Các chương trình hợp tác đầu tư của Việt Nam với nước ngoài

0
Có 2,340 lượt xem

Chương trình hợp tác với các nước

Các văn bản Nhà nước về hợp tác kinh tế khu vực và quốc tế
Luật Đầu tư nước ngoài và các hiệp định của Chính phủ trong: hợp tác kinh tế , văn hóa và khoa học kỹ thuật giữa Chính phủ với các nước ASIA; thương mại WTO hội nhập kinh tế WTO.

Kết quả
– Về thu hút đầu tư nước ngoài:
+ Kể từ khi có Luật Đầu tư nước ngoài từ năm 1988 đến nay, tổng số dự án đăng ký trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh (còn hiệu lực) là 4.041 dự án với tổng vốn đầu tư đăng ký là 31,32 tỷ USD; tổng vốn đầu tư thực hiện là 12,4 tỷ USD, đạt gần 42,4% so với tổng vốn đầu tư đăng ký.
+ Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã đóng góp 23,2% vào GDP của thành phố; 38,6% vào giá trị sản xuất công nghiệp của thành phố; Giá trị xuất khẩu đạt 5,5 tỷ USD, chiếm 34,1% tổng kim ngạch xuất khẩu của thành phố; Ngoài ra các dự án có vốn đầu tư nước ngoài đóng góp 18,6% tổng vốn đầu tư toàn xã hội của thành phố; Đóng góp khoảng 13,5% tổng thu ngân sách trên địa bàn.
+ Các quốc gia/ vùng lãnh thổ có vốn đầu tư lớn vào Thành phố Hồ Chí Minh là Singapore; Malaysia; Hồng Kông; Hàn Quốc; Đài Loan …;
+ Các ngành nghề và lĩnh vực có vốn đầu tư mới dẫn đầu tại Thành phố Hồ Chí Minh: hoạt động kinh doanh bất động sản, tư vấn; công nghiệp; thương nghiệp, khách sạn, nhà; vận tải, kho bãi, bưu điện; xây dựng.
– Về đầu tư ra nước ngoài:
+ Chủ yếu các doanh nghiệp Thành phố đầu tư ra nước ngoài tại các nước khối ASIA, hiện tại Vương quốc Campuchia, nước Cộng hoa Dân Chủ Nhân dân Lào có khoảng 70 doanh nghiệp với vốn đăng ký đầu tư ra nước ngoài khoảng 2 nghìn tỷ đồng.

Các nhóm ngành Thành phố khuyến khích phát triển, thu hút đầu tư
– Thành phố khuyến khích phát triển 9 nhóm ngành dịch vụ: tài chính – tín dụng – ngân hàng – bảo hiểm; thương mại; vận tải, kho bãi, dịch vụ cảng – hậu cần hàng hải và xuất nhập khẩu; bưu chính – viễn thông và công nghệ thông tin – truyền thông; kinh doanh tài sản – bất động sản; dịch vụ thông tin tư vấn, khoa học – công nghệ; du lịch; y tế; giáo dục – đào tạo. Bảo đảm khu vực dịch vụ có tốc độ tăng trưởng và tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu kinh tế trên địa bàn.
– Thành phố cũng khuyến khích phát triển 4 ngành công nghiệp có hàm lượng khoa học – công nghệ và giá trị gia tăng cao: cơ khí, điện tử – công nghệ thông tin, hóa dược – cao su, chế biến tinh lương thực thực phẩm và các ngành công nghệ sinh học, công nghiệp sạch, tiết kiệm năng lượng, công nghiệp phụ trợ. Đầu tư hiện đại hóa ngành xây dựng sử dụng vật liệu mới, ứng dụng công nghệ xây dựng hiện đại; nâng tốc độ tăng trưởng của ngành xây dựng cao hơn tốc độ tăng trưởng các ngành công nghiệp.
– Ngoài ra, Thành phố cũng kêu gọi đầu tư cở sở hạ tầng, tạo bước đột phá về hệ thống kết cấu hạ tầng thành phố với định hướng xây dựng hệ thống đường sắt đô thị, phát triển đường vành đai, đường trên cao, đường cao tốc, luồng tàu đường biển, đường sông; cấp nước, thoát nước, chống ngập, xử lý chất thải, hạ tầng năng lượng và hạ tầng viễn thông.. . Khuyến khích tham gia đầu tư xây dựng vào các khu đô thị mới (Tây Bắc, Thủ Thiêm, Cảng Hiệp Phước).
– Trong nông nghiệp, tập trung phát triển nghiên cứu, ứng dụng công nghệ sinh học để sản xuất giống chất lượng cao. Tiếp tục chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi,… phát triển các đề án nâng cao chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm đối với nông sản thực phẩm; hỗ trợ các chương trình khuyến nông, chuyển giao và ứng dụng các tiến bộ khoa học, công nghệ trong sản xuất nông nghiệp.