Mạo danh người Việt, xuyên tạc lịch sử: Hình phạt nào cho HDV Trung Quốc?

“Hướng dẫn viên du lịch người Trung Quốc hành nghề trái pháp luật, xâm phạm lịch sử dân tộc Việt Nam gây nhiều bức xúc phẫn nộ trong dư luận cả nước cần được nghiêm minh xử lý và trục xuất ra khỏi Việt Nam” – Luật sư Nguyễn Văn Nguyên nhấn mạnh.

Vừa qua, một số hướng dẫn viên du lịch Trung Quốc bị “tố” mạo danh người Việt và ngang nhiên “xuyên tạc lịch sử” tại một điểm du lịch trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. Các hướng dẫn viên này bịa đặt, xuyên tạc lịch sử Việt Nam… Thực tế này đã khiến nhiều độc giả bức xúc.

Trao đổi với phóng viên về vấn đề trên, Luật sư Nguyễn Văn Nguyên – Giám đốc Công ty Luật Hưng Nguyên (Đoàn Luật sư Hà Nội) cho biết, theo Luật du lịch, chỉ người nào có quốc tịch Việt Nam, thường trú tại Việt Nam, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, đáp ứng các điều kiện luật quy định mới được cơ quan có thẩm quyền cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch và muốn hành nghề hướng dẫn viên du lịch thì phải có hợp đồng với doanh nghiệp lữ hành.

Cụ thể , Điều 73 luật du lịch quy định. Điều kiện hành nghề, tiêu chuẩn cấp thẻ hướng dẫn viên:

“1. Hướng dẫn viên được hành nghề khi có thẻ hướng dẫn viên và có hợp đồng với doanh nghiệp lữ hành.

2. Người có đủ các điều kiện sau đây được cấp thẻ hướng dẫn viên nội địa:

a) Có quốc tịch Việt Nam, thường trú tại Việt Nam, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;

b) Không mắc bệnh truyền nhiễm, không sử dụng các chất gây nghiện;

c) Có trình độ trung cấp chuyên nghiệp chuyên ngành hướng dẫn du lịch trở lên; nếu tốt nghiệp chuyên ngành khác thì phải có chứng chỉ nghiệp vụ hướng dẫn du lịch do cơ sở đào tạo có thẩm quyền cấp.

3. Người có đủ các điều kiện sau đây được cấp thẻ hướng dẫn viên quốc tế:

a) Có quốc tịch Việt Nam, thường trú tại Việt Nam, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;

b) Không mắc bệnh truyền nhiễm, không sử dụng các chất gây nghiện;

c) Có trình độ cử nhân chuyên ngành hướng dẫn du lịch trở lên; nếu tốt nghiệp đại học chuyên ngành khác thì phải có chứng chỉ nghiệp vụ về hướng dẫn du lịch do cơ sở đào tạo có thẩm quyền cấp;

d) Sử dụng thành thạo ít nhất một ngoại ngữ”.

Cũng theo ông Nguyên, tại khoản 1, Điều 12 luật du lịch quy định, các hướng dẫn viên du lịch nghiêm cấm có những hành vi làm phương hại đến chủ quyền, lợi ích quốc gia, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, truyền thống văn hoá, đạo đức, thuần phong mỹ tục của dân tộc.

“Vì vậy đối với hướng dẫn viên du lịch người Trung Quốc hành nghề trái pháp luật, xâm phạm lịch sử dân tộc Việt Nam gây nhiều bức xúc phẫn nộ trong dư luận cả nước cần được nghiêm minh xử lý và trục xuất ra khỏi Việt Nam”, ông Nguyên cho biết.

Trước đó, tại buổi đối thoại giữa lãnh đạo Sở Văn hóa – Thể thao & Du lịch Đà Nẵng với các hướng dẫn viên tiếng Trung người Việt và các công ty lữ hành, một nữ hướng dẫn viên đã bày tỏ thái độ bức xúc vì hoạt động lữ hành chui trên địa bàn.

Cụ thể, theo lời nữ hướng dẫn viên, các hướng dẫn viên Trung Quốc không chỉ chiếm công ăn việc làm của người Việt mà còn mạo danh người Việt Nam để đón đoàn Trung Quốc.

“Họ giới thiệu với đoàn là người Việt Nam, rồi sau đó thuyết minh cho khách Trung Quốc… Khi đến các di tích văn hóa lịch sử ở Đà Nẵng, Huế, Hội An, họ nói đây là quần thể kiến trúc mô phỏng Trung Quốc, là phần đất thuộc Trung Quốc. Không ít hướng dẫn viên cũng thừa nhận từng làm sitting guide (hướng dẫn viên bản địa nhằm đối phó với cơ quan quản lý) và bị hướng dẫn viên người Trung Quốc cướp micro để thuyết minh cho khách những điều sai trái, mà không làm gì được” – nữ hướng dẫn viên cho biết.

Cũng theo lời nữ hưỡng dẫn viên, thì hướng dẫn viên tiếng Trung sẵn sàng làm chứng việc niều công ty lữ hành ở Đà Nẵng trong vòng 2, 3 năm trở lại đây nuôi hướng dẫn viên Trung Quốc ăn ngủ luôn tại đơn vị mình.

Các hướng dẫn viên tiếng Trung cũng cho biết, thời gian vừa qua, họ đã trình báo cung cấp thông tin hướng dẫn viên nước ngoài hoạt động chui nhừng việc xử lý còn chậm trễ. Thậm chí, nhiều trường hợp, dù đã trình báo bằng cách gọi điện, nhắn tin, có ghi âm, quay video gửi cho cơ quan chức năng nhưng không thấy xử lý.

Phản hồi thông tin về sự chậm trễ nêu trên, Phó Giám đốc Sở Trần Chí Cường đã thừa nhận khiếm khuyết và xin lỗi các hướng dẫn viên tiếng Trung; đồng thời cho biết sẽ chấn chỉnh tình trạng trên. Ông Cường cũng cung cấp số điện thoại cá nhân để mọi người phản ánh, từ đó có thể có các biện pháp xử lý kịp thời.

Vũ Đậu

Nguồn : Người đưa tin

Chủ tịch xã trượt HĐND được định hướng làm Phó Bí thư có hợp lý?

Tự ứng cử và trượt Đại biểu HĐND xã, Chủ tịch xã Phạm Xuân Tứ được chính quyền địa phương định hướng sang làm Phó Bí thư thường trực Đảng uỷ.

Liên quan tới trường hợp hai cha con Chủ tịch Phạm Xuân Tứ và Bí thư đoàn xã Phạm Xuân Ý (xã Tùng Lâm, huyện  Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa) tự ứng cử HĐND nhưng đều bị rớt, mới đây, hôm 17/6, ông  Nguyễn Văn Lâm – Bí thư Đảng uỷ xã Tùng Lâm cho biết, xã đang định hướng để ông Tứ chuyển sang giữ chức cụ Phó Bí thư thường trực Đảng uỷ sau khi bầu chức danh Chủ tịch.

Việc ông Phạm Xuân Tứ trượt Đại biểu HĐND xã nhưng lại được định hướng làm Phó Bí thư khiến người dân địa phương bất ngờ. Tuy nhiên, theo lý giải của Bí thư Đảng uỷ xã, khi ông Tứ không còn giữ chức vụ Chủ tịch xã nhưng vẫn còn chức danh Phó Bí thư, “lại chưa bị kỷ luật gì cả nên địa phương phải xếp vị trí cho ông ấy” – (Nguyễn Văn Lâm – PV).

Trao đổi với phóng viên về quy trình được định hướng sang làm Phó Bí thư của ông Phạm Xuân Tứ, Luật sư Nguyễn Văn Nguyên, Giám đốc Công ty Luật Hưng Nguyên (Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội) cho biết, việc “định hướng sang làm Phó Bí thư” của ông Tứ cần được nhìn nhận dưới góc độ công tác tổ chức cán bộ và dư luận nhân dân để giải quyết được thấu đáo.

Luật sư Nguyễn Văn Nguyên phân tích, theo luật tổ chức Chính quyền địa phương thì Đại biểu HĐND là người đại diện cho ý chí, nguyện vọng của nhân dân. Như vậy, Đại biểu HĐND phải là người có uy tín, được nhân dân tin tưởng thay mình làm đại diện để nói lên ý chí, nguyện vọng. Là cán bộ thì phải có uy tín, được dân mến, dân yêu. Vậy thì một người đã không được nhân dân tin tưởng bầu vào HĐND thì nên xin nghỉ hoặc có cơ chế cho họ nghỉ việc.

“Nếu bố trí người không được tín nhiệm làm những công việc ở địa phương thì làm cho nhân dân không tâm phục, khẩu phục, dễ nảy sinh các vấn đề bức xúc trong dư luận và địa phương” – Luật sư Nguyên nhấn mạnh.

Còn theo  nhận định của Luật sư Lê Văn Thiệp, tổ chức Đảng sẽ có những quy định riêng về tổ chức cán bộ. Việc Chủ tịch xã rớt HĐND được định hướng sang làm Phó Bí thư thường trực Đảng uỷ có thể thuần túy là sự sắp xếp của cơ quan, tổ chức Đảng ở địa phương.

Trước đó, tại cuộc bầu cử Đại biểu Quốc hội (QH) và HĐND các cấp diễn ra vào ngày 22/5, ông Phạm Xuân Tứ, Chủ tịch xã Tùng Lâm, cùng ông Phạm Xuân Ý (con ông  Tứ) – Bí thư Đoàn xã Tùng Lâm, ra ứng cử đại biểu HĐND xã nhiệm kỳ 2016 – 2021 tại tổ bầu cử số 1 (thôn Khoa Trường, xã Tùng Lâm). Tổ bầu cử này có 794 cử tri.

Kết quả kiểm phiếu tại tổ bầu cử này, ông Tứ đạt 49,9% phiếu bầu, ông Ý đạt 36% phiếu bầu. Cả 2 ông đều không đạt tỷ lệ quá bán theo quy định nên đã “rớt” đại biểu HĐND xã. Được biết, ông Tứ và ông Ý là hai bố con, cùng ra ứng cử tại tổ bầu cử số 1 của xã Tùng Lâm.

Vũ Đậu (theo nguoi dua tin)

Tai nạn thảm khốc, 7 người chết: Trách nhiệm của đơn vị sửa đường?

Trong vụ tai nạn thảm khốc khiến 7 người chết trên đèo Prenn, với hành vi không đặt biển cảnh báo khi tiến hành sửa chữa đường đèo, chủ đầu tư và đơn vị thi công có thể bị xử phạt.

Liên quan vụ tai nạn xe khách thảm khốc trên đèo Prenn khiến 7 người tử vong xảy ra vào trưa ngày 19/6, tại buổi họp sau tai nạn giữa UBND tỉnh Lâm Đồng và Bộ Giao thông Vận tải, ông Khuất Việt Hùng – Phó chủ tịch Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia – cho rằng, công tác thi công giữa đèo Prenn hết sức lỏng lẻo, đặc biệt là vấn đề không đặt biển báo từ xa.

“Khu vực đèo Prenn quanh co, nguy hiểm vậy mà tôi không thấy biển cảnh báo gì cả. Đối với tuyến đường này, đơn vị sửa chữa phải đặt biển từ xa để tài xế điều khiển phương tiện được biết” – Phó Chủ tịch Uỷ ban An toàn Giao thông Quốc phát biểu.

Được biết, vụ tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng và thương tâm trên đèo Prenn để lại nhiều đau thương cho thân nhân những người bị nạn. Cùng với đó, dư luận cũng đang đặt ra những trách nhiệm của đơn vị thi công và chủ đầu tư khi tiến hành sửa đường đèo mà không hề đặt bất kỳ biển cảnh báo này cho người tham gia giao thông.

Trao đổi với phóng viên về vấn đề trên, Luật sư Nguyễn Văn Nguyên, Giám đốc Công ty Luật Hưng Nguyên (Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội) cho biết, theo thông tin được đăng tải trên báo chí thì nguyên nhân vụ tai nạn có một phần trách nhiệm thuộc về  đơn vị đang thi công, sửa chữa đường vì không đặt biển cảnh báo từ xa nên dễ dẫn đến các tình huống tai nạn.

Cụ thể, với hành vi này, chủ đầu tư và đơn vị thi công có thể bị xử phạt vi phạm hành chính theo Nghị định 121/2013/NĐ-CP ngày 10/10/2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng, kinh doanh bất động sản, khai thác, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; quản lý phát triển nhà và công sở, cụ thể:

Chủ đầu tư có thể bị xử phạt theo quy định tại điểm a, khoản 1, Điều 15.Vi phạm quy định về giám sát thi công xây dựng công trình:

“1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Không treo biển báo tại công trường thi công hoặc biển báo không đầy đủ nội dung theo quy định;”

– Đơn vị thi công có thể bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại điểm d, khoản 1, Điều 28 Nghị định 121/2013/NĐ-CP ngày 10/10/2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng, kinh doanh bất động sản, khai thác, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; quản lý phát triển nhà và công sở quy định (Vi phạm quy định về an toàn trong thi công xây dựng công trình), nếu đơn vị thi công trong quá trình thi công không có biển báo an toàn thì có thể bị xử phạt từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng.

Trường hợp nếu xác định lỗi trực tiếp của cá nhân thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 229 Bộ luật hình sự về  Tội vi phạm quy định về xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng.

“1. Người nào vi phạm quy định về xây dựng trong các lĩnh vực khảo sát, thiết kế, thi công, sử dụng nguyên liệu, vật liệu, máy móc, nghiệm thu công trình hay các lĩnh vực khác nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 220 của Bộ luật này gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác, thì bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm:

a) Là người có chức vụ, quyền hạn;

b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

3. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ tám năm đến hai mươi năm.
4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm”.

Theo Đậu Vũ (nguoi dua tin)

Luật sư Nguyễn Văn Nguyên: Cử tri cả nước kỳ vọng gì ở Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc?

Sáng 7/4, tân Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã tuyên thệ nhậm chức trước Quốc hội. Cử tri ở nhiều địa phương trong cả nước đặt niềm tin lớn vào tân Thủ tướng và bộ máy Chính phủ mới sẽ có những quyết sách lớn để phát triển đất nước.

Ông Phạm Thành Nối, cán bộ hưu trí ở Phường 5, Thành phố Trà Vinh, tỉnh Trà Vinh hy vọng tân Thủ tướng và Chính phủ nhiệm kỳ mới sẽ tiếp tục phát huy các mặt tích cực của nhiệm kỳ trước, tích cực trong quan hệ quốc tế, đưa đất nước hòa nhập sâu rộng vào cộng đồng quốc tế, đặc biệt trong vấn đề Biển Đông, Việt Nam đã tìm được sự nhất trí, đồng tình của nhiều nước, kể cả nước lớn. Chính phủ nhiệm kỳ mới sẽ đưa đất nước ngày càng phát triển, phồn vinh.

Đánh giá cao năng lực, tinh thần trách nhiệm, phục vụ đất nước, nhân dân từ khi còn giữ cương vị Phó Thủ tướng, ông Trần Nguyễn Hồ (xã Long An, huyện Châu Thành, Tiền Giang) mong muốn trên cương vị mới, ông Nguyễn Xuân Phúc sẽ tiếp tục tích cực thúc đẩy Ủy ban sông Mekong với những chủ trương tích cực, đặc biệt trong vấn đề sử dụng hợp lý nguồn nước trên sông Mekong hợp lý. Ở trong nước, Chính phủ cần có chủ trương hoặc đề án đối với những giống lúa thích hợp chứ không để tình trạng đối phó cục bộ như hiện nay.

Ông Nguyễn Văn Hảo, ngụ ở quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ hy vọng ở cương vị mới, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc sẽ nỗ lực hơn nữa để cùng Chính phủ giải quyết những vấn đề quan trọng của quốc gia trong tương lai. Thứ nhất là về phòng chống thiên tai, đê điều phải được xây dựng chắc chắn, hiện đại, không chắp vá. Thứ hai về tình hình Biển Đông, phải tỏ thái độ dứt khoát, cương quyết không để tình trạng như hiện nay, có như vậy nước mình mới mạnh, mới phồn vinh.

Không chỉ kỳ vọng tân Thủ tướng sẽ điều hành Chính phủ tốt để đưa đất nước phát triển bền vững, nhiều cử tri mong muốn Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc sẽ đẩy mạnh công cuộc cải cách tư pháp, bảo vệ quyền con người và tích cực phòng chống tham nhũng.

Cử tri Luật sư: Nguyễn Văn Nguyên, Giám đốc Công ty luật Hưng Nguyên bày tỏ: Thủ tướng mới với nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực về pháp luật phòng chống tội phạm, công tác về nội chính ông đã kinh qua, sẽ cùng với Chánh án Tòa án Nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao sẽ quan tâm và đẩy mạnh công cuộc cải cách tư pháp, xây dựng một nền tư pháp trong sạch, vững mạnh, bảo vệ công lý, công bằng, quyền con người, quan tâm hơn nữa đến vai trò của luật sư trong công cuộc phòng chống tội phạm, phòng chống các oan sai và phản biện xã hội”.

Cử tri Nguyễn Đức Thắng, Giám đốc chi nhánh Hải Phòng, Công ty TNHH thương mại xây dựng Diệu Long kỳ vọng tân Thủ tướng sẽ cùng với các bộ, ngành, địa phương đẩy mạnh công cuộc cải cách thủ tục hành chính, tạo thuận lợi hơn nữa cho người dân và doanh nghiệp.

“Cơ chế của Chính phủ đổi mới thông thoáng hơn, có hỗ trợ tối đa để cho tất cả các doanh nghiệp có cơ hội phát triển, có thể hòa nhập với các doanh nghiệp trên thế giới. Hiện tại, chính sách cải cách của Chính phủ cũng đã có những thay đổi tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, nhưng thời gian tới, chúng tôi mong các chính sách linh hoạt hơn, đặc biệt trong giải quyết các thủ tục”, cử tri Nguyễn Đức Thắng kiến nghị.

Cử tri Lương Minh Khang (tổ dân phố 1, phường Nghĩa Trung, thị xã Gia Nghĩa, tỉnh Đắc Nông) bày tỏ việc Quốc hội bầu Thủ tướng mới Nguyễn Xuân Phúc khiến người dân hoàn toàn ủng hộ bởi đây là ý Đảng, công tác nhân sự của Đảng đã được bàn thảo kỹ thêm vào đó là sự tín nhiệm của Quốc hội. Trong xu thế đổi mới hội nhập của đất nước, đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam vừa tham gia TPP, người dân kỳ vọng tân Thủ tướng có những chiến lược hội nhập quốc tế, đảm bảo an sinh xã hội, đưa kinh tế Việt Nam phát triển bền vững.

Cử tri Nguyễn Dũng (phường 2, quận Phú Nhuận, Thành phố Hồ Chí Minh) kỳ vọng Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc sẽ tạo ra những đột phá trong công tác bảo đảm an ninh trật tự, phòng chống tội phạm. Phải làm sao để kéo giảm tình trạng tội phạm. Về giáo dục, tân Thủ tướng sẽ có những quyết sách đưa nền giáo dục của Việt Nam ngày càng phát triển. Học sinh, sinh viên tham gia các kỳ thi một cách nhẹ nhàng, thoải mái nhưng vẫn đạt hiệu quả cao; sinh viên, cử nhân ra trường có được việc làm ổn định.

Cử tri Đỗ Ngọc Thanh (phường 6, quận Gò Vấp, thành phố Hồ Chí Minh) mong mốn tân Thủ tướng Chính phủ sẽ cùng các bộ ngành hành động nhanh hơn, xử lý triệt để hơn những vấn đề liên quan đến vấn đề dân sinh, như: thực phẩm bẩn; an toàn xã hội, nâng cao chất lượng giáo dục nước nhà và phát triển kinh tế bền vững.

Còn cử tri Hồ Thăng Trừng (thành phố Đà Nẵng) thì bày tỏ: Mong Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và các thành viên Chính phủ sẽ hiện thực hóa những yêu cầu, kiến nghị của Quốc hội, đại biểu Quốc hội và cử tri. Trong đó, kỳ vọng lớn nhất là giảm được nợ công, xây dựng được đất nước giàu mạnh công bằng dân chủ và hợp lý hơn. Nếu Thủ tướng giải quyết được những vấn đề này chắc chắn đất nước sẽ chuyển mình mạnh hơn./. Theo VOV

Luật sư: Nói về dịch vụ cho thuê ô tô tự lái ngày tết

Theo dự báo, Tết năm nay thời tiết lạnh nên nhu cầu thuê xe ô tô tự lái của người dân tăng đột biến. Do cung không đủ cầu nên dịch vụ cho thuê xe ô tô tự lái trong dịp Tết đang rơi vào tình trạng “cháy” xe, khiến giá cho thuê tăng cao so với ngày thường.
Chuẩn bị cho kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Bính Thân 2016 kéo dài tới 9 ngày, thay vì lựa chọn di chuyển bằng xe khách như mọi năm, ngay từ giữa tháng 1, anh Nguyễn Ánh Dương ở An Dương, quận Tây Hồ, Hà Nội đã bắt đầu tìm hiểu về dịch vụ cho thuê xe ô tô tự lái. Theo anh Dương, mặc dù chi phí cao hơn, nhưng việc thuê xe tự lái lại có nhiều ưu điểm, thu hút được khách hàng.
“Hàng năm tôi vẫn thường đi xe khách nhưng dịp Tết mọi người đi lại đông nên chật chội, mà nhà có con nhỏ nên năm nay tôi quyết định sẽ thuê xe tự lái để đi lại cho thoải mái và thuận tiện hơn. Vì dịp Tết nhu cầu đi lại rất cao nên tôi phải đặt trước thì mới có xe,” anh Dương chia sẻ.
Tại nhiều tuyến phố như Trần Khát Chân, Lê Văn Lương, Đội Cấn, Giải Phóng… các cửa hàng cho thuê xe tự lái khá đa dạng. Phần lớn, các dòng xe tự lái tập trung từ dòng xe bình dân như: Kia Morning, Huyndai Getz, Toyota Yaris, Honda Civic, Ford Focus đến các dòng xe hạng sang như: Mercedes, BMW, Audi…
Do nhu cầu thuê xe tự lái tăng cao nên giá thuê xe cũng tăng từ 20% – 40% so với giá thuê xe ngày thường. Việc tăng giá này phụ thuộc nhiều vào dòng xe, thời gian và chất lượng xe được thuê. Đối với dòng xe bình dân 5 chỗ ngồi, ngày thường giá cho thuê khoảng từ 500.000 đến 700.000 đồng/ngày.
Vào dịp Tết, có giá từ 850.000 đến trên 1 triệu đồng/ngày. Xe 7 chỗ có giá từ khoảng 1 triệu – 1,7 triệu đồng/ngày. Còn dòng xe hạng sang như Mercedes-Benz, BMW, hay Audi giá dao động từ 1,5 triệu – 3 triệu đồng/ngày. Tuy nhiên, tại nhiều cửa hàng cho thuê xe, các loại xe 4 chỗ và 7 chỗ đến thời điểm này hầu như đã được đặt hết.
Ông Trần Danh Phấn, Phó Giám đốc Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Văn Miếu cho biết: “Năm nay nhiều người thuê xe lắm, vì đợt Tết rét kéo dài rồi mưa gió thế này cho nên khách hàng họ chủ động đặt hàng từ trước. Chỗ tôi thường ngày chỉ cho thuê được 30-40% số xe nhưng đợt Tết này hiện giờ “cháy” xe, không có xe cho thuê, họ đã đặt từ trước. Mặc dù bây giờ nhiều người nài nỉ tăng giá so với trước nhưng vì tôi đã huy động cả xe của anh em trong các công ty và kết hợp với cả bạn bè mà giờ cũng không còn xe nữa”.
Theo các cửa hàng cho thuê xe tự lái, vài ba năm gần đây, mặc dù nhiều người chưa có điều kiện mua xe ô tô nhưng đã có giấy phép lái xe, hơn nữa, điều kiện để thuê xe tự lái cũng khá đơn giản. Khách hàng chỉ cần có bằng lái xe phù hợp, sổ hộ khẩu có tên người thuê, cược một chiếc xe máy có giá trị tối thiểu 20 đến 30 triệu đồng cùng giấy đăng ký của xe là có thể thuê xe.
Tuy nhiên, theo luật sư Nguyễn Văn Nguyên, Giám đốc Công ty Luật Hưng Nguyên, nếu không cẩn thận, người thuê xe sẽ gặp nhiều rắc rối, bởi những khiếu nại, tranh chấp liên quan đến việc thuê xe xảy ra phần thiệt thòi luôn thuộc về người thuê.
Luật sư Nguyễn Văn Nguyên khuyến cáo: “Để tránh rủi ro, theo tôi, đối với hợp đồng thuê xe thì bên thuê xe cần lưu ý về giá thuê xe và thời điểm bàn giao tài sản cũng như phải chú ý vào các nghĩa vụ đối với vấn đề bồi thường. Bên thuê cần lưu ý kiểm tra hiện trạng vận hành của máy móc thiết bị của xe ô tô để sau này nếu có vấn đề gì phát sinh thì mình còn có căn cứ để đảm bảo quyền lợi chính đáng của mình. Còn đối với vấn đề pháp lý, người thuê xe nên kiểm tra các giấy tờ về bảo hiểm, đăng ký xe để đảm bảo xe chính chủ và hợp pháp; rồi các tài liệu pháp lý liên quan đến xe để trong quá trình tham gia giao thông được đảm bảo an toàn”.
Còn theo lời khuyên của một số khách có kinh nghiệm thuê xe, người thuê xe không nên quá căn cứ vào vẻ bề ngoài của xe mà cần chú trọng vào chất lượng xe. Trước khi thuê, nếu được, khách hàng nên đi thử để đánh giá qua xem xe đi có bị ồn, bị rung hay không.
Bên cạnh đó, người thuê cũng cần để ý tới những vết xước, kiểm tra thật kỹ nội thất có bị rách hay xước. Người thuê xe nên kiểm tra kỹ tình trạng lốp sơ cua hay những bộ dụng cụ sửa chữa theo xe để đề phòng những sự cố đáng tiếc trên đường. Bên cạnh đó, cần thỏa thuận thật kỹ với cửa hàng cho thuê xe về những hỏng hóc về máy móc, những lỗi không thuộc về người vận hành để tránh xảy ra những tranh chấp không đáng có sau này./. Theo VOV

Thực hiện ảnh cưới ‘quản giáo – phạm nhân’ có vi phạm pháp luật?

Tìm luật sư giỏi, luật sư uy tín, công ty luật uy tín là nhu cầu chính đáng của người dân. Xin được giới thiệu đến quý vị bài báo có nội dung trả lời phỏng vấn của luật sư Nguyễn Văn Nguyên, giám đốc Công ty Luật Hưng Nguyên, Đoàn luật sư Hà Nội.
(NĐT) Người không thuộc đối tượng được cấp trang phục ngành thì không được tự ý sử dụng. Nếu sử dụng trái mục đích, gây ảnh hưởng, thiệt hại cho cơ quan, tổ chức thì sẽ bị xử lý theo quy định pháp luật. Tối 14/12 trên mạng xã hội nhiều người đã chia sẻ bộ ảnh cưới với hình ảnh cô dâu mặc trang phục của nữ chiến sĩ công an và chú rể trong quần áo phạm nhân được cho là chụp tại trại giam Phú Sơn, tỉnh Thái Nguyên.

Nhân vật trong bộ ảnh cưới này là anh Thiên Dương (SN 1985, Thái Nguyên) hiện đang công tác theo dạng hợp đồng tại Sở Văn hóa thể thao và du lịch tỉnh Thái Nguyên, cùng vợ là chị Hằng (SN 1993, Vĩnh Phúc) vừa tốt nghiệp ĐH Thái Nguyên. Bộ ảnh cưới này ngay sau khi đăng trên mạng xã hội đã nhận được hàng ngàn like và bình luận chỉ trong thời gian ngắn. Trong đó có nhiều lời khen và bày tỏ sự hào hứng với ý tưởng chụp ảnh cưới độc đáo trên. Nhưng cũng có không ít thắc mắc rằng mặc những trang phục đặc thù ngành như vậy có vi phạm pháp luật hay không?

Nhận định về vụ việc trên luật sư Nguyễn Văn Nguyên, Giám đốc Công ty Luật Hưng Nguyên, Đoàn Luật sư TP. Hà Nội cho biết: “Việc thể hiện ý tưởng của các cô dâu, chú rể chụp ảnh cưới trong xã hội ngày nay rất phong phú, ai cũng muốn bộ ảnh cưới của mình thật đẹp, khác lạ.

Theo tôi việc thể hiện các ý tưởng đó nên được các cô dâu, chủ rể xem xét cẩn thận vì nó ảnh hưởng đến nhiều người không chỉ là cô dâu, chú rể mà cả những người thân, họ hàng…Thực tế trong xã hội, nhiều người vẫn có thói quen vô tư sử dụng những bộ trang phục, phù hiệu, cavat của các ngành ví dụ: Trang phục Quân đội, Công an, Quân đội, Hải Quan, Kiểm Lâm, Cảnh sát Biển, Tòa án, Luật sư, Thi hành án..để chụp ảnh công bố cho nhiều người biết nhằm gây sự chú ý”.
Cũng theo luật sư Nguyễn Văn Nguyên thì về pháp luật những trang phục phù hiệu, cavat của ngành chỉ được cấp cho cán bộ, công chức, chiến sỹ, người đủ điều kiện cấp, việc sử dụng phải đúng quy định. Những người không thuộc đối tượng được cấp trang phục ngành thì không được tự ý sử dụng, nếu sử dụng trái mục đích, có động cơ xấu, gây ảnh hưởng hoặc thiệt hại cho cơ quan, tổ chức thì sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật”.

Trong khi đó, luật sư Nguyễn Hồng Thái – Đoàn Luật sư TP. Hà Nội cho rằng: “ Bộ ảnh cưới với hình ảnh cô dâu mặc trang phục của nữ chiến sĩ công an và chú rể trong quần áo phạm nhân cũng giống như việc chiếu phim, diễn kịch. Trong thực tế pháp luật không cho phép quản giáo nữ ở buồng giam nam nên đây chỉ là ý tưởng sáng tạo nhằm đưa ra một bộ ảnh cưới độc đáo. Nhưng nếu họ sử dụng hình ảnh này nhằm gian dối, lừa đảo thì sẽ phạm pháp”

Trao đổi với báo Thanh Niên, một nghệ sĩ có tên tuổi, công tác lâu năm trong ngành Công an nhân dân cho biết, bộ ảnh cưới trên rất phản cảm, nhất là khi nó được đưa lên facebook: “Luật Công an nhân dân năm 2015, không cho phép công an lấy tù nhân, như vậy, về mặt ý tưởng thì bộ ảnh cưới này đã mâu thuẫn với luật pháp thực tế. Hiện nay, vấn đề trang phục ngành công an nhân dân bị mạo danh quá nhiều, bày bán tràn lan, sử dụng sai mục đích, các cơ quan chức năng đang vào cuộc để điều tra làm rõ, xử phạt nghiêm các đối tượng vi phạm”.

“Các đoàn làm phim, ví dụ của Trung tâm Sản xuất phim truyền hình, Đài truyền hình Việt Nam muốn thuê trang phục của ngành công an phải có công văn, mang dấu đỏ của lãnh đạo Đài Truyền hình tới Bộ Công an, xin phép và phải được chấp thuận bằng văn bản”, người này cho biết thêm.”

Chủ nhân của bộ ảnh cưới chia sẻ anh thừa nhận, những bức hình này đang gây ra nhiều luồng ý kiến trái chiều. Tuy nhiên, mục đích của bộ ảnh anh cho rằng rất trong sáng, bình dị. Theo anh, khi người đàn ông kết hôn tức là họ không còn bay nhảy, không thể nghĩ gì làm nấy như trước mà thay vào đó phải vào khuôn khổ, sống có quy tắc, kỷ luật không khác gì “đi tù”.

Hằng Nguyễn – Băng Tâm (theo người đưa tin/hội luật gia)

Quay clip nhạy cảm xâm phạm đời tư của người khác có thể bị xử hình sự

Tìm Luật sư giỏi, luật sư uy tín, công ty luật uy tín là một nhu cầu khách quan của người dân. Xin được gửi đến quý vị bài báo có nội dung trả lời phỏng vấn của Luật sư Nguyễn Văn Nguyên, giám đốc Công ty Luật Hưng Nguyên.
“Nếu việc ghi clip nhằm mục đích phát tán lên mạng internet thì có thể bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự”, luật sư Lê Hồng Quân cho hay.
Như tin tức đã đưa, giữa tháng 11/2015, Nguyễn M. giám đốc phụ trách khu vực của một công ty một tỉnh miền Trung đi công tác tại TP.Buôn Ma Thuột, lấy phòng nghỉ tại khách sạn B., đường Lý Thường Kiệt. Ở một căn phòng khác ngay gần cầu thang lên xuống là phòng của cô Q. (SN 1984, chưa lập gia đình).

Vào lúc 16h40 ngày 18/11, tại khách sạn B. nhiều người nghe thấy tiếng chị B. hét ầm ỹ ở một phòng tầng 2. Mọi người hốt hoảng chạy lên, thấy chị Q. một tay giữ chặt chiếc mền vội vã quấn trên người, tay chỉ về phía đối tượng vừa bỏ chạy, giọng lạc đi vì sợ hãi và tức giận: “… hắn lấy điện thoại quay lén tôi tắm… báo công an giúp tôi với…”.

Kẻ bị phát hiện cắm đầu cắm cổ bỏ chạy khỏi hiện trường. Nhiều người thấy vậy, liền chạy theo, giữ anh ta lại, gọi điện báo Công an phường Thống Nhất, Công an TP.Buôn Ma Thuột đến để làm rõ. Tại công an phường bằng nhiều biện pháp nghiệp vụ, hành vi “đáng xấu hổ” của vị giám đốc này đã bị lật tẩy. Không những thế trong các điện thoại khác của M. còn có nhiều video quay cảnh phụ nữ khác tắm.

Liên quan đến trách nhiệm pháp lý từ hành vi quay clip của vị giám đốc này, PV báo điện tử Người đưa tin đã nhận được những chia sẻ của các chuyên gia pháp lý.

Luật sư Lê Hồng Quân –Công ty Luật TNHH MTV Công Phúc – Đoàn luật sư TP. Hà Nội cho rằng: “Vì sự việc được phát hiện kịp thời, hành vi của M. dừng lại ở việc ghi hình nên chỉ phải bồi thường thiệt hại về nhân phẩm, danh dự.

Nếu việc ghi clip nhằm mục đích phát tán lên mạng internet thì có thể bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Khi kiểm tra phát hiện thêm các video, ảnh khác mà xác minh được thêm hành vi thì xử lý tiếp các hành vi đó”.

Luật sư Nguyễn Văn Nguyên, giám đốc Công ty Luật Hưng Nguyên, Đoàn luật sư Hà Nội nhận định:

“Theo quy định của Bộ luật dân sự 2005 các quyền nhân thân của cá nhân được pháp luật tôn trọng và bảo vệ. Có thể kể một số điều có liên quan đến vụ việc này: Điều 31 về quyền của cá nhân đối với hình ảnh; Điều 37 về quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín; Điều 38 về quyền bí mật đời tư”.

“Theo bộ luật dân sự 2005, khi quyền nhân thân bị vi phạm, cá nhân có quyền tự mình cải chính, yêu cầu người vi phạm hoặc yêu cầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền buộc người vi phạm chấm dứt hành vi vi phạm, xin lỗi, cải chính công khai. Người bị vi phạm quyền nhân thân cũng có quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền buộc người vi phạm bồi thường thiệt hại.

Tùy theo tính chất, mức độ, hậu quả của hành vi vi phạm mà người vi phạm có thể bị xử phạt vi phạm hành chính về xâm phạm đời tư cá nhân, hoặc có thể bị truy cứu TNHS về tội phạm tương ứng với hành vi họ phạm tội.

“Ở vụ việc này, hành vi của M là trái pháp luật, xâm phạm đến quyền nhân thân của chị Q. Rất may là sự việc đã được phát hiện kịp thời và đã được xử lý kịp thời, sự việc là lời cảnh tỉnh cho mỗi cá nhân về ý thức tự bảo vệ các quyền nhân thân của mình và cho những ai có ý thức không tôn trọng quyền nhân thân của người khác”, luật sư Nguyễn Văn Nguyên phân tích.

Băng Tâm (báo người đưa tin/Hội luật gia)

Luật sư nói về “Mê trận” nhà “ma”,thu tiền thật” trong môi giới Bất động sản

Tìm luật sư giỏi, luật sư uy tín, công ty luật uy tín là một nhu cầu chính đáng của người dân. Chúng tôi xin giới thiệu đến quý vị bài báo phỏng vấn Luật sư Nguyễn Văn Nguyên, giám đốc Công ty Luật Hưng Nguyên, đoàn Luật sư Hà Nội. Trân trọng.

HÀ NHỊ

Chỉ cần vài địa chỉ cho thuê, bán nhà các văn phòng giao dịch bất động sản làm “mồi “ hút khách là có thể ung dung kiếm bộn tiền. Những người có nhu cầu thực sự mới thấu nỗi khổ… nhà đất quay cuồng, tiền phí bay vèo.

“ Cò số nhà”, thu nhập khủng

Gần đây, đường dây nóng báo Người Đưa Tin đã nhận được điện thoại của anh N.V.T(ở Mộc Châu, Sơn La) bức xúc phản ánh về việc anh bị một văn phòng nhà đất có địa chỉ ở phố Cự Lộc, Thanh Xuân, Hà Nội lừa đảo. Theo lời kể của anh T, tuần trước , khi biết con trai mình đỗ một trường danh tiếng, ạnh đã dưa con trai xuống Hà Nội tìm phòng trọ để chuẩn bị chào đón năm học mới. Sau khi tìm kiếm một hồi trên mạng internet, anh đã tìm được một địa chỉ phòng trọ theo mô tả anh khá ưng ý ở Cầu Giấy. Gọi theo số điện thoại đã giao mẩu tin này, anh được chỉ dẫn đến địa chỉ ở 67 Cự Lộc, Thanh Xuân. Tuy nhiên, sau khi đến đây, dù phải đi lại nhiều lần và mất tới 1 triệu tiền phí nhưng anh T và con trai vẫn không tìm được phòng trọ.

Trước khi tìm đến địa chỉ cụ thể, PV đã thử gõ trên thanh công cụ tìm kiếm số điện thoại của văn phòng môi giới nhà đất mà anh T cung cấp, chỉ trong vòng 0,3s,công cụ tìm kiếm google đã tìm ra hơn 5.000 kết quả và số điện thoại này và hầu hết là các tin giao vặt về phòng trọ cho thuê ở tất cả  các khu vực Hà Nội. Tuy nhiên, đáng bàn ở chỗ, chỉ cùng một số điện thoại, nhưng trên mỗi web-site rao tin nhà đất, phòng trọ khác nhau, chủ số điện thoại lại có một cái tên khác nhau. Trên trang muabannhadat, 123nhadat.vn chủ số điện thoại này có tên: Anh Chiến, còn trên trang batdongsan  thì có tên: Anh Linh, trên giaovat lại có tên: Anh Bình hoặc trên các diễn đàn khác lại có tên chú Tùng, chú Đức… Tôi đã dùng hai số điện thoại để gọi đến số điện thoại này. Mỗi một số, tôi đều gọi người nhắc máy bằng một cái tên khác nhau, từ đầu dây bên kia, cùng một giọng nói nhưng với những cái tên khác nhau.

Phóng viên Báo Người Đưa Tin tìm đến văn phòng môi giới nhà đất này để thuê nhà. Văn phòng này có tên khá kêu “Phòng giao dịch bất động sản Âu Việt”, trong phòng làm việc chỉ có một người đà ông trẻ khoảng 30 tuổi ngồi tư vấn cho khác hàng. Lúc tôi đến đã có hơn 10 người khác cũng đang đơị để lấy địa chỉ phòng cho thuê. Tôi thấy họ lần lượt nộp các khoản phí 200.000 đồng – 500.000 đồng, sau đó được người đàn ông đưa cho một tờ giấy nhỏ trong đó có ghi các địa chỉ cho thuê rồi đi ra.Trên bàn làm việc của người đàn ông này, theo quan sát của PV , có đến  5 chiếc điện thoại và 4 quyển sổ dày, màu đã cũ ghi chi chit các phòng cho thuê ở Hà Nội. Đến lượt mình, tôi nói muốn thuê một căn phòng có giá khoảng trên dưới 2 triệu đồng. Người đàn ông này yêu cầu tôi nộp  khoản phí với giá 200.000 đồng. Sau đó, gã lật từng quyển sổ để trên bàn rồi ghi cho tôi 5 địa chỉ ở gần địa điểm mà tôi muốn thuê. Sau đó, gã viết một phiếu thu nhưng không đưa cho khách hàng nội dung cam kết tìm được phòng trọ và bảo tôi tìm đến địa chỉ đã ghi trên giấy. Nhìn vào cuốn sổ ghi tên khách hàng dài vài trang giấy với khoản tiền thu 200- 500.000 đòng, thì một ngày số tiền Văn phòng cũng lên tới hàng chục triệu đồng. Có lẽ vì kiếm tiền quá đơn giản nên các văn phòng tư vấn nhà đất mọc khắp nơi vươn đến từng ngõ ngách. Tìm đến hàng chục văn phòng môi giới nhà đất PV Báo Người đưa tin đều gặp lại kịch bản cũ.

Sau khi rời khỏi văn phòng này tôi tìm đến địa chỉ phòng trọ mà người đàn ông này cung cấp. Địa chỉ đầu tiên ở đường Nguyễn Văn Trỗi, Hà Đông nghe tôi hỏi thuê phòng trọ, mọi người nhìn tôi như ở “trên trời rơi xuống” rồi cười nói với tôi rằng, ở đây không có phòng cho thuê(!).

Đến địa chỉ thứ hai ở phố Ao Sen, Hà Đông, sau khi lượn vòng quanh tìm được đúng địa chỉ, tôi thấy căn nhà 4 tầng đóng im lìm và tuyệt nhiên không có dấu hiệu của việc cho thuê phòng trọ. Tôi đến địa chỉ thứ ba ở gần trường ĐH sư phạm nghệ thuật trung ương. Đây là một cửa hàng bán linh kiện sửa chữa máy tính. Tôi bước đến hỏi thì được một phụ nữ trẻ bên trong cho biết, căn nhà này chị cũng chỉ là người đi thuê.

Thu xong tiền liền chặn điện thoại

Ba lần không tìm được căn phòng như đã quảng cáo, tôi liền bấm số điện thoại Văn phòng Âu Việt, tuy nhiên dù bấm gọi nhiều lần số điện thoại này không hề nhấc máy. Những lần tôi gọi lại, điện thoại báo bận, họ đã chặn số. Đến cuối giờ chiều, tôi dùng một số điện thoại khác rồi gọi đến số điện thoại đã giao tin trên mạng để hỏi phòng thuê, đầu dây bên kia lại hẹn mai đến xem nhà…

Thả nổi, buông lỏng quản lý

Bày tỏ quan điểm trước việc hiện nay những trung tâm lừa đảo về nhà đất mọc tràn lan ở Hà Nội, Luật sư Hưng Nguyên (Giám đốc Công ty luật Hưng Nguyên, Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội) nói: “Việc để tình trạng các văn phòng, trung tâm môi giới giới thiệu nhà hoạt động trái phép, tràn lan và lừa dối khách hàng ở nhiều nơi thật sự rất đáng lo ngại. Đây là hoạt động môi giới bất động sản bất hợp pháp, họ lợi dụng quản lý lỏng lẻo của chính quyền địa phương và sự thiếu quan tâm xử lý vi phạm của các cơ quan quản lý chuyên ngành để thu lợi nhuận”.

Ông Nguyên cho biết , một cá nhân  muốn kinh doanh ngành nghề môi giới bất động sản thì phải được cấp chứng chỉ môi giới bất động sản. Một tổ chức muốn kinh doanh dịch vụ môi giới bất động sản thì phải có ít nhất một người có chứng chỉ môi giới bất động sản. Cả hai trường hợp trên đều phải thành lập công ty hoặc hợp tác xã có ngành nghề môi giới bất động sản. “Với các đối tượng vi phạm quy định về kinh doanh dịch vụ bất động sản có thể phạt tiền đến 70 triệu đồng nếu các phòng, trung tâm không đăng ký ngành nghề kinh doanh dịch vụ bất động sản”, ông Nguyên nói. Cũng theo ông Nguyên, các cơ quan phải chịu trách nhiệm khi để tình trạng tràn lan các trung tâm môi giới bất động sản hoạt động trái phép, lừa đảo khách hàng là UBND các cấp và cơ quan quản lý chuyên ngành là thanh tra xây dựng.

Dưới góc nhìn từng là một nhà quản lý, ông Đặng Hùng Võ- nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường nói: “Những kiểu lừa đảo như môi giới nhà đất, lừa đảo việc làm đã và đang tồn tại khá nhiều trong xã hội ta. Vì sao những “tồn tại” này vẫn nhan nhản? Nguyên nhân trước hết là ở chính quyền. Hiện nay, chính quyền đang vô cảm, có thể họ biết hoặc cố tình không biết những tồn tại này. Nhiều người chỉ coi đó là hành vi nhỏ, nhưng theo tôi, đó không phải là hành vi nhỏ vì nó ảnh hưởng và tác động xấu đến xã hội. Để giải quết câu chuyện này, trước hết là ở người dân, khi phát hiện mình bị lừa, khi có bức xúc phải đến cơ quan chức năng tố cáo. Dù rằng, số tiền có thể không lớn và đi trình báo có thể mất thời gian, nhưng không làm thế thì việc những trung tâm lừa đảo vẫn tồn tại và tiếp tục lừa đảo là hiển nhiên. Ngoài ra, ta đã có chế tài xử phạt, quan trọng là các cơ quan chức năng phải quyết liệt vào cuộc và đừng coi những hành vi không  đáng  để xử lý”.  Theo H.N ( Báo người đưa tin số  97 thứ năm ngày 14.8.2014)

Danh sách luật sư tiêu biểu trên dân luật 2015

Tìm luật sư giỏi, luật sư uy tín là một nhu cầu thiết yếu của người dân, chúng tôi xin giới thiệu luật sư Nguyễn Văn Nguyên, giám đốc Công ty Luật Hưng Nguyên được đánh giá là luật sư tiêu biểu, tư vấn trực tuyến trên diễn đàn dân luật của năm 2015. Trân trọng.

LUẬT SƯ TIÊU BIỂU NĂM 2015

Khép lại năm 2014 và chào đón 2015 với nhiều dự báo tốt hơn cho sự phục hồi của nền kinh tế, cũng như trong không khí chuẩn bị chào đón Tết Ất Mùi, thì DanLuat vẫn không thể quên nhệim vụ quan trọng là tôn vinh 10 luật sư trong tháng vừa qua đã có đóng góp tích cực trong việc tham gia hỗ trợ, giải đáp thắc mắc cho các thành viên!

Sau đây xin gửi đến các thành viên Danh sách 10 luật sư tiêu biểu của tháng 01 đã tham gia tư vấn tích cực và hỗ trợ các thành viên DanLuat!!!

STT User Họ tên Số bài tư vấn Blog luật sư
1 Cuonglawyer Đặng Văn Cường 140 Luật sư Đặng Văn Cường
2 Ls.NguyenHuyLong Nguyễn Huy Long 118 Luật sư Nguyễn Huy Long
3 NguyenNhatTuan Nguyễn Nhật Tuấn 117 LS. ThS Nguyễn Nhật Tuấn
4 LuatSuDuongVanMai Dương Văn Mai 82 Luật sư Dương Văn Mai
5 LS_ThaiHung Nguyễn Đình Thái Hùng 64 Luật sư Nguyễn Đình Thái Hùng
6 LUATSUNGUYEN Nguyễn Văn Nguyên 51 Luật sư Nguyễn Văn Nguyên
7 luatsungothethem Ngô Thế Thêm 47 Luật sư Ngô Thế Thêm
8 lsnguyenluong Nguyễn Lượng 46 Luật sư Nguyễn Lượng
9 LS_CaoSyNghi Cao Sỹ Nghị 20 Luật sư Cao Sỹ Nghị
10 daolienluatsu  Đào Thị Liên 17 Luật sư Đào Thị Liên

Xin chân thành cám ơn các luật sư rất nhiều!

Luật sư giỏi: ““NÚT THẮT” giám đốc thẩm trong hành trình “ngâm án”… hành dân?!”

Tìm Luật sư giỏi, luật sư uy tín, văn phòng luật sư uy tín ở Hà Nội là một nhu cầu thiết yếu của người dân. Chúng tôi xin giới thiệu đến quý bạn đọc bài báo trả lời phỏng vấn của luật sư Nguyễn Văn Nguyên, giám đốc Công ty Luật Hưng Nguyên, đoàn luật sư Hà Nội. Trân trọng

Khi bản án được các cấp tòa tuyên còn bộc lộ dấu hiệu vi phạm, sự trông chờ vào sự phân xử ở phiên tòa giám đốc thẩm được coi là cứu cánh cuối cùng đối với nhiều người, nhưng thủ tục nhiêu khê, kéo dài và “nút thắt” mang tên… “ngâm án” đã trở thành nỗi ám ảnh trong hành trình đi tìm cán cân công lý của người dân.

Trả lời câu hỏi của Đại biểu Quốc hội về hàng nghìn đơn giám đốc thẩm chưa được giải quyết, Chánh án TAND Tối cao Trương Hòa Bình cho biết, đã giải quyết được hơn 63% đơn đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm – con số cao nhất từ trước tới nay. Ông Trương Hòa Bình cũng tự nhận  thấy việc xét xử chưa đạt kết quả như mong muốn của Quốc hội và nhân dân.

“Ngâm án”…!!!

Đến giờ Luật sư Tạ Quốc Cường, đoàn Luật sư Hà Nội vẫn không thể quên được một sự vụ mà ông đã dày công theo đuổi suốt nhiều năm. Đến lúc này, luật sư Cường cũng chỉ biết trách bản thân mình. Hỏi ra mới biết, vụ việc đó hết sức đơn giản liên quan đến một vụ kiện dân sự  về tranh chấp đất đai, qua hai cấp xét xử(sơ thẩm và phúc thẩm) vẫn còn vi phạm pháp luật nghiêm trọng. Sau khi có kháng nghị, cả nguyên đơn và bị đơn  hồi hộp chờ đợi suốt hơn 3 năm trời mà vẫn chưa nhận được thông tin xét xử. Đáng nói, trong suốt quãng thời gian lẽo đẽo “gánh án” chờ đợi các cấp tòa xét xử, phía nguyên đơn lao đao vì nợ nần, còn bị đơn cũng chẳng kém phần thiệt thòi, khi không có mảnh đất cắm dùi.

Tương tự, bản báo cũng nhận được nguồn tin từ VKSND Tối cao rằng, đơn vị này vừa nhận được đơn của Lê Phương Trang(ngụ TP.Cao Lãnh, Đồng Tháp). Mới đây, ông Trang đã gửi đơn đến cục Điều tra VKSND Tối cao đề nghị xem xét trách nhiệm của lãnh đạo TAND tỉnh Đồng Tháp vì gần ba năm nay không xét xử một vụ tranh chấp mà ông là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan  tới bản án  đã có hiệu lực pháp luật do TAND TP. Cao Lãnh xét xử.

Tháng 9/2011, Viện trưởng VKSND tỉnh Đồng Tháp kháng nghị giám đốc thẩm bản án có hiệu lực pháp luật do TAND TP.Cao Lãnh xét xử. Từ đó đến nay ông Trang nhiều lần yêu cầu Ủy ban thẩm  phán TAND tỉnh Đồng Tháp xem xét xử giám đốc thẩm, nhưng vẫn không nhận được hồi âm. Sau nhiều lần khiếu nại, TAND Tối cao cũng đã có công văn đôn đốc TAND tỉnh Đồng Tháp nhưng đến nay Ủy ban thẩm phán của tòa án này vẫn chưa mở phiên họp giám đốc thẩm.

Nguồn thông tin từ TAND Tối cao cho hay, mới đây, chị Lê THị Thanh( ngụ quận Ngò Vấp, TP. HCM) – nguyên đơn trong một vụ ly hôn do TAND tỉnh Bến Tre giải quyết phúc thẩm vào tháng 4/1996 đã có đơn gửi TAND Tối cao, VKSND Tối cao để hỏi về kết quả giải quyết vụ án của chị sau khi có quyết định kháng nghị giám đốc thẩm từ… 15 năm trước.

Cụ thể, hai năm sau phiên xử phúc thẩm vụ ly hôn của chị, tháng 8/1998, VKSND Tối cao đã có quyết định kháng nghị phần chia tài sản, đề nghị giám đốc thẩm hủy phần này, giao về cho TAND tỉnh Bến Tre xét xử lại và tạm đình chỉ thi hành án để chờ kết quả giám đốc thẩm. Và, cho đến hôm nay, chị vẫn chưa nhận kết quả giám đốc thẩm vụ án.

Tồn đọng…

Theo đại diện TAND Tối cao việc tồn đọng các án ở các cấp vẫn thường xảy ra, tuy nhiên số lượng cũng được tinh giảm dần. Để chứng minh, đại diện đơn vị đưa ra con số, trong năm 2013, TAND Tối cao đã giải quyết được hơn 63% đơn đề nghị giám đốc thẩm,tái thẩm – con số cao nhất từ trước tới nay. Nhưng đáng nói trong số đưa ra thì phần lớn là giải quyết những tồn đọng của năm trước với con số gần 11.000 đơn và hiện còn chưa đầy 4.000 đơn chưa giải quyết.

Một thẩm phán thuộc TAND Tối cao khi được đặt câu hỏi, cho rằng: Giám đốc thẩm, Tái thẩm là thủ tục đặc biệt được tiến hành theo trình tự cực kỳ chặt chẽ. Việc  kháng nghị chỉ giao cho duy nhất người đứng đầu các ngành Tòa án,Viện kiểm sát thực hiện. Nhưng cách làm hiện nay dẫn đến nhận thức của xã hội, kể cả cơ quan Nhà nước xem giám đốc thẩm , tái thẩm là cấp xét xử thứ ba. Tâm lý người dân dường như thiếu tin ở cấp phúc thẩm, cố gắng chờ điều kỳ diệu sẽ xảy ra ở cấp xét xử thứ ba này, làm thay đổi bản án và thời gian qua nhiều bản án, quyết định bị hủy theo trình tự đặc biệt này.

“ Vì thế, trừ những vụ có kháng nghị, dù các các cấp tòa có xử đúng đến mấy thì người dân vẫn có đơn đề nghị giám đốc thẩm. Nhưng phải thừa nhận, việc thì nhiều  nhưng nhân lực thì hạn chế nên không tránh khỏi việc tồn đọng án năm này sang năm sau. Bên cạnh đó, việc giải quyết án tồn cũng đã chiếm phần lớn thời gian nên tất yếu nảy sinh những vụ án bị kéo dài, thậm chí là kéo dài đến nhiều năm không được xử” ,vị này cho hay.

…Khắc phục?

Trong khi đó, theo Luật sư Nguyễn Văn Nguyên, Giám đốc công ty Luật Hưng Nguyên( đoàn Luật sư TP. Hà Nội) thì: “Tình trạng án giám đốc thẩm bị ngâm lâu mới đưa ra xem xét là có nguyên nhân từ thực tiễn. Dù cho luật có quy định nhưng cho đến hiện tại chưa có Nghị quyết nào của Hội đồng thẩm phán về việc hướng dẫn phiên họp giám đốc thẩm, trình tự thủ tục , thời gian, trình tự mở phiên tòa giám đốc thẩm. Vì thế, các cơ quan có thẩm quyền giám đốc thẩm theo quy định tại Điều 291  Bộ luật tố tụng dân sự (TTDS) là Ủy ban thẩm phán TAND cấp tỉnh, Tòa Dân sự, Tòa Kinh tế, Tòa Lao động của Tòa án nhân dân tối cao vẫn đang còn lúng túng và có khi ở đâu đó vẫn lạm dụng vào sự thiếu chặt chẽ của luật để cố tình “ngâm”, thậm chí còn có tiêu cực khác trong việc giám đốc thẩm đối với bản án.

Bộ luật TTDS quy định về khiếu nại, tố cáo,thủ tục giải quyết khiếu nại, tố cáo trong giai đoạn giám đốc thẩm chung chung, vì thế khi quyền lợi bị xâm phạm hoặc khi phát hiện vi phạm về thời hạn hoặc bị “ngâm án” thì đương sự, người có thẩm quyền kháng nghị không biết gửi đến cơ quan nào mà chỉ gửi kiến nghị lên chính cơ quan được giao có thẩm quyền giải quyết giám đốc thẩm, bởi thế hiệu quả, hiệu lực chưa cao. Để khắc phục tình trạng ngâm án giám đốc thẩm thì cần sửa đổi Bộ luật TTDS, bổ sung, thêm quy định về giải quyết khiếu nại, tố cáo trong giai đoạn giám đốc thẩm”, vị luật sư nói.

Nhiều luật gia và chuyên gia pháp lý khi được hỏi đều có chung kiến nghị, những vụ án có kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm thường rất phức tạp, để bảo đảm quyền lợi của người bị kết án về quyền bào chữa thì phải mời họ đến, nghe lời khai mới, chứ không chỉ xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm theo bút lục hay báo cáo của chuyên gia; đồng thời phải báo đảm cho luật sư, người đại diện hợp pháp của họ tham gia quá trình giám đốc thẩm, tái thẩm. Có vậy mới làm minh bạch thông tin và giám sát được cách làm án của các cơ quan tố tụng.

Theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự thì Luật không quy định cụ thể thời hạn nghiên cứu hồ sơ vụ án theo thủ tục giám đốc thẩm là bao lâu nhưng quy định: “Thời hạn kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm là ba năm kể từ ngày bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật và trong thời hạn bốn tháng kể từ ngày nhận được kháng nghị kèm theo hồ sơ vụ án, Tòa án có thẩm quyền phải mở phiên tòa giám đốc thẩm để xét xử vụ án”

Có nên chấp nhận sống chung với tình trạng phạm luật của cơ quan tố tụng?

Luật sư Lê Cao(công ty Luật hợp danh FDVN – đoàn Luật sư TP. Đà Nẵng) lo ngại, việc người dân đang dần chấp nhận thói quen trong mòn mỏi chờ đợi phiên giám đốc thẩm được mở… sẽ ảnh hưởng tới tâm lý, đời sống xã hội.

“Lơ luật” và xem nhẹ trách nhiệm

Luật sư Lê Cao cho biết, theo Điều 293 của bộ luật Tố tụng Dân sự(BLTTDS) thì  thời hạn mở phiên tòa giám đốc thẩm đã được quy định rõ là bốn tháng. Cụ thể , trong thời hạn bốn tháng, kể từ ngày nhận được kháng nghị kèm theo hồ sơ vụ án, tòa án có thẩm quyền giám đốc thẩm phải mở phiên tòa để giám đốc thẩm vụ án. Như vậy, câu chuyện ở đây cần xem xét liên quan đến ý thức tuân thủ pháp luật của chính tòa án có thẩm quyền giám đốc thẩm. Nhiều trường hợp, những người tiến hành tố tụng đã “Lơ luật” xem nhẹ trách nhiệm của mình, hoặc vì các lý do nào đó mà họ đã không làm theo pháp luật đã định.

Theo luật sư Cao, hiện nay, BLTTDS có hẳn một Chương(Chương XXXIII) quy định về khiếu nại, tố cáo. Theo đó cá nhân,cơ quan , tổ chức có quyền khiếu nại quyết định, hành vi trong tố tụng dân sự của cơ quan người tiến hành tố tụng dân sự khi có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Tuy nhiên, đó chỉ là các quy định khá chung chung nêu lên quyền và nghĩa vụ của người khiếu nại, trách nhiệm giải quyết khiếu nại mà chẳng có quy định nào xác định chế tài, nếu việc khiếu nại của người dân là đúng ,hành vi,quyết định trong hoạt động tố tụng của người, cơ quan tiến hành tố tụng sai.

Ngoài ra, theo khoản 4,Điều 3,  luật Khiếu nại năm 2011 thì căn cứ vào luật khiếu nại, tòa án nhân dân tối cao phải ban hành quy định, việc khiếu nại và giải quyết  khiếu nại trong cơ quan mình. Thế nhưng, cho đến nay thì chưa thấy có quy định cụ thể nào về việc khiếu nại và giải quyết khiếu nại đối với ngành tòa án một cách cụ thể.

Không nên im lặng

Theo luật sư Lê Cao, luật quy định, thời hiệu khiếu nại là mười lăm ngày, kể từ ngày người khiếu nại nhận được hoặc biết được quyết định, hành vi tố tụng mà người đó cho rằng có vi phạm pháp luật. Do đó,đối với việc không mở phiên giám đốc thẩm trong vòng 4 tháng, thì theo thời hiệu luật định thì người dân có quyền khiếu nại đến Chánh án TAND cấp tỉnh, hoặc nếu không được giải quyết thì khiếu nại lên Chánh án TAND Tối cao. Tuy nhiên, cách làm này chỉ là tiếng kêu cứu trong vô vọng khi những người nhân danh công lý không làm theo luật, vì vậy, rất dễ bị “dìm” đi. “ Tôi nghĩ rằng, người dân nên quen dần với thái độ không thỏa hiệp với việc làm sai luật của cơ quan tiến hành tố tụng, dù trong hoàn cảnh nào.Rõ ràng, nếu thấy sau thời hạn luật định mà hồ sơ, yêu cầu giải quyết của mình, vấn đề của mình không được giải quyết theo luật, cần lên tiếng, khiếu nại quyết định, hành vi đó ngay. Chỉ có đấu tranh và lên tiếng với những tiêu cực, thì mới mong tiêu cực giảm xuống. Thế nhưng, trong nhiều trường hợp người dân ở thế yếu, lại không dễ dàng nhận được sự trợ giúp  về pháp lý nên khó để bảo vệ quyền của mình”, ông Cao nói.

NHÌN THẲNG – NÓI THẬT NGUYÊN CHÁNH TÒA KINH TẾ TAND TỐI CAO – ÔNG ĐỖ CAO THẮNG: Không ngoại trừ yếu tố tiêu cực?!

Nhằm giải mã những “ nút thắt” được ví như “barie ngâm án” ở cấp giám đốc thẩm, PV báo ĐSZPL đã có cuộc trao đổi với luật sư Đỗ Cao Thắng, nguyên Chánh tòa Kinh tế(TAND Tối cao). Ông Thắng cho biết, có nhiều lý do, không ngoại trừ những yếu tố tiêu cực…

Ông có thể lý giải yếu tố cốt lõi được coi là “điểm nghẽn”, “nút thắt” trong các vụ án ở cấp giám đốc thẩm?

Có rất nhiều nguyên nhân cho việc chậm trễ này, không chỉ riêng TAND Tối cao mà là cả nước. Nhưng theo tôi, nguyên nhân nổi cộm vẫn là do nguồn nhân lực thiếu. Chỉ tính riêng TAND Tối cao cũng chỉ có mấy chục người, chỉ bằng một tòa tỉnh trong khi phải “ gánh án” của cả nước ắt không tránh khỏi chuyện này. Cũng không ngoại trừ yếu tố tiêu cực.

 Xin ông nói rõ hơn về yếu tố tiêu cực này?

Chẳng hạn như lo sợ bị hủy án nhiều, rồi có thể là do mục đích này, mục đích khác, rất là khó nói nhưng tựu lại là không ngoại trừ vì động cơ cá nhân, động cơ không trong sáng khiến cho án bị “ ngâm”. Bên cạnh đó không ít thẩm phán chưa đề cao trách nhiệm, sợ “dính” án hủy sẽ không được tái bổ nhiệm. Vì thế họ chưa chủ động liên hệ, đôn đốc trong trường hợp các cơ quan hữu quan chậm trả lời. Thậm chí, có trường hợp ngay trong cùng đơn vị hành chính nhưng thẩm phán không trực tiếp làm việc mà thụ động chờ kết quả. Lãnh đạo tòa án một số đơn vị  chưa sâu sát trong quản lý, chưa tích cực  đôn đốc thẩm phán giải quyết. Thẩm phán khi gặp những vụ án phức tạp, chưa chủ động báo cáo lãnh đạo để bàn bạc tìm giải pháp tháo gỡ khó khăn,vướng mắc; có người chờ lãnh đạo cho ý kiến.

Tuy nhiên, để làm rõ thì lại rất khó, phải có cơ sở để chứng minh chuyện đó. Nói vậy, không phải không có tiêu cực, có nhưng chỉ là số nhỏ, vấn đề làm sao vạch ra, đưa ra ánh sáng mới là chuyện khó.

Theo ông ngoài ra còn có những “điểm nghẽn” nào cần nhắc tới ở mảng giám đốc thẩm?

Có chứ, chẳng hạn có trường hợp thẩm phán đang thụ lý giải quyết vụ án thì được điều động sang đơn vị khác, chuyển công tác, hết nhiệm kỳ hoặc nghỉ hưu, nên giao hồ sơ thẩm phán khác dẫn đến án bị quá hạn kéo dài. Ngoài ra, có nhiều trường hợp sự phối hợp của một số cơ quan, tổ chức chưa tốt hoặc chưa tích cực hợp tác  với tòa án trong việc cung cấp văn bản tài liệu hoặc chậm tham gia Hội đồng định giá, giám định; nhiều trường hợp do thiếu quy định và hướng dẫn cụ thể dẫn đến việc nhận thức và áp dụng chưa thống nhất nên chưa thể xét xử.

Liệu có biện pháp hữu hiệu nào nhằm giảm thiểu tình trạng “ ngâm án” ở cấp giám đốc thẩm như hiện nay, thưa ông?

Cũng có nhiều ý kiến khác nhau, nhưng để giải quyết vấn đề trước mắt, tôi đồng thuận với ý kiến,kiến nghị lãnh đạo TAND cấp tỉnh phải thường xuyên kiểm tra, nghe các thẩm phán có án quá hạn báo cáo,tìm ra nguyên nhân và đề ra biện pháp giải quyết nhanh chóng, đúng pháp luật. Những vụ án vướng mắc về nghiệp vụ, cần phải sớm có hướng dẫn kịp thời. Nếu thiếu thẩm phán thì đề nghị điều động, biệt phái hoặc đề nghị Chánh án TAND Tối cao giải quyết. Với những thẩm phán để án quá hạn trên một năm cần kiểm tra làm rõ, nếu do lỗi chủ quan vì thiếu trách nhiệm phải kiểm điểm,xử lý nghiêm.

Xin cảm ơn ông!

“Xử giám đốc thẩm, tái thẩm sai chưa được đề cập xử lý”

“Phải nhìn thẳng vào sự thật rằng chất lượng công tác giải quyết khiếu nại nại giám đốc thẩm vẫn chưa ngang tầm, chưa đáp ứng kỳ vọng của nhân dân. Lượng đơn khiếu nại vẫn cao và chưa có chiều hướng giảm nhưng tỉ lệ trả lời đơn khiếu nại lại vẫn thấp, không đạt chỉ tiêu đề ra;có trường hợp kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm quá hạn ,gây phương hại đến quyền lợi của công dân thế nhưng vấn đề xem xét trách nhiệm của người có thẩm quyền giám đốc thẩm , tái thẩm quá hạn, cũng như việc xử giám đốc, tái thẩm sai chưa được đề cập xử lý”. (PV TRẦN QUYẾT – ONG LÝ thực hiện)-  Theo báo Đời sốngZPháp luật số 23  ra ngày 21/2/2014 .