bản thân.

Thông thường, đơn xin việc phải đảm bảo các yếu tố sau:
– Giới thiệu bản thân một cách khái quát nhất nhưng đầy đủ thông tin.
– Nêu bật những bằng cấp, kinh nghiệm của bạn phù hợp với công việc.
– Giải thích thêm những điều mà resume của bạn chưa nói được.
– Thể hiện cho nhà tuyển dụng biết bạn đã bỏ thời gian tìm hiểu về công ty rất kỹ.
– Chứng tỏ kỹ năng viết của bạn.
– Thuyết phục nhà tuyển dụng dành cho bạn một cuộc phỏng vấn.
Khi bắt tay vào viết đơn xin việc, bạn cần chú ý các điểm sau:

1. Mục đích:
Mục đích của bạn khi viết đơn xin việc là muốn giới thiệu sơ về bản thân mình và khiến nhà tuyển dụng phải hứng thú mong gặp bạn trong cuộc phỏng vấn. Vì vậy, thư xin việc phải cung cấp các thông tin hấp dẫn về bản thân bạn. Hãy thể hiện cho nhà tuyển dụng biết năng lực, trình độ, bằng cấp, kinh nghiệm, kỹ năng giao tiếp, sự nhiệt tình và hứng thú của bạn đối với công việc này. Những lý do nêu ra phải cụ thể, rõ ràng. Bạn không thể viết chung một lá đơn xin việc và gửi cho nhiều công ty khác nhau, hay nhiều vị trí công việc khác nhau.

2. Nội dung:
Trong lá thư xin việc, bạn phải cho nhà tuyển dụng biết được:
– Vì sao bạn mong muốn được làm việc trong công ty.
– Vì sao bạn cho rằng mình hoàn toàn phù hợp với vị trí tuyển dụng.
Thêm vào đó, đơn xin việc của bạn phải làm nổi bật những bằng cấp, kỹ năng riêng của bạn liên quan đến công việc, cũng như sơ lược những kinh nghiệm bạn từng có mà bạn biết rằng chúng hữu ích cho công việc này (thông tin chi tiết bạn nên viết trong resume).
Văn phong cũng là yếu tố quan trọng để khiến nhà tuyển dụng tiếp tục hứng thú đọc resume của bạn. Nếu công việc tương lai của bạn đòi hỏi tính sáng tạo như làm quảng cáo, event, thiết kế… hãy thể hiện óc sáng tạo và khả năng hài hước của bạn ngay trong lá đơn xin việc.

3. Cách trình bày (format):
Đoạn đầu của đơn xin việc bạn có thể viết ngắn gọn trong khoảng 2-3 câu với nội dung: Bạn muốn nộp đơn vào vị trí tuyển dụng nào. Vì sao bạn biết thông tin tuyển dụng này.
Đoạn giữa của đơn xin việc thường bao gồm 3 đoạn nhỏ, trong đó bạn viết chi tiết hơn về những bằng cấp hoặc kinh nghiệm thể hiện bạn có năng lực phù hợp cho công việc.Hãy làm nổi bật những điểm mạnh của bản thân một cách tổng quát và đề nghị người đọc xem thông tin chi tiết trong bản resume bạn gửi đính kèm.
Phần kết thúc trong đơn xin việc bao giờ cũng là lời đề nghị của bạn mong được sắp sếp một cuộc phỏng vấn để bạn có thể thể hiện bản thân một cách chi tiết hơn, rõ ràng hơn. Nếu bạn đang đi làm cho một công ty khác, bạn nên viết rõ rằng mình mong có được cuộc phỏng vấn vào ngày giờ cụ thể nào. Đừng quên thể hiện rằng bạn rất nhiệt tình với công việc và cuộc phỏng vấn sắp tới.

Lá thư xin việc thường kết thúc bằng lời cảm ơn

Luat su tai ha noi, cong ty luat ha noi, dich vu tu van luat, luat su tu van, don xin viec viet tay

Luật bảo hiểm xã hội 2006

LUẬT

BẢO HIỂM XÃ HỘI

 

Căn cứ vào Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung theo Nghị quyết số 51/2001/QH10 ngày 25 tháng 12 năm 2001 của Quốc hội khoá X, kỳ họp thứ 10;

Luật này quy định về bảo hiểm xã hội.

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

1. Luật này quy định về chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội; quyền và trách nhiệm của người lao động, của cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm xã hội; tổ chức bảo hiểm xã hội; quỹ bảo hiểm xã hội; thủ tục thực hiện bảo hiểm xã hội và quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội.

2. Luật này không áp dụng đối với bảo hiểm y tế, bảo hiểm tiền gửi và các loại bảo hiểm mang tính kinh doanh.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc là công dân ViệtNam, bao gồm:

a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ ba tháng trở lên;

b) Cán bộ, công chức, viên chức;

c) Công nhân quốc phòng, công nhân công an;

d) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân đội nhân dân, công an nhân dân;

đ) Hạ sĩ quan, binh sĩ quân đội nhân dân và hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn;

e) Người làm việc có thời hạn ở nước ngoài mà trước đó đã đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc.

2. Người sử dụng lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc bao gồm cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân; tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội khác; cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam; doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn, sử dụng và trả công cho người lao động.

3. Người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp là công dân Việt Nam làm việc theo hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc mà các hợp đồng này không xác định thời hạn hoặc xác định thời hạn từ đủ mười hai tháng đến ba mươi sáu tháng với người sử dụng lao động quy định tại khoản 4 Điều này.

4. Người sử dụng lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp là người sử dụng lao động quy định tại khoản 2 Điều này có sử dụng từ mười lao động trở lên.

5. Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện là công dân ViệtNamtrong độ tuổi lao động, không thuộc quy định tại khoản 1 Điều này.

6. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến bảo hiểm xã hội.

Người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp, người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện sau đây gọi chung là người lao động.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, thất nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội.

2. Bảo hiểm xã hội bắt buộc là loại hình bảo hiểm xã hội mà người lao động và người sử dụng lao động phải tham gia.

3. Bảo hiểm xã hội tự nguyện là loại hình bảo hiểm xã hội mà người lao động tự nguyện tham gia, được lựa chọn mức đóng và phương thức đóng phù hợp với thu nhập của mình để hưởng bảo hiểm xã hội.

4. Người thất nghiệp là người đang đóng bảo hiểm thất nghiệp mà bị mất việc làm hoặc chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc nhưng chưa tìm được việc làm.

5. Thời gian đóng bảo hiểm xã hội là thời gian được tính từ khi người lao động bắt đầu đóng bảo hiểm xã hội cho đến khi dừng đóng. Trường hợp người lao động đóng bảo hiểm xã hội không liên tục thì thời gian đóng bảo hiểm xã hội là tổng thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội.

6. Mức lương tối thiểu chung là mức lương thấp nhất do Chính phủ công bố ở từng thời kỳ.

7. Thân nhân là con, vợ hoặc chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha vợ hoặc cha chồng, mẹ vợ hoặc mẹ chồng của người tham gia bảo hiểm xã hội; người khác mà người tham gia bảo hiểm xã hội phải chịu trách nhiệm nuôi dưỡng.

Điều 4. Các chế độ bảo hiểm xã hội

1. Bảo hiểm xã hội bắt buộc bao gồm các chế độ sau đây:

a) Ốm đau;

b) Thai sản;

c) Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;

d) Hưu trí;

đ) Tử tuất.

2. Bảo hiểm xã hội tự nguyện bao gồm các chế độ sau đây:

a) Hưu trí;

b) Tử tuất.

3. Bảo hiểm thất nghiệp bao gồm các chế độ sau đây:

a) Trợ cấp thất nghiệp;

b) Hỗ trợ học nghề;

c) Hỗ trợ tìm việc làm.

Điều 5. Nguyên tắc bảo hiểm xã hội

1. Mức hưởng bảo hiểm xã hội được tính trên cơ sở mức đóng, thời gian đóng bảo hiểm xã hội và có chia sẻ giữa những người tham gia bảo hiểm xã hội.

2. Mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp được tính trên cơ sở tiền lương, tiền công của người lao động. Mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện được tính trên cơ sở mức thu nhập do người lao động lựa chọn nhưng mức thu nhập này không thấp hơn mức lương tối thiểu chung.

3. Người lao động vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện được hưởng chế độ hưu trí và chế độ tử tuất trên cơ sở thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội.

4. Quỹ bảo hiểm xã hội được quản lý thống nhất, dân chủ, công khai, minh bạch, được sử dụng đúng mục đích, được hạch toán độc lập theo các quỹ thành phần của bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm xã hội tự nguyện và bảo hiểm thất nghiệp.

5. Việc thực hiện bảo hiểm xã hội phải đơn giản, dễ dàng, thuận tiện, bảo đảm kịp thời và đầy đủ quyền lợi của người tham gia bảo hiểm xã hội.

Điều 6. Chính sách của Nhà nước đối với bảo hiểm xã hội

1. Nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện để cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm xã hội.

2. Nhà nước có chính sách ưu tiên đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội và các biện pháp cần thiết khác để bảo toàn, tăng trưởng quỹ. Quỹ bảo hiểm xã hội được Nhà nước bảo hộ, không bị phá sản.

Lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, tiền sinh lời của hoạt động đầu tư từ quỹ bảo hiểm xã hội được miễn thuế.

Điều 7. Nội dung quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội

1. Xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội.

2. Ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội.

3. Tuyên truyền, phổ biến chế độ, chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội.

4. Thực hiện công tác thống kê, thông tin về bảo hiểm xã hội.

5. Tổ chức bộ máy thực hiện bảo hiểm xã hội; đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực làm công tác bảo hiểm xã hội.

6. Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo hiểm xã hội; giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội.

7. Hợp tác quốc tế về bảo hiểm xã hội.

Điều 8. Cơ quan quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội

1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội.

2. Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội.

3. Bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội.

4. Uỷ ban nhân dân các cấp thực hiện quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội trong phạm vi địa phương theo phân cấp của Chính phủ.

Điều 9. Hiện đại hoá quản lý bảo hiểm xã hội

1. Nhà nước khuyến khích đầu tư phát triển công nghệ và phương tiện kỹ thuật tiên tiến để bảo đảm áp dụng phương pháp quản lý bảo hiểm xã hội hiện đại.

2. Chính phủ quy định cụ thể việc áp dụng công nghệ thông tin trong quản lý bảo hiểm xã hội.

Điều 10. Thanh tra bảo hiểm xã hội

1. Thanh tra lao động – thương binh và xã hội thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về bảo hiểm xã hội.

2. Tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của thanh tra chuyên ngành về bảo hiểm xã hội được thực hiện theo quy định của pháp luật về thanh tra.

Điều 11. Quyền và trách nhiệm của tổ chức công đoàn

1. Tổ chức công đoàn có các quyền sau đây:

a) Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động tham gia bảo hiểm xã hội;

b) Yêu cầu người sử dụng lao động, tổ chức bảo hiểm xã hội cung cấp thông tin về bảo hiểm xã hội của người lao động;

c) Kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội.

2. Tổ chức công đoàn có các trách nhiệm sau đây:

a) Tuyên truyền, phổ biến chế độ, chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội đối với người lao động;

b) Kiến nghị, tham gia xây dựng, sửa đổi, bổ sung chế độ, chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội;

c) Tham gia kiểm tra, giám sát việc thi hành pháp luật về bảo hiểm xã hội.

Điều 12. Quyền và trách nhiệm của đại diện người sử dụng lao động

1. Đại diện người sử dụng lao động có các quyền sau đây:

a) Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động tham gia bảo hiểm xã hội;

b) Kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội.

2. Đại diện người sử dụng lao động có các trách nhiệm sau đây:

a) Tuyên truyền, phổ biến chế độ, chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội đối với người sử dụng lao động;

b) Kiến nghị, tham gia xây dựng, sửa đổi, bổ sung chế độ, chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội;

c) Tham gia kiểm tra, giám sát việc thi hành pháp luật về bảo hiểm xã hội.

download văn bản tại đây

Tăng lương và chất lượng cán bộ

Kỳ họp này Quốc hội thảo luận vấn đề có tăng lương tối thiểu vào năm 2013 hay không. Rất nhiều đại biểu cho rằng cần phải tăng.

Công ty luật
 Trong khi đó, một đại biểu Hải Phòng, ông Lê Thanh Vân (Ủy viên Ủy ban Tài chính, Ngân sách) lại cho rằng không cần nâng lương (tăng quỹ lương) làm gì!Thoạt nghe có lẽ ai cũng “choáng” trước quan điểm của vị đại biểu này. Thế nhưng nghe tiếp những lý lẽ ông Vân nêu thì nhiều người lại đồng cảm. Bởi lẽ ông Vân cho rằng Nhà nước cần phải đánh giá lại chất lượng bộ máy. Hằng năm ở Singapore có hai việc bắt buộc công chức làm, một là phải có 100 giờ học kinh tế vĩ mô và công nghệ, và hai là trải qua sát hạch. Nhờ đó mà hằng năm Singapore thải ra một lượng lớn cán bộ, công chức. “Ta cũng nên làm như vậy, ta thải được một lượng cán bộ kém thì ta không cần nâng lương làm gì, chỉ quỹ lương hiện hành đó thôi cũng đủ xài rồi!” – ông Vân phân tích.Cũng có những đại biểu khác tuy không đề cập thẳng vấn đề tăng hay không tăng lương nhưng cũng than phiền về bộ máy hành chính. Đại biểu Trần Ngọc Vinh (Hải Phòng) cho rằng một trong các vấn đề khó khăn khi xét nâng lương là đội ngũ cán bộ, công chức chúng ta đông quá! Chúng ta chưa tinh giản được nhiều. “Tôi nghĩ câu chuyện phải được nghĩ nghiêm túc trong năm tới là câu chuyện giảm mạnh biên chế công chức, viên chức, nâng cao hiệu suất làm việc của bộ máy công quyền, giảm bớt những người không cần thiết. Nếu không thì bộ máy chúng ta ngày càng cồng kềnh, càng nói giảm thì lại càng cồng kềnh ra, muốn tăng lương là rất khó. Cho nên bài toán tăng lương một mặt phải có tiền, thứ hai là phải giảm bớt số người làm công ăn lương trong bộ máy công quyền đi”.Việc tinh giản biên chế, sàng lọc cán bộ yếu kém, tăng hiệu quả lao động trong bộ máy công quyền là việc cần làm nhưng có vẻ… khó làm. Cho nên lâu nay bộ máy vẫn cồng kềnh, dân thì vẫn kêu ca về chất lượng phục vụ của cán bộ, công chức. Vì thế nếu không quyết liệt giải quyết những vấn đề trên thì cái vòng luẩn quẩn muốn tăng lương nhưng không có tiền để tăng sẽ chẳng bao giờ chấm dứt.QUỲNH NHƯ

Khó tăng lương trong năm 2013

Chính phủ cho biết cân đối ngân sách năm tới chưa tìm được nguồn để chi cải cách tiền lương. Tuy nhiên, các ý kiến tại Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng vẫn nên thực hiện việc làm được coi là “thường niên” này.

công ty luật, tư vấn luật,

Báo cáo của Chính phủ về kế hoạch ngân sách 2013, được Bộ trưởng Vương Đình Huệ trình bày trước Ủy ban Thường vụ Quốc hội ngày 16/10 cho biết dự toán chưa thể bố trí nguồn thực hiện chi cải cách tiền lương theo lộ trình trong năm tới. Lý do được đưa ra là bối cảnh kinh tế 2013 tiếp tục gặp nhiều khó khăn, thu ngân sách tăng thấp trong khi nhiều nhiệm vụ chi chỉ có thể thực hiện ở mức tối thiểu hoặc không bố trí được nguồn.

Quan điểm này cũng được Ủy ban Tài chính – ngân sách cơ bản đồng tình bởi mức độ khó khăn cũng như việc tăng mức lương tối thiểu gần như đã được thực hiện thường niên (8 lần trong thời gian từ tháng 1/2003 đến tháng 5/2012). Trong những năm gần đây, mức tăng lương cũng được đẩy lên khá cao, từ 730.000 đồng lên 830.000 đồng năm 2011 và lên 1,05 triệu đồng năm 2012, góp phần giải quyết thu nhập, đời sống của cán bộ, công chức, người lao động. Do đó, khi cân đối thu chi gặp nhiều khó khăn, việc xem xét nguồn tăng lương cũng cần được tính tới.

Tuy vậy, bản thân trong nội bộ cơ quan thẩm tra cũng có ý kiến cho rằng Chính phủ nên thực hiện một phần lộ trình tăng mức lương tối thiểu lên 1,15 triệu đồng và phụ cấp công vụ từ 25% lên 30%, từ 1/5/2013. Nguồn bố trí tăng thêm sẽ lấy từ việc tăng thu nội địa và dầu khí.

Riêng vấn đề lương tối thiểu tại khu vực doanh nghiệp, theo đề án trước đó được Bộ Lao động – thương binh – xã hội trình Chính phủ, mức tăng dự kiến trong năm 2013 là từ 1,4 – 1,7 triệu (tuy loại hình doanh nghiệp) lên 2 – 2,4 triệu đồng. Phát biểu trong phiên thảo luận ngày 16/10, Chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề xã hội – Trương Thị Mai tỏ ra rất quan tâm đến vấn đề này vì theo bà, đây là vấn đề ảnh hưởng đến quyền lợi, đời sống của khoảng 22 triệu người. “Thường đây cũng là thời điểm phải công bố lộ trình tăng lương để các doanh nghiệp chủ động xây dựng phương án kinh doanh cho năm sau”, bà Mai nói thêm.

Tuy nhiên, trả lời chất vấn này, đại diện Bộ Lao động cho biết đề án đã hoàn thành nhưng đang đợi phê duyệt ở cấp Chính phủ (dự kiến công bố trong tháng 10). Do đó tại thời điểm này, Bộ chưa thể công khai chi tiết đề án.

Công ty Luật Hưng Nguyên