Thời gian gần đây, các đối tượng lừa đảo với nhiều thủ đoạn tinh vi trên không gian mạng và qua các cuộc gọi, tin nhắn điện thoại, khiến nhiều người nhẹ dạ cả tin mất sạch tiền. Cảnh báo về các chiêu thức, thủ đoạn lừa đảo qua điện thoại sẽ được đề cập trong nội dung bài viết của Luật Hưng Nguyên dưới đây:
Mục lục bài viết
- Cảnh báo về các chiêu thức, thủ đoạn lừa đảo qua điện thoại
- Kiểm tra dấu hiệu lừa đảo qua điện thoại như thế nào?
- Cần làm gì để không bị mất tiền oan?
1. Cảnh báo về các chiêu thức, thủ đoạn lừa đảo qua điện thoại
Điện thoại là một công cụ, phương tiện hữu hiệu trong xã hội hiện đại ngày nay. Ngoài những công dụng mang tính tích cực thì những đối tượng có mục đích lừa đảo lợi dụng điểm đó để tiến hành việc lừa đảo người dân với mục đích chiếm đoạt tài sản. Và dạo gần đây, lợi dụng tình hình dịch covid, người dân ở nhà nên các đối tượng lừa đảo tấn công trong khoảng thời gian đó cho đến nay vẫn diễn ra rất nhiều các vụ lừa đảo với những thủ đoạn vô cùng tinh vi. Dưới đây là một số chiêu thức lừa đảo qua điện thoại phổ biến hiện nay:
Giả danh cơ quan pháp luật:
Chiêu thức này, những kẻ giả danh, lừa đảo sử dụng công nghệ cao, ẩn danh dưới số điện thoại giống hệt số điện thoại công khai của cơ quan Công an, Viện Kiểm sát để gọi điện cho bị hại, thông báo họ đang bị kiện vì nợ tiền hoặc có liên quan đến một vụ án, chuyên án mà Cơ quan Công an đang điều tra, xác minh, đã có lệnh bắt của Viện Kiểm sát nhân dân…; yêu cầu bị hại kê khai tài sản, số tiền mặt hiện có và số tiền gửi trong các tài khoản ngân hàng.
Sau đó, các đối tượng dùng lời lẽ đe dọa sẽ bắt tạm giam nạn nhân để điều tra và yêu cầu họ chuyển tiền hoặc đọc mã OTP để chúng thực hiện việc chuyển tiền vào các tài khoản của chúng với vỏ bọc để xác minh, điều tra.
Giả danh nhân viên ngân hàng:
Những kẻ giả danh thuê người lập trình trang web giống trang web ngân hàng, đào tạo “nhân sự” gọi điện cho bị hại rồi từng bước lừa họ đăng nhập vào trang web đánh cắp thông tin và chiếm đoạt tiền trong tài khoản của nạn nhân.
Giả danh các sàn thương mại điện tử:
Các đối tượng giả danh các sàn thương mại điện tử như shopee, lazada, sendo… để thực hiện làm nhiệm vụ mua bán đơn hàng để được ăn hoa hồng chiết khấu, hay như làm việc trên nền tảng tiktok công việc đơn giản chỉ vào các bài viết người nổi tiếng thả tim hay like để tăng tương tác rồi được trả tiền. Và cứ thế, các đối tượng lừa đảo yêu cầu người dân phải nạp tiền để mua đơn hàng, sau đó sẽ được chiết khấu hoa hồng cao, những đơn hàng đầu tiền với mức giá mua 300 nghìn đồng hay 500 nghìn đồng sẽ nhận được tiền chuyển về, về sau các đơn hàng với giá tiền càng cao, người dân với tâm lý tin tưởng đã chuyển tiền hết đơn hàng này đến đơn hàng khác với mục đích lấy lại được số tiền đã chuyển. Thực tế, đã có rất nhiều người bị lừa với số tiền lên đến hàng trăm triệu đồng, thậm chí là vài tỷ đồng…
Khóa thuê bao điện thoại
Cuộc gọi lừa đảo thông báo khóa thuê bao điện thoại không phải là chiêu trò mới nhưng tái diễn ở thời điểm này, giữa lúc thuê bao điện thoại di động cần cập nhật, chuẩn hóa thông tin cá nhân theo quy định của cơ quan quản lý nhà nước. người dùng sẽ nhận được một cuộc gọi thông báo họ sắp bị khóa thuê bao và yêu cầu thực hiện theo các bước. Lúc này, các đối tượng lừa đảo tự nhận là nhân viên nhà mạng, yêu cầu người dùng cung cấp số chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân để kiểm tra trên hệ thống thuê bao đã đăng ký thông tin chính chủ hay chưa.
Nếu người dùng từ chối cung cấp, các đối tượng đưa ra nhiều lời đe dọa sẽ khóa thuê bao di động và yêu cầu người dùng làm theo hướng dẫn. Nếu thực hiện theo sẽ có nguy cơ mất quyền kiểm soát SIM điện thoại và kẻ xấu sẽ tiến hành chiếm đoạt các tài khoản khác như mã OTP ngân hàng, tài khoản mạng xã hội…
Lừa nâng cấp sim 4G:
Đối tượng mạo danh là nhân viên của các nhà mạng gọi điện, nhắn tin hướng dẫn cú pháp để thực hiện nâng cấp sim 3G thành sim 4G nhằm lừa đảo, chiếm đoạt quyền kiểm soát sim điện thoại, đánh cắp các thông tin thẻ tín dụng, lấy mã OTP của tài khoản ngân hàng đăng ký theo số điện thoại đó
Lừa đảo trúng thưởng:
Đối tượng lừa đảo gọi điện thoại thông báo trúng thưởng (xe, điện thoại…), yêu cầu đóng phí để nhận thưởng rồi chiếm đoạt tiền.
Mạo danh công ty tài chính:
Cung cấp khoản vay tiền với lãi suất thấp, thủ tục đơn giản, yêu cầu nạn nhân đóng phí làm thủ tục vay rồi chiếm đoạt.
Giả danh cán bộ xử lý vi phạm giao thông:
Thông báo nạn nhân từ vi phạm lỗi giao thông và liên quan đến đường dây tội phạm, yêu cầu chuyển tiền để phục vụ điều tra.
Tuyển cộng tác viên bán hàng:
Đối tượng lừa đảo với hình thức cho người bị hại đặt mua đơn hàng trên mạng, nhân tiền chiết khấu ở 1-2 lần đầu, đến đơn hàng lớn hơn sẽ bị lừa mất tiền chuyển mua hàng.
Mạo danh cơ quan bảo hiểm xã hội:
Đối tượng giả danh Fanpage Facebook của BHXH Việt Nam để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản của người dân. Thông báo nạn nhân đang nợ tiền bảo hiểm xã hội. Yêu cầu đóng phí để chiếm đoạt.
2. Kiểm tra dấu hiệu lừa đảo qua điện thoại như thế nào?
Thực tế lừa đảo diễn ra ngày càng phổ biến, vấn đề người dân quan tâm đó là làm sao để kiểm tra được là có phải lừa đảo hay không? Dưới đây, là một số cách kiểm tra dấu hiệu lừa đảo qua điện thoại như sau:
– Khi bị số điện gọi lạ gọi điện đến tự xưng là Cảnh sát giao thông gọi điện đến thì có thể tra cứu số điện của cảnh sát giao thông trên google, thông thường số điện thoại của cơ quan nhà nước sẽ là số điện thoại bàn chứ không phải số điện thoại di động của cá nhân.
– Tra cứu thông tin của đối tượng nghi ngờ lừa đảo trên google: trường hợp nhận được cuộc gọi hay tin nhắn của đối tượng tự xưng là cửa hàng thông báo trúng thưởng, trước khi làm theo yêu cầu của đối phương thì nên tra cứu thông tin cửa hàng, đơn vị đó hoặc tìm hiểu kỹ về chương trình đó. Hoặc tốt nhất, người dân nên yêu cầu cung cấp đầy đủ thông tin trụ sở chính, cửa hàng chính để kiểm tra, xem xét và đến trực tiếp giải quyết.
3. Cần làm gì để không bị mất tiền oan?
Với những hình thức lừa đảo như trên, để tránh bị lừa đảo, mất tiền oan, người dân cần cảnh giác: không chuyển tiền cho bất cứ ai khi chưa biết rõ họ; Cơ quan nhà nước Không làm việc qua điện thoại; Tuyệt đối không cung cấp mã OTP cho bất kỳ ai; Gọi điện xác nhận khi có người nhắn tin vay, mượn tiền; Các cách kiếm tiền “việc nhẹ, lương cao” trên mạng đều là lừa đảo.
Người dân cần lưu ý một số nội dung như sau:
– Chủ động nâng cao cảnh giác và tuyên truyền với người thân, gia đình, bạn bè, đồng nghiệp về các phương thức, thủ đoạn hoạt động của các đối tượng lừa đảo để phòng tránh.
– Không cung cấp thông tin cá nhân, số điện thoại, số chứng minh thư (căn cước công dân), địa chỉ nhà ở, số tài khoản ngân hàng, mã OTP trên điện thoại cá nhân… cho bất kỳ ai không quen biết hoặc khi chưa biết rõ nhân thân, lai lịch.
– Khi nhận các cuộc điện thoại có dấu hiệu nêu trên, người dân cần bình tĩnh, không lo sợ, nhanh chóng liên hệ với người thân, bạn bè, giáo viên chủ nhiệm của con em, người thân để được tư vấn.
– Trường hợp có nghi ngờ về hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản thì kịp thời thông báo cho Cơ quan Công an nơi gần nhất hoặc tra cứu địa chỉ tố giác tội phạm trên Chuyên mục “Hướng dẫn tố giác tội phạm” của Cổng Thông tin điện tử Bộ Công an (địa chỉ http://bocongan.gov.vn hoặc http://mps.gov.vn) để được tiếp nhận và hướng dẫn giải quyết.
Như vậy trên đây là toàn bộ thông tin về Cảnh báo về các chiêu thức, thủ đoạn lừa đảo qua điện thoại mà Công ty Luật Hưng Nguyên muốn gửi đến quý khách mang tính tham khảo. Nếu quý khách còn vướng mắc về vấn đề trên hoặc mọi vấn đề pháp lý khác, quý khách hãy vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua tổng đài: 0987 756 263 hoặc qua email: congtyluathungnguyen@gmail.com